SKKN Cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 9 THCS tỉnh Thanh Hoá

SKKN Cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 9 THCS tỉnh Thanh Hoá

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho giáo dục đào tạo trong thời gian tới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu đào tạo con người theo hướng phát triển năng lực. Theo đó việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề vẫn là nội dung trọng tâm trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

 Trong nhiều năm qua, ngoài các tài liệu giúp các học sinh nghiên cứu, củng cố kiến thức cơ bản của các cấp học, các khối học thì hệ thống các tài liệu giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu, ôn tập nâng cao để tham gia dự thi các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên cũng được biên soạn, xuất bản nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ôn tập của các giáo viên và học sinh.

 Hiện nay, với chương trình cơ bản thì kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học đặc biệt kiến thức liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là nền tảng để nghiên cứu chương trình sinh thái lớp 9. Tuy nhiên với việc phải nghiên cứu chuyên sâu chuyên đề chuỗi thức ăn và lưới thức ăn để đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp huyện lớp 9 thì những kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa sinh học 9 không đáp ứng được yêu cầu là kiến thức nền tảng phù hợp.

 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định – Thanh Hóa, Từ thực tiễn dạy học, đặc biệt là qua nhiều năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho Huyện tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi nhận thấy đây là phần học khó và phức tạp đối với học sinh mới bước vào đầu lớp 9. Trong những năm qua cùng với nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi đã đưa ra nhiều phương pháp giải bài tập di truyền, bài tập phần hệ sinh thái đặc biệt chuyên đề chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ở chương trình Sinh học lớp 9 nhằm củng cố , khắc sâu mở rộng nhận thức của học sinh về chuyên đề chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Giúp các em hiểu sâu sắc , nắm vững những kiến thức cơ bản về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn , biết vận dụng lí thuyết về các dạng câu hỏi liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

 Xác định đây là phần học rất quan trong đối với tất cả học sinh vì trong các đề thi học sinh giỏi phần học này thường chiếm vai trò nhất định. Trong những năm học gần đây cấu trúc đề thi học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hoá có nhiều đổi mới.

 

doc 20 trang thuychi01 12494
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 9 THCS tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỤC LỤC
Phần mục
Trang
1 – Mở đầu
1.1 - Lí do chọn đề tài
1.2 - Mục đích nghiên cứu
1.3 - Đối tượng nghiên cứu
1.4 - Phương pháp nghiên cứu 
2
2
3
3
4
1.5 – Những điểm mới của đề tài
4
2 - Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 - Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 - Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4 - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
5
5
6
7
17
3. Kết luận, kiến nghị 
3.1. Kết luận: 
3.2. Kiến nghị. 
18
18
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
19
1 – MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho giáo dục đào tạo trong thời gian tới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu đào tạo con người theo hướng phát triển năng lực. Theo đó việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề vẫn là nội dung trọng tâm trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 
 Trong nhiều năm qua, ngoài các tài liệu giúp các học sinh nghiên cứu, củng cố kiến thức cơ bản của các cấp học, các khối học thì hệ thống các tài liệu giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu, ôn tập nâng cao để tham gia dự thi các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên cũng được biên soạn, xuất bản nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ôn tập của các giáo viên và học sinh.
 Hiện nay, với chương trình cơ bản thì kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học đặc biệt kiến thức liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là nền tảng để nghiên cứu chương trình sinh thái lớp 9. Tuy nhiên với việc phải nghiên cứu chuyên sâu chuyên đề chuỗi thức ăn và lưới thức ăn để đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp huyện lớp 9 thì những kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa sinh học 9 không đáp ứng được yêu cầu là kiến thức nền tảng phù hợp.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định – Thanh Hóa, Từ thực tiễn dạy học, đặc biệt là qua nhiều năm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho Huyện tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi nhận thấy đây là phần học khó và phức tạp đối với học sinh mới bước vào đầu lớp 9. Trong những năm qua cùng với nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi đã đưa ra nhiều phương pháp  giải bài tập di truyền, bài tập phần hệ sinh thái đặc biệt chuyên đề chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ở chương trình Sinh học lớp 9 nhằm củng cố , khắc sâu mở rộng nhận thức của học sinh về chuyên đề chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Giúp các em hiểu sâu sắc , nắm vững những kiến thức cơ bản về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn , biết vận dụng lí thuyết về các dạng câu hỏi liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
 Xác định đây là phần học rất quan trong đối với tất cả học sinh vì trong các đề thi học sinh giỏi phần học này thường chiếm vai trò nhất định. Trong những năm học gần đây cấu trúc đề thi học sinh giỏi của tỉnh Thanh Hoá có nhiều đổi mới. 
