Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các trò chơi và các bài hát vào việc giảng dạy môn Tiếng Anh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các trò chơi và các bài hát vào việc giảng dạy môn Tiếng Anh Lớp 6

Hiện nay Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế, vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu Tiếng Anh. Ở thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học chủ yếu là lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cấu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này, đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy ngôn ngữ. Phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ hướng lấy người dạy làm trung tâm sang hướng lấy người học làm trung tâm.

Chính vì thế, việc sử dụng các trò chơi và các bài hát vào trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho người học. Chúng giúp khích lệ người học duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc học. Ngoài ra, chúng còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu đối với người học.

 

docx 46 trang Trần Đại 27/04/2023 8486
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các trò chơi và các bài hát vào việc giảng dạy môn Tiếng Anh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
	1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn
Hiện nay Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế, vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu Tiếng Anh. Ở thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học chủ yếu là lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cấu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này, đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy ngôn ngữ. Phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ hướng lấy người dạy làm trung tâm sang hướng lấy người học làm trung tâm.
Chính vì thế, việc sử dụng các trò chơi và các bài hát vào trong giảng dạy ngoại ngữ là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho người học. Chúng giúp khích lệ người học duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc học. Ngoài ra, chúng còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu đối với người học.
	Xuất phát từ những lý do trên và với hy vọng cao góp phần tăng hứng thú trong học Tiếng Anh cho học sinh, đặc biệt học sinh đầu cấp THCS, lớp 6, tôi đã quyết định tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng các trò chơi và các bài hát vào việc giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6”; với hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ làm tăng động cơ học tập cho người, một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong việc học ngoại ngữ của họ. Đồng thời, chúng giúp và khích lệ học sinh duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc học.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng những các trò chơi hay các bài hát trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 6 mà tôi đưa ra trước hết nhằm khơi dậy hứng thú học ngoại ngữ cho học sinh, giảm được ức chế tối đa trong giờ học ngoại ngữ đồng thời muốn các em có điều kiện sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên, hình thành khả năng chủ động giao tiếp và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát thái độ và tinh thần học tập của học sinh khối lớp 6 ở trường THCS Nhơn Phúc đối với bộ môn Tiếng Anh.
	Đề xuất một số trò chơi và bài hát với hy vọng thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh.
	Khơi dậy và duy trì hứng thú học tập bộ môn Tiếng Anh đối với học sinh khối lớp 6
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối lớp 6 tại trường THCS Nhơn Phúc vào các năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016-2017 và đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Lớp
(SS)
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
ĐẠT YÊU CẦU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015 
6A3
(44)
4
9.1
10
22.7
15
34.1
9
20.1
6
13.6
29
65.9
2015-2016
6A1
(34)
1
2.9
9
26.5
13
38.2
7
20.6
4
11.8
23
67.6
2016-2017
6A2
(41)
3
7.3
6
14.6
17
41.5
11
26.8
4
9.8
26
63.4
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành song song nhiều biện pháp từ nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tìm hiểu một số trò chơi và bài hát, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp thực trạng trên lớp đến việc tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cách tạo động cơ học tập cho học sinh giúp học sinh yêu thích tiết học. Tôi đã sử dụng các phương pháp như sau:
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy.
Phương pháp điều tra, nghiên cứu, trao đổi.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Thăm dò ý kiến học sinh.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc)
Phạm vi nghiên cứu: đề tài này được nghiên cứu ở học sinh lớp 6 tại Trường THCS Nhơn Phúc.
