Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy, học kiến thức mới môn Hóa học

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy, học kiến thức mới môn Hóa học

Trong xã hội hiện đại, khoa học phát triển nhanh như vũ bão với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng điều đó đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đảng và nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp học THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá, trong đó đổi mới phương pháp được đặt lên hàng đầu. Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên của người giáo viên phải nhận thức rõ ràng về qui luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kỹ xảo chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. Mặt khác Hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, có tính ứng dụng thực tế cao. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Hoàng tôi thấy học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ khái niệm, định luật, Việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện nguyên văn trong sách giáo khoa làm cho việc học trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.

 

docx 22 trang thuychi01 9710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy, học kiến thức mới môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¨MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài............................................................................ ....... 2
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................... ................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... .3
2. Thực trạng vấn đề. ................................................................................. 4
3. Giải pháp thực hiện...................................................................... ........ .5
3.1. Hướng dẫn học sinh thực hiện một sơ đồ tư duy........................ ........5
3.2. Hướng dẫn học sinh cách ghi chép trên sơ đồ tư duy ............... .........6
3.3. Tiến trình dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thành kiến thức mới. 
3.3.1. Phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm học tập. ................... 6
3.3.2. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.. ......................................... 7
4. Một số giáo án đã áp dụng trong giảng dạy.
 	Tiết 53 - Bài 31: SẮT .................................. .......................................... .8
Tiết 54 - Bài 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT .............. ............................... 12
	5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
5.1. Kết quả thực nghiệm................................................................. ........17
5.2. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm đến chất lượng giảng dạy. ...........18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
 	1.Kết luận:.................................................................................................19
2. Kiến nghị: .............................................................................................20
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Trong xã hội hiện đại, khoa học phát triển nhanh như vũ bão với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng điều đó đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đảng và nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp học THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá, trong đó đổi mới phương pháp được đặt lên hàng đầu. Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên của người giáo viên phải nhận thức rõ ràng về qui luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kỹ xảo chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy. Mặt khác Hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, có tính ứng dụng thực tế cao. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Hoàng tôi thấy học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ khái niệm, định luật,  Việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện nguyên văn trong sách giáo khoa làm cho việc học trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.
Những vấn đề đặt ra ở trên đã khẳng định nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại mới: Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà phải giúp học sinh nhận thức con đường chiếm lĩnh tri thức, giúp học sinh biết cách lựa chọn, hệ thống hóa, ghi nhớ kiến thức hiệu quả đồng thời biết liên kết nhiều nguồn kiến thức lại với nhau và vận dụng một cách hiệu quả vào trong học tập cũng như trong thực tiễn. Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) giúp các em giải quyết được các vấn đề trên nâng cao hiệu quả học tập. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy, học kiến thức mới” giúp các em hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy, học kiến thức mới một cách có hiệu quả phát huy tính tích cực, tự giác, hứng thú của học sinh trong học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Trung học phổ thông.
Hướng dẫn học sinh sử dụng quy trình lập sơ đồ tư duy để ghi chép trong quá trình tìm tòi kiến thức mới.
Tiến hành thực nghiệm để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nội dung bài 31, 32: Sắt và hợp chất của sắt - Hóa học 12 cơ bản
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hoạt động dạy học, các phương pháp dạy học Hóa học THPT.