Cấu trúc đề thi HSG cấp tỉnh môn Sinh học 9 THCS tỉnh Thanh Hoá[8]
 (Theo tài liệu tập huấn giáo viên THCS bồi dưỡng HSG môn sinh học của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá năm 2015)
TT
Các phần
Số điểm
Số câu hỏi
Loại câu hỏi
1
Di truyền học
16,0 điểm
6 – 8 câu
Tự luận
Bài tập di truyền
7,0 điểm
2 – 3 câu
Tự luận
Bài tập xác suất
2,0 – 3,0 điểm
2 – 3 câu
Tự luận
2
Sinh vật và môi trường
4,0 điểm
2 câu
Tự luận
Tổng
20,0 điểm
8 – 10 câu
Tự luận
 Từ cấu trúc đề thi trên ta có thể nhận thấy bài tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong phần sinh vật và môi trường cũng có thể có 1 vai trò nhất định trong đề thi. Trong khi tài liệu chính thống về bồi dưỡng học sinh giỏi liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn còn rất ít, chủ yếu là nội dung của chương trình THPT nên chưa phù hợp về nội dung và cách thức thi. Nội dung trong sách giáo khoa sinh học 9 chỉ có Phần II bài 50, chính vì thế đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình sưu tầm tài liệu và hệ thống các dạng bài liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Tôi thiết nghĩ với khoảng thời gian như vậy không đáp ứng được khát vọng học hỏi của học sinh và đó cũng chính là là những trăn trở của giáo viên dạy môn Sinh học 9. 
 Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn nội dung về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn để xây dựng thành sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài tập liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9” . Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu để ôn thi học sinh giỏi hoặc học sinh thi chuyên Sinh học. Một vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay.
1.2- Mục đích nghiên cứu
 - Trao đổi với đồng nghiệp một số dạng bài tập nâng cao phần chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. Giúp giáo viên có cái nhìn mới trong việc giải quyết các bài tập liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
 - Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, biết khai thác các bài tập liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Từ đó nêu ra các khả năng có thể xảy ra. Từ đó nâng cao hiệu quả trong học tập.
1.3 - Đối tượng nghiên cứu
 Là toàn bộ lớp đội tuyển môn Sinh học năm 2016 - 2017 do bản thân phụ trách được tuyển chọn từ các trường THCS khác trong Huyện với sỉ số 35 em. Phần lớn các em đều có lực học khá tốt, đặc biệt là kiến thức sâu sắc về môn Sinh học đã được các thầy cô trường sở tại cung cấp làm nền tảng để nâng cao.
 Các bài tập liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong chương trình bồi dưỡng Sinh học 9
1.4 - Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thu nhập thông tin : Để hoàn thành tốt đề tài tôi đã sử dụng kết việc nghiên cứu nhiều tài liệu đã xuất bản dành cho ôn thi học sinh giỏi lớp 9 và thi Chuyên vào lớp 10. Cùng với đó là nghiên cứu hướng ra đề học sinh giỏi và thi lớp 10 chuyên của các tỉnh trên các trang mạng: Trang mạng Đề thi sinh học – Violet. Tài nguyên dạy học, ...
