SKKN Cách nhận dạnh bài tập tích hợp các quy luật di truyền - Dạy chương tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12
Hiện nay trong chương trình sinh học 12 và ở các kì thi học sinh giỏi tỉnh , các kì thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học - cao đẳng bài tập có sự tích hợp của 2 hoặc nhiều quy luật được sử dụng khai thác nhiều trong các kì thi đó là:
-Tích hợp giữa phân li và tương tác gen.
-Tích hợp giữa phân li và liên kết gen hoàn toàn.
-Tích hợp giữa phân li và hoán vị gen
-Tích hợp giữa di truyền liên kết giới tính và hoán vị gen
-Tích hợp giữa liên kết gen và tương tác gen.
-Tương tác liên kết với giới tính .
Thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 12 và ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học - cao đẳng, tôi thấy học sinh đang còn rất nhiều em lúng túng khi nhận dạng các quy luật di truyền, đặc biệt khi bài tập có sự tích hợp của 2 hoặc nhiều quy luật . Các em thường nhầm lẫn trong việc nhận dạng quy luật di truyền dẫn đến kết quả bài giải sai
Từ thực tiễn giảng dạy chương trình sinh học 12, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp, đại học - cao đẳng qua nhiều năm, tôi mạnh dạn viết đề tài " cách nhận dạng bài tập tích hợp các quy luật di truyền - dạy chương tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 ”. Ở các cấp độ di truyền: phân tử, cá thể và quần thể. Hi vọng đề tài này sẽ giúp các em học sinh tích cực chủ động vận dụng giải thành công các bài tập di truyền trong các đề thi, tài liệu tham khảo . và giải thích được các hiện tượng di truyền đầy lí thú.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH NHẬN DẠNH BÀI TẬP TÍCH HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN - DẠY CHƯƠNG TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN SINH HỌC 12 Người thực hiện: Ngô Thị Hảo Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: trường THPT Ngọc Lặc SKKN thuộc lĩnh vực : SINH HỌC THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay trong chương trình sinh học 12 và ở các kì thi học sinh giỏi tỉnh , các kì thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học - cao đẳng bài tập có sự tích hợp của 2 hoặc nhiều quy luật được sử dụng khai thác nhiều trong các kì thi đó là: -Tích hợp giữa phân li và tương tác gen. -Tích hợp giữa phân li và liên kết gen hoàn toàn. -Tích hợp giữa phân li và hoán vị gen -Tích hợp giữa di truyền liên kết giới tính và hoán vị gen -Tích hợp giữa liên kết gen và tương tác gen. -Tương tác liên kết với giới tính ....... Thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 12 và ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học - cao đẳng, tôi thấy học sinh đang còn rất nhiều em lúng túng khi nhận dạng các quy luật di truyền, đặc biệt khi bài tập có sự tích hợp của 2 hoặc nhiều quy luật . Các em thường nhầm lẫn trong việc nhận dạng quy luật di truyền dẫn đến kết quả bài giải sai Từ thực tiễn giảng dạy chương trình sinh học 12, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp, đại học - cao đẳng qua nhiều năm, tôi mạnh dạn viết đề tài " cách nhận dạng bài tập tích hợp các quy luật di truyền - dạy chương tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 ”. Ở các cấp độ di truyền: phân tử, cá thể và quần thể. Hi vọng đề tài này sẽ giúp