Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí Lớp 6

- Giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ đó đi đến hành động sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được.

- Học sinh được tham gia tích cực vào việc đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm.

- Giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.

- Học sinh được rèn luyện tính kỉ luật.

- Học sinh học được các kỹ năng sống qua các hoạt động.

- Học sinh được học cả về kiến thức và kĩ năng.

- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và có khả năng thuyết trình.

 

docx 12 trang Trần Đại 27/04/2023 11066
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Thường trực hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
- Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
01
Lê Thị Giang
21/11/1980
Trường TH- THCS Tân Thanh Tây
Giáo viên
ĐHSP ngành Địa lí
100%
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí lớp 6”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Địa lí.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/09/2019
- Địa chỉ áp dụng: Tại lớp 62 Trường TH-THCS Tân Thanh Tây – Mỏ Cày Bắc – Bến Tre.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tân Thanh Tây, ngày 15 tháng 1 năm 2021
Người nộp đơn
	 Lê Thị Giang
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Sáng kiến
Do tác giả: ..
Đăng ký thực hiện từ ngày: 
Hoàn thành ngày: ..
Đã được áp dụng tại: ..
Hiệu quả sau khi áp dụng (tóm tắt)
.
	 Tân Thanh Tây, ngày  tháng năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số : 
1. Tên sáng kiến:
Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí lớp 6
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Địa lí.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết 
- Thực hiện theo công văn 1357/SGD&ĐT-GDTrH-TX V/v Thực hiện dạy học môn Lịch sử, Địa lý, GDCD cấp THCS, THPT năm học 2019-2020 về yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học:
+ Đẩy mạnh vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học tích cực – liên môn, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp theo chủ đề, bài học, chú trọng học theo phân hóa năng lực học sinh.
+ Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm nhằm hướng đến giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp. Tạo điều kiện cho học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. 
- Ở Việt Nam, phương pháp này được thực hiện thí điểm tại một số trường và thu được những kết quả khả quan cho việc đổi mới nền giáo dục nước nhà, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. 
- Khi được học tập các bài học thông qua trải nghiệm sáng tạo, học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rất hứng thú học tập đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình, bổ sung, cập nhật những kiến thức mới mẻ, thời sự. Thông qua cách học này, học sinh được rèn luyện các kĩ năng, hình thành năng lực, phẩm chất phù hợp trong thời kì hội nhập. 
- Nội dung môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là những kiến thức cơ bản hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới để từ đó rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội. Trong đó, nội dung chương trình Địa lí lớp 6 THCS là kiến thức về địa lí đại cương (phần Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất), đây là kiến thức tiền đề cơ sở cho kiến thức lớp 7, 8, 9 và kiến thức THPT. Do vậy, nếu học sinh được làm quen với phương pháp học tập trải nghiệm ngay từ lớp 6 sẽ giúp các em hiểu bản chất của môi trường tự nhiên và xã hội cũng như những tác động của con người đến những môi trường này trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, tạo điều kiện cho các em có những nhận thức về những nội dung này trên phạm vi không gian lãnh thổ hẹp hơn (khu vực, quốc gia và địa phương).
- Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thời gian hạn hẹp, khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Đồng thời, nhiều em còn cho rằng Địa lí là môn phụ. Do đó, kiến thức Địa lí của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lí cho học sinh còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những lí do trên đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc nỗ lực tìm hiểu, học tập những định hướng mới trong giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy trong nhà trường, tôi lựa chọn đề tài Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí lớp 6
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp :
- Giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ đó đi đến hành động sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được.
- Học sinh được tham gia tích cực vào việc đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm.
- Giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.
- Học sinh được rèn luyện tính kỉ luật.
- Học sinh học được các kỹ năng sống qua các hoạt động.
- Học sinh được học cả về kiến thức và kĩ năng.
- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và có khả năng thuyết trình.
* Nội dung giải pháp :
- Giải pháp cũ: 
+ Giáo viên chú trọng truyền thụ kiến thức xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức chưa chú ý phát triển năng lực và tư duy của học sinh. 
+ Hình thức tổ chức các hoạt động dạy học còn đơn điệu chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh.
	+ Học sinh tiếp thu một cách thụ động, chưa rèn luyện và phát huy các năng lực cần có như năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học .
- Giải pháp mới:
+ Giáo viên là người giúp đỡ, dẫn dắt học sinh, làm nảy sinh tri thức ở học sinh. 
+ Giáo viên chỉ nêu ra các tình huống, học sinh được đặt trong các tình huống ấy sẽ cần thấy có nhiều vấn đề cần giải quyết. Các em phải tự tìm ra các phương pháp để giải quyết vấn đề, và cuối cùng tìm ra phương pháp tối ưu. Sau đó học sinh thảo luận, trao đổi và đi đến kết luận phù hợp.
+ Hoạt động dạy học được tổ chức đa dạng, linh hoạt, mở về không gian, thời gian và số lượng.
+ Tương tác đa chiều, học sinh tự trải nghiệm là chính.
Một số nội dung có thể tổ chức bằng phương pháp học tập trải nghiệm sáng tạo ở chương trình Địa lí 6 như sau:
+ Phương pháp tình huống: Giáo viên đưa ra những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học hình thành tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập. Tình huống là những sự kiện, câu chuyện trên báo chí, tivi, thực tế địa phương.
Ví dụ: Bài 4.“Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí”
Giáo viên đưa ra tình huống: 
Một cơn bão xuất hiện trên Biển Đông tại vị trí X, có tọa độ địa lí (115oĐ; 10oB) đang di chuyển theo hướng tây. Sau 10 giờ, vị trí tâm bão nằm ở tọa độ địa lí nào (cho biết vận tốc cơn bão là 22,2km/h và độ dài của 1o kinh tuyến là 111km). Bão sẽ di chuyển vào quốc gia nào? ( Học sinh sử dụng bản đồ các nước Đông Nam Á).
Quan sát quả địa cầu, hãy chọn một vị trí giúp bạn dựng ngôi nhà mà 4 mặt đều quay về 1 hướng.
Ví dụ: Bài 16. “Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.”
GV đưa ra tình huống: Nam chuẩn bị đi du lịch leo núi trải nghiệm nhưng lại phân vân không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng và độ cao của địa hình. Hãy giúp Nam chọn các vật dụng cần thiết và hướng dẫn cách sử dụng.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: Giáo viên chỉ nêu ra các tình huống, học được đặt trong các tình huống ấy sẽ cần thấy có nhiều vấn đề cần giải quyết. Các em phải tự tìm ra các phương pháp có thể giải quyết vấn đề, và cuối cùng tìm ra phương pháp tối ưu. Sau đó học sinh thảo luận, trao đổi và đi đến kết luận phù hợp.
Ví dụ: Bài 13: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và hoàn thành phiếu học tập
Núi trẻ
Núi già
Tiêu chí
Núi trẻ
Núi già
Đỉnh
Sườn
Thung lũng
+ Phương pháp điều tra, khảo sát địa phương: Giáo viên là người hướng dẫn các em nghiên cứu trên một lãnh thổ cụ thể - địa phương nơi các em đang sinh sống và học tập giúp cho học sinh hiểu được các thành phần và các mối quan hệ của các thành phần trong các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội.
