SKKN Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THPT hiện nay
Chúng ta đã biết Địa lí là một bộ môn khoa học xã hội và khoa học thực nghiệm, nhiều khái niệm ta tưởng tượng dễ dàng và đơn giản với học sinh.
Nhưng thực tế thì các em học sinh lại rất lúng túng, nhiều em không thể nắm chắc được các khái niệm cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến thức vào học tập. Vì vậy tôi nhận thấy để học sinh học được bộ môn và có hứng thú tìm tòi khám phá chủ động trong học tập, vấn đề bài giảng như thế nào ? nhất là sau các tiết học chính khoá và cuối giờ học Địa lí. Rõ ràng vấn đề này là của giáo viên, đó là cách đổi mới phương pháp trong giảng dạy, phải thiết kế nội dung phù hợp để đánh giá được năng lực của từng đối tượng học sinh trước khi triển khai nội dung bài học mới có hiệu quả cao. Làm được như vậy chắc rằng khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tốt hơn. Làm cho học sinh ngày càng thêm chăm chỉ, say sưa học tập, khát khao hiểu biết và rèn luyện tu dưỡng tốt hơn. Vậy nội dung đánh giá, phân loại học sinh phải dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực hoá hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình thực hiện thông qua:
“ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa Lí ở trường THPT hiện nay” giáo viên triển khai những cuộc thăm dũ, trắc nghiệm và đàm thoại giữa thầy và trò, giữa trò với nhau rất sinh động, hấp dẫn và bổ ích, cũng như dạt kết quả mong đợi.
Trước tình hình đó bộ môn cũng đã tổ chức cải cách giáo dục, cải tiến và đổi mới phương pháp, tổ chức cho giáo viên dạy Địa lí - học tập chuyên đề, tổ chức thao giảng dự giờ, góp ý xây dựng để có hiệu quả giảng dạy cao.
Qua giảng dạy thực tế, tôi đã có những kết quả nhất định trong bộ môn. Vậy tôi chọn nội dung sau đây để nói lên một phần kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện, cụ thể nội dung cơ bản sau: “ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THPT hiện nay”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN - NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY Họ và tên: Hàn Thanh Hạnh Chức vụ: Tổ trưởng SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lí THANH HÓA, NĂM 2017 Mục lục Trang 1. Mở đầu..2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu .3 1.3. Đối tượng nghiên cứu.3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..............4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ........... 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. ..4 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 10 3. Kết luận, kiến nghị..12 - kết luận - Kiến nghị Tài liệu tham khảo.13 Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm xếp loại C trở lên.14 1. MỞ ĐẦU Chúng ta đã biết Địa lí là một bộ môn khoa học xã hội và khoa học thực nghiệm, nhiều khái niệm ta tưởng tượng dễ dàng và đơn giản với học sinh. Nhưng thực tế thì các em học sinh lại rất lúng túng, nhiều em không thể nắm chắc được các khái niệm cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến thức vào học tập. Vì vậy tôi nhận thấy để học sinh học được bộ môn và có hứng thú tìm tòi khám phá chủ động trong học tập, vấn đề bài giảng như thế nào ? nhất là sau các tiết học chính khoá và cuối giờ học Địa lí. Rõ ràng vấn đề này là của giáo viên, đó là cách đổi mới phương pháp trong giảng dạy, phải thiết kế nội dung phù hợp để đánh giá được năng lực của từng đối tượng học sinh trước khi triển khai nội dung bài học mới có hiệu quả cao. Làm được như vậy chắc rằng khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tốt hơn. Làm cho học sinh ngày càng thêm chăm chỉ, say sưa học tập, khát khao hiểu biết và rèn luyện tu dưỡng tốt hơn. Vậy nội dung đánh giá, phân loại học sinh phải dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực hoá hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình thực hiện thông qua: “ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa Lí ở trường THPT hiện nay” giáo viên triển khai những cuộc thăm dũ, trắc nghiệm và đàm thoại giữa thầy và trò, giữa trò với nhau rất sinh động, hấp dẫn và bổ ích, cũng như dạt kết quả mong đợi. Trước tình hình đó bộ môn cũng đã tổ chức cải cách giáo dục, cải tiến và đổi mới phương pháp, tổ chức cho giáo viên dạy Địa lí - học tập chuyên đề, tổ chức thao giảng dự giờ, góp ý xây dựng để có hiệu quả giảng dạy cao. Qua giảng dạy thực tế, tôi đã có những kết quả nhất định trong bộ môn. Vậy tôi chọn nội dung sau đây để nói lên một phần kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện, cụ thể nội dung cơ bản sau: “ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THPT hiện nay”. 