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học môn Sinh học, tài liệu về tâm lí học, lôgic học có liên quan đến đề tài để làm cơ sở định hướng cho quá trình nghiên cứu. 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Thu thập thông tin từ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học 9 ở các trường trong cùng huyện hoặc ngoài huyện và từ những học sinh trực tiếp tham gia bồi dưỡng, học sinh không tham gia đội tuyển học sinh giỏi do bản thân trực tiếp phụ trách.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm đề tài làm đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng để đánh giá tính hiệu quả đối với việc vận dụng kiến thức phần diễn biến nhiễm sắc thể trong giảm phân. Từ đó sửa đổi bổ sung và hoàn thiện những thiếu sót của đề tài.
 - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. So sánh kết quả đạt được trước và sau áp dụng đề tài.
1.5. Những điểm mới của đề tài
 - Hệ thống được các dạng bài tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn từ đó xác định các bài tập về mối quan hệ giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn mà các tài liệu tôi tham khảo chưa đề cập đến.
 - Mỗi dạng bài tập tôi luôn đưa ra cho học sinh cách nhận định tổng quát trước khi đưa ra câu trả lời, đồng thời cập nhật được các bài tập mới nhất về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn của các tỉnh, các trường chuyên trong cả nước, bổ sung nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh.
2 - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
2.1.1  Khái niệm hệ sinh thái 
       Hệ sinh thái [1]bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
 - Thành phần vô sinh: Bao gồm: Các chất vô cơ:  nước, điôxit cacbon,... Các chất hữu cơ: vitamin, hoocmôn... Các yếu tố khí hậu:  ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp...
 - Thành phần hữu sinh [7]:
+ Sinh vật sản xuất:  đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ:  gồm các loài động vật ăn thực vật, sau là những loài động vật ăn thịt. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 (bậc dinh dưỡng cấp 2) gồm các động vật ăn thực vật, ngoài ra còn các loài kí sinh trên thực vật.
 - Ở môi trường trên cạn động vật ăn thực vật phổ biến là loài côn trùng (sâu non, ve sầu, sâu đục thân, xén tóc) các loài chim ăn hạt (chim thuộc họ sẻ, bộ gà), một số chim ăn quả mềm (chim cu rừng, chim cu xanh), vẹt ăn quả, chim hút mật hoa Các loài thú ăn thực vật như thỏ, sóc, trâu, bò, dê, cừu
 - Môi trường nước, sinh vật tiêu thụ cấp 1 gồm nhiều loài động vật nguyên sinh, các loài cá ăn thực vật (cá diếc, cá trắm cỏ)
 - Sinh vật tiêu thụ cấp 2 (bậc dinh dưỡng cấp 3) gồm các loài động vật ăn thịt sử dụng sinh vật tiêu thụ cấp 1 làm thức ăn.
Ở môi trường trên cạn, những loài côn trùng ăn thịt (bộ rùa, bọ ngựa, chuồn chuồn), nhiều loài bò sát (thằn lằn, trăn, rắn) nhiều loài chim (chim cắt, diều hâu, cú) nhiều loài thú ăn thịt điển hình (mèo rừng, hổ, báo)
Ở môi trường nước, trùng cỏ, các loài giáp xác nhỏ và cá nhỏ ăn vi khuẩn và động vật đơn bào. Giáp xác lớn, sứa và nhiều loài cá lớn ăn các loài giáp xác nhỏ và cá nhỏ Nhiều loài cá lớn ăn các loài giáp xác nhỏ và cá nhỏ Nhiều loài cá lớn ăn động vật đáy như trai, ốc, tôm, cua
 - Sinh vật tiêu thụ cấp 3 (hoặc cấp 4) gồm các loài động vật ăn thịt động vật, chúng ăn sinh vật tiêu thụ cấp 2 (hoặc cấp 3) bậc dinh dưỡng cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cao nhất.Tùy thuộc vào nguồn thức ăn mà một số loài động vật có thể sử dụng một hoặc một vài mắt xích thức ăn khác nhau.
Ví dụ: chim sẻ ăn hạt vừa ăn hạt vừa ăn côn trùng nên vừa là sinh vật tiêu thụ cấp 1 vừa là sinh vật tiêu thụ cấp 2.