Ví dụ: Bài 26:“Đất. Các nhân tố hình thành đất”
Học sinh khảo sát một khu vực cụ thể tại địa phương để hiểu thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội tác động tới quá trình hình thành đất:
ž Đất phân bố ở những nơi nào? Nguyên nhân hình thành đất?
žNghiền nhỏ mẫu đất và phân tích các thành phần?
žĐất ở địa phương em được sử dụng vào những mục đích nào?
žCác biện pháp cải tạo đất ở địa phương em?
+ Phương pháp đóng vai: Giáo viên tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Ví dụ: Bài 20:“Hơi nước trong không khí. Mưa.”
Học sinh đóng vai là giọt nước để kể cho các bạn nghe hành trình của cuộc đời mình.
Bài 24:“Biển và đại dương”
Học sinh đóng vai là các hiện tượng tự nhiên (sóng, thủy triều, dòng biển) để nói về sự hoạt động của các hiện tượng đó.
+ Phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện trực quan: phương tiện học tập trực quan giúp mô hình hóa các sự vật, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội mà ngay cả trong thực tiễn học sinh cũng không thể quan sát được, hoặc những đối tượng do khoảng cách nên không thể quan sát được. Đồng thời, các phương tiện học tập trực quan giúp GV “đem thực tiễn vào trong lớp học”.
Ví dụ: Bài 7:“Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả”.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh, video về vũ trụ, hệ mặt trời, Trái Đất trong hệ mặt trời; hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất để giúp học sinh hiểu rõ hơn về các đối tượng, hiện tượng địa lí.
 Bài 19 :“Khí áp và gió trên Trái Đất”
Phiếu học tập 
Quan sát hình: Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất, nội dung SGK, hoàn thành phiếu học tập dưới đây:
Lựa chọn các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng tổng hợp về các loại gió chính thổi trên Trái đất.
Áp thấp xích đạo/ Áp thấp ôn đới bán cầu Bắc/ Áp thấp ôn đới bán cầu Nam/ Áp cao cực bán cầu Nam/ Áp cao chí tuyến bán cầu Bắc/ Áp cao cực bán cầu Bắc/ Áp cao chí tuyến bán cầu Nam. 
Bán cầu
Các loại gió
Thổi từ đai áp về đai áp
Hướng gió
Bắc
Đông cực
Từ ....................................................................
về .....................................................................
Đông Bắc
Tây ôn đới
Từ ....................................................................
về .....................................................................
Tây Nam
Tín phong
Từ ....................................................................
về .....................................................................
Đông Bắc
Nam
Tín phong
Từ ....................................................................
về .....................................................................
Đông Nam
Tây ôn đới
Từ ....................................................................
về .....................................................................
Tây Bắc
Đông cực
Từ ....................................................................
về .....................................................................
Đông Nam
b. Xác định nguyên nhân gây ra sự lệch hướng chuyển động của các loại gió trên Trái đất.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Phương pháp trò chơi: trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó.
Ví dụ: Bài 1:“Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất” giáo viên tổ chức trò chơi: “Tôi là ai” nhằm giúp HS tự xác định được vị trí của mình trong hệ Mặt Trời.
 	+ Cách chơi: GV chọn 9 em học sinh lên bảng, lần lượt đại diện cho Mặt Trời và 8 hành tinh (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh).
Giáo viên ghi tên Mặt Trời và lần lượt 8 hành tinh vào từng mảnh giấy và phát cho các học sinh dưới lớp. Trong 15 giây, các học sinh xác định vị trí mình thuộc nhóm nào và đứng vào vị trí đó để xác định được vị trí của mình trong hệ Mặt Trời.
Bài 15: Địa hình bề mặt Trái Đất
