SKKN Cách cảm nhận về đàn ghi ta của lor - Ca của thanh thảo trên bình diện văn hóa

SKKN Cách cảm nhận về đàn ghi ta của lor - Ca của thanh thảo trên bình diện văn hóa

Đàn ghi ta của lorca là một tác phẩm mới đưa vào trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 12 nhưng hiện nay tài liệu tham khảo rất ít và cũng không có trong các sách thiết kế giáo án hoàn chỉnh cho giáo viên thậm chí trong các trường THPT cũng như khối GDTX cũng ít được trú trọng vì trong hệ GDTX đây là bài đọc thêm. Hơn nữa phần lớn GV và HS trong trường THPT hiện nay ít khi lúng túng trước một bài thơ được sáng tác theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn, nhưng lại khá ngỡ ngàng,thậm chí bất lực trước một bài thơ hiện đại, đặc biệt là thơ hiện đại viết theo phong cách tượng trưng siêu thực [2] Dẫn đến tình trạng giảng dạy tùy tiện, dạy “chay” hoặc giáo viên và học sinh phải mò mẫn, tìm tòi tài liệu (có những tài liệu không chính thống) dẫn đến bất cập về việc giảng dạy phần kiến thức về Đàn ghi ta của Lorca như đã nêu trên.

Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được xác định trong các chương trình trước đây, nhưng thường được quan niệm đó là nhiệm vụ đào tạo những con người phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ. Nghĩa là giáo dục, đào tạo con người đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước, con người cho xã hội. Đó là "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em", chính là đào tạo con người cá nhân. Ðó là mục tiêu chung về nhân cách con người mà đổi mới GD và ÐT hướng đến. Sự đổi mới về mục tiêu như vậy cũng đòi hỏi chuyển từ một nền giáo dục giúp người học "học được cái gì" sang học thì phải "làm được cái gì". Nói cách khác là giáo dục con người phải có cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn.

 

doc 22 trang thuychi01 7290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách cảm nhận về đàn ghi ta của lor - Ca của thanh thảo trên bình diện văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GDNN- GDTX THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH CẢM NHẬN VỀ ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA CỦA THANH THẢO TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA
Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Đàn ghi ta của lorca là một tác phẩm mới đưa vào trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 12 nhưng hiện nay tài liệu tham khảo rất ít và cũng không có trong các sách thiết kế giáo án hoàn chỉnh cho giáo viên thậm chí trong các trường THPT cũng như khối GDTX cũng ít được trú trọng vì trong hệ GDTX đây là bài đọc thêm. Hơn nữa phần lớn GV và HS trong trường THPT hiện nay ít khi lúng túng trước một bài thơ được sáng tác theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn, nhưng lại khá ngỡ ngàng,thậm chí bất lực trước một bài thơ hiện đại, đặc biệt là thơ hiện đại viết theo phong cách tượng trưng siêu thực [2] Dẫn đến tình trạng giảng dạy tùy tiện, dạy “chay” hoặc giáo viên và học sinh phải mò mẫn, tìm tòi tài liệu (có những tài liệu không chính thống) dẫn đến bất cập về việc giảng dạy phần kiến thức về Đàn ghi ta của Lorca như đã nêu trên.
Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được xác định trong các chương trình trước đây, nhưng thường được quan niệm đó là nhiệm vụ đào tạo những con người phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ. Nghĩa là giáo dục, đào tạo con người đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước, con người cho xã hội. Đó là "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em", chính là đào tạo con người cá nhân. Ðó là mục tiêu chung về nhân cách con người mà đổi mới GD và ÐT hướng đến. Sự đổi mới về mục tiêu như vậy cũng đòi hỏi chuyển từ một nền giáo dục giúp người học "học được cái gì" sang học thì phải "làm được cái gì". Nói cách khác là giáo dục con người phải có cả kiến thức, kỹ năng và vận dụng được vào trong thực tiễn.
Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản văn học trong nhà trường và ở các Trung tâm góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống, quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc. Vì vậy, các thầy cô giáo đã thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm như sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng công nghệ thông tin sưu tầm ảnh, sơ đồ tư duy, phiếu học tập, đặc biệt là hình thức học tập theo nhóm ... nhằm phát huy năng lực và phát triển các kĩ năng của học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Đàn ghi ta của Lorca là một tác phẩm chưa có nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp trong các trường THPT và trung tâm GDNN – GDTX đang còn lúng túng khi giải quyết, khắc phục bài giảng. 
Từ những lí do trên đây, và nhằm thắp lửa thêm cho các em tình yêu văn học và nâng cao hiệu quả dạy và học văn trong các Trung tâm, chúng tôi lựa chọn đề tài Cách cảm nhận về Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo trên bình diện văn hóa để nghiên cứu
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài này để nghiên cứu chúng tôi hướng đến mục đích: đưa ra một tài liệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX tham khảo khi giảng dạy và học tập tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca. Khắc phục tình trạng giảng dạy tùy tiện, dạy “chay” cũng như tránh được việc giáo viên và học sinh phải mò mẫn, tìm tòi tài liệu (có những tài liệu không chính thống)
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Về ngữ liệu, những khái quát trong đề tài xuất phát từ những tiến trình vận động văn hóa Tây Ban Nha cũng như cả cuộc đời của Lorca qua các bài viết để chúng tôi tổng hợp lại trong đề tài này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, khai thác tổng hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin (Chủ yếu từ nguồn Internet)
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp tiếp cận văn học
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Theo chủ quan của chúng tôi, đề tài này rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trước hết đề tài đưa đến hướng tiếp cận mới về Đàn ghi ta của Lor-ca một cách hệ thống, khoa học. Ở mức độ tổng quát, tiếp nhận Đàn ghi ta của Lor-ca diễn ra trên hai bình diện lớn: đón nhận, tôn vinh và để hình dung sức lan tỏa của văn học nghệ thuật như thế nào trong đời sống, ở thời đại công nghệ 4.0
Về mặt thực tiễn, đề tài này sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh có sẵn một hệ thống kiến thức cũng như hiểu thêm nét văn hóa Tây Ban Nha và những tình cảm mà nhà thơ Thanh Thảo dành cho Lorca. 
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận
Đời sống văn học là sự ra đời của các thể loại văn học nhằm mang đến sự giải trí khai sáng, truyền đạt kiến thức cho người đọc, người nghe, người quan sát và sự phát triển của các phương pháp truyền tải các thông điệp 
Văn học hiện đại và thời kỳ đổi mới là một đối tượng rộng lớn và chưa hoàn thành. Tuy nhiên, với hơn 30 năm từ thời điểm tiến hành đổi mới đến nay, chúng ta đã hoàn toàn có thể nhìn lại một chặng đường quan trọng của văn chương nước nhà, để phác họa diện mạo, để nhận ra những thành tựu và hạn chế, những đổi mới thực sự của văn nghệ trong bối cảnh đối mới của đất nước.
Vì vậy Đàn ghi ta của Lor-ca là tác phẩm sử dụng thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng, siêu thực, kết hợp tự sự và trữ tình , giữa thơ và nhạc , giữa màu sắc thơ viếng phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây, hình ảnh thơ lạ hóa, ảo hóa...[2] Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta vẫn làm thì bài học sẽ trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, chúng tôi xin được đề xuất một số phương pháp trong đề tài Cách cảm nhận về Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo trên bình diện văn hóa 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Đàn ghi ta của Lor ca là một tác phẩm mới mang tính khái quát nên cần có những kỹ năng khái quát hóa kiến thức. Qua khảo sát thực tế tiết dạy của các đồng nghiệp tại nơi công tác và một số trường bạn chúng tôi nhận thấy: đây là một tác phẩm hay nhưng để truyền lửa cho HS để các em cảm được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học là điều không dễ nên việc giảng dạy của GV cũng như tiếp nhận tác phẩm của HS vẫn còn nhiều lúng túng nên tồn tại một số mặt cơ bản sau:
- Về phía giáo viên
+ Chưa hướng dẫn cách tiếp nhận tích cực cho học sinh.
