Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Cơ sở lí luận.

- Trong suốt qúa trình phát triển xã hội, con người đã sớm dùng phương pháp để nhận biết thực tế khách quan. Ý niệm về công nghệ thông tin là một ý niệm phức tạp, mơ hồ bao gồm ý niệm về không gian, thời gian, phương thức, khoảng cách xa gần, sự phân bố của các sự vật hiện tượng phát triển trong không gian. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong công tác giảng dạy cho học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy. Vai trò của nghệ thông tin không chỉ là những giáo cụ trực quan đơn thuần mà còn là nguồn kiến thức để học sinh khai thác, nhận thức.

- Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được đa phương tiện hóa.

- Cần phân biệt các khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và bài giảng điện tử.

- Giáo án điện tử (hay Bài giảng điện tử) là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động do đó được đa phương tiện hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử. Từ đó giúp học sinh có điều kiện phát triển khả năng tư duy, biết tổng hợp vấn đề, qua đó đánh giá trình độ học sinh một cách đầy đủ, toàn diện.

2. Cơ sở pháp lí.

 - Căn cứ vào nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các văn kiện của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng, chỉ thị về Giáo dục và đào tạo: Báo cáo chính trị của đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng ta là: “ Phát triển GD - ĐT là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững.”

- Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014: Thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn qua việc bồi dưỡng theo các chuyên đề, làm sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.

- Căn cứ vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập của học sinh Trường THPT số 1 Bảo Thắng nói riêng.

- Căn cứ vào thực tế dạy và học môn địa lí ở trường THPT, nhìn chung học sinh tỏ ra có năng lực quan sát khá tốt và nhạy bén (đặc biệt K12), các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên, các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú khi trong suốt một tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến cá nhân về những vấn đề của quy luật địa lí thông qua giáo án điện tử. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy một tiết học (bài học) là điều quan trọng và cần thiết để học sinh độc lập, tư duy tìm kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo niềm say mê hứng thú của học sinh đối với bài giảng.

 