Thời gian nghiên cứu: bắt đầu nghiên cứu đề tài từ năm học 2014 - 2015
2. NỘI DUNG: 
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết việc học Tiếng Anh đang là xu hướng của thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy tiếng Anh đã là một việc khó, để học sinh tiếp thu và vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn lại là việc làm khó khăn hơn. Học sinh cần phải lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng tốt các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thông qua các hoạt động giao tiếp có mục đích. Do đó, giáo viên phải có những kỹ năng, phương pháp riêng, phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi , sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên phải làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. Việc thiết lập, tạo những tình huống đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của bài học là cả một nghệ thuật của người giáo viên. Xuất phát từ vấn đề này, tôi cho rằng việc sử dụng các trò chơi và các bài hát vào trong mỗi bài học tuy là nhỏ, nhưng chính các trò chơi, các bài hát đã góp phần quan trọng tạ sự tập trung, theo dõi của học sinh vào các vấn đề được trình bày, tạo sự thoải mái, giảm sự căng thẳng của học sinh. Cũng từ đó, học sinh ham thích môn học và học tập có hiệu quả hơn. Các trò chơi, các bài hát có rất nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, được áp dụng rộng rãi tùy thuộc vào các hình thức của bài học. Hơn nữa đó cũng là một hoạt động tích cực trong phương pháp giảng dạy mới của bộ môn tiếng Anh. Vì thế, mỗi thầy giáo, cô giáo cần nghiên cứu, vận dụng trò chơi và các bài hát trong mỗi bài dạy nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, giảm đi sự căng thẳng, chán nản đối với môn học như chúng ta đã thấy ở rất nhiều học sinh trong thời gian qua.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh nhiều năm qua tại trường THCS Nhơn Phúc, bản thân tôi đã nhận thấy học sinh của trường THCS Nhơn Phúc yếu kém ở môn học này còn nhiều, chỉ một số học sinh nói, viết khá lưu loát. Từ đó khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục tình huống, nâng số lượng học sinh khá giỏi lên và hạn chế lượng học sinh yếu kém ở bộ môn. Qua thực tế tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số lượng học sinh yếu kém nhiều đó là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp gia đình về kinh tế sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em không có từ điển, sách tham khảo, băng hình, máy móc hỗ trợ cho các em kỹ năng nghe, nói, thực hành nhiều. Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như máy cát sét, tranh ảnh... Nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi ý kiến là do các em cảm thấy không hứng thú với môn học, rằng môn học này khó, các em không có môi trường để giao tiếp hằng ngày nên các em chóng quên. Nhằm cổ vũ, động viên, kích thích sự ham học của học sinh tôi cho rằng mỗi giáo viên cần nghiên cứu, áp dụng các trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, góp phần nào hướng học sinh vào nội dung bài học và ham muốn được học tiếng Anh. Muốn thực hiện tốt những điều đó mỗi giáo viên cần hiểu rõ vai trò của các trò chơi và các bài hát.
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có hiệu quả cao hơn.
2.3.1. Các trò chơi
Tầm quan trọng của các trò chơi:
Học ngôn ngữ là một việc rất khó đòi hỏi mọi lúc mọi nơi và phải được duy trì qua một thời gian dài học ngôn ngữ. Các trò chơi giúp động viên học sinh duy trì niềm đam mê học tập của mình . Các trò chơi giúp giáo viên tạo ra ngữ cảnh cái mà làm cho ngôn ngữ trở nên có ích và có ý nghĩa.
Khi nào sử dụng các trò chơi:
Các trò chơi thường được sử dụng như những hoạt động khởi động ngắn hay được sử dụng vào những phút cuối cùng còn lại của tiết học. Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng các trò chơi ở tất cả các giai đoạn của bài giảng.
Một số trò chơi được sử dụng trong dạy tiếng anh 6:
☺Ring a number: 
(Nhằm luyện các con số, giờ, ngày, năm, giá cả.. trong Unit 1: Greetings - C và Unit 3: At home - B1,2)
Unit 1: Greetings - C
Unit 3: At home - Period 15: B1, 2
Treo bảng phụ với những con số bị xáo trộn
Chia lớp thành 2 đội
Đọc các con số trên bảng
Đội A khoanh tròn
Đội B đánh dấu chéo
Đội nào tìm thấy nhiều số hơn trong thời gian quy định sẽ dành chiến thắng
☺ A B C D .What can I see?
