SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý nề nếp học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý nề nếp học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn hiện nay hòa trong xu thế phát triển kinh tế thế giới, nhu cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Mỗi một con người muốn có thể sống và làm việc được trong xã hội hiện nay cần phải xác định học tập suốt đời. Theo quan điểm chỉ đạo giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân phù hợp với những mục tiêu giáo dục do UNESCO đề ra khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI và được xem như những trụ cột của giáo dục. Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để làm người.

Tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng chỉ rõ nhiệm vụ ưu tiên Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.

+ Mục tiêu của GD phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ GD trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của GD trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

doc 79 trang Mai Loan 15/03/2025 482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý nề nếp học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 ĐỀ TÀI:
 Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý 
Nề nếp học sinh trường THPT Ngô Gia Tự 
 - Tỉnh Vĩnh Phúc
 Tác giả sáng kiến: Dương Tiến Tiệp
 Mã sáng kiến: 12.68.0
 Vĩnh Phúc 2020
 1 trong môi trường giáo dục vẫn còn có những vấn đề đáng phải quan tâm, nhất là 
trong thời gian gần đây, không chỉ riêng ở trường ta mà còn ở nhiều nơi khác có 
nhiều em học sinh lười học bài, lười làm bài tập, nói tục chửi thề, hay đi học muộn, 
trốn học đi chơi, chơi điện tử, tham gia giao thông còn vi phạm, gây gỗ đánh nhau, 
thậm chí ở một số nơi còn có HS sử dụng ma túy, ăn cắp, xúc phạm giáo viên, bạn 
bè dẫn đến những chuyện đáng tiếc xảy ra. 
 Bản thân tôi là một người cán bộ quản lý làm công tác quản lý nền nếp của học 
sinh nhiều năm tôi thấy trách nhiệm của mình là phải mạnh dạn nêu lên một số giải 
pháp quản lý công tác nền nếp của học sinh trong nhà trường để nâng cao chất lượng 
dạy- học trong trường THPT Ngô Gia Tự hiện nay. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề 
tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý nề nếp học sinh trường THPT Ngô 
Gia Tự - Tỉnh Vĩnh Phúc”.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ đóng góp phần nào đó trong công 
tác quản lý của ngành giáo dục tỉnh nhà. 
 2. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý nề nếp học sinh 
 trường THPT Ngô Gia Tự - Tỉnh Vĩnh Phúc”
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Dương Tiến Tiệp
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự – Lập Thạch – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0966666248
 E-mail: DuongTiep1@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Tiến Tiệp
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến được áp dụng trong việc quản lý nền nếp, giáo dục đạo đức ở trường THPT 
trong tỉnh và trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 
 Thực hiện từ năm học 2019-2020 ( Tháng 9 năm 2019)
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 7.1.Tình hình thực trạng về nề nếp học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Tỉnh 
Vĩnh Phúc
 3 - Nhà trường đã có kế hoạch và triển khai công tác dạy chuyên đề bồi dưỡng học 
sinh giỏi, ôn luyện thi ĐH-CĐ, ôn thi tốt nghiệp cho các em ngay từ đầu năm học và 
định hướng cho các em tham gia các hoạt động giáo dục thể chất. Nhà trường tổ chức 
đầy đủ các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh. Đoàn TN 
CSHCM có hệ thống theo dõi quá trình rèn luyện đạo đức, lối sống, giáo dục thể mỹ 
và giáo dục quốc phòng của học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động và thông 
qua sổ liên lạc điện tử giữa gia đình và nhà trường để giáo dục toàn diện học sinh.
 7.1.2. Thực trạng về nề nếp học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Tỉnh Vĩnh 
Phúc.
 - Học sinh của trường, đa số các em đều có ý thức tu dưỡng đạo đức, tích cực hoạt 
động trong các phong trào của Đoàn, Hội và chủ động trong học tập, có quá trình rèn 
luyện tốt với ý chí vươn lên.
 - Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh có nhận thức và hành vi chưa đúng 
đắn, thể hiện cá tính bản thân một cách thái quá, thiếu khả năng kiềm chế dẫn đến 
mâu thuẫn, tạo ra bạo lực trong học đường.