các em học sinh tích cực chủ động vận dụng giải thành công các bài tập di truyền trong các đề thi, tài liệu tham khảo ... và giải thích được các hiện tượng di truyền đầy lí thú. 2. Mục đích nghiên cứu + Cung cấp cho học sinh phương pháp xác định nhanh các bài tập di truyền dạng tích hợp để vận dụng làm tốt bài kiểm tra, thi cử, đồng thời củng cố kiến thức lý thuyết đã học.Từ đó, các em giải thích được các sự kiện xảy ra trong các hiện tượng di truyền ở sinh vật và các tật bệnh con người để có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ vốn gen của loài người, khơi gợi niềm hứng thú, say mê môn sinh học. + Giúp đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn trong công tác dạy học. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài được thực hiện nội dung kiến thức ở chương II trong chương trình chuẩn và nâng cao của sinh học lớp 12 - Phạm vi nghiên cứu: áp dụng phương pháp để nhận dạng đúng bài tập các quy luật di truyền thuộc dạng tích hợp trong dạy phép lai 2 hoặc 3 tính trạng để dạy phụ đạo, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp, đại học - cao đẳng 4. Phương pháp nghiên cứu - Kết hợp giữa phương pháp lí luận và phương pháp phân tích, tổng kết thực tiễn. - Kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thống kê thực nghiệm II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Với suy nghĩ khi dạy học sinh giỏi không chỉ dạy kiến thức cho các em mà còn dạy cả phương pháp suy luận, khả năng vận dụng, khả năng kết nối các môn khoa học và cả hướng tư duy khái quát hóa kiến thức. Là một GV trực tiếp giảng dạy HS môn sinh học trong nhiều năm liền tôi nhận thấy rằng việc vận dụng lí thuyết của HS vào giải bài tập là rất khó khăn, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai. Đặc biệt với phần bài tập tích hợp các quy luật di truyền, sau nhiều năm tham gia giảng dạy tôi thấy: sau khi đã được học ở chương trình đại trà các qui luật di truyền của Menđen, Morgan...rồi nhưng học sinh chưa phân biệt được rõ dạng bài tập tích hợp các quy luật di truyền do vậy khi giải bài tập học sinh hay nhầm lẫn và không xác định được bài toán tuân theo những quy luật di truyền nào nên khi nhận dạng các bài tập thuộc dạng này còn hay nhầm lẩn . Những lý do đó đã thôi thúc tôi quan tâm, đi sâu nghiên cứu chuyên đề này để tìm biện pháp rèn kỹ năng, nhận dạng đúng các quy luật di truyền khi có sự tích hợp của nhiều quy luật, nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi tốt nghiệp, đại học - cao đẳng, cũng với mong muốn trong các buổi sinh hoạt sư phạm theo chuyên đề của tổ, giáo viên bộ môn Sinh học sẽ hiểu sâu, hiểu đúng về bản chất dạng bài tập tích hợp các quy luật để nâng cao hơn nữa chất lượng giờ dạy. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN Trong thời gian qua dạng bài tập tích hợp các quy luật di truyền được Bộ Giaó dục và Đào tạo sử dụng nhiều trong các kì thi đại học, thi học sinh giỏi . Học sinh khi ôn thi đại học và ôn thi học sinh giỏi các em đã có được kiến thức cơ bản về các quy luật di truyền nên sẽ là cơ sở để các em tiếp cận dạng bài tập tích hợp tốt hơn. Tôi được nhà trường phân công dạy phụ đạo lớp khối B và ôn thi học sinh giỏi khối 12 THPT những năm qua nên có thuận lợi hơn khi áp dụng đề tài . Tài liệu tham khảo nhiều: qua sách, qua mạng... nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi giải bài tập thuộc dạng tích hợp tốt hơn . 