Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9

Trong mỗi nhà trường, môn Địa lý nói chung và Địa lý 9 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp các em hình hành các khái niệm về các đối tượng địa lý, về mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý như tự nhiên - dân cư - xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, của đất nước, của địa phương mình. Từ đó giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có hướng phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó môn Địa lý 9 còn rèn cho các em các kĩ năng cơ bản như: Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá, kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh cho việc khai thác kiến thức. Môn học này không chỉ gắn liền với thiên nhiên mà còn cả với thực tế.

 Mặc dù vậy nhưng các em học sinh vẫn coi đây là môn học thứ yếu, không quan trọng. Chính vì vậy, các em rất lơ là trong việc học Địa lý nhất là các em học sinh lớp 9. Nhưng thực tế môn Địa lý là một môn rất cần thiết cho thế hệ trẻ ngày nay và cho tất cả mọi người.Vì nắm vững địa lý sẽ giúp thế hệ tương lai hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với phần còn lại của thế giới.

 

doc 25 trang Trần Đại 27/04/2023 11092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Trong mỗi nhà trường, môn Địa lý nói chung và Địa lý 9 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp các em hình hành các khái niệm về các đối tượng địa lý, về mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý như tự nhiên - dân cư - xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, của đất nước, của địa phương mình. Từ đó giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có hướng phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó môn Địa lý 9 còn rèn cho các em các kĩ năng cơ bản như: Phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá, kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh cho việc khai thác kiến thức. Môn học này không chỉ gắn liền với thiên nhiên mà còn cả với thực tế. 
	Mặc dù vậy nhưng các em học sinh vẫn coi đây là môn học thứ yếu, không quan trọng. Chính vì vậy, các em rất lơ là trong việc học Địa lý nhất là các em học sinh lớp 9. Nhưng thực tế môn Địa lý là một môn rất cần thiết cho thế hệ trẻ ngày nay và cho tất cả mọi người.Vì nắm vững địa lý sẽ giúp thế hệ tương lai hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với phần còn lại của thế giới.
	Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn Địa lý nói riêng. Việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Trên thực tế khi thực hiện cải cách giáo dục trên cả ba mặt: Hệ hống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học, không ít cán bộ giáo viên coi nhẹ phương pháp dạy học. Do đó, phương pháp dạy học nhìn chung còn bảo thủ, lạc hậu đẫn tới kết quả dạy học chưa cao.
	Với mục tiêu hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và tạo cho bản thân phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập. Muốn vậy, giáo viên phải tích cực, chủ động trong việc đổi mới phương pháp và đa dạng hoá các hình thức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả nhất.
	Chính vì những yêu cầu quan trọng trên, trong quá trình giảng dạy môn Địa Lý 9 những năm qua bản thân tôi đã: “ Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9”, bước đầu có những kết quả nhất định.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy và học
	Sau gần 10 năm được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Bản thân tôi đã tìm hiểu cùng sự trải nghiệm thực tế đã rút ra những ưu điểm, nhược điểm của việc giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Đại Phúc như sau:
a. Ưu điêm: 
* Nhà trường: 
- Luôn quan tâm đến công tác dạy và học của tất cả các môn trên tất cả các khối lớp.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất: Phòng học kiên cố, bảng thông minh, ti vi, tài liệu, sách tham khảo, tập đồ dùng dạy hoc (lược đồ,bản đồ, tranh ảnh...)
* Giáo viên: 
- Giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm được phương pháp dạy học đặc trưng đối với môn Địa lý. Trong quá trình dạy đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung này, kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học, tổ chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động của trò. 
- Đảm bảo kiến thức chính xác theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu.
- Sử dụng phương pháp và kết hợp các phương tiện dạy học hiện có phù hợp với nội dung từng bài
 - Tổ chức nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển học sinh học và chủ động. Chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp đỡ cho học tiếp thu bài còn chậm.
* Học sinh:
- Hoïc sinh cuõng ñaõ coù ba naêm lieàn ñöôïc laøm quen vôùi chöông trình môùi neân khoâng coøn bôõ ngôõ nhö hoïc sinh lôùp döôùi.
- Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là môn học phụ nên đã dầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ,...).
 - Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khi chưa hiểu bài, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà. Một số em tự nguyện tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những giáo viên dạy môn Địa lý.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
 Ngoaøi nhöõng thuaän lôïi ñaõ neâu treân thì trong quaù trình giaûng daïy, toâi gaëp phaûi nhöõng khoù khaên nhö: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt là kỹ năng sử dụng bảng thông minh còn hạn chế, Khả năng tiếp thu bài của HS không đồng đều, HS không có điều kiện sưu tầm tranh ảnh, tư liệu nhiều, các em chưa có thói quen cập nhật thông tin qua các chương trình thời sự, báo chí, mạng Internet, thời gian học tập của HS ít, chủ yếu ở trên lớp. 
 - Một số học sinh chưa có sự ham mê trong học tập, tư tưởng coi thường môn học vì xem đó là môn phụ.
 - Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịu khó suy nghĩ, thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa... 
 Vì vậy qua những giờ thực tế trên lớp, tôi đã tìm hiểu và thấy được việc các em không hứng thú với môn học này dẫn đến kết quả học tập chưa cao là do một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất là do GV dạy chay, không có thiết bị dạy học dẫn đến việc HS cảm thấy tiết học nhàm chán, khó tiếp thu.
- Thứ hai, GV chưa biết cách vận dụng, kết hợp hiệu quả các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, khai trác tranh ảnh, kênh hình, bản đồ, bảng số liệu...
- Thứ ba, GV chưa biết cách đưa HS vào tình huống có vấn đề, biết khơi dậy và kích thích tính tò mò, lòng ham muốn tìm hiểu các kiến thức địa lý của HS.
- Thứ tư, HS chưa dành nhiều thời gian cho môn học, còn có thái độ xem nhẹ vì cho rằng đây là môn học phụ, khô khan và "khó nuốt".
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục hạn chế những tồn tại với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao 
dạy và học môn Địa lý, đặc biệt là môn Địa lý 9 mà tôi trực tiếp giảng dạy trong những năm qua.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý nói chung và môn Địa lý 9 nói riêng, trong phạm vi đề tài này tôi đưa ra các giải pháp sau: 
- Biện pháp 1: Đổi mới cách soạn bài.
- Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực, chủ động học tập của học sinh.
- Biện pháp 3: Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá.
- Biện pháp 4: Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học.
- Biện pháp 5: Khuyến khích học sinh trang bị sổ tay địa lý để ghi lại những nội dung nỗi bật trong bài học hoặc thông qua các thông tin thu thập được.
- Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và học bài ở nhà
3. Thực nghiệm sư phạm
a. Mô tả cách thức thực nghiệm
Biện pháp 1: Đổi mới cách soạn bài.
- Giáo án được xem là bản kế hoạch dạy học của giáo viên.Vì vậy trong giáo án phải chú trọng thiết kế các hoạt động học tập của học sinh, tăng cường tổ chức hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, chuẩn bị phiếu học tập. Tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò, huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng học sinh.... 
- Phải lựa chọn nội dung thích hợp: Những nội dung phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chương trình. Tuy nhiên, khối lượng tri thức nhiều nhưng thời gian lại có hạn (45 phút), nên những yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác là cần thiết, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh 
- Hệ thống câu hỏi đặt ra phải kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, có nhiều ý nghĩa về thực tế, đặt ra vấn đề học tập dưới dạng mâu thuẫn giữa các học sinh đã biết và học sinh chưa biết.
*Ví dụ: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cần nêu câu hỏi kích thích sự tò mò của học sinh như: Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện như thế nào. Cho ví dụ? Em thuộc dân tộc nào? Địa bàn cư trú ở đâu? Nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em là gì? Sự phân bố các dân tộc Việt Nam thế nào?
 - Xác định nhiệm vụ phát triễn năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và tư duy phù hợp với nội dung bài học, làm thế nào để những học sinh có trình độ nhận thức, tư duy khác nhau đều được làm việc với sự nổ lực của bản thân. Ví dụ: Trong bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên. Phải chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh sự khác biệt về cây công nghiệp ở hai vùng. Để hoàn thành nội dung này, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm phân tích một loại cây để các học sinh có trình độ khá hỗ trợ cho nhau trong việc tìm ra kiến thức
Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực, chủ động học tập của học sinh.
