Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI
Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khoá VIII nhấn mạnh: “ . đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của mỗi người học”.
Dạy học lịch sử ở THPT: Phương pháp dạy học lịch sử truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế: Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giáo viên là người thuyết trình, diễn giải; giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo dẫn đến giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng vận dụng, thực hành vào đời sống thực tế bị hạn chế chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Vì vậy chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.
TRƯỜNG THPT HÒA HỘI TỔ: SỬ - ĐỊA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TÌM HIỂU NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ CUỐI THẾ KỈ XV ĐẦU THẾ KỈ XVI” A. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHUYÊN ĐỀ I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khoá VIII nhấn mạnh: “ ... đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của mỗi người học”. Dạy học lịch sử ở THPT: Phương pháp dạy học lịch sử truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế: Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giáo viên là người thuyết trình, diễn giải; giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo dẫn đến giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng vận dụng, thực hành vào đời sống thực tế bị hạn chế chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Vì vậy chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Trong chương trình lịch sử hiện nay những kiến thức, nội dung lịch sử còn rời rạc chưa có hệ thống, chưa thấy được mối quan hệ giữa các nội dung sự kiện với nhau, tổ chức dạy học gây sự nhàm chán, mất thời gian, không tạo hứng thú trong học tập của học sinh. Xu thế của thế giới : Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là xu thế tất yếu của tất cả các nước có nền giáo dục phát triển như, Hàn Quốc, Úc, Mĩ Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập, phù hợp nhu cầu học tập của học sinh, trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của từng học sinh. Quá trình tổ chức dạy học phân hóa bằng các chuyên đề đảm bảo cho việc phát triển các năng lực chuyên biệt, giúp các em say mê tìm tòi kiến thức lịch sử một cách tự giác. 2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình dạy học của bản thân tại trường THPT tôi nhận thấy dạy học theo phương pháp truyền thống có rất nhiều hạn chế: Chương trình Sách giáo khoa lịch sử hiện hành rất nặng nề đối với học sinh, chủ yếu là kiến thức theo tích chất hàn lâm và lý luận. Các em phải ghi nhớ máy móc rất nhiều các mốc thời gian và sự kiên cho nên dẫn đến tình trạng hôm nay nhớ mai đã quên và thường nhầm lẫn giữa các mốc thời gian, các sự kiện với nhau. Về phía học sinh, đa phần các em còn học theo cách ghi nhớ các sự kiện một cách máy móc, chưa làm chủ được hệ thống kiến thức, kỹ năng , thái độ, đặc biệt khả năng áp dụng các kiến lịch để giải quyết những vấn đề đặt ra cho các em trong thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình học còn thụ động tiếp thu kiến thức, chưa có sự tìm tòi, sáng tạo nên kết quả học tập chưa cao. Về phía giáo viên luôn có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nhà trường luôn quan tâm trang bị các đồ dùng, phương tiện dạy học. Tuy nhiên việc sử dụng các phương tiện, đồ chưa hiệu quả. Ví dụ thay thế từ đọc chép sáng chiếu chép Trước thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm bằng cách sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới bằng cách tổ chức đa dạng, phong phú và linh hoạt các hình thức hoạt động học tập nhằm tạo hứng thú cho các em, giúp học sinh say mê tìm tòi kiến thức lịch sử một cách tự giác. Ví dụ phương pháp thảo luận cặp, nhóm, kĩ thuật bạn tay nặn bột, khăn trải bàn . Tăng cường sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy học mới