 	+ Bản thân một số ít giáo viên còn lúng túng bởi vốn kiến thức hạn chế đối với nền văn học thế giới và văn học Việt Nam hiện đại
+ Một số giáo viên còn áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho tác phẩm, các đặc điểm của văn học . 
+ Giáo viên còn nặng về thuyết giảng, khả năng gợi mở chưa tốt nên chưa tạo được không khí học tập tích cực để giúp các em chủ động khám phá, phát huy năng lực tiếp nhận chuyên đề này.
- Về phía học sinh
+ Tiếp nhận một cách miễn cưỡng, hời hợt nên chưa hiểu rõ, hiểu đúng về đời sống văn học thế giới và trong nước
+ Chưa hiểu rõ về sức mạnh của văn học nghệ thuật trong đời sống
+ Một số học sinh chưa tự giác tìm hiểu cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học có giá trị.
Từ việc tìm hiểu thực trạng việc dạy học Ngữ văn ở Trung tâm nói chung và đơn vị công tác, chúng tôi xin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca theo hướng mới cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn học sinh hứng thú khi tiếp cận tác phẩm này.
2.3 Các giải pháp thực hiện
Để tiến hành thực nghiệm các vấn đề đã nêu ra, chúng tôi xin trình bày cụ thể giáo án Đàn ghi ta của Loca. Nhưng do quy định số trang trong sáng kiến kinh nghiệm nên chúng tôi chỉ tóm tắt ngắn gọn tiết học như sau:
 Đọc văn
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA 
-Thanh Thảo-
 I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
a. Nhận biết: nắm được những tri thức về đặc điểm phong cách thơ độc đáo của Thanh Thảo
b. Thông hiểu
- Hiểu được vẻ đẹp của Lorca qua cách cảm nhận và tái hiện của Thanh Thảo
- Nắm được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ hiện đại của Tác giả
c Vận dụng thấp: Viết đoạn văn trình bày về hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lorca
d. Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về phong cách biểu đạt mới- mang đậm trường phái thơ siêu thực trong thơ Thanh Thảo để lí giải nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
a, Biết làm bài đọc hiểu về tác phẩm thơ trữ tình
b. Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
3. Thái độ
a. Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
b. Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một bài thơ, đoạn thơ
c. Hình thành nhân cách sống: biết trân trọng, ngưỡng mộ người tài
II. Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả trong bài thơ.
Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt - mang đậm trường phái thơ siêu thực- mang phong cách hiện đại
2. Kĩ năng: Biết phân tích thơ với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực 
3. Thái độ:
- Thương xót, tự hào, cảm phục sự hi sinh cao cả vì nghệ thuật và nền chính trị tiến bộ Tây Ban Nha của Lor-ca
- Ra quyết định, tự nhận thức
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một bài thơ với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực, thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá tài năng và nhân cách con người.
- Năng lực sáng tạo: xác định được lối sống, cách đánh giá con người từ những góc nhìn khác nhau, HS trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình về hình ảnh Lor-ca, nên có những suy nghĩ sáng tạo.
- Năng lực hợp tác: thảo luận cặp để giải quyết vấn đề GV đặt ra
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ như cái đẹp/cái xấu, cái cao cả/cái thấp hèn ...