doc 23 trang cuonglanz2a 9301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC BÀI 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN’’
 Họ tên: Hồ Duy Mạnh
 Chức vụ: Thư kí hội đồng
 Tổ: Sử - Địa - GDCD
N¨m häc 2013 - 2014
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG	
Phần mở đầu
Trang 3 - 5
 1. Lí do chọn đề tài
Trang 3 - 4
2. Mục đích nghiên cứu
Trang 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4 
4. Đối tượng nghiên cứu
Trang 4
5. Phương pháp nghiên cứu
Trang 5
Phần nội dung
Trang 5 - 18
 ChươngI. Cở sở khoa học
1. Cơ sở lí luận
Trang 6 - 7
2. Cơ sở pháp lí
ChươngII. Thực trạng
Trang 7 - 7
ChươngIII. Một số giải pháp
Trang 7 - 19
ChươngIV. Kết qủa
Trang 20
Phần kết luận
 Trang 21
1. Một số kết luận
Trang 21
 2. Một số kiến nghị
Trang 21
Tài liệu tham khảo
Trang 22
PhÇn më ®Çu.
 1. Lý do chọn đề tài.
 a. Lí do khách quan.
 Công nghệ thông tin hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng vào mọi lĩnh vực trong đời sống và sản xuất: Khoa học kỹ thuật, kinh tế, truyền thông, y học , quân sự và trong giáo dục. Trên thế giới từ lâu các nước phát triển đã có nhiều nước áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục và phát triển phần mềm giáo dục ở trình độ cao. Mặt khác với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những thách thức bị tụt hậu so với thế giới trên con đường tiến lên của chủ nghĩa xã hội, đặt ra cho nước ta phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo để có được nguồn lực có chất lượng, có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có khả năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, khu vực hóa và tiến đến nền kinh tế tri thức.
 Để đạt được mục tiêu đó, việc đổi mới chương trình là phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm ngày một sát sao. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp Giáo dục với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh’’. Do đó, phương pháp dạy phải có thiết bị dạy học tương ứng để đảm bảo tính trực quan: mô hình, bản đồ, bảng số liệu, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh, băng hình, phần mềm máy tính, máy chiếu phục vụ cho môn địa lí. Bởi vậy, thiết kế bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học được rất nhiều giáo viên quan tâm. Đặc biệt là môn địa lí ở trường THPT, với lượng kiến thức lớn, khá trừu tượng, muốn đi sâu vào nghiên cứu, quan sát trực tiếp trên các đối tượng, hiện tượng địa lí học sinh sẽ mất nhiều thời gian để hình dung tưởng tượng nhưng nếu sử dụng công nghệ thông tin vào dạy môn địa lí ở tường THPT chúng ta có thể cho được những hình ảnh “sống động như thật và rất thực tế với con người và đời sống” giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách tích cực chủ động, giúp giáo viên khắc phục những khó khăn khi dạy học địa lí. Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào giảng dạy bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong d¹y bµi "VÊn ®Ò khai th¸c thÕ m¹nh ë Tây Nguyên".
b. LÝ do chñ quan.
- Trong thùc tÕ gi¶ng d¹y, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ®Þa lý, địa lí tự nhiên đại cương, địa lí khu vực và thế giới, địa lí tự nhiên Việt Nam đặc biệt là địa lí vùng kinh tế đây là những vấn đề rất cụ thể cần được minh họa bằng các hình ảnh, thông số, biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh, vi deo.
- Xuất phát từ thực tế chất lượng của học sinh trong trường THPT số 1 Bảo Thắng, các em còn lúng túng trong lĩnh hội kiến bài học cụ thể, dẫn đến việc gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt khối lượng kiến thức ngày càng cao và mở rộng.
- Trong phạm vi nhà trường, với cương vị là người giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh, Bản thân tôi nhận thấy phải không ngừng học tập, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh bằng nhiều cách. Trong đó có việc hướng dẫn học sinh cách tự học, tự khai thác kiến thức, tự nghiên cứu bài học, để tìm ra kiến thức cơ bản trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu thống kê được giáo viên đưa vào bài giảng địa lí 12 qua ứng dụng công nghệ thông tin.
- Vì những ý nghĩa lớn lao trên, tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả môn địa lí 12 trong soạn bài: "VÊn ®Ò khai th¸c thÕ m¹nh ë Tây Nguyên".
 2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần phát triển khả năng tư duy của học sinh, hình thành và phát triển vững chắc các kĩ năng thực hành, so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy..... từ ứng dụng công nghệ thông tin, tạo cho học sinh có hứng thú chủ động trong lĩnh hội kiến thức địa lí một cách tích cực, sáng tạo, hiệu quả và biết vận dụng vào thực tiễn. 
- Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông vào giải quyết những bài tập thực hành, bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi và thi tuyển vào trường đại học, cao đẳng.
- Qua ứng dụng công nghệ thông tin sẽ có nhiều học sinh giỏi, thông minh, có khả năng diễn đạt tốt khi trình bày, so sánh, tổng hợp, phân tích.... đối tượng địa lí trên hình ảnh, tranh ảnh, bảng số liệu thông kê, biểu đồ, bản đồ. Học sinh sẽ trở thành chủ thể hành động tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong khai thác công nghệ thông tin để kiến tạo kiến thức địa lí.
- Qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ trong quá trình dạy học địa lí.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong một tiết học (bài học) ở khối 12 trường THPT.
- Giáo viên chuẩn bị nghiên cứu bài giảng, chuẩn bị máy chiếu cho bài giảng, căn cứ vào mục tiêu bài giảng, các tài liệu tham khảo, SGK địa lí 12 và một số tài liệu khác.
- Nghiên cứu hệ thống câu hỏi lôgic, ngắn gọn, dễ hiểu, nhằm phát huy trí tò mò và khả năng tư duy của học sinh, khắc sâu được kiến thức cơ bản.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh Trường THPT số 1 Bảo Thắng.
- Áp dụng đề tài qua việc chọn khối lớp, vận dụng vào khối 12.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Các văn kiện nghị quyết.
- Các tài liệu tham khảo bổ trợ.
- Nhiệm vụ năm học 2013-2014
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp quan sát sư phạm : Quan sát học sinh khai thác kiến từ ứng dụng công nghệ thông tin địa lí để thấy được những ưu, nhược điểm từ đó có những biện pháp, hướng thay đổi đúng như mục đích nghiên cứu đã đề ra.
- Phương pháp điều tra giáo dục : Giáo viên trò chuyện, trao đổi với học sinh, quan sát học sinh để tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc học tập với ứng dụng công nghệ thông tin và từ ứng dụng công nghệ thông tin đó có biện pháp khắc phục những hạn chế nhằm đem lại sự thành công, hiệu qủa cho bài giảng giáo án điện tử.
- Phương pháp thực nghiệm : Áp dụng giảng dậy trên lớp để quan sát, theo dõi học sinh tham gia vào việc khai thác kiến thức địa lí từ ứng dụng công nghệ thông tin qua một tiết học (bài học) trên lớp. Qua đó đánh giá những thành công và hạn chế qua việc áp dụng đề tài.
c. Nhóm phương pháp hỗ trợ.
- Tài liệu chuyên môn.
- Máy chiếu, tranh ảnh, bản đồ, video..
- Phương pháp điều tra.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN - PHÁP LÍ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 1. Cơ sở lí luận.
- Trong suốt qúa trình phát triển xã hội, con người đã sớm dùng phương pháp để nhận biết thực tế khách quan. Ý niệm về công nghệ thông tin là một ý niệm phức tạp, mơ hồ bao gồm ý niệm về không gian, thời gian, phương thức, khoảng cách xa gần, sự phân bố của các sự vật hiện tượng phát triển trong không gian... Việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong công tác giảng dạy cho học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy. Vai trò của nghệ thông tin không chỉ là những giáo cụ trực quan đơn thuần mà còn là nguồn kiến thức để học sinh khai thác, nhận thức. 
- Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được đa phương tiện hóa.
- Cần phân biệt các khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và bài giảng điện tử.
- Giáo án điện tử (hay Bài giảng điện tử) là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động do đó được đa phương tiện hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử. Từ đó giúp học sinh có điều kiện phát triển khả năng tư duy, biết tổng hợp vấn đề, qua đó đánh giá trình độ học sinh một cách đầy đủ, toàn diện.
2. Cơ sở pháp lí.
 - Căn cứ vào nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các văn kiện của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng, chỉ thị về Giáo dục và đào tạo: Báo cáo chính trị của đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng ta là: “ Phát triển GD - ĐT là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững.”
- Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014: Thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn qua việc bồi dưỡng theo các chuyên đề, làm sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.
- Căn cứ vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập của học sinh Trường THPT số 1 Bảo Thắng nói riêng.
- Căn cứ vào thực tế dạy và học môn địa lí ở trường THPT, nhìn chung học sinh tỏ ra có năng lực quan sát khá tốt và nhạy bén (đặc biệt K12), các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên, các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú khi trong suốt một tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến cá nhân về những vấn đề của quy luật địa lí thông qua giáo án điện tử. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy một tiết học (bài học) là điều quan trọng và cần thiết để học sinh độc lập, tư duy tìm kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo niềm say mê hứng thú của học sinh đối với bài giảng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC BÀI " VẤN ĐỀ KHAI THÁC
 THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN "
1. Một số thành tựu.
- Việc khai thác các thông tin kiến thức từ ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho học sinh hiểu chắc, hiểu sâu, hiểu kĩ những kiến thức của bài học thông qua các kênh hình, tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu, vi deo...
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, có tư duy phán đoán, xem xét các hiện tượng tự nhiên, các quy luật địa lí, các mối quan hệ nhân quả.
2. Một số tồn tại.
a. Về phía giáo viên
- Việc sử dụng công nghệ thông tin ở trường THPT trong giảng địa lí còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. 
- Sự hiểu biết của giáo viên về máy tính, máy chiếu còn nhiều lúng túng, thao tác chưa nhuần nhuyễn, thành thục.
b. Về phía học sinh
- Năng lực của học sinh về khai thác địa lí còn nhiều hạn chế khi quan sát các đối tượng, hiện tượng địa lí, đồng thời các em học sinh cũng chưa độc lập, chủ động lĩnh hội kiến thức từ công nghệ thông tin trong một bài học. 
- Đa số các em học sinh thụ động nghe giảng, thiếu kĩ năng quan sát, phân tích, tư duy, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí.
3. Một số vấn đề đặt ra.
- Làm thế nào để học sinh có thể quan tâm đến việc khai thác kiến thức từ công nghệ thông tin hiệu quả trong từng giờ học, bài học.
- Khai thác theo hướng nào thì phù hợp với mục đích nội dung kiến thức.
- Cần sử dụng kênh hình như thế nào có hiệu quả và trực quan sinh động.
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
I. Một số lưu ý khi sử dụng công nghệ thông tin.
- Muốn khai thác được công nghệ thông tin đạt hiệu quả trong các giờ học Địa Lí, trước hết người giáo viên phải nắm kiến thức cơ bản tin học, nắm được các nội dung, thông tin trên giáo án điện tử. 
- Người giáo viên phải biết cách thiết kế, xử lí hiệu quả các nội dung, hình ảnh, bản đồ, bảng số liệu, video trên máy tính. Từ đó có cách ứng dụng phù hợp trong các giờ học thực tế, để giờ học đạt hiệu quả cao.
II. Thiết kế giáo án điện tử và hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức.
 Giáo án điện tử có thể thiết kế bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào (Ví dụ: Pascal, Java, Macromedia Dreamweaver) tùy theo trình độ có được về công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn như: MS Access, Frontpage, Publisher, Microsoft Powerpoint Trong đó, Microsoft Powerpoint là phần mềm dễ sử dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức phần I về khái quát chung: về lãnh thổ và vị trí địa lí.
 Giáo viên yêu cầu các em đọc SGK, quan sát các tranh, ảnh gắn trên bảng và máy chiếu, vi deo về (vùng Tây Nguyên ) trả lời các câu hỏi sau:
- Vùng bao gồm bao nhiêu tỉnh, hãy kể tên những tỉnh đó.
- Vùng Tây Nguyên có diện tích, dân số, mật độ dân số như thế nào so với cả nước và các vùng khác?
- Vùng Tây Nguyên có VTĐL như thế nào? Vì sao Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng
 GV vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh ( Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng). diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước., dân số 4,3 triệu người chiếm 4,7% dân số cả nước. Từ đó có thể kết luận vùng có diện tích lớn nhưng mật độ dân số thấp. Mật độ ở một số ở miền núi là 50-100 người/Km2, ở trung du là 100-300 người/Km2 vì vậy có sự hạn chế về thị trường tại chỗ về lao động, nhất là lao động lành nghề.
GV vùng Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Như vậy Tây Nguyên có VTĐL đặc biệt quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế mở và hội nhập thế giới và khu vực, giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước.
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức phần II về khai thác chế biến khoáng sản và thủy điện.
 Giáo viên yêu cầu các em đọc SGK, quan sát các tranh, ảnh, bản đồ gắn trên bảng (khoáng sản, thủy năng) trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao vùng này có khả năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản?
- Thảo luận nhóm theo nội dung hướng dẫn của giáo viên: Tên khoáng sản là gì? Phân bố ở đâu, trữ lượng bao nhiêu, mục đích để là gì?
 GV vùng Tây Nguyên có khả năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản vì là vùng có trữ lượng bôxít lớn nhất nước ta(Quặng nguyên 3,05 tỉ tấn, quặng tinh 1,5 tỉ tấn phân bố chủ yếu ở Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum
+Than bùn trữ lượng trên 3-4 triệu tấn chủ yếu làm phân bón, nhiên liệu phân bố ở biển hồ, Làng bua.
+Có 21 điểm có vàng trữ lượng 8,82 tấn vàng gốc phân bố ở Kon Tum, Gia Lai
+Đá quý: Đá ngọc, xanh lục, xanh nhạt, opan xanh, đen, nâu trắng.
+Vật liệu xây dựng: Mỏ sét gạch ngói, cao lanh sứ gốm, đá xây dựng, cát xây dựng, ngoài ra có đá gralit có nhiều triển vọng sản xuất đá ốp lát, điatonit sử dụng làm chất cải tạo đất, phân bón và là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác
GV Tây Nguyên việc khai thác khoáng sản gặp những khó khăn, hạn chế: 
- Đa số các mỏ KS nằm ở nơi có kết cấu hạ tầng GTVT chưa phát triển.
- Các quặng thường nằm sâu nên việc khai thác đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại, chi phí cao.
 Tây Nguyên có điều kiện gỉ để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
*Điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây cà phê.
- Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo:
+ phân hoá 2 mùa: mùa mưa: cây cối sinh trưởng và PT, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. 
+ Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên thấp khí hậu khô nóng thích hợp cây café vối và cà phê mít. Cao nguyên cao khí hậu mát mẻ thích hợp với cà phê chè 
- Mực nước ngầm phong phú: Thuận lợi xây dựng hệ thống giếng khoan.
*Điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội để phát triển cây cà phê.
- Người dân có kinh nghiệm trồng, chăm sóc cafe.
-Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển & thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
-CN chế biến & mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu.
- Bước đầu áp dụng KHKT trong SX
 *Khó khăn:
-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.
-Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.
-Thiếu lao động có tay nghề.
- TTTT: mất ổn định, nhất là TT khó tính
-CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.
Các vùng chuyên canh cây cafe:
Cafe chiếm 4/5 diện tích trồng cafe cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện tích cafe lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cafe Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.
Cafe chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Cafe vối, cà fe mít: trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.
*Biện pháp ổn định:
-Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần phát triển vốn rừng.
-Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.
-Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.
-Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.
-Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng khác đến.
-Mở rộng thị trường xuất khẩu café
*Phát triển chăn nuôi gia súc lớn:
- Tiềm năng: Diện tích rộng; có một số đồng cỏ ở các cao nguyên cao 500 -600m, các đồng cỏ ở Đơn Dương, Đức Trọng Có khí hậu cận xích đạo phù hợp với điều kiện sinh thái của bò.
- Thực trạng:
Đàn bò của vùng chiếm 11,1% và đàn trâu chiếm 2,5% của cả nước. Bò thịt nuôi nhiều ở Đắc Lắc, Gia Lai, bò sữa nuôi nhiều ở Lâm Đồng.
Chăn nuôi bò phát triển chưa cân xứng với tiềm năng của vùng.
 Giáo viên yêu cầu các em đọc SGK, quan sát các tranh, ảnh, bản đồ gắn trên bảng (địa hình, thủy năng) trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận định về tiềm năng phát triển thủy điện của vùng? Hãy kể tên các nhà máy thủy điện từ lớn đến nhỏ, xác định trị trí các nhà máy. Liên hệ với Lào Cai
- Việc khai thác khoáng sản và thủy điện có tác động như thế nào đến môi trường?
- Vì sao nói việc phát huy thế mạnh của Tây Nguyên có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?
- Nhận định về tiềm năng phát triển thủy điện của vùng? Hãy kể tên các nhà máy thủy điện từ lớn đến nhỏ, xác định trị trí các nhà máy. Liên hệ với Lào Cai
* Thế mạnh: là vùng có trữ lượng thủy năng lớn thứ hai cả nước, tập trung ở hệ thống sông Thượng Xesan, thượng Srepok, thượng sông Ba, sông Đồng Nai, tổng lưu lượng nước mặt hàng năm trung bình 50 tỉ m3, chiếm 19% thủy năng của cả nước. Tuy nhiên do các sông có chế độ nước theo mùa nên vào mùa khô, sông cạn nước, gây khó khăn cho phát triẻn thuỷ điện. 
* Tình hình khai thác:
 Đã và đang xây dựng các nhà máy thuỷ điện: 
Trước đây đã xây dựng một số nhà máy thuỷ điện: Đa Nhim trên sông Đa Nhim (160MW), Đrây-H’ling trên sông Xrê-pôk (12MW).
Thuỷ điện Yaly trên sông Xêxan (720MW) khánh thành năm 2002, đã xây dựng thêm: Xê-Xan 3, Xê-Xan 3A, Xê-Xan 4, Plây Krôngà tổng công suất trên sông Xê-Xan khoảng 1.500MW. Trên sông Xrê-Pôk có các nhà máy thuỷ điện: Buôn Kuôp (280MW), Xrê-Pôk 4 (33MW). Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng. Tạo động lực mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc
  • docbao cao sang kien KN 2014(Mạnh-Địa).doc