SKKN Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Công nghệ khối lớp 11

SKKN Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Công nghệ khối lớp 11

Như chúng ta đã biết, một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc cho toàn nhân loại trên thế giới hiện nay đó chính là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại phát triển các thế hệ hiện tại và tương lai. Ô nhiễm môi trường kèm theo rất nhiều hệ lụy, tàn phá sức khỏe, sự sống của nhiều thế hệ, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa lũ quét thất thường, xói mòn lũ lụt, hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên gây ra hiện tượng băng tan khiến nước biển dâng cao, diện tích đất liền bị thu hẹp, động đất sóng thần xảy ra nhiều nơi trên thế giới nhấn chìm hàng trăm triệu căn nhà, cướp đi hàng trăm triệu sinh mạng của con người, xuất hiện nhiều loại bệnh lạ do ăn phải thực phẩm nhiễm độc, sử dụng nguồn nước nhiễm độc, hít phải chất thải độc từ nhà máy. Môi trường gắn liền với sự sống và phát triển của con người, hủy diệt môi trường là hủy diệt sự sống của chúng ta.

Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu. Ngày môi trường thế giới 5/6 ra đời cũng mang mục đích ý nghĩa đó.

Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.

 Qua quá trình quan sát, tìm hiểu về môi trường một số xã gần trong huyện Hậu Lộc. Do địa hình ven biển, nên hàng năm người dân nơi đây phải chịu ảnh hưởng của bão lũ. Môi trường trong khu dân cư bị ô nhiễm. Người dân đổ rác thải bừa bãi ven bờ biển. Hiện tượng thải và xử lí rác thải không đúng quy trình gây ô nhiếm nặng như bờ biển Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc Hiện tượng thải rác ở khu chợ, các đường làng ngõ xóm ngày càng gia tăng ở địa bàn xã Ngư Lộc. Hệ thống thoát nước, xử lý rác thải chưa đảm bảo.

 Nguyên nhân của tình trạng trên là do quá trình phát triển kinh tế xã hội CNH- HĐH việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được nhận thức đúng, rồi sự thiếu trách nhiệm từ các doanh nghiệp nhà máy, chỉ chú trọng cái lợi trước mắt. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, xử lí rác thải, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.

 

