Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 Trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn qua giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 Trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn qua giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp

Mục đích của giải pháp: Tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cụ thể là kĩ năng mạnh dạn, tư tin thông qua các tiết dạy của môn học ví dụ như: cho điểm những học sinh tích cực phát biểu, " thưởng" điểm cho học sinh có câu trả lời mang tính tư duy sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mình trong những giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ. nhằm đem lại hiệu quả cho việc rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho học sinh THPT số 2 Văn Bàn nói chung và học sinh lớp11B1 nói riêng.

- Những điểm khác biệt: Sáng kiến kinh nghiệm này chú trọng tìm ra giải pháp để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học tập, rèn luyện, văn hóa văn nghệ, thể thao, trong ứng xử, gaio tiếp.để các em thành công hơn trong cuộc sống.

 

doc 5 trang cuonglanz2a 14813
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 Trường Trung học Phổ thông số 2 Văn Bàn qua giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 Trường THPT số 2 Văn Bàn qua giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp
Mã số: ..(tác giả không ghi vào phần này).
I. Tình trạng giải pháp đã biết:
 - Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết: Thiếu tự tin, mạnh dạn đối với học sinh THPT không phải là hiện tượng hiếm thấy mà hầu như ở trường nào cũng có, thậm chí còn rất phổ biến. Hiện tượng này khiến cho nhiều giờ học trở nên buồn chán, tẻ nhạt, học sinh ngại tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, sống ngày càng thu mình lại. Đây là vấn đề làm đau đầu đối với thầy cô giáo ở nhiều trường phổ thông hiện nay. Để khắc phục sự im lặng như tượng đá của học sinh trong các giờ học, có giáo viên đã dùng "chiêu" cộng, thưởng điểm, hoặc miễn cho những bài kiểm tra 15 phút.., đương nhiên cũng có tác dụng nhất định, song không duy trì được lâu. Rồi các em cũng không giám bộc bạch những lời tâm sự với cô giáo chủ nhiệm, bạn bè khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Rất nhiều Thầy cô, trong giờ dạy, đặt câu hỏi ra, rồi tự trả lời luôn, vì  chờ cho các em giơ tay phát biểu thì hết giờ, cháy giáo án. Giáo viên chủ nhiệm luôn phải chủ động thăm dò học sinh khi thấy học sinh có biểu hiện khác thường để học sinh bộc lộ với mình. Sự thiếu tự tin, mạnh dạn sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước  đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái... Vì vậy với cương vị là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở về vấn đề đó và đã tiến hành nghiên cứu đề tài này.
- Ưu điểm của giải pháp đã, đang thực hiện tại nhà trường: Học sinh trở nên tự tin hơn, hăng hái phát biểu xây dựng bài, biết quan tâm chia sẻ với thầy cô, bạn bè những khó khăn trong cuộc sống và luôn muốn thể hiện mình trước đám đông.
- Khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại nhà trường: Một số học sinh nam vẫn còn rụt rè vì các em ít được trải nghiệm thực tiễn.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
- Mục đích của giải pháp: Tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cụ thể là kĩ năng mạnh dạn, tư tin thông qua các tiết dạy của môn học ví dụ như: cho điểm những học sinh tích cực phát biểu, " thưởng" điểm cho học sinh có câu trả lời mang tính tư duy sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mình trong những giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ... nhằm đem lại hiệu quả cho việc rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho học sinh THPT số 2 Văn Bàn nói chung và học sinh lớp11B1 nói riêng. 
- Những điểm khác biệt: Sáng kiến kinh nghiệm này chú trọng tìm ra giải pháp để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học tập, rèn luyện, văn hóa văn nghệ, thể thao, trong ứng xử, gaio tiếp...để các em thành công hơn trong cuộc sống. 
- Tính mới của giải pháp: 
+ Giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường. Đặc biệt là những lớp có học sinh thiếu sự mạnh dạn, tự tin, khả năng ứng xử giao tiếp với thầy cô, người lớn tuổi, bạn bè còn yếu kém.