(Nhằm dạy từ mới và luyện đánh vần sau khi dạy bảng chữ cái trong Unit 2: At school - Period 9: B1, 2, 3)
Giáo viên đưa ra manh mối và học sinh đoán
Ví dụ:
	+ T: Something in this classroom beginning with letter C
	+ Ss: Chair
	+ T: Something in the living-room beginning with letter S
	+ Ss: Stereo
☺LWQA: Letter- word- question- answer
(Nhằm luyện hỏi - đáp)
Ví dụ:
	+ T: H
	+ S1: Hungry
	+ S2: Are you hungry?
	+ S3: Yes, I am
☺What am I? Who am I?
(Nhằm luyện mô tả công việc trong Unit 3: At home - Period 17: C)
Ví dụ:
	+ T: I teach in a school.Who am I?
	+ Ss: Teacher.
	+ T: He works in a hospital. He takes care of sick people. Who is he?
	+ Ss: Doctor.
☺Puzzle
(Nhằm ôn lại các chữ số từ 1 - 20 trong Unit 1: Greetings- Period 7: C)
Ví dụ:
	+ Giáo viên đưa phiếu cho mỗi nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm ra những con số có tổng là 15
Eight
Six
- Câu trả lời đề nghị:
Eight
one
Six
three
five
seven
four
nine
two
☺Hellen’s Path:
(Nhằm ôn lại một vài từ phát âm /ai/ trong Unit 1: Greetings)
⟹hi
fine
old
how
name
is
I
nine
my
are
you
we
two
night
five
this
four
ten
am
Bye ⟹
⟹ Đáp án:
⟹hi
fine
old
how
name
is
I
nine
my
are
you
we
two
night
five
this
four
ten
am
Bye⟹ 
☺Bingo:
(Nhằm luyện các số từ 1 - 20 trong Unit 1: Greetings - Period 7: C)
Vẽ 9 ô vuông trên một mẩu giấy
Chọn tùy ý các số từ 1 đến 20 và viết vào các ô vuông
1
13
9
12
7
3
10
2
8
☺Drawing pictures:
(Nhằm luyện các số từ 10 - 100 trong Unit 3: At home - Period 15: B1, 2)
Giáo viên phát phiếu bên dưới cho mỗi nhóm
Gọi một học sinh đọc các con số:10,40,25,72,16,10,68,33,94,68 .
Sau khi nối các con số, yêu cầu học sinh gọi tên đồ vật, đội nào có câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất là người chiến thắng
This is a
.25
 . 16 .10 . 40
 .68 
 .94 . 33
⟹ Đáp án: This is a lamp
This is a
72 .25
 . 16 .10 . 40
 .68 
 .94 . 33
☺Networks:
(Nhằm ôn lại các đồ dùng học sinh/ các môn học tại trường, giới thiệu chủ đề “ngôi trường” trong Unit 2: At school - Period 12: C2, 3, 4 hay Unit 5: Things I do - Period 29: C1, 2)
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 6 người và liệt kê những đồ dùng học tập tại trường. 
Nhóm có nhiều từ nhất trong thời gian giới hạn sẽ là nhóm chiến thắng.
 board
☺Noughts and Crosses:
(Nhằm luyện các câu hỏi với How much, How many and câu trả lời ngắn trong Unit 11: What do you eat? - Period 64: A1)
Vẽ bảng gồm 9 ô với 9 từ 
Chia lớp thành 2 nhóm: Noughts (O) and Crosses (X).
Yêu cầu học sinh chọn từng từ một điền vào mỗi ô và đặt câu hỏi với How much or How many và học sinh khác trả lời. Một câu đúng nhận một O hoặc X. nhóm có 3 O hoặc X theo hàng dọc, hàng ngang và thậm chí hàng chéo trước sẽ là người chiến thắng.
Beef?
(300g)
Apples?
(5)
Milk?
(2 bottles)
Rice?
(1kg)
Noodles?