doc 20 trang thuychi01 12603
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Công nghệ khối lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 - MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc cho toàn nhân loại trên thế giới hiện nay đó chính là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại phát triển các thế hệ hiện tại và tương lai. Ô nhiễm môi trường kèm theo rất nhiều hệ lụy, tàn phá sức khỏe, sự sống của nhiều thế hệ, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa lũ quét thất thường, xói mòn lũ lụt, hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên gây ra hiện tượng băng tan khiến nước biển dâng cao, diện tích đất liền bị thu hẹp, động đất sóng thần xảy ra nhiều nơi trên thế giới nhấn chìm hàng trăm triệu căn nhà, cướp đi hàng trăm triệu sinh mạng của con người, xuất hiện nhiều loại bệnh lạ do ăn phải thực phẩm nhiễm độc, sử dụng nguồn nước nhiễm độc, hít phải chất thải độc từ nhà máy. Môi trường gắn liền với sự sống và phát triển của con người, hủy diệt môi trường là hủy diệt sự sống của chúng ta. 
Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu. Ngày môi trường thế giới 5/6 ra đời cũng mang mục đích ý nghĩa đó. 
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. 
 Qua quá trình quan sát, tìm hiểu về môi trường một số xã gần trong huyện Hậu Lộc. Do địa hình ven biển, nên hàng năm người dân nơi đây phải chịu ảnh hưởng của bão lũ. Môi trường trong khu dân cư bị ô nhiễm. Người dân đổ rác thải bừa bãi ven bờ biển. Hiện tượng thải và xử lí rác thải không đúng quy trình gây ô nhiếm nặng như bờ biển Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc  Hiện tượng thải rác ở khu chợ, các đường làng ngõ xóm ngày càng gia tăng ở địa bàn xã Ngư Lộc. Hệ thống thoát nước, xử lý rác thải chưa đảm bảo. 
 Nguyên nhân của tình trạng trên là do quá trình phát triển kinh tế xã hội CNH- HĐH việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được nhận thức đúng, rồi sự thiếu trách nhiệm từ các doanh nghiệp nhà máy, chỉ chú trọng cái lợi trước mắt. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, xử lí rác thải, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường.
Và một nguyên nhân nữa, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ; họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiềuthế nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. 
Các em học sinh hôm nay là mầm non tương lai của đất nước, sẽ kế tiếp cha anh để xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường sống cho nhân loại, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại. Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường là một điều rất cần thiết. Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông chưa có môn học riêng cho giáo dục bảo vệ môi trường, mà được tích hợp vào một số môn học như Hóa học, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Vật lý, Địa lý và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Đối với thầy cô, không chỉ có nhiệm vụ dạy kiến thức cho học sinh, mà còn phối hợp với gia đình xã hội, giáo dục các em trở thành con người có tri thức, có tâm hồn yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Từ đó có ý thức quan tâm đến môi trường sống của cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường,bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Bản thân tôi là giáo viên dạy công nghệ tại trường PTTH Hậu Lộc 4, một trong những bộ môn đã được bộ giáo dục đưa vào khung chương trình nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học. Hơn nữa lại là phó bí thư đoàn trường đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động ngoại khóa giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho các em học sinh. Tôi nhận thấy việc giáo dục cho các em học sinh trong nhà trường ý thức bảo vệ môi trường thông qua dạy học là rất cần thiết.Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Công nghệ khối lớp 11” để vận dụng vào dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và chia sẻ với đồng nghiệp cùng tham khảo.
2 - NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường
2.1.1.1 Môi trường
 	Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh ta, được hình thành do các quá trình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường được coi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc hại đạt mức bắt đầu ảnh hưởng sức khỏe con người, động vật, thực vật và vật liệu. 
2.1.1.2 Giáo dục môi trường 
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy hoặc không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào một xã hội phát triển về sinh thái. 
2.1.1.3 Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong trường THPT
Giáo dục môi trường giúp hình thành, phát triển nhận thức, thái độ và hành vi đối với môi trường trong giai đoạn hình thành đạo đức nhân cách. 
 Là lứa tuổi làm chủ đất nước trong tương lai, do đó giáo dục môi trường ngay bây giờ là lựa chọn cho sự phát triển bền vững. Các chương trình, kế hoạch giáo dục trong nhà trường hỗ trợ đắc lực cho giáo dục môi trường và mang lại hiệu quả cao nhất. Giúp học sinh hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với sự tồn tại và phát triển của con người. 
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. 
2.1.1.4 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT
a. Kiến thức
Học sinh có hiểu biết về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng. 
- Con người - dân số - môi trường: Biết được vai trò của chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, về các biện pháp bảo vệ môi trường. Vai trò môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường, việc khai thác, sử dụng, tái tạo nguồn tài nguyên và phát triển bền vững, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường.
- Giải thích được những hiện tượng bất thường của môi trường xảy ra trong tự nhiên.
b. Kỹ năng, Hành vi
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, xã hội.