 - Một số học sinh thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, có học sinh phản ứng 
quá có thái độ không đúng với giáo viên khi các em vi phạm lỗi và nhắc nhở trong 
giờ, ngoài giờ, hiện tượng học sinh tới trường trang điểm, tô son đánh phấn lòe loẹt, 
ăn mặc đầu tóc chưa đúng và phù hợp với môi trường giáo dục.
 - Trong ứng xử vẫn còn nhiều học sinh thiếu kỹ năng sống, ảnh hưởng qua phim 
ảnh, các trang mạng có nội dung kích động, phản giáo dục
 - Mất trật tự, làm việc riêng trong các tiết học hoặc đi học muộn tới lớp không thuộc 
bài, bỏ giờ chốn tiết, trong lớp còn sử dụng điện thoại, học sinh tới lớp chưa chuẩn bị 
bài, nói tục chửi thề, trong lớp chưa chú ý học bài, nghỉ học không lý do, xích mích 
nhỏ trong học tập...
- Việc tham gia giao thông vẫn còn một số học sinh mắc phải như đi xe máy, xe máy 
điện không đội mũ, học sinh đi xe máy trên 50C còn khá nhiều
 * Số liệu học sinh vi phạm trong năm học 2018-2019: 
 5 18 12A1 34 23 1 2 24 0 3 1 5 0 0 0 87 42
 19 12A2 40 45 0 0 26 0 4 3 0 0 0 0 110 35
 20 12A3 33 60 6 13 24 2 42 11 4 0 3 0 193 167
 21 12A4 19 36 1 9 25 2 11 10 5 0 1 0 114 93
 22 12A5 37 52 9 13 45 0 9 15 4 4 4 0 182 161
 23 12A6 35 32 2 9 21 0 10 10 3 0 2 0 111 88
 24 12A7 32 52 1 8 11 6 8 3 9 0 0 0 122 65
 25 12A8 22 27 0 13 11 4 0 1 6 3 2 0 83 73
 26 12A9 32 31 0 0 6 1 0 0 2 0 0 0 65 9
 27 12A10 43 49 0 4 2 0 0 1 2 0 1 0 90 20
 Tổng K 12 327 407 20 71 195 15 87 55 40 7 13 0 1157 753
 Toàn trường 582 695 29 132 377 60 204 237 95 30 26 1 2328 1680
 Tính đến tháng 5 năm 2019 toàn trường có số lượt học sinh vi phạm trong năm học là 2328 lượt, tổng số điểm bị trừ là 1680 
điểm. 
 7 + Nghiêm cấm học sinh gây gổ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh 
thiếu niên ngoài nhà trường đánh học sinh trong trường.
 + Nghiêm cấm việc tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung 
khí có khả năng gây sát thương cao.
 + Nghiêm cấm việc tự ý tổ chức đi chơi, tham quan, tắm ao hồ, sông 
suối, tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.
 + Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội.
 - Thành lập và duy trì tốt hoạt động đội cờ đỏ nhằm thường xuyên kiểm tra 
việc chấp hành nội quy, quy định của học sinh hàng ngày:
 + Việc chấp hành về nề nếp, trang phục, đầu tóc, giày dép.
 + Phát hiện và ngăn ngừa học sinh mang hung khí đến trường.
 + Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
- Phối hợp với PHHS:
 + Thông qua hội nghị PHHS đầu năm, nhà trường phổ biến và triển khai 
tới toàn thể PHHS những nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học 
sinh.
 + Lập hồ sơ theo dõi đối với những học sinh thường xuyên vi phạm nội 
quy. Thông tin kịp thời tới gia đình học sinh để phối kết hợp trong việc giáo 
dục những học sinh vi phạm kỉ luật.
- Phối hợp với chính quyền địa phương:
 + Phối hợp với công an địa phương để tổ chức 01 buổi nói chuyện chuyên 
đề về các nội dung liên quan tới bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp 
luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
 + Phối hợp với địa phương, cung cấp danh sách những học sinh vi 
phạm cho cơ quan chức năng để phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết.