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: soạn giáo án- SGK,SGV, Tài liệu tham khảo, sưu tầm tranh ảnh về Lorca, Thanh Thảo
2. Học sinh: soạn bài ở n nhà
IV. Tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tổ chức dạy và học bài mới
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ:
+ Trình chiếu tranh ảnh, cho HS xem tranh ảnh trên Power Point 
GV nhận xét và lưu ý: Những hình ảnh mà các em vừa xem trên màn hình là những hình ảnh tiêu biểu cho những nét văn hóa đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha, các em cần lưu ý để làm căn cứ suy luận ra ý nghĩa thơ Thanh Thảo
+ Phát 1 đoạn video về bài hát Đàn ghi ta của Lorca[3]
- HS: + Nhìn trên màn hình em hãy gọi tên nội dung từng hình ảnh? Nhận xét những hình ảnh đó mang ý nghĩa gì?(Phần phụ lục)
+ Trong bài hát mà các em vừa nghe có nhắc đến tên của ai?
- HS thực hiện nhiệm vụ
_ GV nhận xét và dẫn vào bài mới. Như vậy vừa rồi các em được nghe một bài hát ca ngợi về Lorca. Vậy Lorca là một con người như thế nào mà nhân dân Tây Ban Nha nói riêng nhân loại nói chung ngưỡng mộ, cảm phục và thương tiếc như vậy? Bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng lý giải điều đó qua bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bào học
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ
- Có thái độ tích cực, hứng thứ
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
HĐ 1 Tìm hiểu chung
Thao tác 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
PP giới thiệu: thuyết minh
?Từ phần tiểu dẫn em hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; ( Thành công trên những thể loại nào? Có đặc điểm gì?).
HS tái hiện lại kiến thức đã trình bày
-GV: Bổ sung các kiến thức về Lor-ca; về trào lưu văn học siêu thực,tượng trưng(Trên power Point)
GV Bài thơ được rút trong tập thơ nào? 
HS tái hiện lại kiến thức đã trình bày
GV nhận xét, chốt lại: Đây là tập thơ tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo
Trong nhan đề có nhắc tới 2 hình ảnh là Đàn ghi ta và Lor-ca, 2 hình ảnh này được chú thích ở số 1, 2 trang 164. Vậy từ chú thích đó em hãy cho cô biết những hiểu biết ngắn gọn về 2 hình ảnh này?
HS tái hiện lại kiến thức đã trình bày
GV: gọi HS đọc lời đề từ
Trong bài thơ Thanh Thảo có mượn ý của Lorca trong bài Ghi nhớ một bài thơ được xem là di chúc sớm của Lor-ca. Vậy mượn ý của Lor-ca để làm đề từ Thanh Thảo muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
HS tái hiện lại kiến thức đã trình bày
- GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ
GV+ gọi HS đọc bài thơ
 ? Em có thể chia bố cục bài thơ thành mấy phần?
HS tái hiện lại kiến thức đã trình bày
GV gợi ý bài thơ có nhiều cách chía theo cô có thể dựa trên kết quả cần đạt trong SGK tr 163 có thể chia thành 2 phần
GV trình bày bố cục bài thơ trên power point
Gv: Trong 2 phần này thì ở tiết 1 cô và các em sẽ tìm hiểu phần 1: Hình ảnh Lor-ca
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên thật: Hồ Thành Công (1946)
-Sự nghiệp:
+ Thể loại: Thơ, trường ca
+ Đặc điểm thơ:
Giàu suy tư, trăn trở, luôn tìm kiếm những cách biểu đạt mới; Hướng tới vẻ đẹp nhân văn
Nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”(1985)
b. Nhan đề
- Đàn ghi ta: 
+ Nét văn hóa của Tây Ban Nha-Tây Ban Cầm
+ Biểu tượng cho tài năng, khát vọng, sự nghiệp, số phận Lorca
- Lorca: 
+ Nghệ sĩ
+ Chiến sĩ
+ Có số phận oan khuất
c. Lời đề từ
- Ghi nhớ- như lời di chúc sớm của Lorca
+ Tình yêu nghệ thuật
+ Tình yêu quê hương
+ Mong muốn nghệ thuật phát triển
d. Bố cục: 
Gồm 2 phần:
- Khổ 1,2,3: Hình ảnh Lor-ca
- Khổ 4,5,6: suy tư của tác giả về cái cách giã từ của Lor-ca
Năng lực thu thập thông tin, năng lực giải quyêt tình huống, năng lực giao tiếp tiếng Viết
Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hình ảnh Lorca được nhắc đến thông qua những hình ảnh nào? 