Trực tiếp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy – học kiến thức mới để rút kinh nghiệm.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm, thống kê, so sánh .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận :
Hiện nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian.... Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra sơ đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo
Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.
Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó là “Sắp xếp” ý nghĩ của học sinh.
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh:
Sáng tạo hơn
Tiết kiệm thời gian
Ghi nhớ tốt hơn
Nhìn thấy bức tranh tổng thể
Phát triển tư duy logic, khái quát hóa...
Do đó có thể khẳng định Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Bằng phương pháp này giáo viên và học sinh có thể trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v
2. Thực trạng vấn đề.
Hiện nay trong thực tế, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, đơn thuần là chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện kỹ năng tư duy hay thuyết trình. Với cách học truyền thống đã khiến tư duy của nhiều học sinh đi vào lối mòn, học sinh chỉ ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng với cách ghi chép này chúng ta không kích thích được sự phát triển của trí não, điều đó làm cho một số học sinh tuy học tập rất chăm chỉ nhưng sự tiếp thu vẫn hạn chế. Học sinh học bài nào biết bài đó, cô lập nội dung của các phân môn mà chưa nhận thấy sự liên hệ của kiến thức vì thế chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống, việc vận dụng kiến thức vào các bài học tiếp theo và ứng dụng trong thực tiễn còn rất hạn chế. Các em không nắm bắt được kiến thức trọng tâm, mối liên kết của chúng, bài học trở nên đơn điệu, khó nhớ kiến thức, không kích thích được tính sáng tạo của cá nhân và tập thể. Bên cạnh đó học sinh luôn cảm thấy mất tự tin khi đứng trước tập thể, không biết làm thế nào để trình bày một vấn đề cho logic và mang tính thuyết phục. Kết quả dẫn đến học sinh không tập trung trong giờ học, mất tự tin khi đến lớp, buồn chán, thất vọng và đánh mất sự đam mê học hỏi.
Vì thế việc giúp các em nâng cao trình độ nhận thức, tiếp thu bài học nhanh, phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy và tự giác học tập là một vấn đề nan giải đối với đội ngũ giáo viên. Cũng chính từ lý do này, tôi đã nghiên cứu, áp dụng và mạnh dạn đưa phương pháp học tập tích cực đó là sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Hướng dẫn học sinh thực hiện một sơ đồ tư duy
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.
+ Vẽ chủ đề ở trung tâm từ đó phát triển ra các ý khác.
+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật, dễ nhớ.
+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề .
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ ( Nhánh cấp 1).
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
+Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt riêng.
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa một cụm từ khóa.
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2 bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.
Sơ đồ tư duy minh họa
3.2. Hướng dẫn học sinh cách ghi chép trên sơ đồ tư duy:
Nghĩ trước khi viết.
Viết ngắn gọn.
Viết có tổ chức.
Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để bổ sung sau này cần.
Điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
3.3. Tiến trình dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thành kiến thức mới.
Bản đồ tư duy có thể sử dụng vào nhiều mục đích nhiều dạng bài trong dạy và học như: sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ, hình thành một vài đơn vị kiến thức mới hoặc toàn bài học, củng cố kiến thức từng phần hay từng chương, thiết kế đề cương ôn tập, học sinh sử dụng sơ đồ tư duy khi làm bài tập được giao về nhà hoặc chuẩn bị bài mới.
Trong đề tài này tôi sử dụng sơ đồ tư duy trong hình thành kiến thức mới. Để có hiệu quả cao trong dạy và học lĩnh hội kiến thức mới, tôi sử dụng sơ đồ tư duy phối hợp với hoạt động nhóm hướng học sinh vào các hoạt động tích cực, giảm việc ghi chép trên lớp. Quá trình thực hiện dạy kiến thức mới sử dụng sơ đồ tư duy, giáo viên sẽ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, nhận xét, bổ sung và đánh giá học sinh, chứ không đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức giáo khoa một cách khô khan.
Để giúp học sinh phối hợp tốt hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo, sử dụng SĐTD hiệu quả chúng ta cần tiến hành các giai đoạn cơ bản như sau:
3.3.1. Phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm học tập.
Trước khi tiến hành hoạt động dạy học giáo viên tiến hành phân nhóm để các em hoạt động cố định trong các tiết học. Thông thường với sĩ số học sinh trung bình của trường tôi là 40 học sinh/lớp, tôi chia mỗi lớp thành 4 nhóm, trong đó có cả học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu xen lẫn nhau. Việc phân nhóm và hoạt động cùng nhau một cách cố định trong mỗi tiết học sẽ giúp các em làm quen với nhau và tinh thần hỗ trợ sẽ được nâng cao bởi vì kết quả hoạt động của mỗi nhóm sau mỗi tiết học đều được đánh giá, xếp loại. Kết quả hoạt động của mỗi thành viên chính là kết quả hoạt động chung của cả nhóm.
