Sáng kiến Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 - CT 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

Sáng kiến Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 - CT 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu

Hiện nay, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Sự đổi mới được nhấn mạnh trên cả mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục; đặc biệt là sự đổi mới về phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù của các môn học mà học sinh cần đạt, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động dạy học để phát triển năng lực của học sinh.

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, học để làm, nghĩa là mới đạt được hai trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, học sinh luôn gặp áp lực học tập, nhồi nhét kiến thức, xem nặng điểm số… Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và phẩm chất. Điều đó khẳng định: học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm”…

"Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả". Kỹ năng mềm rất cần thiết với con người, đặc biệt đối với học sinh THPT.

docx 93 trang Thu Kiều 04/10/2024 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học Địa lí 10 - CT 2018 ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
VẬN DỤNG CÁC HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC GÂY HỨNG 
 THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH 
 TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - CT 2018 Ở TRƯỜNG THPT 
 NGUYỄN ĐỨC MẬU 
 Lĩnh vực/ Môn: Địa lí SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
VẬN DỤNG CÁC HÌNH MẪU KIẾN TẠO GIỜ HỌC GÂY HỨNG 
 THÚ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH 
 TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - CT 2018 Ở TRƯỜNG THPT 
 NGUYỄN ĐỨC MẬU 
 Lĩnh vực/ Môn: Địa lí
 Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
 SĐT: 0369.738.190
 Năm học: 2022 - 2023
 1. Thực trạng dạy và học Địa Lí theo phương pháp dự án ở trường THPT hiện nay.
 17
1.1. Về phía giáo viên: 17
1.2. Về phía học sinh: 19
2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế khi tổ chức hoạt động dạy học dự án trong 
môn Địa Lí ở trường THPT hiện nay. 20
3. Một số giải pháp tổ chức có hiệu quả dạy học dự án trong môn Địa Lí. 20
III – THỰC NGHIỆM: DẠY HỌC DỰ ÁN BÀI 9 NHẬT BẢN ( ĐỊA LÍ LỚP 11 
– BAN CƠ BẢN) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH.
 21
1. Giáo án thực nghiệm. 21
1.1. Tên dự án dạy học 21
1.2. Mục tiêu dạy học 21
1.3. Đối tượng dạy học của dự án 23
1.4. Ý nghĩa của dự án 24
1.5. Thiết bị dạy học và học liệu 25
1.6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 25
1.7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 34
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm. 35
2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm. 35
2.2. Đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm. 35
2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 35
2.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm. 36
2.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm. 37
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
I. KẾT LUẬN 41
1. Những kết quả đạt được 41
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PPDH Phương pháp dạy học
DHDA Dạy học dự án
HS Học sinh
hs học sinh
GV Giáo viên
Gv giáo viên
PP Phương pháp
CNTT Công nghệ thông tin
THPT Trung học phổ thông
CT Chương trình
PTDH phương tiện dạy học
TN thực nghiệm
ĐC đối chứng
SKKN sáng kiến kinh nghiệm
DH dạy học
GDP tổng sản phẩm trong nước
GNI tổng thu nhập quốc gia
 triển các kĩ năng mềm cho học sinh cần được chú trọng lồng ghép vào các môn học 
chính khóa. Và để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng “mềm” trong các giờ học 
chính khóa thầy cô giáo cần phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo, đam mê trong 
công việc, nhiệt huyết với mỗi giờ lên lớp, tận tâm với mỗi học trò. Vai trò của thầy, 