 + Sinh vật phân giải:  Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là vi khuẩn, nấm và các động vật ăn xác chết (giun đất, nhiều loài côn trùng). Vi khuẩn và nấm sống trên xác sinh vật chúng phân giải xác chết nhờ enzyme phân giải tạo thành các muối vô cơ hòa tan trong nước và hấp thụ chúng bằng cách thẩm thấu. Trong đó nấm chủ yếu tham gia vào quá trình phân giải xenlulozơ của thực vật, còn vi khuẩn phân giải xác động vật và thực vật. Sinh vật phân giải có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp muối khoáng và khí CO2 cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ.
2.1.2. Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn)[1] là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ.
 + Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là sinh vật sản xuất
vd: cỏ → thỏ → sói → xác chết → vi khuẩn
 + Chuỗi thức ăn có sinh vật mở đầu là sinh vật phân hủy:
vd: mùn bã hữu cơ → giun đất→Gà → chó sói → vi khuẩn
2.1.3. Lưới thức ăn [1] là một khái niệm dùng trong sinh học, được hiểu là một tập hợp các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại trong một hệ sinh thái nào đó. Trong lưới thức ăn, kể cả chuỗi thức ăn, mỗi một mắt xích là một loài sinh vật. 
Cấu trúc một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm có: sinh vật sản xuất (thực vât...), sinh vật tiêu thụ (sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2....; là động vật ăn thực vật, động vật ăn thit...) và sinh vật phân hủy (vi sinh vật, nấm).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Từ thực tiễn dạy học, đặc biệt là từ khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cho Huyện tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi nhận thấy đây là phần học khó và phức tạp đối với học sinh mới bước vào đầu lớp 9. Nhưng là phần học rất quan trong đối với tất cả học sinh vì trong các đề thi học sinh giỏi phần học này thường chiếm vai trò quan trọng. Qua nhiều năm công tác tại trường THCS và ôn thi học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy vốn kiến thức tự nhiên của các em còn rất ít đặc biệt là hiểu biết về môi trường tự nhiên do thời gian học lí thuyết rất nhiều, không thể có thời gian tham khảo tự nhiên và biết được nguồn thức ăn của các loài sinh vật. Một lí do khách quan hiện nay là học sinh không có hứng thú với môn sinh nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn. Mặc dù trong những năm gần đây có rất nhiều thầy cô đã viết nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề ra phương pháp giải liên quan đến chuỗi thức ăn và lưới thức ăn nói chung, nhưng nó chỉ dừng lại ở những bài tập đơn giản. Dựa trên khảo sát thực tế ở lớp tôi trực tiếp phụ trách đội tuyển ở năm học 2016 – 2017 trước khi bắt đầu công tác bồi dưỡng đội tuyển tỉnh khi chưa áp dụng đề tài này, mặc dù các em đã được học kiến thức của thầy cô trường sở tại nhưng kết quả còn thấp:
Số lượng hs lớp bồi dưỡng
Điểm 0 – dưới 5.0
Điểm 5.0 – dưới 10
Điểm 10 – dưới 15
Điểm 15. – dưới 18
Điểm 18 – 20
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
35
0
0
16
45.7
14
40
5
14.3
0
0
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh tôi đã hệ thống cho học sinh một số dạng bài tập từ đó cung cấp những kiến thức liên quan như sau:
2.3.1. Một số dạng bài tập về chuỗi thức ăn
Hướng dẫn kiến thức cần nhớ: Đây là dạng bài tập cơ bản nhất về chuỗi thức ăn: Giáo viên cần tập trung cho học sinh:
 + Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng hoặc Chuỗi thức ăn mở đầu từ mùn bã hữu cơ.
 + Có từ 3 mắt xích trở lên. Mỗi loài sinh vật được xem là 1 mắt xích thức ăn.
 + Sự tác động giữa các cá thể trong chuỗi thức ăn là sự khống chế lẫn nhau bởi mối quan hệ dinh dưỡng:Loài phía trước bị nó khống chế nhưng nó lại bị loài phía sau khống chế
 + Trong thực tiễn sản xuất người ta dùng chuỗi thức ăn trong sản xuất để khống chế sinh vật gây hại, nâng cao năng suất vật nuôi cây trồng.