Việc cá nhân nào sẽ đại diện cho cả nhóm lên báo cáo hay trả lời câu hỏi sẽ không được biết trước. Chính điều này sẽ giúp tất cả các thành viên của nhóm đều phải nỗ lực và hoạt động hết sức mình, nếu cá nhân nào không hiểu nội dung kiến thức, các em bắt buộc phải tìm tòi hay hỏi bạn bè để hiểu và trả lời được những vấn đề đó, thông quá hoạt động nhóm để hoàn thiện cá nhân.
3.3.2. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
 * Chuẩn bị tiết học:
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng cách tìm các mục chính và nội dung chính của bài học. Học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và tự mình tìm những kiến thức trọng tâm của của bài học. Giáo viên cần kiểm tra việc chuẩn bị bài trước khi tiến hành nội dung bài mới một cách kỹ lưỡng để tập cho học sinh thói quen tự học tập nghiên cứu ở nhà. Nếu bỏ qua khâu này, học sinh sẽ không tự giác chuẩn bị SĐTD khi giáo viên đưa ra yêu cầu ở các bước sau.
 * Tiến trình hoạt động nhóm:
Hoạt động 1: Thảo luận - Lập sơ đồ tư duy :
Mở đầu bài học, giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo cá nhân – nhóm bằng cách giải quyết hệ thống câu hỏi cho trước trên bảng (hoặc trong phiếu học tập).Hệ thống câu hỏi này bám sát nội dung bài học. Mục đích của bước này nhằm giúp học sinh tìm ra những nội dung cơ bản nhất trong các mục của bài mới để từ đó biết cách tìm ra từ chìa khóa sau này.
Thời gian hoạt động này thông thường sẽ chiếm 1/3 thời lượng tiết học. Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên sẽ bao quát và hỗ trợ các em, định hướng cho các em có thể tìm ra những câu trả lời hợp lý.
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy :
Sau khi học sinh đã thảo luận hoàn thiện sơ đồ tư duy, giáo viên sẽ chỉ định một vài học sinh của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh hiện nay.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy :
Học sinh cả lớp sẽ đưa ra ý kiến nhận xét về cả hình thức và nội dung kiến thức, đóng góp cho thành viên vừa báo cáo.
Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy về hình thức, dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. Giáo viên sẽ chốt lại những ý chính cần phải nắm được trong mục này, đồng thời dùng dụng cụ học tập như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật để hỗ trợ, lấy thêm ví dụ và giảng giải những nội dung khó, mang tính tư duy hay nâng cao. Ở bước này giáo viên đóng vai trò người điều khiển, nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cần nắm được ở mục vừa thảo luận.
Thời gian đầu học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi tự tìm tòi kiến thức cũng như đứng trước cả lớp để trình bày một vấn đề, nhưng chỉ sau vài tiết học như thế, học sinh sẽ quen dần với cách học này, các em thảo luận để tìm ra được nội dung kiến thức cơ bản của bài học và tự tin báo cáo. Học sinh cả lớp sẽ xem lại sơ đồ tư duy của mình và bổ sung những phần kiến thức còn thiếu. Như vậy giáo viên sẽ không còn nặng nề về vở soạn hay vở ghi chép của học sinh nữa, vì học sinh sẽ kết hợp hai loại vở để tích lũy thông tin cho mình.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức và đánh giá hoạt động của học sinh
Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức bài học thông qua một sơ đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵn, hoặc sơ đồ tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện.
Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ tư duy khác của học sinh chuẩn bị ở nhà bằng phần mềm mind – map (vì sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung 1 kiểu sơ đồ tư duy, Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức – nếu cần).
Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi để củng cố bài học.
Khi học sinh đã thiết kế sơ đồ tư duy và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo cách trình bày thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và xếp loại A, B, C, D cho các nhóm. Với những cá nhân có thành tích tốt sẽ được cộng điểm hay cho điểm ngay sau tiết học. Điều này động viên các em rất nhiều để học tốt hơn.
4. Một số giáo án đã áp dụng trong giảng dạy.
Tiết 53- Bài 31 :SẮT
 Ngày soạn 25/2/2017 Ngày dạy 6/3 /2017
I. Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí , cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.
- Hiểu được tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng kiến thức:
 Phân tích kênh hình, rút ra kiến thức..
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.
b. Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiến và xử lý thông tin.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng, quản lý thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
-Kĩ năng dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm tại lớp
3.Thái độ
Qua việc nhận thức được vai trò của sắt, học sinh có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ kim loại 
II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh.
1. Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Thí nghiệm về sắt tác dụng với Cl2; O2, S, H2SO4 loãng, HNO3loãng, đặc nguội, dung dịch CuSO4
- Máy chiếu.
- Sơ đồ tư duy của bài dạy.
2. Học sinh :
- Bút phớt, bút dạ quang, giấy A0.
- Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp dạy học:
Trực quan, thảo luận nhóm và hỏi đáp.
IV. Ti

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_kie.docx
  • docxBÌA SKKN.docx