+ Học sinh sẽ được rèn luyện và trải nghiệm qua nhiều hoạt động như: làm MC, trình bày quan điểm của mình trước đám đông, tự tin tham gia các trò chơi, cuộc chơi... Từ đó các em sẽ trở nên năng động , hoạt bát và thích được thể hiện mình, khẳng định mình trước đám đông. Nhờ đó các giờ học sẽ trở nên hiệu quả, cuốn hút các em tham gia vào việc phát biểu xây dựng bài.
- Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: 
A. Phần mở đầu: 
 	a. Lý do chọn đề tài. 
Nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Bản thân tôi là một giáo viên có thâm niên công tác tại vùng kinh tế -xã hội khó khăn nhiều năm, được trải nghiệm với nhiều đối tường học sinh khác nhau và phần lớn tôi nhận thấy hầu như tất cả các em đều có điểm chung đó là thiếu tính mạnh dạn, tự tin trong học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Xuất phát từ lý do đó tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn cho học sinh là một việc làm rất quan trọng. Nhà trường sẽ là môi trường tốt cho các em hình thành và tôi luyện kỹ năng đó để các em trở thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 Trường THPT số 2 Văn Bàn qua giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp". Nhằm mong muốn đem lại cho các em khả năng tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động học tập và vui chơi. Để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. 
b. Mục đích nghiên cứu. Với đề tài này, tôi mong muốn đưa ra được một số biện pháp góp phần rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 11B1 nhằm giúp các em thành công trong cuộc sống.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm ra các biện pháp thích hợp, vận dụng có hiệu quả trong việc rèn kĩ năng tự tin, mạnh dạn cho học sinh lớp 11B1 trường THPT số 2 văn Bàn.
 	d. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 11B1 trường THPT số 2 Văn Bàn. 
 	e. Phạm vi nghiên cứu. Để học sinh có tính mạnh dạn, tự tin không phải ngày một, ngày hai mà có được, vì vậy bản thân luôn phải tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp, động viên, khích lệ học sinh gần gũi với các em và làm sao đó cho các em cảm thấy mình là anh, là chị tạo cơ hội cho các em thể hiện hết mình. Vì vậy với sáng kiến này tôi chỉ áp dụng cho học sinh lớp chủ nhiệm 11B1 trường THPT số 2 Văn Bàn.
 	g. Phương pháp nghiên cứu.
 - Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
 - Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.
 - Nghiên cứu phương pháp tổ chức học tập của học sinh qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, trao đổi và tổng kết các năm học, kinh nghiệm của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm và bản thân qua các năm.
B. Phần nội dung. 
 Chương I: Cơ sở lý luận:
 Xác định tầm quan trọng của sự tự tin, mạnh dạn trong học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 11B1 Trường THPT số 2 Văn Bàn nói riêng, bởi vì tự tin, mạnh dạn là một trong những yếu tố quan trọng giúp các em thành công trong cuộc sống, học tập và lao động. Đó cũng là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết cho mỗi học sinh trong thời đại hội nhập ngày nay.
Chương II: thực trạng của vấn đề:
 - Mặc dù các em đã sắp trở thành người lớn có chính kiến riêng, có những quyết định riêng, có quan điểm, lập trường riêng song vì thiếu tự tin nên còn có các biểu hiện:
+ Rụt rè e ngại, không giám thể hiện mình.
	+ Không dám phát biểu xây dựng bài.
	+ Ít chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
	+ Ngại tiếp xúc với người lạ hoặc người khác dân tộc.
	+ Trong học tập thì không giám nói ra những điều mình muốn nói vì sợ sai bị chê cười.