(3 packets)
Eggs?
(12)
Cooking oil?
(1 bottle)
Chicken?
(500g)
Oranges?
(3 kg)
☺Categorising:
(Nhằm ôn lại các loại đồ ăn, thức uống trong Unit 10: Staying healthy - Period 61: B1, 2, 3)
Giaó viên yêu cầu học sinh vẽ hai cột vào trong vở và nói hai chủ đề khác nhau. Ví dụ: Food and Drinks
Giaó viên đọc tập hợp các từ vựng. học sinh nghe và điền vào hai cột chủ đề sao cho phù hợp. Ví dụ: giáo viên đọc: water, meat, egg, soda, lemon juice...
Học sinh nghe và viết
Food
Drinks
☺Follow directions:
(Nhằm ôn lại các cấu trúc câu chỉ đường đi trong Unit 8: Out and about - Period 47 & 48: C)
Gọi một vài học sinh lên bảng và làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Học sinh không làm đúng theo chỉ dẫn sẽ thua cuộc.
Chú ý: Hoạt động này có thể tạo hứng thú khi người học được yêu cầu làm theo chỉ dẫn như rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng...
☺Simon says	
(Nhằm ôn lại các câu mệnh lệnh trong lớp học trong Unit 2: At school - Period 12: C2, 3, 4)
Giaó viên hô to câu mệnh lệnh. Học sinh chỉ làm theo mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên bắt đầu đoạn ngữ “Simon says”
Ví dụ: giáo viên nói “Simon says stand up”, học sinh sẽ phải đứng dậy. Nếu giáo viên chỉ nói “Stand up” học sinh không làm theo mệnh lệnh đó.
Giaó viên tổ chức trò chơi này theo nhóm. Nhóm nào có ít học sinh phạm lỗi thắng.
☺Slap the board	
(Nhằm luyện các con số, giờ, ngày, năm, giá cả..trong Unit 2: At school - Period 12: C2, 3, 4 hay Unit 5: Things I do - Period 29: C1, 2)
Unit 2: At school - Period 12: C2, 3, 4
Unit 5: Things I do - Period 29: C1, 2
Viết từ mới học sinh vừa học lên bảng 
Gọi hai nhóm học sinh lên bảng, từ 4 - 5 em
Yêu cầu học sinh đứng cách bảng một khoảng cách bằng nhau
Nếu từ trên bảng bằng Tiếng Anh thì giáo viên hô to bằng tiếng Việt tương ứng và ngược lại. Nếu từ bằng tranh vẽ thì hô to bằng tiếng Anh.
Lần lượt từng cặp học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng và vỗ vào từ được gọi.
Học sinh nào vỗ đúng và nhanh hơn thì ghi được điểm
Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.
☺Counting game	
(Nhằm luyện các con số, giờ, ngày, năm, giá cả.. trong Unit 1: Greetings - Period 7: C và Unit 3: At home - Period 15: B1, 2)
Giáo viên nói một con số. Học sinh phải đếm tiếp từ số đó. Sau một vài con số giáo viên vỗ tay và học sinh dừng lại
Giaó viên gọi một số khác và học sinh lập tức đếm
Ví dụ: 
GV: twenty
HS: 21, 22, 23, 24, 25, 26 (GV vỗ tay)
GV: eleven
HS: 12, 13, 14, 15, 16, 17 (GV vỗ tay)
☺Chain game
(Nhằm giúp học sinh nhớ lại hệ thống các từ đã học ở các bài học khác nhau để luyện nói theo một cấu trúc câu)
Chia lớp thành các nhóm (số nhóm và học sinh trong mỗi nhóm tùy vào giáo viên)
Giaó viên nói một câu
Các nhóm lần lượt đặt câu nối tiếp của giáo viên và của các nhóm khác
Nhóm nào đặt được nhiều câu hơn thì thắng cuộc
Ví dụ 1: Unit 6: Places - Period 33: A4, 5, 6, 7
GV: In my town, there is a bank.
