SKKN Biện pháp vận dụng kiến thức liên môn các môn khoa học xã hội trong quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 6

SKKN Biện pháp vận dụng kiến thức liên môn các môn khoa học xã hội trong quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 6

Nâng cao chất lượng dạy và học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện về: nội dung, mục tiêu, phương pháp, phương tiện và các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.

Trong những năm gần đây, Nghị quyết Trung ương Đảng và các văn kiện của Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều, chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức, sang lối dạy học tích cực có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. Vậy làm thế nào để có một phương pháp giảng dạy linh hoạt, hấp dẫn người học, khơi gợi mong muốn học tập và tìm hiểu của người học. Qua thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, tôi  nhận thấy việc dạy học gắn liền với thực tiễn, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học đáp ứng được những yêu cầu đó của người học.

doc 9 trang Phúc Hảo 20/04/2024 6151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp vận dụng kiến thức liên môn các môn khoa học xã hội trong quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THẠNH TRỊ	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÂM KIẾT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT BIỆN PHÁP 
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Tên biện pháp: Biện pháp vận dụng kiến thức liên môn các môn khoa học xã hội trong quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 6
Môn: Lịch sử và địa lí	Lớp: 6
Người thực hiện: Huỳnh Đa Rinh
Đơn vị: Trường THCS Lâm Kiết	
Lý do chọn biện pháp
Nâng cao chất lượng dạy và học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện về: nội dung, mục tiêu, phương pháp, phương tiện và các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết Trung ương Đảng và các văn kiện của Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều, chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức, sang lối dạy học tích cực có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập. Vậy làm thế nào để có một phương pháp giảng dạy linh hoạt, hấp dẫn người học, khơi gợi mong muốn học tập và tìm hiểu của người học. Qua thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy việc dạy học gắn liền với thực tiễn, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học đáp ứng được những yêu cầu đó của người học.
Ở bậc trung học cơ sở trong những năm qua, việc dạy học tích hợp, dạy học liên môn đã được thực hiện ở nhiều môn học như: Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân. Trong đó, phân môn Địa lí là môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội toàn cầu và vùng lãnh thổ. Vì vậy, phân môn Địa lí có nhiều thuận lợi để vận dụng kiến thức của những môn học khác vào giảng dạy. Việc dạy học liên môn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em thấy yêu môn học hơn và không cảm thấy phân môn Địa lí là một môn khô khan, khó học.
Với những lí do trên, từ thực tế giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS Lâm Kiết tôi đã đúc rút được kinh nghiệm và mạnh dạn thử nghiệm đề tài: “Biện pháp vận dụng kiến thức liên môn các môn khoa học xã hội trong quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 6”
Hiện nay, phần lớn giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các môn học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Qua các năm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Địa lí, chất lượng dạy và học phân môn Địa lí đã không ngừng được nâng cao. Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng nhiều. Nhiều học sinh đã yêu thích phân môn Địa lí. Các giờ học phân Địa lí đã diễn ra sôi nổi, sinh động. Tuy vậy, việc dạy học phân Địa lí vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chất lượng dạy và học Địa lí vẫn chưa thật sự bền vững. Nhiều giờ học vẫn còn tẻ nhạt, học sinh vẫn chưa thật sự say mê, hứng thú. Thực trạng này theo tôi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, về phía giáo viên: Nhiều giáo viên vẫn coi nặng việc truyền thụ kiến thức, ít vận dụng kiến thức Liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục; xem nhẹ việc giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, dẫn đến lối dạy học đọc chép, tiết dạy khô khan, không sinh động.
Thứ hai, về phía học sinh: Các em chịu áp lực nặng về việc ghi nhớ kiến thức, học không gắn với thực tiễn, với kiến thức của các môn học khác trong cùng cấp học. Thêm vào đó, tâm lí của đa số học sinh hiện nay là vẫn xem nhẹ phân môn Địa lí, coi đây chỉ là phân môn phụ. Do đó, dẫn đến lối học thụ động, ghi nhớ máy móc, nhàm chán, không yêu thích bộ môn.
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp 6 của trường THCS Lâm Kiết đầu năm học 2022 – 2023 đạt kết quả, như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/1
6/2
6/3
Những số liệu trên cho thấy chất lượng môn học chưa thật sự đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy, bản thân tôi nhận thấy, việc đổi mới các phương pháp dạy học trên lớp phải gắn liền với việc tăng cường niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh, giúp các em cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Trong đó, vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau trong dạy học phân môn Địa lí là phương pháp dạy học đem lại nhiều hiệu quả. Vì vậy, với đề tài này, không có tham vọng gì nhiều, tôi chỉ muốn đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của một số bộ môn cụ thể để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học phân môn Địa lí.
2. Các biện pháp đã thực hiện
2.1. Biện pháp: Vận dụng kiến thức môn Văn học