cô không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ, mà còn rèn người, là người khơi gợi, phát 
hiện, nhận ra và phát triển những năng lực sở trường ở từng học sinh. Thầy cô thực 
sự là người truyền lửa, giúp học sinh phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống 
và trở thành người có ích cho xã hội.
 Với trải nghiệm 2 năm dạy học trong điều kiện dịch covid kéo dài, nhiều hệ 
lụy kèm theo của việc dạy học online liên tục, chúng ta càng thấy rõ việc trang bị 
các kĩ năng mềm cho học sinh thực sự là cần thiết và rất quan trọng. Trong quá trình 
dạy học của mình, tôi đã không ngừng cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, 
phương pháp để lồng ghép giáo dục kỹ năng mềm trong môn học cho học sinh. Một 
trong các phương pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả đó là vận dụng kỹ thuật biến 
hình với 6 hình mẫu: người nông dân, diễn viên, họa sĩ, kiến trúc sư, thợ săn và nhà 
tư vấn trong các giờ học và tổ chức lớp giúp học sinh phát triển được các kỹ năng 
mềm cần thiết của thế kỉ XXI. Thông qua đó, thầy cô kiến tạo nên những giờ học 
thực sự hứng thú, hạnh phúc, giúp cho học sinh biến áp lực học tập thành động lực 
phấn đấu, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.
 Đó là lí do tôi chọn đề tài “Vận dụng các hình mẫu kiến tạo giờ học gây hứng 
thú và phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh trong dạy học địa lí 10 – CT 2018 
ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hình mẫu: người họa sĩ, người diễn 
viên, người tư vấn, kiến trúc sư, thợ săn và người nông dân...
 Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành 
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT thông qua việc đổi mới, sáng tạo 
trong những giờ học. 
 - Có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên Địa Lý ở trường THPT và 
bản thân tác giả để vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn.
 PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm kỹ năng mềm.
 Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ để chỉ một số những kĩ năng cần thiết 
phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, kỹ năng mềm là khả năng 
mà một người có được để làm việc, giao tiếp, và tương tác với người khác. Những 
kĩ năng mềm cần thiết của thế kỉ XXI cần trang bị cho học sinh THPT là: Kĩ năng 
lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, 
kỹ năng làm việc nhóm, khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi, kỹ năng 
học tập, làm việc dưới áp lực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, 
kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian
2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
 Ngày nay, kỹ năng mềm thường xuyên được ứng dụng trong cuộc sống, chúng 
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc và sự thành công của mỗi người.
 Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số những người thành công, họ chỉ có 25% là 
kiến thức chuyên môn, còn lại là những kỹ năng mềm mà họ học tập và đúc kết được 
trong cuộc sống. Do vậy, việc trau dồi, trang bị, giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh 
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng, nó đưa học sinh đến sự thành 
công nhanh nhất, dễ dàng nhất khi ra cuộc sống.
 Có kiến thức chuyên môn, sách vở là tốt nhưng chưa đủ, chúng ta cần phải tự 
tạo cho học sinh mình những kỹ năng mềm. Vậy nên chưa chắc nhiều em khi ngồi 
trên ghế nhà trường học rất giỏi, nhiều thành tích học tập xuất sắc nhưng ngoài đời 
lại không thể thành công.
 Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn 
hóa và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con 
người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những 
vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức 
 Cuối cùng, kỹ năng mềm giúp học sinh THPT phát triển tự tin và tự tin trong 
giao tiếp, làm chủ mọi cuộc hội thoại và vững vàng trong mọi môi trường. Kỹ năng 
tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, là những điều mà 
kỹ năng mềm sẽ trang bị cho người học. Đó là những viên gạch đầu tiên giúp học 
sinh THPT phát triển và hoàn thiện bản thân.
3. Đặc điểm và các loại kỹ năng mềm.
3.1. Đặc điểm của kỹ năng mềm:
 a. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh.
 Như khái niệm đã đề cập, kỹ năng hình thành theo sự trải nghiệm, áp dụng kiến 
thức vào giải quyết tình huống từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm chính vì vậy 
nó không phải là yếu tố bẩm sinh. Kỹ năng là những thao tác để thực hiện công việc, 
bạn cần nhận thông tin, nhận thức, tư duy về vấn đề đó để đưa ra hành động. 
 b. Kỹ năng mềm chỉ là một phần của biểu hiện của trí tuệ cảm xúc.
 Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc mà nó còn thể hiện 
sức mạnh của việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Kỹ năng mềm giúp học 
sinh thích ứng nhanh với từng hoàn cảnh khác nhau như khi làm việc nhóm, xử lý 
tình huống bất ngờ, xử lý dữ liệu công việc, hay thậm chí là những thay đổi ngoại 
cảnh, thay đổi môi trường sống và làm việc,...
 Người có kỹ năng mềm linh hoạt sẽ làm chủ được tình huống, biết tìm ra cách 
để giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả, khéo léo khi ứng xử với mọi người,... 
 c. Kỹ năng mềm được hình thành từ những trải nghiệm thực tế.
 Các kỹ năng mềm không dễ để có được vì nó được hình thành từ những trải 
nghiệm thực tế, trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xác định nên. Để 
làm tốt công việc trong thời đại 4.0 hiện nay thì kiến thức chuyên môn là chưa đủ. 
Những kỹ năng mềm hỗ trợ công việc của học sinh sau này trở nên thuận lợi, dễ 
dàng và hiệu quả hơn. Thực tế sự thiếu hụt kỹ năng mềm đang xảy ra ở học sinh rất 
nhiều. 
 d. Kỹ năng mềm là “đòn bẩy” phát triển tư duy và “kỹ năng cứng”.
 Cụ thể giáo viên đã áp dụng các hình mẫu sau:
 - Hình mẫu người nông dân, hình mẫu người họa sĩ.
 - Hình mẫu kiến trúc sư, hình mẫu diễn viên.
 - Hình mẫu người thợ săn, hình mẫu nhà tư vấn...
 Ở mỗi hình mẫu đều có những điểm mạnh và những hạn chế. Giáo viên nắm 
rõ những điểm mạnh và hạn chế của từng hình mẫu không chỉ để vào vai, biến hình 
tốt trong các khâu lên lớp, mà còn giúp giáo viên có những giả định khi phân loại 
học sinh theo hình mẫu, khơi gợi, khai thác, thúc đẩy phát triển những kỹ năng thế 
mạnh của học sinh đồng thời giúp học sinh dần khắc phục những kỹ năng còn hạn 
chế.
 Khi thầy cô đặt mình vào vị trí là người nông dân gieo trồng những hạt giống, 
là người kĩ sư thiết kế những phương án triển khai bài học mới, các hình thức kiểm 
tra đánh giá với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, là diễn viên trên bục giảng, là 
người họa sĩ vẽ bức tranh, bán ước mơ free 0 đồng cho học trò của mình, là người 
tư vấn giúp học sinh giải quyết các vấn đề của bài học và cuộc sống, là anh thợ săn 
truyền động lực mạnh mẽ cho học sinh quyết tâm chinh phục mục tiêu học tập. ..tôi 
tin chắc thầy cô luôn tràn đầy nhiệt huyết, đam mê và không ngừng sáng tạo ở mỗi 
giờ lên lớp, học trò sẽ được cộng hưởng nguồn năng lượng từ các thầy cô mà thấy 
hứng khởi, tích cực và chủ động, sáng tạo trong mỗi giờ học. Mọi xúc cảm riêng 
biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò phải luôn được tôn trọng, không bị áp đặt một 
cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu.
5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong xây dựng các hình mẫu kiến tạo.
5.1. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học theo hình mẫu kiến tạo
 - Tạo không khí dạy học, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ quan niệm riêng.
 - Tổ chức cho học sinh tranh luận về những quan niệm của mình.
 - Là trọng tài trong những trường hợp ý kiến tranh luận không ngã ngũ.
 - Tạo điều kiện và giúp học sinh nhận ra các quan niệm sai lệch của mình và 
tự giác khắc phục chúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_van_dung_cac_hinh_mau_kien_tao_gio_hoc_gay_hung_th.docx