Dạng 1: Cách thành lập các chuỗi thức ăn từ các sinh vật có sẵn và phân tích tác động lẫn nhau giữa các sinh vật trong chuỗi thức ăn:
Ví dụ 1( Trích đề thi Chuyên Phan Bội Châu 2014 - 2015): [3] Cho các quần thể sinh vật: Cây cỏ, Ếch, Sâu, chuột, vi sinh vật. Hãy lập các chuỗi thức ăn có thể có?
Giải: Các chuỗi thức ăn có thể có:
 Cỏ → Sâu → Ếch →Vi sinh vật.
 Cỏ → Sâu → Ếch 
Cỏ → Sâu → chuột 
Cỏ → Sâu → chuột →Vi sinh vật.
Cỏ → chuột →Vi sinh vật.
Ví dụ 2: ( Trích đề thi Chuyên Lam Sơn 2010 - 2011) [8]: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa → Chuột → Rắn
a, Phân tích tác động của quần thể lúa và quần thể rắn lên số lượng cá thể của quần thể chuột.
b, Con người đã áp dụng những biện pháp gì để ứng dụng mối quan hệ: Lúa - Chuột - Rắn vào việc bảo vệ mùa màng?
c, Giải thích tại sao: trong một chuỗi thức ăn thường có không quá 6 mắt xích.
Giải: a, - Lúa là thức ăn của chuột, do đó khi lúa phát triển mạnh thì thức ăn của chuột dồi dào làm cho sức sinh sản của chuột tăng, kết quả làm cho số lượng cá thể chuột tăng lên và ngược lại.
- Rắn sử dụng chuột làm thức ăn, nên khi số lượng rắn phát triển mạnh thì số lượng cá thể của quần thể chuột giảm và ngược lại.
 b, Mối quan hệ: Lúa - Chuột - Rắn tạo nên hiện tượng khống chế sinh học đảm bảo sự cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. Con người đã ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong biện pháp đấu tranh sinh học để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng: Dùng thiên địch để khống chế sinh vật gây hại, Vệ sinh đồng ruộng hay luân canh để loại bỏ nguồn thức ăn của sinh vật gây hại trong thời gian dài.
c, Do sự tiêu phí năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn và năng lượng được sử dụng ở mỗi bậc là rất nhỏ nên trong chuỗi thức ăn thường có ít mắt xích ( thường từ 4 - 6 mắt xích )
Dạng 2: Cách xác định các mối quan hệ trong 1 chuỗi thức ăn.
Ví dụ 1( Trích đề thi Chuyên Hạ Long 2014 - 2015[3]): Quan sát một cây bưởi đang thời kỳ ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện.
a. Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn trên.
b. Trên ngọn cây bưởi, có nhiều rệp đang bám, quanh vùng rệp bám lại có nhiều kiến đen. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa các loài: cây bưởi, bọ xít, nhện, tò vò, rệp và kiến đen. Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp. 
Giải: a, Sơ đồ chuỗi thức ăn: Cây bưởi® bọ xít® nhện® tò vò.
b, Các mối quan hệ sinh thái: 
- Quan hệ kí sinh: cây bưởi và bọ xít; cây bưởi và rệp.
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: bọ xít® nhện® tò vò.
- Quan hệ cạnh tranh: bọ xít và rệp cùng hút nhựa cây.
- Quan hệ hợp tác: rệp và kiến đen.
Dạng 3: Cách xác định phân loại các chuỗi thức ăn.
Ví dụ( Trích đề thi chuyên Lam sơn 2013 - 2014) [8]: Dưới đây là các chuối thức ăn trong một hệ sinh thái:
 Mùn, bã hữu cơ → Giun đất → Ếch → Rắn→ Vi khuẩn hoại sinh (1)
 Cỏ → Sâu bọ → Chim sâu → Vi khuẩn hoại sinh (2)
Chuỗi thức ăn (1) có gì khác so với chuỗi thức ăn (2) về thành phần các loài sinh vật tham gia?