GV: Tác giả sử dụng biệp pháp tu từ gì qua hình ảnh “Tiếng đàn”, Nhờ biện pháp tu từ đó đã đem đến hiệu quả thẩm mỹ gì?
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “bọt nước”?
Áo choàng đỏ gợi cho em những suy nghĩ gì về đất nước Tây Ban Nha?
Điệp khúc li-la gợi cho em những liên tưởng gì?
Những thi liệu và những từ ngữ biểu cảm gợi cho em hình dung về người nghệ sĩ – chiến sĩ Lor-ca như thế nào?
Khổ thơ tiếp theo như dòng tự sự kể lại khoảng thời gian cận kề cái chết mà chính chàng cũng không biết. đành rằng Lor-ca cũng biết là theo đuổi cuộc đấu tranh là cầm chắc cái chết, rồi trong lời di chúc sớm ông cũng linh cảm điều này nhưng Lor-ca không ngờ rằng cái chết nó lại đến nhanh và kinh hoàng như thế. Vậy theo em hình ảnh nào biểu tượng cho cái chết của Lorca? 
HS thực hiện nhiệm vụ
Tiếng ghi ta được biến tấu qua những màu sắc nào? Những màu sắc đó mang ý nghĩa như thế nào?
GV: Hướng dẫn HS tiểu kết
Tiết 2( 30 phút)
GV: Dòng thơ Không ai chôn cất tiếng đàn có hình thức phủ định vậy nhà thơ phủ định điều gì?
Dòng tiếp theo Thanh Thảo sử nghệ thuật so sánh tiếng đàn với hình ảnh gì? Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?
Hình ảnh giọt nước mắt, vầng trăng biểu trưng cho điều gì?
Lor-ca một nghệ sĩ tài hoa, một chiến sĩ chiến đấu không mệt mỏi cho nên dân chủ, tự do và sự nghiệp cách tân nghệ thuật- người con vĩ đại của Tây Ban Nha, của thế giới thế mà đã phải từ giã cõi đời khi tuổi đời mới 38 tuổi, hơn nữa ông ra đi khi sự nghiệp đang còn dang dở chính vì vậy, sự ra đi đó để lại niềm tiếc thương cho người đời, không chỉ những người đang sông lúc đó mà cho cả hậu thế. 
II. Đọc – hiểu bài thơ
1.Hình ảnh Lorca
a. Khổ 1
- Tiếng đàn: 
+ Hoán dụ: chỉ nghệ thuật của Lorca
+ Bọt nước: đẹp long lanh, tròn trịa, mong manh dễ tan[6]
+ Dùng hình ảnh để mô phỏng tiếng đàn say đắm; cuộc đời, sự nghiệp thì ngắn ngủi, mong manh 
- Áo choàng đỏ:[9]
+ Gợi bản sắc văn hoá TBN.
+ Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ.
+ Đỏ gắt: không khí chính trị ngột ngạt, bức bối
- Li-la li-la li-la
 + Tên loài hoa
-> Mượn hình ảnh, màu sắc để mô phỏng âm thanh tiếng đàn: du dương, lãng mạn, mê đắm lòng người
+ Âm thanh của tiếng đàn ghi ta
-> Dùng giai điệu trong ghi ta để gợi nhắc và ca ngợi tài năng đánh đàn của Lor-ca
+ Giai điệu trong quốc ca không lời của Tây Ban Nha[1]
->Dùng giai điệu trong quốc ca Tây ban Nha để tưởng nhớ Lor-ca đó là cách hay nhất Thanh Thảo tri âm Lor-ca
- Thi liệu Lor-ca: vầng trăng, yên ngựa cùng với từ: lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn-> chàng nghệ sĩ du ca luôn đơn độc trên hành trình đấu tranh cho tự do và cái mới trong nghệ thuật.
