Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay

Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 tại Điều 1 nêu rõ “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam”. Đây là tổ chức đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Để xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng đoàn kết, vững mạnh nhất thiết phải thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức công đoàn”; các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”,… hay việc sử dụng tài chính, tài sản công đoàn minh bạch, công khai đúng quy định, thì một trong những yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được đó là vai trò của UBKT Công đoàn. UBKT Công đoàn giúp ban chấp hành kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công đoàn, kịp thời phát hiện những sai trái, vướng mắc để từ đó giải quyết một cách kịp thời.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì vai trò của UBKT Công đoàn hoạt động ngày càng mờ nhạt, gần như tự đánh mất vai trò của mình. Đội ngũ UBKT Công đoàn làm việc đôi lúc còn thiếu trách nhiệm, chưa tận tụy, chưa nhiệt huyết; năng lực nghiệp vụ hạn chế, kiểm tra giám sát còn cả nể với khuynh hướng “dĩ hòa vi quý”, chế độ báo cáo sơ sài, chưa kịp thời và chi tiết. Vậy nguyên nhân do đâu? Là cán bộ và đoàn viên tổ chức công đoàn có nhiều kinh nghiệm chúng tôi thiết nghĩ ở môi trường giáo dục công việc chính là dạy học, áp lực việc dạy, áp lực thi cử nhiều nên thời gian dành cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho UBKT còn ít. Đội ngũ UBKT Công đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, liên tục thay đổi nhân sự, không đáp ứng kịp thời những thay đổi về hoạt động, chế độ chính sách đối với UBKT chưa đảm bảo từ đó đã dẫn đến thực trạng trên.

docx 74 trang Thu Kiều 01/10/2024 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn cơ sở trong trường học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 HOẠT ĐỘNG CỦA UBKT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ 
 TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY
 LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN MỤC LỤC
 Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
 I. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
 II. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................1
 III. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................2
 V. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI...............................................................................3
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................3
 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................3
 1.1.1. Khái niệm UBKT công đoàn.....................................................................3
 1.1.2. Nhiệm vụ của UBKT Công đoàn ..............................................................3
 1.1.3. Quyền hạn của UBKT Công đoàn.............................................................3
 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động UBKT Công đoàn .................................................4
 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................4
 1.2.1. Đặc điểm UBKT Công đoàn ngành giáo dục............................................4
 1.2.2. Thực trạng của UBKT Công đoàn ở trường THPT hiện nay ........................5
Chương II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 
CỦA UBKT CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY......8
 2.1. Các giải pháp chung ........................................................................................8
 2.1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, nghị 
 quyết công đoàn ngành GD&ĐT đối với các hoạt động UBKT Công đoàn hiện 
 nay 8
 2.1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ UBKT, các đoàn viên 
 công đoàn, các tổ chức trong nhà trường về hoạt động kiểm tra, giám sát ..............8
 2.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................9
 2.2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của nhà trường....................................9
 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chức năng nhiệm vụ của UBKT Công đoàn trong 
 việc thực hiện điều lệ công đoàn.......................................................................10
 2.2.3. Kiện toàn, cũng cố tổ chức bộ máy UBKT Công đoàn cơ sở trong nhà 
 trường hiện nay .................................................................................................17
 2.2.4. Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, ban hành kế 
 hoạch cho cán bộ UBKT Công đoàn cơ sở trong nhà trường hiện nay.............18 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT
 1 BCH Ban chấp hành
 2 BCHCĐ Ban chấp hành Công đoàn
 3 BGH Ban giám hiệu
 4 CBVCNLĐ Cán bộ viên chức người lao động
 5 CTCĐ Chủ tịch Công đoàn
 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
 7 GDPT Giáo dục phổ thông
 8 GV Giáo viên
 9 HS Học sinh
10 THPT Trung học phổ thông
11 UBKT Ủy ban kiểm tra
12 UBND Ủy ban nhân dân
13 UVBCH Ủy viên ban chấp hành Câu hỏi 3: Theo thầy (cô) yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 
UBKT Công đoàn? ..................................................................................................37
 - Kết quả khảo sát bảng 4b..................................................................................37
 - “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn 
cơ sở trong trường học hiện nay” gồm 468 CBGVNLĐ ở 6 trường THPT trên địa
bàn Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An kết quả như sau ................39
 - “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT Công đoàn 
cơ sở trong trường học hiện nay” gồm 468 CBGVNLĐ ở 6 trường THPT trên địa
bàn Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An kết quả như sau ................40
 - Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ...............................................41
Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất......................................................42 vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc.
 - Nâng cao kỹ năng làm việc của ủy ban kiểm tra giúp BCH Công đoàn 
trong việc kiểm tra, giám sát của công đoàn một cách có hiệu quả. Từ đó phòng 
ngừa một cách có hiệu quả những sai phạm có thể xẩy ra đối với BCH Công đoàn 
cũng như các đoàn viên công đoàn.