2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN - Đa số giáo viên trong trường khi giảng dạy chưa chú ý đến dạng bài tập tích hợp các quy luật cho học sinh trong tiết dạy vì thuộc dạng bài tập nâng cao. - Kĩ năng giải bài tập dạng tích hợp các quy luật di truyền của học sinh chưa tốt. - Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh miền núi còn thấp nên áp dụng dạng bài tập tích hợp các quy luật cho học sinh gặp nhiều khó khăn. 3. Giải pháp sử dụng - Thông thường bài toán tích hợp các quy luật di truyền là bài toán xét sự di truyền của 2 hoặc 3 cặp gen, được xếp vào một trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. - Nếu bài toán có ba cặp tính trạng (mỗi gen quy định một 1 tính trạng) à quy luật di truyền chi phối là phân li độc lập (PLĐL). Khi đó kiểu gen kí hiệu: AaBbDd - Nếu bài toán chỉ có hai cặp tính trạng (có hiện tượng tác động qua lại các gen) à có hai quy luật di truyền chi phối là phân li và tương tác gen. Khi đó kiểu gen kí hiệu: AaBbDd Trường hợp 2: 3 cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) thường. - Chỉ xẩy ra trường hợp ba cặp gen qui định ba cặp tính trạng à có sự chi phối của quy luật liên kết gen (LKG) hoặc LKG với hoán vị gen (HVG). Khi đó kiểu gen kí hiệu: ABD/abd hoặc dị hợp chéo. Trường hợp 3: 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể (NST) thường. Đây là dạng toán tích hợp phổ biến nhất. - Nếu bài toán có ba cặp tính trạng (mỗi gen quy định một tính trạng) à có sự chi phối của các quy luật: phân li (PL) với liên kết gen; phân li với HVG. Khi đó kiểu gen kí hiệu: Aa hoặc Bb hoặc Dd hoặc kí hiệu dị hợp chéo tùy bài. - Nếu bài toán có 2 cặp tính trạng à có hiện tượng tương tác gen. Như vậy đây là bài toán tích hợp giữa liên kết gen với tương tác gen hoặc hoán vị gen với tương tác gen. Trường hợp 4: trong 2 hoặc 3 cặp gen có 1 hoặc cả 2 cặp gen nằm trên NST giới tính 3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Các dạng bài tập tích hợp các quy luật di truyền và phương pháp giải. 3.1. Bài toán thuận: Là bài toán cho kiểu gen hoặc kiểu hình của thế hệ P, cho biết các quy luật di truyền chi phối, yêu cầu đầu bài là tìm kết quả lai ở F1. * Phương pháp chung: Bước 1: chia bài toán gồm nhiều quy luật thành các bài toán nhỏ. Bước 2: Xác định kết quả của từng bài toán nhỏ. Bước 3: Lấy tích các kết quả ta được kết quả cần tìm. - Các dạng bài tập thường gặp. 3.1.1: Dạng 1: Bài tập xác định giao tử: VD1:(ĐH 2014) Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. , , , hoặc , , , . B. , , , hoặc , , , . C. , , hoặc , , , . D. ,,, hoặc , ,, . Giải: đây là dạng tích hợp giữa phân li với hoán vị gen. - Phân tích giao tử trên từng NST ta thấy: KG Aa 1A: 1a (1) KG 1Bd: 1bD: 1BD: 1bd (có hoán vị) (2) - Kết hợp (1) và (2) ta thấy các loại gt được tạo ra trong quá trình giảm phân có thể là: , , hoặc , , , . à Đáp án C VD2 :(ĐH 2011) Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là : A. 2,5% B. 5,0% C.10,0% D. 7,5% Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với phân li độc lập. - Hai cặp gen AaBb tạo ra giao tử ab = 0,25 - Cặp gen hoán vị gen E/e với tần số 20% tạo ra giao tử = 10% - Vậy ta lấy tích à giao tử cần tìm là : 0,25 x 0,1 = 2,5%. 