Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh Lớp 6 môn Pháp văn
Từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng nhất không những trong quá trình viết mà còn trong tất cả các kỹ năng học ngoại ngữ. Vì vậy trước tiên chúng ta cần giúp học sinh có được vốn từ vựng thật phong phú, đặc biệt là phải biết dùng từ đúng văn cảnh.
Phương pháp thực hiện:
-Cho học sinh học ở nhà mỗi ngày 3-5 từ vựng có kèm cấu trúc.
Chẳng hạn như: Aider quelqu’un à faire quelque chose.
Demander à quelqu’un de faire quelque chose.
Phải nhắc nhở học sinh học gối, có nghĩa là từ vừng ngày hôm trước được ôn lại ở các ngày tiếp theo để giúp nhớ lâu hơn.
-Kiểm tra việc học từ của học sinh: giáo viên không phải kiểm tra thường xuyên mà chỉ yêu cầu các bạn ngồi kế bên làm nhiệm vụ kiểm tra bạn mình. Tuy nhiên hằng ngày cần dành 10 phút đầu giờ để kiểm tra tránh có học sinh không thực hiện.
TRƯỜNG PTCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ QUẬN ĐỐNG ĐA-HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 6 MÔN PHÁP VĂN Người thực hiện : Lê Phương Lan Giáo viên : Lớp 6A11 Môn : Pháp văn Năm học: 2008-2009 I/ Lý do chọn đề tài Tiếng Pháp tại các lớp song ngữ ở trường THCS là một bộ môn tương đối nặng so với các môn khác vì các em phải theo học chương trình từ lớp 1, mỗi tuần có 12 tiết bao gồm cả các môn khoa học bằng tiếng Pháp. Học sinh tại các lớp song ngữ được học đầy đủ các kỹ năng, tuy nhiên đại đa số các em học sinh bắt đầu vào lớp 6 thường gặp rất nhiều khó khăn khi viết một lá thư, một đoạn văn hay một câu chuyện nào đó. Chính vì lý do đó mà tôi thấy rằng người giáo viên cần phải nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục cũng như bổ xung một số vấn đề trong quá trình giảng dạy nhằm giúp các em học sinh cải thiện kỹ năng viết của mình ngay từ những năm đầu cấp. II/ Mục đích nghiên cứu Là một người giáo viên nên việc nghiên cứu của tôi không ngoài những mục đích sau: -Cải thiện kỹ năng viết của học sinh từ đó làm tăng hứng thú của các em đối với môn học để tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo. -Thông qua đề tài này để cùng đồng nghiệp trao đổi, tham khảo ý kiến để phương pháp giảng dạy của chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn. III/ Nội dung Hiện nay khi tôi đưa một chủ đề yêu cầu các em học sinh tại lớp tôi viết thì hầu hết các em đều nản, có viết thì thường là để cho đủ bài. Sau khi điều tra tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu tôi thấy rằng cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau trong giảng dạy để học sinh có thể cải thiện khả năng viết ngày càng tốt hơn. 1.Kiến thức: a. Từ vựng: Từ vựng là một trong những yếu tố quan trọng nhất không những trong quá trình viết mà còn trong tất cả các kỹ năng học ngoại ngữ. Vì vậy trước tiên chúng ta cần giúp học sinh có được vốn từ vựng thật phong phú, đặc biệt là phải biết dùng từ đúng văn cảnh. Phương pháp thực hiện: -Cho học sinh học ở nhà mỗi ngày 3-5 từ vựng có kèm cấu trúc. Chẳng hạn như: Aider quelqu’un à faire quelque chose. Demander à quelqu’un de faire quelque chose. Phải nhắc nhở học sinh học gối, có nghĩa là từ vừng ngày hôm trước được ôn lại ở các ngày tiếp theo để giúp nhớ lâu hơn. -Kiểm tra việc học từ của học sinh: giáo viên không phải kiểm tra thường xuyên mà chỉ yêu cầu các bạn ngồi kế bên làm nhiệm vụ kiểm tra bạn mình. Tuy nhiên hằng ngày cần dành 10 phút đầu giờ để kiểm tra tránh có học sinh không thực hiện. -Nên học từ theo chủ đề để có thể áp dụng ngay vào các bài thực hành viết kế tiếp. Ví dụ như tuần 1 cho học sinh học chủ đề về trường học và sau đó có thể yêu cầu học sinh viết các đoạn văn nói về trường của mình hay trường cũ. Như thế học sinh có thể dùng ngay những từ đã học vào tình huống cụ thể. b. Ngữ pháp: Phương pháp giúp học sinh cải thiện ngữ pháp: # Giảng dạy thật kỹ các thời, thức và cấu trúc các dạng câu ở lớp, có ví dụ thật cụ thể và rõ ràng. # Giảng dạy các đặc điểm của dạng văn bản. Chẳng hạn như khi kể truyện thì phải có nhân vật, thời gian, địa điểm, hành động nhân vật, cao trào, thắt nút, Nhưng khi