 + Thông báo về nơi cư trú với những trường hợp học sinh thường xuyên 
vi phạm kỷ luật để nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục.
 + Chính quyền địa phương có phương án quản lí điểm kinh doanh 
internet ở gần khu vực trường học. Các hình ảnh xấu từ phim ảnh, internet, ... 
cũng cần được sàng lọc và nghiên cứu, cần có biện pháp bắt buộc chủ tiệm 
internet cam kết không được chứa HS trong giờ hành chính. 
- Khen thưởng – Kỷ luật
 + Trong các đợt tổng kết thi đua, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cần phải 
tuyên dương những gương tốt trong học tập cũng như thực hiện các nề nếp. 
Đồng thời nghiêm khắc kiểm điểm những trường hợp học sinh hay vi phạm 
khuyết điểm để làm gương cho những học sinh khác.
 9 - Về phía GVCN: Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng học sinh để 
có thể chia sẻ những khó khăn với học sinh, để an ủi và động viên các em vượt 
khó vươn lên. Đặc biệt chú ý những học sinh có điều kiện và hoàn cảnh như: gia 
đình quá khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh mà bố mẹ có mâu thuẫn, rạn nứt 
tình cảm. Phối hợp với giáo viên bộ môn nắm được tính cách từng em, gần gũi, 
động viên về tinh thần, chia sẻ khó khăn với các em. Với những học sinh thường 
hay gây gổ với bạn, phối hợp với BGH quan tâm đến việc quản lý học 
sinh: Thường xuyên thông báo tình hình của học sinh tới PHHS về ý thức kỷ 
luật, thái độ học tập, điểm thi của các em, phối hợp phụ huynh thường xuyên 
kiểm tra bài tập của con em mình. Khi học sinh có biểu hiện vi phạm kỷ luật như 
bỏ học, mâu thuẫn với nhau GVCN xây dựng chi tiết nội quy cho lớp mình từ 
bản nội quy của ĐTN và nhà trường , thường xuyên bàm sát, kiểm tra đôn đốc 
mọi hoạt động của học sinh kịp thời từ nề nếp học tập, nề nếp đạo đức .
 - ĐTN có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến các nội dung đến từng em học 
sinh, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, theo dõi kiểm tra đánh giá và làm 
căn cứ để chấm điểm và trừ điểm của các lớp dưới sự theo dõi của đội cờ đỏ, 
của ban quản lý nề nếpvào cuối tuần, cuối tháng, trên cơ sở đó XLTĐ các lớp 
hàng tháng và khen thưởng kịp thời các lớp có thành tích tốt trong việc thực hiện 
nề nếp. Tuyên truyền và nhân rộng tấm gương người tốt việc tốt trước cờ.
 - Nhà trường: Quán triệt nội dung : “Mỗi thầy cô giáo phải thật sự là tấm 
gương sáng cho học sinh noi theo”, sự tận tụy, yêu thương chân thành của người 
thầy sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của các em với mọi người 
xung quanh. Tiếp tục thực hiện trang trí trường, lớp và cảnh quan trường học. 
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT để lôi cuốn học sinh tham gia. 
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa có 
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xửvới nội 
dung phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực để hướng các em 
tham gia các hoạt động lành mạnh, bổ ích, có tính giáo dục từ đó giúp các em xa 
lánh các trò chơi điện tử, game online hay các tệ nạn khác góp phần ngăn chặn 
tình trạng bạo lực trong nhà trường. 
 7.2.4. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động:
 - Thực hiện có hiệu quả phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học 
sinh tích cực” và cuộc vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, 
tự học và sáng tạo” trong nhà trường.
 - Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh. Giáo viên phải 
biết hiểu được tâm sinh lí của học sinh, biết kìm chế, tuyệt đối không được dùng 
bạo lực về hành động cũng như về ngôn ngữ đối với học sinh, ngay cả với 
những học sinh vi phạm kỉ luật. Phải luôn là tấm gương sáng để học sinh tin 
tưởng, học tập noi theo.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_quan_ly_ne_nep_hoc_sinh_t.doc