HS1: In my town, there is a bank, and a hotel
HS2: In my town, there is a bank, a hotel and a supermarket
HS3: In my town, there is a bank, a hotel, a supermarket and a hospital
...
Ví dụ 2: Unit 3: At home - Period 15: B1, 2
	GV: There is a door.
	HS1: There is a door and a table.
HS1: There is a door, a table and a chair.
...
☺Find someone who
(Nhằm luyện mẫu câu)
Giaó viên kẻ biểu bảng sau lên bảng. Học sinh kẻ vào vở
Find someone who...
Name
listen to music
do the housework
cook
read
Làm mẫu với một học sinh. Hỏi một câu hỏi bất kỳ trong bảng. Nếu học sinh trả lời “Yes”, ghi tên của học sinh vào cột “Name”. Lưu ý học sinh rằng các em phải điền vào cột “Name” các tên khác nhau.
Yêu cầu học sinh đứng dậy đi quanh lớp và hỏi các bạn mình. Học sinh nào điền đủ tên vào cột “Name” trước là người chiến thắng.
Ví dụ 1: Unit 12: Free time - Period 74: B4, 5, 6
Find someone who...
Name
plays football twice a week
goes to the park once a week
watches TV seven times a week
plays badminton twice a week
Ví dụ 2: Unit 10: Staying healthy - Period 63: C
Find someone who...
Name
likes fish
doesn’t like chicken
likes bread
doesn’t like rice
likes milk
doesn’t like soda
2.3.2. Các bài hát
Tầm quan trọng của các bài hát:
Đã nhiều thế kỷ, hát đã được sử dụng như một công cụ giáo dục.
Theo khảo sát, hầu hết học sinh rất thích hát. Việc nhớ ngôn ngữ trong bài hát thì dễ hơn nhiều. Các bài hát là một trong những cách dạy và học Tiếng Anh tốt nhất bởi vì chúng kết hợp chặt chẽ các kỹ năng, đặc biệt kỹ năng nghe. Học sinh khối lớp 6 cảm thấy được khích lệ khi chúng có thể mô phỏng lại âm thanh của ngôn ngữ trong các bài hát. Hầu hết học sinh có thể dễ dàng nhớ được ngôn ngữ qua các lời trong các bài hát, như là bảng chữ cái.
Khi nào sử dụng các bài hát:
Các bài hát có thể được sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong một tiết dạy ngôn ngữ. Chúng có thể được sử dụng:
Khi bắt đầu bài dạy như phần Warm up và ở cuối tiết dạy như một hoạt động củng cố.
Khi chào hỏi lớp
Khi tạm biệt lớp
Khi giới thiệu một chủ đề.
Khi trình bày từ vựng.
Khi luyện và ôn ngôn ngữ đã được dạy
Khi cảm hứng học tập của lớp giảm xuống
Một số bài hát được sử dụng trong giảng dạy tiếng Anh lớp 6:
Unit 1: Greetings - Period 3: A1, 2, 3, 4
HELLO
(Nhằm luyện tập và ôn lại cách chào hỏi người khác và cách giới thiệu tên)
HELLO
(Nhằm luyện tập và ôn lại cách chào hỏi người khác)
Unit 1: Greetings - Period 3: A1, 2, 3, 4
BOY AND GIRL.
(Nhằm luyện cấu trúc “I am...”)
Unit 1: Greetings - Period 4: A5, 6, 7, 8
HELLO, TEACHER !
(Nhằm luyện tập và ôn lại cách chào hỏi người khác và cách hỏi thăm sức khỏe người khác)
Unit 1: Greetings - Period 7: C
HAPPY BIRTHDAY!
(Nhằm luyện cấu trúc hỏi tuổi)
Unit 1: Greetings - Period 7: C
THE WAY WE GO TO SCHOOL.
(Nhằm giới thiệu chủ đề “TẠI TRƯỜNG” trong Unit 4 và luyện cấu trúc “This is...”