3.1.2: Dạng 2: Bài tập xác định kiểu gen khi cho biết giao tử. VD 1 : biết các cặp gen đều dị hợp, giao tử được tạo ra là AB De = 0,1 thì kiểu gen tương ứng và tần số hoán vị gen là bao nhiêu ? Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với phân li độc lập. - Giao tử AB được tạo ra từ kiểu gen AaBb với tần số 0,25. - Vậy giao tử còn lại De = 0,4 > 0,25 là giao tử liên kết à kiểu gen của hai cặp còn lại là , ta có phương trình : (1- f)/2 = 0,4 à f = 0,2. - Vậy kiểu gen cần tìm là : AaBb với tần số hoán vị 20%. VD 2 : biết các cặp gen đều dị hợp, giao tử được tạo ra là AB Xm = 0,15 thì kiểu gen tương ứng và tần số hoán vị gen là bao nhiêu ? Giải: đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với liên kết giới tính. - Giao tử Xm được tạo ra từ kiểu gen XMXm hoặc XMY với tần số 0,5. - Vậy giao tử còn lại AB = 0,3 > 0,25 là giao tử liên kết à kiểu gen của hai cặp còn lại là , ta có phương trình : (1- f)/2 = 0,3 à f = 0,4. - Vậy kiểu gen cần tìm là : XMXm hoặc XMY với tần số hoán vị 40%. 3.1.3: Dạng 3: Bài tập xác định số kiểu gen , kiểu hình khi cho biết kiểu gen của P. VD 1 : ĐỀ THỬ NGHIỆM BGD LẦN 2 -2017 Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có tối đa A. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 32 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. C. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. Tóm tắt giải: : đây là dạng tích hợp giữa hoán vị gen với liên kết giới tính. + PL: BD/bd (f) × BD/bD (HV không ý nghĩa = không HV) ® F1: 7KG, 2KH = 3:1 + PL: XAXa × XaY ®F1: 4KG, 4KH (phân biệt đực cái) hoặc 2KH (khi không phân biệt đực cái) Số KG và KH lớn nhất = 7.4 = 28 KG, 2.4 = 8KH Vậy: C đúng 3.1.4: Dạng 4: Bài tập xác định kết quả lai khi có nhiều quy luật di truyền cùng chi phối. TH1: Tích hợp giữa phân li và tương tác gen. VD 1 : ĐỀ THỬ NGHIỆM BGD LẦN 2 -2017 Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBbDd, cho đời con có số con lông nâu, chân cao chiếm tỉ lệ A. 3,125%. B. 28,125%. C. 42,1875%. D. 9,375%. Tóm tắt giải: Theo gt: Màu lông: A-B-: nâu A-bb + aaB- + aabb: trắng => 16THGT = TLKH là 9:7 là kiểu tương tác bổ sung. Chiều cao chân: D quy định chân cao >> d quy định chân thấp P: AaBbDd × aaBbDd ® F1: A-B-D- = ½.3/4.3/4 = 9/32 = 28,125%. TH2: Tích hợp giữa phân li và liên kết gen hoàn toàn. VD 1 : Một loài thực vật, gen A – thân cao, a –thân thấp; B- hoa đỏ, b- hoa vàng; D- quả tròn, d- quả dài. Cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng một NST, biết rằng các gen liên kết hoàn toàn. Xét phép lai: P: Aa x Aa, tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở thế hệ F1 là bao nhiêu? Tóm tắt giải:: - Xét phép lai: x à F1: 3/4 hoa đỏ, quả tròn: 1/4 hoa vàng, quả dài. - Xét phép lai: Aa x Aa à F1: 3/4 cao: 1/4 thấp - Vậy tỷ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở thế hệ F1 là : 3/4 . 3/ 4 = 9/16. TH3: Tích hợp giữa phân li và hoán vị gen (dạng bài tập này gặp nhiều nhất trong các đề thi tuyển sinh và đề thi học sinh giỏi. VD1:(Đề thi ĐHCĐ năm 2013) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai cho đđời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là. A. 7,22% và 19,29% B. 7,22% và 20,25% C. 7,94% và 19,29% D. 7,94% và 21,09% Giải: Tỷ lệ kiểu gen dị hợp 4 cặp gen: ½ Aa x 2/4 Bb x { (0,5-f/2)2 x 2 + (f/2 x 2)}D-E- = 7,94% Tỷ lệ kiểu hình trội 4 tính trạng: ½ A- x ¾ B- x {(0,5-f/2)2 x 2 + (f/2 x 3) + (0,5-f/2) x f/2 x 4)}B-D- = 19,29% VD2: (Đề thi ĐHCĐ năm 2013). Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai: . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ A. 0,8% B. 8% C. 2% D. 7,2% Tóm tắt giải: Đồng hợp lặn: 0,4 ab x 0,4ab x ½ de x 1 de = 0,08 = 8% TH4: Tích hợp giữa di truyền liên kết giới tính và hoán vị gen (dạng bài tập này gần giống với loại tích hợp giữa phân li và hoán vị vì cũng chỉ xét một cặp gen trên NST X, đây là dạng cũng thường gặp trong các đề thi tuyển sinh). VD1: Đề thi ĐHCĐ năm 2012:Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P: XAXa * XaY cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là: A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. C. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. Giải: - Phép lai : x tạo ra 7 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. - Phép lai: XAXa x XaY tạo ra 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. - Vậy ta có phép lai lớn tạo ra: 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình VD2: Đề thi ĐHCĐ năm 2013: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ ♂ thu đđược F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 8,5% B. 17% C. 2% D. 10% Tóm tắt giải: Cái hung, thấp, đen: = 1% => ab x ab = 0,04 => ab = 0,1 và ab = 0,4 => f = 20% - Xám dị hợp, thấp, nâu: x 1/2 nâu = (0,4 Ab x 0,4 ab + 0,1 Ab x 0,1 ab)1/2= 8,5% TH5: Tích hợp giữa liên kết gen và tương tác gen. VD: Một loài thực vật, chiều cao cây do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho cây cao, các kiểu gen còn lại cho cây thấp. Tính trạng màu hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa đỏ; b –hoa trắng. Xác định tỷ lệ kiểu hình thu được từ phép lai P: Bb x Bb, biết các gen liên kết hoàn toàn. Giải: - Phép lai x à F1 : 3/4 (A-D-): 1/4 (aadd). - Phép lai: Bb x Bb àF1: 3/4 (B-); 1/4 bb. - Kết quả: 9/16 thân cao hoa đỏ: 3/16 thân thấp hoa đỏ: 3/16 thân thấp hoa đỏ: 1/16 thân thấp hoa trắng. TH 6: Tích hợp giữa hoán vị gen và tương tác gen. VD1: Một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gen không alen qui định, nếu kiểu gen có A và B cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Tính trạng hình dạng hoa do một cặp gen khác qui định, trong đó D- hoa kép; b –hoa đơn. Xác định tỷ lệ kiểu hình hoa đỏ đơn thu được từ phép lai P: Aa x Aa , biết rằng tần số hoán vị gen là 20%. Tóm tắt giải: Nhẩm nhanh kết quả: - Xét phép lai: Aa x Aa à F1 có ¾ (A-) và 1/4 (aa). - Xét phép lai: x ta có F1 : 0,16 bbdd; 0,66 (B-D-); 0,09(B-dd) và 0,09(bbD-). - Hoa đỏ, dạng hoa kép là tổ hợp: 3/4 (A-)x 0,25(B-dd) = 6,75%. 3.2. Bài toán ngược: - Là bài toán cho biết tỷ lệ đời con, yêu cầu tìm qui luật di truyền chi phối và kiểu gen bố mẹ. - xét gen nằm trên NST thường ( Tính trạng phân bố đều ở 2 giới) * Phương pháp chung: Bước 1: Xét sự phân li kiểu hình riêng của từng cặp tính trạng ,quy ước gen cho phù hợp Bước 2: Xét sự phân ly kiểu hình chung của các cặp tính trạng Tỉ lệ phân li kiểu hình chung = Tích tỉ lệ phân li kiểu hình riêng của từng cặp tính trạng Bước 3: so sánh tỉ lệ phân li kiểu hình chung với tỉ lệ phân li