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong toàn bộ hệ thống nền giáo dục Việt Nam nói chung, tổ chức của các trường học nói riêng trong đó có hệ thống trường trung học phổ thông, về cơ bản là để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh phát triển năng lực một cách toàn diện. Vậy để giảng dạy học sinh học một cách tốt nhất, nhà trường phân công những giáo viên có kinh nghiệm đang giảng dạy bộ môn ngánh trách nhiệm trọng trách cao hơn đứng mũi chịu sào làm công tác chuyên môn để đồng nghiệp dạy cùng bộ môn trao đổi, góp ý học tập kinh nghiệm. Như vậy khi nói đến giáo viên có kinh nghiệm là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chuyên môn, đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người giáo viên phải làm, cần làm và nên làm thật tốt. Để một tập thể bộ môn vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường nói chung trong hệ thống giáo dục trong đó ở trường trung học phổ thông nói riêng, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên . Một tập thể bộ môn vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động phát triển một cách toàn diện, nhất là hoạt động học tập ở trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chuyên môn và có phương pháp, kĩ năng tốt thì sẽ tạo nhiều điều kiện, có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. Vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này: “ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THPT hiện nay”. Đây là đề tài mà tôi đã thực hiện ở năm học 2014 – 2015, nhưng kết quả chưa đạt như mong đợi vì: Thứ nhất: cấu trúc chưa đúng theo mẫu quy định hiện hành. Thứ hai: nội dung giảng dạy mới ở mức áp dụng cho học sinh học và làm bài ở dạng lí thuyết tự luận. Còn bộ môn hiện nay đã chuyển sang 100% thi trắc nghiệm khách quan. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Để làm tốt công tác giảng dạy và học bộ môn học Địa lí ở trường THPT hiện nay phù hợp với đổi mới trong cách dạy, cách học và thi cũng như phổ biến kinh nghiệm hay và thực tiễn để đồng nghiệp trao đổi góp ý và cùng thực hiện trong dạy học. - Về nội dung: “ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THPT hiện nay”. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10, 11 và 12 ở Trường trung học phổ thông Mai Anh Tuấn - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Kinh nghiệm giáo dục của bản thân trong quá trình làm công tác dạy và học môn Địa lí thực nghiệm qua nhiều năm ở trường THPT. - Trao đổi với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, nhất là giáo viên giảng dạy môn Địa lí có năng lực bộ môn và có nhiều kinh nghiệm. - Trao đổi với các cựu học sinh cũ đã ra trường về cảm tưởng của các em, cảm nhận qua quá trình học tập môn Địa lí ở các lớp tôi đã từng giảng dạy và các học sinh ở các lớp hiện nay tôi đang trực tiếp giảng dạy và các lớp tôi dạy thay đồng nghiệp. - Nghiên cứu thông qua các tài liệu liên quan cũ và mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: - Sáng kiến kinh nghiệm được trình bày và thực hiện đúng mẫu và đúng với các bước tiến hành theo quy định. - Có phương pháp và kĩ thuật dạy và học tích cực hơn, tốt hơn đáp ứng được và phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. - Đánh giá được năng lực học sinh một cách chính xác hơn thông qua kết quả của năm học vừa qua. - Giáo viên giảng dạy và học sinh học tập say mê, hứng thú, thu hút được nhiều học sinh yêu quý môn học địa lí. - Đảm bảo trong việc dạy học và kiểm tra, đáng giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT hiện nay. - Trình bày và cấu trúc, rõ ràng, đẹp, khoa học và chính xác. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Về cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Đối với hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng, người giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh toàn diện. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp học, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, kĩ năng, những biến động về tâm sinh lí, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương sáng tác động tích cực đến việc hình thành phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, giáo viên còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục... Giáo viên là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh trong quá trình học tập trên lớp mình phụ trách giảng dạy bộ môn. Điều này đòi hỏi giáo viên vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân, đối tượng trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và kĩ năng sống thông qua bộ môn. Giáo viên là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc, cách học, cách tiếp cận môn học trên lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường, của ngành. Giáo viên là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp mà mình phụ trách môn học. Giáo viên là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường - tập thể học sinh; tập thể học sinh - xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa là đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Mặt khác, giáo viên phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn. Giáo viên xây dựng, tổ chức tập thể lớp học thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện thông qua môn học. Giáo viên luôn luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh thông qua bộ môn mình phụ trách giảng dạy. Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. [ 1 ] 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, địa phương nói riêng đã và đang mang lại không ít những thuận lợi cho công tác giáo dục trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước, các cấp chính quyền cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường được xây dựng, trang bị ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình và chính sách đối với gia đình trẻ hiện nay ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm, nuôi dưỡng và chăm sóc ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ nhà trường, hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh, kịp thời những thông tin cần thiết, thiết thực trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy và học của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú, tâm đắc hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác giáo dục còn gặp không ít những khó khăn, thách thức lớn. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng sống hưởng thụ, đua đòi ăn diện, chưng diện theo trang phục, mái tóc, bấm lỗ tai, mũi của các diễn viên, ca sĩ, MC trong phim ảnh, trên điện thoại, trong một số chương trình truyền hình và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên các môn học trong công tác giáo dục đạo đức, học tập, nối sống, kĩ năng sống toàn diện cho học sinh. Nguyên nhân chủ yếu đó là: do nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận trước mắt. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực, trò chơi ăn tiền rất thu hút và hấp dẫn học sinh cả hai giới ( Nam - Nữ ). Vì thế, hiện tượng trốn tiết, đi học muộn, đến lớp ngủ gà ngủ gật, giấu tiền, trộm cắp, diết người cướp của, tống tiền để chơi game là điều không tránh khỏi Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội khôn lường gây tổn thương đến gia đình, nhà trường, thầy cô, bạn bè, người thân và tổn hại tới xã hội. Mặt khác, nhiều gia đình do cuộc sống, do quá bận rộn với công việc nên thời gian quan tâm, gần gũi và dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho thầy cô giáo, nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa cho con cái không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với giáo viên bộ môn một lần, thậm chí không có lần nào trong một năm học, còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Con trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn rơi vào sa ngã rất nhanh và rất dễ. Một số em do điều kiện, hoàn cảnh gia đình ở với ông bà, cô gì, chú bác.. và do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, tò mò, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, về kĩ năng sống, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh cá biệt, hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, gia tăng và phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp thích hợp, sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. * Giới hạn của đề tài: Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp trong công tác giảng dạy môn Địa lí tại Trường THPT Mai Anh Tuấn - Nga Sơn - Thanh Hóa trong năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo. * Thực trạng: Như lời mở đầu, chúng ta đã biết Địa lí là bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên thực nghiệm có nhiều khái niệm tưởng chừng dễ dàng và đơn giản với học sinh.Nhưng trong thực tế thì học sinh lại rất lúng túng, khó hiểu, cho là rất trìu tượng. Rất nhiều học sinh không thể nắm chắc được, hoặc hiểu một cách. Mơ màng các khái niệm cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến thức vào học tập nhất là kỹ năng làm bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm khách quan tự luận và bài thực hành, cũng như không có hứng thú, say sưa trong học tập môn Địa lí. Giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa “ dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. [ 1 ] * Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Vào năm học 2014 - 2015 bản thân đã giảng dạy và kiểm tra, đánh giá, khảo sát chất lượng của các lớp khối 10, khối 11 và khối 12, trong đó có 3 lớp đại diện của ba khối đạt kết quả như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém 12E 45 5% 35% 56% 4% 11E 45 4% 26% 64% 6% 10K 45 3% 20% 70% 7% Qua kết quả trên tôi nhận thấy để học sinh học được bộ môn và có hứng thú tìm tòi, khám phá, chủ động trong học tập, vấn đề học như thế nào, làm bài thi ra sao? rõ ràng vấn đề này là của giáo viên, đó cũng là cách đổi mới phương pháp trong cách dạy và cách học. Người giáo viên phải linh hoạt, phải biết cách thiết kế nội dung phù hợp để tổ chức cho học sinh học tập, đặc biệt phân loại được học sinh theo năng lực, có như vậy học sinh học tập mới có hiệu quả cao. Tôi mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp. Làm được như vậy chắc chắn rằng khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tốt hơn. Học sinh sẽ chăm học, say sưa, khát khao hiểu biết. Vậy phân loại được năng lực học sinh phải dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực hoá hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình thực hiện từ thực trạng cụ thể theo phạm vi nghiên cứu sau: “ Cách đánh giá năng lực học sinh trong môn Địa lí - ở trường THPT hiện nay ”. 