Những phương pháp dạy học thuyết trình, hoạt động dạy học trong các phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích minh hoạ, thông báo - thu nhận, tác dụng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh không cao, nhận thức của học sinh ở mức độ ghi nhớ, tái hiện.... Như vậy, học sinh thụ động nghe - ghi dẫn đến nặng nề khó tiếp thu.
Để khắc phục những nhược điểm thụ động trong học tập của học sinh , giáo viên phải biết cách khai thác vốn tri thức, kỹ năng và khả năng học tập của học sinh mà ra bài tập hay nhiệm vụ học tập phù hợp, nâng cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh, kích thích các em có sự cố gắng trong học tập, nổ lực về trí tuệ để hoàn thành. Nhờ vậy tư duy dần dần phát triển, tính tích cực được phát huy.
Chương trình Địa lý 9 sử dụng rất nhiều bản đồ nên phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ là rất quan trọng, vì vậy giáo viên nên sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, minh hoạ trong dạy học, giáo viên sử dụng bản đồ như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên hoặc sử dụng câu hỏi phát vấn dựa trên bản đồ như: Ở đâu ? Tại sao?.... 
Đối với phương pháp này, giáo viên cần xác định kiến thức trong bài mà HS cần phải nắm qua bản đồ sao cho phù hợp để HS có thẻ sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện kiến thức mới. GV hướng dẫn HS thực hiện các bước sau: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, xem bảng chú giải, tìm vị trí của đối tượng địa lý trên bản đồ, quan sát đối tượng trên bản đồ, xác lập mối quan hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như: Vị trí, địa hình, khí hậu...
Ví dụ minh họa :BÀI 17: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ(4’)
GV treo bản đồ và giao nhiệm vụ cho HS
? Quan sát H20.1 hãy xác định ranh giới của đồng bằng sông Hồng? Gồm các tỉnh thành phố nào?
- Vị trí của đảo Cát Bà, Bạch Long vĩ?
? Cho biết giá trị của vị trí địa lí vùng đồng bằng sông Hồng đối với nền kinh tế xã hội?
GV: Phân biệt từ vùng đồng bằng sông Hồng và châu thổ sông Hồng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Thuận lợi trong giao lưu kinh tế xó hội với các vùng trong nước.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
 - Đồng bằng sông Hồng gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du và vịnh Bắc bộ
- Giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. 
* Ý nghĩa: thuận lợi cho lưu thông trao đổi với các vùng khác và thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (14’)
- GV giao nhiệm vụ cho HS
? Dựa vào H20.1 và kiến thức đó học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư? Tầm quan trọng của hệ thống đê trong vùng?
- Quan sát H20.1
 ? Hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng? Loại đất nào có tỉ lệ lớn nhất? ý nghĩa của tài nguyên đất?
? Nêu biện pháp sử dụng đất tiết kiệm hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm của vùng Đồng Bằng Sông Hồng?
? Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển?
? Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có những khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp?
? Kể tên một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của vùng?
- GV chuẩn xác kt
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
* Bồi đắp phù sa
- Mở rộng diện tích đất
- Cung cấp nước cho nông nghiệp, cho sinh hoạt
- Là đường giao thông quan trọng
*Tầm quan trọng của hệ thống đê:
- Ngăn lũ bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân 
- Hạn chế: ngăn mất lượng phù sa vào đồng ruộng .
- Trả lời, nhận xét
- Ý nghĩa của tài nguyên đất: Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp.
- Cải tạo đất bạc màu, hạn chế sử dụng chất hoá học trong nông nghiệp..
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, trồng cây ôn đới cận nhiệt
- Diện tích đất lầy và đất phèn đất mặn cần được cải tạo
- Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc mầu.
- HS trả lời, nhận xét.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. (Tích hợp bảo vệ môi trường)
- Sông Hồng tạo nên đồng bằng châu thổ, có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp và đời sồng dân cư.
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh 
- Khoáng sản: Mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương), than nâu 
( Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
- Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch...
- Bên cạnh đó, GV có thể sử dụng tranh, ảnh trong SGK, tư liệu tham khảo để mở rộng kiến thức, giới thiệu cho HS biết các phong cảnh đẹp của đất nước, từ đó giáo dục HS lòng tự hào, thêm yêu quê hương, đất nước.