tả một nhân vật thì lại phải theo trình tự tả ngoại hình, tính cách. # Tương ứng với mỗi dạng văn bản giáo viên cần cho ôn lại một số hiện tượng ngữ pháp trọng tâm. Ví dụ: với văn bản lập luận, cần ôn nhiều thức chủ quan, các dạng câu diễn đạt nguyên nhân, kết quả Nhưng với văn tả thì lại dùng nhiều đến thì quá khứ tiếp diễn (imparfait) và các tính từ chỉ tính chất dùng để tả. 2. Tổ chức hoạt động: a. Chia nhóm học sinh của lớp: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh làm việc thật tích cực và có hiệu quả thì mỗi nhóm chỉ cần 4 học sinh. Để hoạt động của nhóm có hiệu quả cao thì khi chia nhóm giáo viên nên chọn 4 em có trình độ khác nhau để các em có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Cần chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi học sinh: thư ký b. Chuẩn bị cho giờ học viết: -Để giờ học viết có hiệu quả thì trước khi học viết nên cho học sinh được học các bài đọc cùng chủ đề thì không những học sinh được cung cấp về mặt từ vựng mà còn cả kiến thức về chủ đề đó. -Cung cấp chủ đề viết trước để học sinh có thể tìm hiểu những thông tin, mở rộng sự hiểu biết về chủ đề. Ví dụ viết về lễ hội có thể cho chủ đề để học sinh tim hiểu kiến thức qua người lớn, hay các phương tiện thông tin đại chúng. (Chủ đề: Hãy kể cho bạn người nước ngoài của em về ngày Tết của người Việt. Học sinh là các em nhỏ thì có thể chưa nắm rõ được nhiều kiến thức về văn hoá.) -Đồ dùng cho tiết dạy viết bao gồm: 1 bảng cho mỗi nhóm và mỗi học sinh phải có 2 cuốn từ điển: Pháp Việt-Việt Pháp. 3.Các hoạt động trong tiết dạy: a. Bước 1: Phân tích đề: Trước hết người giáo viên phải rất chú ý khi ra đề viết. Đề viết phải rõ ràng, cụ thể để giúp học sinh nhanh chóng biết dạng văn bản cần viết và biết được ý cần nêu ra trong bài văn của mình. Tuy nhiên trong giờ viết giáo viên cùng học sinh phân tích đề nhằm giúp cho các em yếu nắm rõ hơn. b. Bước 2: Thảo luận nhóm Sau khi hiểu rõ đề bài viết giáo viên dành 10 phút cho học sinh thảo luận trong nhóm để tìm ý. Sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày ý đã tìm được. Giáo viên và các nhóm khác đưa ý kiến góp ý để tìm ra ý hay nhất, phù hợp nhất. c. Bước 3: Tổng hợp Giáo viên là ngưòi tổng hợp ý chung nhất và cùng học sinh lập 1 dàn ý đại cương cho bài viết. d. Bước 4: Thực hành Từ dàn ý đại cương các nhóm lại làm việc trong 10 phút để lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Sau đó giáo viên có thể đi đến từng nhóm góp ý và chữa luôn cho mỗi nhóm. 4. Bài tập về nhà: Từ dàn ý chi tiết giáo viên yêu cầu học sinh về viết bài tại nhà và nộp lại cho giáo viên theo thời gian quy định. Nếu có nhiều thời gian trên lớp thì giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh viết 1 đoạn văn ngắn để có thể chữa và định hướng cách diễn đạt. Vì phần đa học sinh khi viết bài luận thường tư duy theo lối dịch từ tiếng việt sang. 5. Chữa bài viết: Chữa bài viết là rất quan trọng nhưng rất nhiều giáo viên lại chưa thực sự chú ý đến giai đoạn này. Tuy nhiên để làm tốt phần này mất tương đối nhiều thời gian nên giáo viên cần thống kê trước những lỗi cơ bản thường xuyên mắc phải để chữa trên lớp. Có thể phôtô một bài viết hay nhất để học sinh tham khảo và bài viết kém nhất để học sinh cùng chữa trên lớp. Giáo viên có thể dùng bút khác màu chữa lỗi để học sinh tập trung, lần chữa đầu tiên giáo viên chỉ gạch chân lỗi ngữ pháp, khoanh tròn lỗi về ý và trả bài cho học sinh. Học sinh tự chữa bài ở nhà và nộp lại cho giáo viên chữa lần 2. Lần này giáo viên có thể chữa trực tiếp vào bài của học sinh vì đó là những lỗi học sinh không thể tự chữa. IV/ Kết luận Trên đây là một số ý kiến mà tôi đã và đang thực hiện tại lớp của tôi, để làm được việc đó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và dành nhiều thời gian cho bộ môn này. Tuy nhiên đó chỉ là ý kiến cá nhân tôi nên rất mong nhận được sự trao đổi đóng góp ý kiến và sự thảo luận của đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp dạy kỹ năng viết một cách hiệu quả hơn.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_viet_cho_hoc_sinh_lo.doc