èGợi hình ảnh Lor-ca, người nghệ sĩ,chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến chống lại chế độ độc tài, cái mới trong nghệ thuật.
b. Khổ 2,3
- Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái Lor-ca.
- Tiếng ghi ta:[9]
 . nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy.
 . xanh: hy vọng, tuổi trẻ
 . tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.
 . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.
->Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.[5]
èHình ảnh Lor-ca với cái chết bi tráng.
III. Tiểu kết:
- Nghệ thuật: Bút pháp vừa tả thực vừa tượng trưng siêu thực, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ, kết hợp yếu tố thơ với nhạc
- Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca; thể hiện lòng đồng cảm ngưỡng mộ, tiếc thương của tác giả 
2. Suy tư của tác giả về cái cách giã từ của Lor-ca
- Tiếng đàn
+ Không ai chôn cất tiếng đàn: Nghệ thuật là bất tử
+ So sánh như cỏ mọc hoang: Nghệ thuật có sức sống mãnh liệt; tiếc nuối nghệ thuật thiếu vắng ngưới định hướng
- Giọt nước mắt: tiếc thương vô hạn trước cái chết của Lor-ca; =>Khổ thơ khẳng định sự bất tử của Lor-ca cùng nghệ thuật
- Sự ra đi
+ Hình ảnh ám dụ đối lập: đường chỉ tay, dòng sông-> Đời người ngắn ngủi giữa thế giới rộng lớn hiểu nên Lorca thanh thản ra đi
+ Hành động: Bơi sang ngang, ném lá bùa, ném trái tim mình-> Quyết tâm giã từ thế giới để rộng đường cho thế hệ sau có cơ hội phát triển nghệ thuật
-> Lorca tỏa sáng qua hành động nhân văn- tư thế chủ động của một con người dũng cảm khi lựa chọn cho mình sự ra đi vĩnh viễn[6]
- Li-la li-la li-la: Khúc tri âm của Thanh Thảo đưa người nghệ sĩ vào cõi vình hằng[6]
=> Vừa tiếc nuối cho cuộc đời ngắn nủi của thiến tài vừa là tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.
III. Tổng kết
Ghi nhớ SGK tr166
- Nghệ thuật: cấu trúc thơ tự sự; hình ảnh biểu tượng- siêu thực; kết hợp yếu tố thơ với nhạc
 - Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca; thể hiện lòng đồng cảm ngưỡng mộ, sự đồng cảm, tiếc thương của tác giả[6] 
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tư duy
Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra
Năng lực hợp tác, trao đổi
Năng lực giải quyết vấn đề: năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp
C. LUYỆN TẬP(3 phút)
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ:
Anh(chị) hãy nối hai vế lại với nhau để tạo thành ý đúng?
1. Tố Hữu
2. Nguyễn Khoa Điềm
3. Thanh Thảo
a. Trữ tình chính luận
b. Mang đậm dấu ấn của 
trường phái siêu thực
 c. Trữ tình chính trị
1c
2a
3b
Năng lực tư duy
D.VẬN DỤNG (10 phút)
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
1. Cho biết hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng qua hai hình ảnh tiếng đàn và áo choàng đỏ gắt
2. Anh chị hiểu như thế nào về diệp khúc li-la li-la li-la
3. Qua 3 dòng thơ anh(chị) hãy nhận xét về đặc điểm thơ Thanh Thảo
4. Cảm nhận của anh chị về hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua ba khổ thơ đầu
1. Biện pháp tu từ: hoán dụ
+ tiếng đàn: chỉ nghệ thuật của Lorca 
+ áo choàng đỏ: bản sắc văn hoá TBN;+ H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ.
2. li-la li-la li-la: Tên loài hoa; âm thanh của t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_cam_nhan_ve_dan_ghi_ta_cua_lor_ca_cua_thanh_thao_t.doc