c. Thái độ, tình cảm
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa. Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Bảo vệ đa dạng sinh học đất đai, bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, có ý thức giữ gì vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 2.1.1.5 Nguyên tắc, phương thức giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT
a. Nguyên tắc giáo dục 
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học. 
- giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Hệ thống kiến thức và kỹ năng được triển khai theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế của địa phương.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, học sinh phát hiện vấn đề về môi trường và tình huống giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, không làm quá tải lượng và thời gian của tiết học.
b. Phương thức giáo dục
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ.
- Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học như:
+ Câu lạc bộ môi trường. 
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề : tìm hiểu môi trường địa phương, phát hiện vấn đề, thảo luận biện pháp xử lí vấn đề môi trường. 
+ Hoạt động tái tạo môi trường sinh thái: trồng cây xanh, xử lý nguồn nước. 
+ Hoạt động đoàn thanh niên về bảo vệ môi trường: Thi tìm hiểu về môi trường, hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tháng hành động về môi trường.
2.1.2 Giáo dục môi trường trong môn công nghệ 11
2.1.2.1 Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THPT
Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THPT, trong đó có môn Công nghệ lớp 11. Đây là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào một cách thuận lợi vì nhiều tiết học có thể đề cập đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Khi soạn giáo án và thực hiện quá trình giảng dạy giáo viên cần chọn lọc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để đưa vào bài giảng. 
2.1.2.2 Nguyên tắc tích hợp
- Phải đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép đồng thời không làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thế lồng ghép nội dung giáo dục BVMT và sử dụng TKNL một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. 
- Phải căn cứ vào khung chương trình địa chỉ tích hợp của bộ môn. 
- Phải dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có tính thực tết, dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét. 
- Phải dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương, dựa trên tinh thần hợp tác. 
2.1.2.3 Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học 
a. Khái niệm tích hợp
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môm học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học. Xây dựng các môn học tích hợp thành môn học truyền thống. 
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. 
b. Các mức độ tích hợp lý
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của đổi mới giáo dục BVMT. 
- Mức độ bộ phận: Chỉ một phần của bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục.
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục môi trường không đưa vào chương trình giáo khoa nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức một cách có logic liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp bằng cách liên hệ thực tiễn. 
c. Nguyên tắc tích hợp
- Phải đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép đồng thời không làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thế lồng ghép nội dung giáo dục một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. 
- Phải căn cứ vào khung chương trình địa chỉ tích hợp của bộ môn. 
- Phải dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có tính thực tết, dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét. 
- Phải dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương, dựa trên tinh thần hợp tác. 
2.1.3. Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Công nghệ 11
2.1.3.1 Hình thức dạy học nội khóa
- Bao gồm hình thức dạy học trên lớp và ngoài lớp. 
2.1.3.2 Hình thức dạy học ngoại khóa
- Tổ chức nói chuyện giao lưu về thực trạng môi trường và thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
 - Tổ chức tìm hiểu môi trường, đố vui môi trường. 
 - Cho học sinh xem phim ảnh, tư liệu sách báo về vấn đề môi trường. 
2.1.3.3 Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Công nghệ 11
a. Phương pháp dùng ngôn ngữ bằng lời
- Phương pháp thuyết trình: giáo viên dùng lời nói để môi tả giảng giải cho học sinh về thực trạng môi trường hiện nay. 
 - Phương pháp giảng giải: Dùng khi giải thích các hiện tượng, sự vật, các vấn đề liên quan đến môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Phương pháp vấn đáp: giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, hoặc học sinh đưa ra câu hỏi, giáo viên trả lời. Hoặc có thể giữa học sinh trả lời với học sinh.
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, thảo luận giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh và học sinh về vấn đề liên quan.
b. Phương pháp trực quan
 Giáo viên dùng phương tiện trực quan: Tranh ảnh, bằng hình vẽ, phim ảnh, quan sát mô hình. Đây là một phương pháp hữu ích cho việc giảng dạy, đặc biệt với bộ môn mang tính trực quan, thực hành thí nghiệm nhiều như bộ môn Công nghệ.
 c. Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành các nhóm. Phương pháp này giúp phát huy khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề và nêu cao tinh thần hợp tác, từ đó góp phần giúp các em có thể giáo dục, nhắc nhở bạn cùng có ý thức trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
d. Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Tạo tình huống, nêu vấn đề. 
- Giải quyết vấn đề. 
- Kết luận. 
- Biện pháp. 
e. Phương pháp kỹ thuật động não 
Động não là một kỹ thuật giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. 
g. Phương pháp thí nghiệm, thực hành
 Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong dạy học bộ môn Công nghệ. Vì đặc trưng của bộ môn là môn thực nghiệm, phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó. Nhìn chung mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Có khó khăn và thuận lợi riêng. Bởi vậy, trong quá trình dạy học bản thân tôi nghiên cứu bài dạy, để sử dụng phương pháp nào phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, khả năng tiếp thu và nhận thức của đối tượng học sinh mà tôi dạy để đạt mục tiêu bài dạy cũng như vấn đề cần giải quyết và có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả tối đa.
 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
2.2.1 Tình hình dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường THPT Hậu Lộc 4
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong dạy học. Đó là một trong những mục tiêu cần đạt trong dạy và học của nhà trường. Thông qua quá trình học tập, giúp các em học sinh có nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm gần đây,vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường luôn được Ban giám hiệu nhà trường THPT Hậu Lộc IV lập kế hoạch triển khai và yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc trong quá trình dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ giáo dục đề ra. Giáo viên dạy bộ môn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên ở một số giáo viên, việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học vẫn còn mang tính gượng ép,hình thức, chưa thực sự sâu rộng và phong phú. Bộ môn thực hiện tích hợp còn một số khó khăn như: Học sinh còn thiếu kiến thức thực tế, tiết học ngắn nên việc thực hiện tích hợp khó có thể mở rộng thêm kiến thức bên ngoài. 
2.2.2 Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 ở trường THPT Hậu Lộc 4
a. Thuận lợi 
 	Cơ sở vật chất như: Phòng thực hành, máy chiếu được trang bị đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng phần nào nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh vẽ, mô hình được cung cấp tương đối đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh đã được ứng dụng triệt để nên nhiều em học sinh đã tiếp cận và kịp thời làm quen. Nhờ đó nhiều em đã có đổi mới trong tư duy, biết liên kết giữa các phần kiến thức với nhau, và có lối tư duy khá nhạy bén, hiệu quả chất lượng giờ học được nâng cao.
b. Khó khăn 
+ Khó khăn về cơ sở vật chất: Mặc dù cơ sở vật chất đã được trong bị khá nhiều, nhưng còn thiếu ở một số hạng mục như mô hình động cơ đốt trong, một số bộ đồ dùng chất lượng chưa cao.
+ Khó khăn trong việc học bộ môn Công nghệ 11: Trước đây với cách dạy học theo kiểu truyền thống khiến cho tư duy của một số em đi vào lối mòn, không kích thích sự phát triển của học sinh nên mặc dù chăm chỉ nhưng những em này tiếp thu kiến thức chậm, không biết cách liên kết giữa phần đã học trước đó vào phần sau.Và đối với việc học bộ môn Công nghệ ở trường THPT Hậu Lộc 4 cũng không ngoại lệ.Một bộ phận hoc sinh chỉ biết ghi mà không biết cách lưu trữ thông tin sao cho tự chủ, khoa học, và độc lập. Thói quen học tập tích cực chủ động, tìm tòi kiến thức của học sinh chưa tốt và chưa đồng đều ở các đối tượng học sinh nên khi giáo viên tổ chức cho học sinh thí nghiệm, thực hành, tìm hiểu thực tế, thảo luận nhóm thì một số em còn lúng túng, điều đó gây trở ngại cho giáo viên trong quá trình dạy học. Hơn nữa theo quan niệm của một bộ phận của phụ huynh và học sinh, vẫn coi Công Nghệ là “môn phụ” nên thiếu động cơ, hứng thú trong học tập, sự chú trọng, việc dành thời gian cho môn học cũng ít đi. Dẫn đến việc học bộ môn Công nghệ còn có những hạn chế như chất lượng đại trà chưa đồng đều ở các đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu của các em khá chênh lệch nhau. Nên chưa hình thành cho tất cả các em ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thành một kỹ năng sống hàng ngày.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 
Giải pháp
a. Tìm hiểu môi trường giáo dục 
Nhận thấy được vấn đề cấp bách và cần thiết của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học trong bộ môn Công Nghệ những năm gần đây. Bản thân tôi đã phân tích và tìm ra những giải pháp thiết thực để thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường sao cho có hiệu quả đối với học sinh.Trước hết bản thân phải tìm hiểu về môi trường, sưu tầm và lưu trữ các tư liệu, dẫn chứng về vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trên thế giới như hình ảnh minh chứng cho hậu quả của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, những hình ảnh mang tính phê phán về hành động thiếu ý thức gây tốn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Ngoài ra cần tìm hiểu môi trường mà phần lớn các em học sinh sinh sống học tập tại khu dân cư vùng ven biển các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc.
b. Lên kế hoạch thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học công nghệ trong nhà trường nói chung và môn Công nghệ lớp 11 nói riêng
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã lên kế hoạch cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy bộ môn Công nghệ, kế hoạch này phải bám sát địa chỉ tích hợp, nội dung tích hợp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo. Ngoài ra, có thể mở rộng thêm trong các bài giảng, hoạt động khác.
c. Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh, video cần thiết để phục vụ trong các tiết dạy có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Sau khi định hướng các giải pháp ngay từ đầu năm học, giáo viên sẽ tổ chức thực hiện trong suốt quá trình dạy học, ngoài các tiết học còn lồng ghép vào các hoạt động khác trong nhà trường. Đối với tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới giáo viên có thể sưu tầm rồi lưu lại. Còn đối với môi trường địa phương bản thân giáo viên có thể trực tiếp chụp quay lại và dùng làm tư liệu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_vao_day_h.doc