Đối với phân môn Địa lí, văn học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi Văn học là một chất liệu rất đặc biệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chọn lọc và gọt giũa tinh tế. Tác phẩm Văn học có khả năng tái hiện cụ thể sinh động hiện thực khách quan. Chính vì thế, Văn học là một phương thức dễ đi vào lòng người. Sử dụng Văn học có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp dẫn ở học sinh, làm cho kiến thức phân môn Địa lí không còn khô khan, khó học; đồng thời tạo được những biểu tượng, khái niệm Địa lí sinh động. Trong chương trình phân môn Địa lí lớp 6, chúng ta có thể vận dụng Văn học để mở bài, tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học, hoặc có thể sử dụng Văn học để khai thác, làm rõ hơn các kiến thức Địa lí. Thông qua những áng văn, câu thơ có liên quan đến Địa lí, giáo viên còn có thể giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, niềm tự hào về những vẻ đẹp tự nhiên và con người của đất nước, đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên, hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mĩ. Văn học cũng có thể được sử dụng để khơi gợi khả năng tìm tòi, khám phá của học sinh. Như khi dạy bài 7 “Chuyển động quanh mặt trời của trái đất và hệ quả” (trang 132 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo) về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ, giáo viên vận dụng câu ca dao: 
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu ca dao trên nói về hiện gì? Bằng kiến thức đã học hãy giải thích hiện tượng đó.
Hay để minh họa cho hiện tượng thời tiết và khí hậu khi vào bài ở bài 18 giáo viên có thể đọc vài câu ca dao, tục ngữ rất gần gũi để các em có thể nhận biết đó là hiện tượng liên quan đến hiện tượng thời tiết và khí hậu như sau:
Đông bắc tia tia hồng hồng
Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chồng nhà tránh bão đỡ lo sau này.
2.2. Biện pháp: Vận dụng kiến thức môn Lịch sử
Địa lí là môn học nghiên cứu về phạm vi phân bố không gian lãnh thổ hiện tại nhưng không phải như thế mà Địa lí không liên quan đến Lịch sử. Muốn nắm được sự vận động từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, giáo viên cần có những kiến thức Lịch sử cần thiết để việc dạy học có hiệu quả hơn. Trong chương trình phân môn Địa lí lớp 6, tuy việc vận dụng môn Lịch sử vào từng bài học không nhiều nhưng những câu chuyện về lịch sử, nhiều kiến thức về lịch sử cũng có thể được lồng ghép để tạo hứng thú cho học sinh hoặc minh họa và làm rõ hơn cho những kiến thức về Địa lí.
Chẳng hạn như khi dạy bài 6 “Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả”(trang 128 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo), có hệ quả Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. Để kích thích sự tìm tòi, khám phá của học sinh, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện Lịch sử (- Những cuộc phát kiến Địa lí) về Ma-gie-lăng cùng đoàn thám hiểm đã đi vòng quanh thế giới (1521- 1522) từ châu Âu, qua Nam Mỹ, sang châu Á và trở về châu Âu, đoàn đã đi được một vòng. Khi đi trên tàu, cứ mỗi ngày thấy Mặt Trời mọc, người thủy thủ đều xé một tờ lịch. Cứ như vậy, sau hai năm tàu về đến cảng. Một điều khác lạ xảy ra là khi tàu về đến nơi, lịch trên tàu lại chậm hơn lịch Tây Ban Nha lúc đó đúng một ngày. Nhưng lúc đó không ai giải thích được vì sao? Từ đó, giáo viên gợi ý học sinh tìm tòi, khám phá để lí giải sự chênh lệch ngày qua câu chuyện trên.
Hay khi dạy bài 16 “Thủy triều. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà” (trang 166 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo), để minh họa cho học sinh về việc vận dụng thủy triều trong đời sống, sản xuất và quân sự, giáo viên có thể kể câu chuyện Lịch sử về chiến thắng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 bằng chiến thuật lợi dụng hiện tượng thủy triều: Nghe tin quân địch sắp đến, Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ. Khi quân địch tiến vào, Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi triều xuống, ông mới ra lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đam thủng gần hết. Sau này trong trận Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo cũng đã vận dụng lối đánh này để chiến thắng quân Nguyên Mông.
2.2. Biện pháp: Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân
Những bài dạy của môn Giáo dục công dân (GDCD) có nhiều nội dung quan trọng mà giáo viên của các bộ môn nói chung và môn Địa lí nói riêng có thể vận dụng để hỗ trợ kiến thức cho môn học của mình. Trong chương trình Địa lí lớp 6, giáo viên nên tham khảo và kết hợp khéo léo một số vấn đề tương đồng giữa hai bộ môn để các bài giảng về Địa lí thêm phong phú. Tất cả các bài giáo viên đều có thể lồng ghép. Ví dụ như bài 10 “Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản” (trang 144 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo) giáo viên có thể đặt câu hỏi: Căn cứ vào quá trình hình thành khoáng sản và vốn hiểu biết của mình chúng ta cần có biện pháp gì trong vấn đề khai thác bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
Bài 17 “Sông và Hồ” (trang 170 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo), bài 18 “Biển và Đại Dương” (trang 173 Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo) giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ nguồn nước sông, hồ, biển
- Ngoài các hình thức vận dụng trên, ở địa lí lớp 6 nhiều bài giáo viên còn có thể tích hợp môi trường, tích hợp địa phương, tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong bài dạy sao cho phù hợp, mà không làm quá tải chương trình.
Kết quả
Kết quả trên cùng với sự chuyển biến trong nhận thức, học và làm bài đối với môn Địa lí của học sinh, đã giúp tôi nhận thấy rõ tác dụng và sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí lớp 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Chính vì vậy mà sau khi áp dụng cách làm trên bản thân tôi thấy học sinh thích học hơn, từ đó các em chất lượng được nâng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát cuối năm học 2022 – 2023, đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6/1
6/2
6/3
Từ những kết quả nêu trên, có thể khẳng định đây là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, góp phần để đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Lâm Kiết, ngày 15 tháng 310 năm 2023
NGƯỜI THỰC HIỆN
HUỲNH ĐA RINH

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_van_dung_kien_thuc_lien_mon_cac_mon_khoa_hoc.doc