đặc biệt lưu ý phương pháp đồ dùng trực quan trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử. Bộ môn lịch sử có đặc trưng riêng đó là phải tái hiện lại quá khứ, vì thế để cung cấp được các tri thức cho học sinh dễ nhớ, dễ tạo thành những biểu tượng hằn sâu trong tâm trí các em thì việc khai thác nội dung lịch sử thông qua các lược đồ, bản đồ,các hình ảnh, phim tư liệu là rất quan trọng và cần thiết. Với việc tích cực sử dụng các đồ dùng trực quan và các phương tiện dạy học phù hợp giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thực hành bộ môn lịch sử. Khi giảng dạy những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong một giai đoạn lịch sử, giáo viên cần cho học sinh so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích từ đó giúp học sinh có thể khái quát một giai đoạn, thời kì lịch sử. Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm để giúp học sinh trao đổi, học hỏi lẫn nhau, thông qua đó giúp các em cùng giải quyết có hiệu quả một nhiệm vụ học tập đề ra. 3. Phạm vi thực hiện: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tôi đã bắt đầu thực hiện trong năm học 2017 – 2018 và đang thực hiện trong năm học 2018 – 2019 trong trường THPT Hòa Hội. Việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có thể sử dụng ở tất cả bài học, từ các bài học bình thường đến các bài ôn tập, tổng kết và làm bài tập lịch sử. Do còn nhiều hạn chế: về phía học sinh còn chưa quen với cách học mới, yêu cầu của chương trình Sách giáo khoa lịch sử, cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên còn nhiều hạn chế nên tôi cũng chỉ thực hiện được ở một số bài, một số chương trong chương trình. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trước khi tôi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: Tiết học lịch sử rất nặng nề, học sinh uể oải luôn nhìn đồng hồ mong cho hết giờ. Thời gian chính trong tiết học là giáo viên giảng bài, truyền thụ kiến thức, học sinh ghi chép về nhà học. Các em phải nhớ máy móc các mốc thời gian, số liêu, sự kiện thiên về lí luận và mang tính chất hàn lâm. Về nhà các em phải giành rất nhiều thời gian để học bài, có gắng nhớ máy móc các sự kiện, mốc thời gian và các em cũng rất nhanh quên. Và kết quả là học sinh thờ ơ với môn sử hoặc chỉ học đối phó. Sau khi tôi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì các em có hứng thú đối với học lịch sử, tiết học rất sôi nổi. Trong tiết học các em đã mạnh dạn trình bày các quan điểm, ý kiến của mình quá đó rèn luyên cho các em nhiều kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng trinh bày, kĩ năng tư duy, tổng hợp, phân tích, đánh giá .Thông qua bài học các em hiểu được bản chất của vấn đề, không phải nhớ máy móc các sự kiện, các mốc thời gian rồi lại nhanh quyên. Từ đó các em có hứng thú đối với môn II. BÀI HỌC MINH HỌA Căn cứ vào chương trình sách giáo khoa lịch sử 10 – BGD & ĐT, bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại ) và những ứng dụng phương pháp, kĩ thuật dạy theo học tích cực tôi xác định một số nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực học sinh cần đạt được; một số nội dung kiến thức cần bỏ qua hoặc lướt nhanh nên tôi xây dựng chuyên đề : “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TÌM HIỂU NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ CUỐI THẾ KỈ XV ĐẦU THẾ KỈ XVI” 1. Cách thức thực hiện. Với tiết chuyên đề này tôi không thể cùng một lúc thực hiện tất cả các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực mà tôi chỉ chọn một vài phương pháp, kĩ thuật phù hợp với đặc điểm của chuyên đề. Tôi cũng không sử dụng một phương pháp hay kĩ thuật dạy học vào một nội dung cụ thể, mà mỗi nội dung tôi áp dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học. Phương pháp và kĩ thuật dạy học tôi sử dụng trong chuyên đề. - Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, làm mẫu, giải quyết tình huống có vấn đề, thảo luận theo nhóm nhỏ. - Tôi sử dụng kĩ thuật tia chớp, XYZ, sơ đồ tư