Unit 1: Greetings - Period 7: C
LET’S COUNT FROM ONE TO TEN
(Nhằm ôn lại các số đếm đã học)
Unit 1: Greetings - Period 5: B1, 2, 3
GOOD MORNING TO YOU
(Nhằm ôn lại các cách chào hỏi trang trọng)
Unit 2: At school - Period 8: A
COME IN
(Nhằm ôn lại các câu mệnh lệnh được dùng trong lớp)
Unit 2: At school - Period 9: B1, 2, 3
THE SONG OF ABC
(Nhằm dạy từ mới, bảng chữ cái và luyện đánh vần)
Unit 2: At school - Period 9: B1, 2, 3
THE SONG OF ABC
Unit 2: At school - Period 9: B1, 2, 3
ABC
Unit 2: At school - Period 9: B1, 2, 3
ABC SONG
Unit 3: At school - Period 17: C
JOBS
(Nhằm ôn lại các từ vựng về chủ đề gia đình và công việc)
Unit 3: At school - Period 17: C
MY FAMILY
(Nhằm ôn lại các từ vựng về chủ đề gia đình và công việc đã học)
Unit 4: Big or small? - Period 24: C1, 2, 3, 4
WHAT DO YOU DO IN THE MORNING?
(Nhằm ôn lại chủ đề về công việc hằng ngày)
Unit 4: Big or small? - Period 25: C5, 6, 7, 8
WHAT TIME IS IT?
(Nhằm ôn tập lại cách hỏi và trả lời về thời gian)
Unit 5: Things I do - Period 29: C1, 2
DAYS OF WEEK
(Nhằm luyện cấu trúc câu “There are...”, dạy và ôn lại các ngày trong tuần)
Unit 5: Things I do - Period 29: C1, 2
ADDAMS FAMILY
DAYS OF THE WEEK
(Nhằm ôn lại các ngày trong tuần)
Unit 5: Things I do - Period 29: C1, 2
WE HAVE ENGLISH TODAY
(Nhằm ôn lại các ngày trong tuần)
Unit 7: Your house - Period 47: C1, 2, 3
HOW DID YOU GET THERE?
(Nhằm ôn lại cấu trúc hỏi và trả lời về phương tiện đi lại)
Unit 8: Out and about - Period 44: A1, 2, 3
WHAT ARE THEY DOING?
(Nhằm ôn lại cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn)
Unit 10: Staying healthy - Period 63: C1, 2, 3, 4, 5
MY FAVOURITE FOOD AND DRINK
(Nhằm ôn lại cấu trúc hỏi về đồ ăn thức uống yêu thích nhất)
Unit 11: What would you eat - Period 67: B1, 2, 3
HOW MUCH
(Nhằm ôn lại cấu trúc hỏi và trả lời về giá tiền)
Unit 14: Making plans - Period 82: A1, 2, 3
THE NEAR FUTURE
(Nhằm ôn lại cấu trúc thì tương lai dự định)
Unit 15: Countries- Period 90: A1, 2, 3, 4
WHERE ARE YOU FROM?
(Nhằm ôn lại cấu trúc hỏi bạn đến từ đâu và trả lời)
☺ Những bài hát được sử dụng khi năng lượng học tập của lớp giảm xuống:
MAKE FRIENDS
LITTLE BIRDS.
CHALK’S DUST
IF YOU’RE HAPPY
JINGLE BELLS
HAPPY NEW YEAR!
BAA BLACK SHEEP
2.4. Kết quả thực hiện
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi đã gặt hái được một số kết quả đáng phấn khởi, cụ thể là học sinh đã xác định được động cơ học tập rõ ràng, yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn; Lớp học, giờ học tiếng Anh không còn nhàm chán mà luôn thích thú, thoải mái cho cả thầy và trò. Việc dạy học thông qua các trò chơi và các bài hát đã giúp cho học sinh không bị thụ động mà luôn phát huy tinh thần học tập cao hơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_tro_choi_va_cac_bai_hat_va.docx