	+ Trong các hoạt động ngoài giờ không giám thể hiện khả năng của bản thân từ đó giáo viên khó phát hiện ra tài năng thật sự để bồi dưỡng
 - Kết quả khảo sát đầu năm của lớp chủ nhiệm:
Tổng số HS
Kết quả khảo sát
Ghi chú
Mạnh dạn
tự tin
Còn rụt rè
e ngại
Không giám thể hiện
41
5
10
26
 - Sự thiếu tự tin của học sinh nói trên là do một số các nguyên nhân chủ yếu như sau:
 Thứ nhất là, do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở nên không đủ, hay không có kiến thức để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Thứ hai là, thiếu tự tin vào bản thân mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên và trả lời trước đám đông, nhất là các bạn nam trong lớp. Thứ ba là do tâm lý của học sinh "thà im lặng" còn hơn lỡ phát biểu sai thì "ê mặt" trước “bàn dân thiên hạ”. Thứ tư là học sinh có hoàn cảnh "cá biệt" như: sống trong gia đình không hạnh phúc, bổ mẹ ly thân, nghiện ngập, đánh đập nhau... khiến các em tự ti về bản thân tự các em thấy mặc cảm không muốn giao lưu, tiếp xuc với mọi người. Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thiếu tự tin của học sinh là nguyên nhan thứ hai.
Chương III. Những giải pháp chính của sáng kiến. 
 	 1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh.
 Thường xuyên tiếp xúc với học sinh, quan tâm gần gũi để các em bộc lộ những cảm xúc của mình với giáo viên, đồng thời động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em thông qua việc thăm nắm tình hình lớp giờ truy bài hoặc qua tiết dạy.
2.Tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp chủ nhiệm.
 Đây là một việc làm quan trọng và cần thiết giúp giáo viên biết được tâm lý của từng đối tượng học sinh và tính cách của từng em để qua đó giúp đỡ, động viện kịp thời tới mọi đối tượng để các em tựu tin hơn trong cuộc sống.
	3. Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để rèn tình mạnh dạn, tự tin cho học sinh.
 Công việc này được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện những tài năng để bồi dưỡng và tìm ra những học sinh còn hạn chế về năng lực tự tin để giúp đỡ các em, cho các em được thể hiện mình trường đám đông.
4. Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học.
 Tâm sự với các em về những ước mơ của bản thân tôi, những hoài bão, những gì đã trải qua, đã đạt được và những gì còn ấp ủ mong đợi trong tương lai qua các tiết học. Từ đó hướng cho các em đến với những ước mơ của cá nhân các em và cách thực hiện chúng thông qua con đường học.
	 5: Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin thông qua các hoạt động giáo dục, vui chơi. 
Đó là qua các buổi sinh hoạt cuối tuần, giờ học ngoài giờ lên lớp thường xuyên tổ chức các trò chơi, diễn tiểu phẩm, thi văn nghệ..., Giáo viên chủ nhiệm chủ động giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho một số học sinh yêu cầu các em về nhà viết kịch bản sau đó nộp lại kịch bản để giáo viên chính sửa. Đến tiết sinh hoạt hoặc giờ học ngoài giờ lên lớp giáo viên sẽ yêu cầu bất kỳ học sinh nào lên để dẫn chương trình nhằm tạo ra sự chủ động, tự tin cho các em. 
 	 6. Động viên khen thưởng: Cứ mỗi tháng trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức cho học sinh bình bầu những học sinh có khả năng thu hút trước đám đông, MC hấp dẫn hay những học sinh nói điều hay làm việc tốt... để động viên, khích lệ các em. Qua việc làm này sẽ nhân rộng được sự tự tin, mạnh dạn ở nhiều học sinh khác.
III. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Các giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp và nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong Trường THPT số 2 Văn Bàn để nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống và trở thành một công dân năng động tương lai trong xã xội hiện đại và hội nhập như giai đoạn hiên nay.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
 - Sau khi áp dụng các giải pháp trên kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
Kết quả khảo sát
Ghi chú
Mạnh dạn
Còn rụt rè
Không giám thể hiện
41
20
15
6
 - Học sinh lớp 11B1 sẽ tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động. Có thể áp dụng ở tất cả các lớp với tất cả các đối tượng học sinh.
 - Học sinh sẽ trở nên tự tin hơn hòa đồng hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
 Văn Bàn,ngày 25 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
	 Phạm Thị Tuyên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_tinh_manh_dan_tu_tin_cho_hoc_sinh.doc