Trò chơi Giải cứu bạn Minh: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6 HS) và nêu vấn đề: “Trong 1 lần tình cờ, Minh tìm thấy một tấm sơ đồ trên tủ sách của bố, Minh rất thú vị vì các dạng địa hình được vẽ rất ấn tượng. Đặc biệt hơn, bạn Minh đang học lớp 6, cô giáo mới dạy Minh về các dạng địa hình, Minh say sưa nghiên cứu tấm sơ đồ, nhưng do thời gian đã làm mờ các vị trí từ 1 - 6; em hãy giúp Minh điền các dạng địa hình tương ứng vào đúng vị trí nhé! Thời gian của các em là 2 phút”
+ Phương pháp tham quan thực địa: Đây là phương pháp truyền thống của nghiên cứu Địa lí. Phương pháp tham quan thực địa là phương pháp chính để thực hiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng thực tế, đối chiếu lí thuyết với thực tiễn, điều chỉnh kiến thức để có những đánh giá khách quan trên cơ sở lí thuyết đã có.
Ví dụ: Bài 13, 14:“Địa hình bề mặt Trái Đất”.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm quan các dạng địa hình: núi, đồng bằng, cao nguyên, các dạng địa hình cacxtơ vào ngày lễ hoặc nghỉ hè.
+ Phương pháp thực hành thí nghiệm:
Bài 5: Ký hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà dùng đất sét nặn thành 1 ngọn núi có các đường đồng mức khác nhau. Bài tập này giúp học sinh khắc sâu về hình ảnh độ cao 1 ngọn núi có nhiều tầng bậc khác nhau. Sản phẩm giống hình ảnh dưới đây.
Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.
Giáo viên chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, phát cho mỗi nhóm 1 nhiệt kế, yêu cầu;
žĐo nhiệt độ 3 lần mỗi ngày ( 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ) trong 5 ngày.
žGhi chép các biểu hiện của hiện tượng khí tượng ở địa phương em trong 5 ngày.
žTính nhiệt độ trung bình, tại sao phải đo vào 3 giờ trên, nêu cách đo.
žHoàn thành phiếu học tập sau
Dấu hiệu
Thời tiết
Khí hậu
Thời gian
Dài 
Phạm vi
Nhịp độ thay đổi
Thường xuyên
Dự báo
Khoảng thời gian dài
Bài 18: Hơi nước trong không khí. Mưa.
Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm mang theo các vật dụng: 1 ly nước đá, 1bình giữ nhiệt đựng nước nóng, 1 tấm kính hoặc nhựa trong, 1 cốc thủy tinh.
žHọc sinh quan sát ly đựng nước đá, nêu hiện tượng quan sát được. Giải thích tại sao thành ly lại có nước.
žCho học sinh đổ nước nóng vào cốc sau đó dùng tấm kính đậy miệng cốc, lấy đá để trên mặt kính. Quan sát hiện tượng và giải thích. (Lưu ý học sinh lau nước phía trên kính.)
Tuy nhiên, khi vận dụng các phương pháp, tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà giáo viên có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp 
Sáng kiến “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Địa lí lớp 6”được áp dụng cho các giáo viên địa lí tại trường trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các giáo viên địa lí đặc biệt là những giáo viên mới ra trường và giáo viên mới dạy lớp 6.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
Qua quá trình thực dạy, khi vận dụng phương pháp trên tôi đã thấy được kết quả khả quan so với trước đây, các tiết dạy và bài kiểm tra tôi thấy có khác biệt lớn, cụ thể như sau:
- Học sinh hoạt động trong lớp tích cực hơn, chú ý nghe giảng và hứng thú hơn nhất là được thực hành thí nghiệm.
- Học sinh  nắm bài chắc hơn mà không cần phải học bài nhiều.
- Qua quá trình sử dụng phương pháp này, các em có thể rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tóm tắt  tài liệu một cách hiệu quả hơn.
- Học sinh yêu thích môn học Địa lí hơn,  không  còn quan niệm đây là môn học thuộc  bài nữa  mà là một môn  khoa học có các đơn vị kiến thức liên quan chặt chẽ đến nhau. Từ đó, các em có động lực tự nghiên cứu các hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống hàng ngày.
	Qua thời gian thử nghiệm đề tài này với kết quả đạt được như sau:
LỚP
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
ĐỐI CHỨNG
61
6
20,7
15
51,7
7
24,1
1
3,5
0
0
THỰC NGHIỆM
62
13
43,3
12
40,0
5
16,7
0
0
0
0
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không
Bến Tre, ngày 15 tháng 01năm 2021

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_tap_trai_nghiem_sang_tao_t.docx