kiểu hình của đề bài Bước 4: Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu tỷ lệ chung hai tính trạng bằng tích hai tỷ lệ riêng) Bước 5: Xác định kiểu gen P - Các dạng bài tập thường gặp. 3.2.1. Tích hợp giữa phân li độc lập và tác động qua lại giữa các gen. Nhận dạng: -Xét sự phân li riêng từng cặp tính trạng + 1 Tính trạng di truyền theo quy luật phân ly hoặc tương tác + 1 Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác - Xét sự phân ly kiểu hình chung của các cặp tính trạng : Tỉ lệ kiểu hình của phép lai bằng tỉ lệ kiểu hình chung - Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu tỷ lệ chung hai tính trạng bằng tích hai tỷ lệ riêng , qui ước gen cho phù hợp) - Xác định kiểu gen P. VD1: Trong một phép lai ở một loài thực vật: Pt/c thu được F1 cây thấp quả ngọt. Cho F1 giao phối với nhau được F2 45 thân thấp quả ngọt; 15 thân thấp quả chua; 3 thân cao quả ngọt; 1 thân cao quả chua. Biện luận tìm kiểu gen F1. Giải: *Xét sự phân li riêng từng cặp tính trạng -Xét tính trạng: thân thấp/ thân cao = 15/1 à tương tác gen. à Kiểu gen F1 là AaBb x AaBb. Trong đó kiểu gen aabb thân cao, các kiểu gen còn lại thân thấp. - Xét tính trạng quả ngọt/ quả chua = 3/1 à qui luật phân li. à Kiểu gen F1 là: Dd x Dd, trong đó D- quả ngọt; d –quả chua. *Xét sự phân ly kiểu hình chung của các cặp tính trạng : Nhận thấy tỷ lệ chung của hai tính trạng: 45:15:3:1 = (15:1)(3:1), vậy các gen phân li độc lập và bài toán thuộc dạng tích hợp giữa tương tác và phân li. - Kiểu gen F1 là: AaBbDd x AaBbDd. 3.2.2. Tích hợp giữa phân li và liên kết gen. Nhận dạng: -Xét sự phân li riêng từng cặp tính trạng và qui ước gen cho từng tính trạng + Nếu xét riêng các tính trạng đều di truyền theo quy luật phân li - Xét sự phân li chung của các cặp tính trạng: xác định tỷ lệ của từng cặp 2 tính trạng để tìm xem: + Cặp gen nào di truyền theo quy luật phân ly + Cặp gen nào liên kết hoàn toàn với cặp gen nào. +Tỉ lệ kiểu hình của phép lai không bằng tỉ lệ kiểu hình chung và số kiểu hình thường ít hơn phân li độc lập . - Biện luận đưa bài toán về đúng dạng (nhận biết bằng dấu hiệu bài toán 3 cặp gen qui định 3 cặp tính trạng nhưng giảm biến dị tổ hợp) - Xác định kiểu gen P. VD 1: Ptc-> F1 toàn cây thân cao, hạt tròn, màu đục; F1 giao phấn với nhau được F2: 9 thân cao, hạt tròn, màu đục; 3 thân cao, hạt dài, màu trong; 3 thân thấp, hạt tròn, màu đục; 1 thân thấp, hạt dài, màu trong. Biện luận tìm kiểu gen F1.. Giải: *Xét sự phân li riêng từng cặp tính trạng ở F2: - Cao/thấp = 3/1 -Tròn/dài = 3/ cả ba cặp tính trạng đều tuân theo quy luật phân li - Đục/trong = 3/1 - Qui ước: A – thân cao; a – thân thấp; B- hạt tròn; b –hạt dài; D- màu đục; d- màu trong. - Do Ptc nên F1 có KG dị hợp 3 cặp gen. *Xét sự phân li chung của các cặp tính trạng - Xét cặp Aa/Bb: 9:3:3:1 -> cặp gen Aa và Bb phân li độc lậpà kiểu gen: AaBb x AaBb. - Xét cặp Aa/Dd: 9:3:3:1 - > cặp gen Aa và Dd phân li độc lập à kiểu gen: AaDd x AaDd. - Xét cặp gen Bb/Dd: 3:1 - > hai cặp gen này LKHT với nhau à kiểu gen: x . - Vậy KG F1 là: Aa 3.2.3. Tích hợp giữa phân li và hoán vị gen. Nhân dạng: -Xét sự phân li riêng từng cặp tính trạng và qui ước gen cho từng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cach_nhan_danh_bai_tap_tich_hop_cac_quy_luat_di_truyen.doc