duy, chia sẻ nhóm đôi, kiplinh. Cụ thể - Trong phần khởi động. Tôi sử dụng kĩ thuật “tia chớp” đặt câu hỏi: Cư dân cổ đại phương đông có quan niệm như thế nào về hình dạng của Trái đất? Yêu cầu học sinh trả lời nhanh và ngắn gọn ý kiến của mình. Với kĩ thật dạy học này tôi có thể huy động được sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp. Với kĩ thuật này tôi cũng tạo ra tình huống có vấn đề nhằm thu hút học sinh động não suy nghĩ, tạo sự hứng thú, muốn chiếm lĩnh kiến thức trong bài học mới. Trong hoạt động tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí, tôi linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp, nhằm phát triển năng lực tư duy, chủ động, sáng tạo của từng học sinh trong giải quyết vấn đề. Trong hoạt động tìm hiểu diễn biến của các cuộc phát kiến địa lí, tôi sử dụng phương pháp làm mẫu cho học sinh: Giáo viên sẽ trình bày diễn biến của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ, học sinh sẽ trình bày lại. Sau đó sử dụng kĩ thuật tia chớp nhằm giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn kiến thức của bài. Trong hoạt động tìm hiểu về hệ quả của các cuộc phất kiến địa lí, tôi sử dụng phương pháp học tập theo tra cứu, giải quyết vấn đề và kĩ thuật thảo luận theo nhóm nhỏ, XYZ, tia chớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên trong nhóm, cải thiện không khí học tập. Trong hoạt động củng cố tôi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học nhằm củng cố, khắc sâu, liên kết các nội dung kiến thức của chuyên đề 2. Hiệu quả đạt được Với phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng đổi mới phương pháp,kĩ thuật, kiểm tra đánh giá trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI trong năm học 2017 – 2018 tôi thấy có thành tựu rất tích cực. Nhờ việc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều tiết học đã phát huy được năng lực của học sinh, giảm áp lực đối với việc học thuộc lòng, đặc biệt là với những con sô, ngày, tháng, năm. Thái độ học tập: Học sinh luôn chủ động, tích cực trong tiết học. Trong tiết học có sự tranh luận, góp ý, bổ sung kiến thức và có thêm rất nhiều các ý tưởng mới mà các em đưa ra. Kỹ năng: Phát huy và rèn luyện kĩ năng làm việc cá nhân, cặp, nhóm; phân tích, tổng hợp những nội dung kiến thức của bài cũ và kiến thức của bài mới để giải quyết vấn đề mà giáo viên yêu cầu. Kết quả kiểm tra đánh giá (15 phút): Tôi đã làm một đề kiểm tra cho các em làm và đạt kết quả như sau. Bài kiểm tra 15 phút ( Năm học 2017-2018) Lớp 10A5 10A6 10A7 10A8 1A9A7 10A10 Tổng (TB%) Ghi chú Sĩ số 35 34 35 34 35 32 205 PP cũ (% trên TB) 68.5% 73.5% 65.7% 104 (69.23%) PP mới(% trên TB) 88.2% 85.7% 90.6% 101 (88.1%) 3. Kiến nghị, đề xuất. Kiến nghị: Tóm lại : Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên cần chuẩn bị tốt trước khi lên lớp nhằm xác định các đơn vị kiến thức từ đó đưa ra các phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học linh hoạt nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Tích cực sử dụng các phương tiện và đồ dùng trực quan trong môn học, chú ý khi tổ chức các hoạt động học tập phải xác định rõ vai trò lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ các em được tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Kiến nghị: - Sở giáo dục cần thường xuyên tổ chức các tiết dạy chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực để các giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm và tiếp cận với các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. - Nhà trường cần bổ sung thêm tranh ảnh, lược đồ và các tư liệu còn thiếu trong môn lịch sử. - Giáo viên cần tích cực phát triển năng lực của học sinh thông qua sử dụng đa dạng, phong phú các phương pháp kĩ thuật, dạy học. - Giáo viên cần khai thác triệt để các phương tiện dạy học, không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. Hòa hội, ngày 12 tháng 11 năm 2018 Người viết báo cáo Lê Văn Khánh
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_d.doc