2.3. Các các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề, vai trò, tác dụng, hiệu quả: * Vấn đề nội dung và hình thức: Đây chính là một bài toán khó phức tạp, nó bao hàm tất cả của các vấn đề trong quá trình triển khai và thực hiện có thể tổ chức hoạt động học tập thành hai loại chính khác nhau: Một loại nghiên cứu, sưu tầm những sự vật và hiện tượng, những quy luật chính làm cơ sở cho phần nội dung, hình thức thực hiện triển khai có hiệu quả trực tiếp đối với một khoảng thời gian ngắn kiểm tra kiến thức và hiểu biết, hứng thú, yêu thích về môn địa lí. Một loại xét đến cách phối hợp các hình thức tổ chức suy nghĩ phản xạ nhanh cho toàn lớp như: suy nghĩ, nghiên cứu theo cá nhân, hay tổ nhóm, cặp trong thời gian ngắn. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, thực tế giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, có xét đến tính quy luật, phải sưu tầm, nghiên cứu nhiều tài liệu, mất nhiều thời gian và công sức đọc và phân loại các câu hỏi và đưa ra đáp án chính xác. Và hình dung được mục đích sau khi thực hiện để thiết kế nội dung, hình thức phù hợp như đã định ra và đảm bảo với các dấu hiệu sau: Có mối liên hệ với nội dung giảng dạy với cuộc sống, sản xuất thực tiễn xây dựng XHCN và phương hướng chính trị, tư tưởng. Có sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện phát triển tư duy lôgic cho học sinh và sáng tạo độc lập. Trong dạy học cá nhân, GV tổ chức cho mỗi HS được làm việc thực sự với các đối tượng học tập ( tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, bản đồ, bảng thống kê, bài viết, sách giáo khoa..) để thu thập kiến thức, hoặc trả lời các câu hỏi, thực hiện bài tập do GV đề ra. [ 2 ] Học sinh khi ra ngoài lớp, trường, ngoài đường về nhà tiếp tục động não tìm đáp án đúng. Nhờ đó mà học sinh tình trạng lười học, nói tục, xích mích, va chạm, vi phạm nội quy kỷ luật trong trường, ngoài đường đã giảm bớt khá nhiều. Các em chăm chỉ, say sưu học tập, khát khao hiểu biết yêu mến, thích môn học Địa lí hơn. Đánh giá kết quả trả lời của học sinh ngay sau buổi học . Để đánh giá được năng lực học sinh trong môn Địa lí trong thời gian nhất định, có hiệu quả cao, ta cũng cần có một số biện pháp và phương pháp cụ thể sau: * Bước vào buổi học và buổi sinh hoạt: - Điều cần thiết đầu tiên trước những vấn đề mới, trước sự ngơ ngác, sự im lặng, buồn tẻ của học sinh Vậy giáo viên nên làm thế nào để trong thời gian ngắn, phải kiểm tra được kiến thức tư duy lôgic và những mối liên quan về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, để có được sự phấn khởi, vui vẻ và sinh động trong học sinh, để cho việc vận dụng vào bài học mới bởi nội dung và hình thức. * Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Phần nội dung thực hiện: - Trước hết cần phải xác định rõ mục tiêu (yêu cầu kiến thức) của các câu hỏi nêu ra là: Kiến thức cơ bản nào, kỹ năng đàm thoại gì? có những thái độ tích cực gì tiếp theo là dự kiến sử dụng bao nhiêu câu hỏi dễ, hay khó, ở trên đất nước ta hay trên thế giới.v.v... - Bước tiếp theo là thiết kế các câu hỏi nhằm thực hiện cho một yêu cầu, mục tiêu cụ thể của phần việc triển khai trước buổi học hoặc sinh hoạt ngoại khoá. - Đồng thời mỗi hoạt động có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Các hoạt động này cũng được sắp xếp theo trình tự lôgic hợp lý có dự kiến thời gian cụ thể. - Giáo viên có thể ra câu hỏi, còn học sinh phát hiện ra vấn đề hoặc nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. - Giáo viên đưa ra câu hỏi đã làm sẵn có trước ở nhà trước khi triển khai hoạt động học và sinh hoạt ở trên lớp. Giáo viên sau đó tập hợp kết quả ngay hoặc tiếp tục cho học sinh suy nghĩ để trả lời những lần sau nếu nhưng thời gian cho phép đã hết mà học sinh chưa nghĩ ra được. - Tăng cường vận dụng phương pháp dạy học tích cực đề cao chủ thể nhận thức của HS như: “ bàn tay nặn bột”, khảo sát, điều tra, thảo luận, đóng vai, viết báo cáo, dự án[ 2 ] - Cuối cùng giáo viên củng cố, dặn dò nhận xét đánh giá kết quả tổng hợp theo tỉ lệ qua lần thăm dò qua và ra tiếp câu hỏi về nhà và nhắc học sinh về nhà suy nghĩ tiếp, nhưng cũng không được quên nhiệm vụ chính là học bài cũ và đọc bài mới của chương trình học chính khoá môn học Địa lí. Trên đây là những phần cần thiết cho một buổi trắc nghiệm, thăm dò mà trong giảng dạy, học tập tôi đã phát hiện ra và hiện nay đang được áp dụng để giảng dạy, thực hiện và
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cach_danh_gia_nang_luc_hoc_sinh_trong_mon_dia_li_o_truo.doc