- Ví dụ minh họa: khi daïy veà bài Thương mại và du lịch, đặc biệt ở mục 
II: Du lịch, giáo viên coù theå cho học sinh xem video giới thiệu về một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam qua trò chơi Du lịch Việt Nam qua màn ảnh như Vònh Haï Long, Sa Pa, động Phong Nha - Kẻ Bàng, các bãi biển nổi tiếng như Nha Trang, Vũng Tàu, Lăng cô, Sầm Sơn.... các di sản văn hóa như cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ Bắc Ninh.... để các em thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc, sau đó GV mở rộng: Vịnh Hạ Long đã hai lần được Unessco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000, hiện nay Vịnh Hạ Long đang được bầu chọn vào một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Dân ca quan họ Bắc Ninh được Uneesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009... Qua đó, GV giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức bảo vệ, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa của đất nước
Hoặc trong các tranh hình trong SGK, ví dụ GV cho HS quan sát H.18.2 SGK trang 67: Đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. GV đặt câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình? HS nêu: Cung cấp điện năng, điều tiết nước, nuôi trồng thủy sản, du lịch, điều hòa khí hậu địa phương.
Ngoài phương pháp trên, trong tiết dạy GV có thể sử dụng phương pháp tạo ra tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề: Đây là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). 
Ví dụ minh họa 
Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế(19’)
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
Yêu cầu HS đọc thuật ngữ "Dịch vụ" trong bảng tra cứu
GV treo sơ đồ:
? Dựa vào H13.1,cho biết dịch vụ có các hoạt động nào? 
- GV kết luận: - Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. 
? Địa phương em có các loại hoạt động dịch vụ nào? Dịch vụ nào là phổ biến nhất ở địa phương em?
? Quan sát tiếp H13. 1 nêu cơ cấu của ngành dịch vụ? Nhận xét?
? Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng trở nên đa dạng?
? Ở địa phương em có những ngành dịch vụ gì đang phát triển?
? Nêu một vài ví dụ của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ ở địa phương em?
? Hoạt động vận tải thương mại có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
? Hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống?
VD: Nếu ngành bưu chính viễn thông không hoạt động hoặc hoạt động không kịp thời thì điều gì sẽ xảy ra với :
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh, giá cả thị trường trong nước và quốc tế.
? Công tác cứu hộ cứu nạn... ví dụ trong cơn bão vừa qua ở miền Trung?
- KL: Nếu thiếu sẽ gây khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí, thậm chí thất bại, hậu quả trở nên tồi tệ hơn.
- GV chuẩn xác kiến thức:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- HS tra cứu thuật ngữ
- HS quan sát, trả lời 
- Nghe
- Liên hệ địa phương
- HS quan sát, trả lời 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất
trong và ngoài nước
- Tạo ra nhiều việc làm nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
- HS trả lời, nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
 1. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn nhà hàng, dịch vụ cá nhân và công cộng.
- Dịch vụ sản xuất; giao thôg vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp.
- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
- Tạo ra nhiều việc làm nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế.
	Phương pháp thảo luận: Có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập của cá nhân, kết hợp với sự giúp đỡ, sự hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề đặt ra giúp HS trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể lớp.
Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
1. Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp thông tin định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
2. Thảo luận nhóm: từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, giáo viên dễ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong khi cả nhóm đang thảo luận. Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.
3. Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau  để đi đến kết luận.
4. Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
Trong phương pháp thảo luận nhóm giáo viên cần cung cấp những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu.Yêu cầu học viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, theo quan điểm và hiểu biết của mình
Ví dụ minh họa: Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Phần II: Các nhân tố kinh tế - xã hội
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm1: Dân cư và lao động đã ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Cho ví dụ. GV gợi ý Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi gì cho ngành công nghiệp (Thuận lợi cho ngành công nghiệp cần nhiều lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài)
Nhóm 2: Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN? GV hướng dẫn HS nêu về trình độ công nghệ, nơi phân bố và nhận xét về cơ sở hạ tầng trong công nghiệp.Từ đó HS trả lời câu hỏi ?Việc cải thiện

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_giai_phap_de_nang_cao.doc