Giải - Chuỗi thức ăn (1) chỉ có 2 thành phần sinh vật tham gia:
+ SVTT( bậc 1: Giun đất, bậc 2: Ếch, bậc 3: Rắn )
+ SVPG: Vi khuẩn hoại sinh 
- Chuỗi thức ăn (2) có 3 thành phần sinh vật tham gia: 
+ SVSX: cỏ
+ SVTT( bậc 1: Sâu bọ, bậc 2: Chim sâu)
+ SVPG: Vi khuẩn hoại sinh 
→ Chuỗi thức ăn (1) bắt đầu từ mùn bã hữu cơ không có SVSX, chuỗi thức ăn (2) bắt đầu từ SVSX
2.3.2. Một số dạng bài tập về lưới thức ăn
Hướng dẫn: Để lập một lưới thức ăn( nhất là các lưới thức ăn nhiều sinh vật) giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:
+ Liệt kê các sinh vật và sắp xếp theo theo nhóm: Sinh vật sản xuất(thực vật), động vật ăn cỏ(tiêu thụ bậc 1), động vật ăn tạp( thường cả tiêu thụ bậc 1,2 ...), sinh vật phân giải.
+ Nối các mũi tên theo gợi ý của bài, và đánh giá lại các nhóm sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái
+ Khi nhận xét về sinh vật trong lưới thức ăn cần hiểu rõ nguyên tắc: Sinh vật sản xuất có vai trò quan trọng nhất, các loài có cùng nguồn thức ăn thì số lượng thường là khi loài này giảm thì loài kia giảm và ngược lại, loài ưu thế thường ở bậc dinh dưỡng cao và ăn nhiều loài sinh vật có vai trò duy trì cân bằng sinh thái. Khi nguồn thức ăn của loài mất hoặc giảm thì kéo theo loài đó cũng mất hoặc giảm đồng thời loài sử dụng nó làm thức ăn giảm theo. 
+ Nhấn mạnh vai trò của Loài sinh vật sản xuất, loài ưu thế trong Lưới thức ăn.
+ Khuếch đại sinh học xảy ra lớn nhất ở sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất.
Dạng 1: Cách lập lưới thức ăn từ những điều kiện của bài
Ví dụ 1( Trích đề thi Chuyên KHTN 2011 - 2012) [3]: Cho các quần thể sinh vật A, B, C, D, E, G, H, I và K thuộc các loài khác nhau. Giả sử trong một quần xã gồm các loài trên, nếu loài A bị loại bỏ thì tất cả các loài khác sẽ chết. Hai loài C và D cùng sử dụng loài A làm thức ăn. Nếu loài C bị loại bỏ, thì các loài G và I sẽ chết. Nếu hai loài C và H bị loại bỏ, thì các loài G, I và K sẽ chết, nhưng các loài D và E tăng nhanh về số lượng. Biết rằng loài H không sử dụng loài E làm thức ăn. Hãy vẽ lưới thức ăn phù hợp với các dữ kiện này .
G
Giải: 
C
I
B
A
K
H
D
E
Hoặc:
G
I
C
B
A
K
H
D
E
 ( Sơ đồ này có thể đổi chỗ I và G)
Dạng 2: Cách lập lưới thức ăn và xác định các thành phần của hệ sinh thái.
Ví dụ 1( Trích đề thi Chuyên ĐHSP Vinh 2015 - 2016) [5]: Khảo sát một vùng cửa sông có các loài sinh vật với các mối quan hệ dinh dưỡng, kết quả thu được như sau: Các loài giáp xác sống ở đáy ăn phế liệu, cung cấp thức ăn chocá dữ nhỏ và cá dữ có kích thước lớn. Rong làm thức ăn cho ốc và cá ăn thực vật. Cá ăn thực vật, giáp xác nổi khai thác thực vật nổi làm thức ăn. Cá dữ nhỏ ăn các loài cá ăn thực vật, ốc, giáp xác nổi. Cá dữ nhỏ lại là thức ăn ưa thích của cá dữ kích thước lớn. Cá dữ kích thước lớn ăn cả ốc và cá ăn thực vật.
1

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cau_truc_de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_hoc_9_t.doc