 - Rèn luyện ý thức, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm với tổ 
chức công đoàn.
 III. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của UBKT 
hiện nay từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, làm thay đổi 
nhận thức của UBKT Công đoàn.
 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về các giải pháp nâng cao hiệu 
quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
 - Phân tích thực trạng hoạt động của ủy ban kiểm tra Công đoàn cơ sở 
hiện nay.
 - Trình bày các giải pháp đổi mới, nâng cao về kỹ năng kiểm tra, giám sát và 
cách giải quyết các vụ việc có thể xẩy ra.
 - Trình bày về tính hiệu quả của các giải pháp.
 - Thực nghiệm đổi mới.
 - So sánh giải pháp mới và giải pháp cũ.
 - Đề xuất thêm một số giải pháp trong thời gian tới.
 V. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, nắm thông tin.
 - Phương pháp phân tích, trình bày nội dung của vấn đề.
 - Phương pháp phân tích - So sánh.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 2 Thứ ba, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng 
cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị 
của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.
 Thứ tư, Báo cáo với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm 
tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của UBKT 
Công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành công đoàn.
 Thứ năm, Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức 
công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có 
trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời 
những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.
 Thứ sáu, Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý 
với cơ quan thường trực của Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp. Những kiến nghị 
của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành 
công đoàn cùng cấp giải quyết, thì Ủy ban Kiểm tra Công đoàn có quyền báo cáo 
với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra Công 
đoàn cấp trên.
 Thứ bảy, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở 
được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra 
Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn 
ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch 
Tổng Liên đoàn.
 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của UBKT Công đoàn
 - Hoạt động của công tác kiểm tra phải tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm 
trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao;
 - Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ 
kiểm tra;
 - Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, 
kịp thời;
 - Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là 
đối tượng kiểm tra;
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 1.2.1. Đặc điểm của UBKT Công đoàn ngành giáo dục
 Công đoàn giáo dục là tổ chức Công đoàn đặc thù. Ngoài việc thực hiện điều 
lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích cho CBVCNLĐ thì Công đoàn 
ngành giáo dục còn phải thực hiện nhiệm vụ dạy học. Trong bối cảnh ngày nay, 
dịch bệnh xẩy ra thường xuyên như đại dịch Covi - 19, thực hiện chương trình 
GDPT 2018 đòi hỏi Công đoàn giáo dục lại phải tích cực tìm tòi, học hỏi, thường 
xuyên đổi mới để đáp ứng với xu thế phát triển của xã hội.
 4 Câu hỏi 2: Thầy (cô) có được tập huấn hay tự nghiên cứu bồi dưỡng về 
nghiệp vụ UBKT Công đoàn không?
 Kết quả khảo sát bảng 2a.
 Số Ý kiến trả lời
 lương Tự nghiên
 Tham gia Không tham 
 CB, cứu bồi 
 tập huấn gia tập huấn
 TT Công đoàn trường GV, dưỡng
 NV
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
 được
 lượng % lượng % lượng %
 ks
 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 88 3 3,4 85 96,6 0 0
 2 THPT Diễn Châu 5 88 3 3,4 85 96,6 0 0
 3 THPT Diễn Châu 3 96 10 10,4 86 89,6 0 0
 4 THPT Ngô Trí Hòa 39 3 7,7 36 92,3 0 0
 5 THPT Quỳnh Lưu 1 106 10 9,4 96 90,6 0 0
 THPT Trường Tộ - 
 6 51 3 5,9 48 94,1 0 0
 Hưng Nguyên
 TỔNG 468 32 6,8 436 93,2 0 0
 Bảng khảo sát thực tế hoạt động kiểm tra, giám sát, hội họp của UBKT 
Công đoàn tại một số trường qua các năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 Kết quả khảo sát bảng 3a.
 Kết quả khảo sát
 Giải 
 quyết 
 Năm Kiểm Kiểm đơn 
 TT Tên trường
 khảo sát Kiểm tra tra tra đột thư 
 TX định kì xuất khiếu 
 nại, tố
 cáo
 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 2016 -2017 3 3 1 0
 2 THPT Ngô Trí Hòa 2017 - 2018 2 4 2 0
 3 THPT Diễn Châu 3 2018 - 2019 1 3 2 0
 4 THPT Diễn Châu 5 2019 - 2020 3 5 3 1
 5 THPT Quỳnh Lưu 1 2021 -2022 3 4 1 0
 THPT Trường Tộ - 
 6 2022 - 2023 1 3 0 0
 Hưng Nguyên
 TỔNG 13 22 09 01
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu.docx
  • pdfCao Viết Lợi_ Nguyễn Văn Thọ_ Hoàng Lý Đông - THPT Diễn Châu 5 - Công đoàn.pdf