Sáng kiến Kinh nghiệm ra đề kiểm tra một tiết của bộ môn Vật lí Lớp 9 theo phương pháp trắc nghiệm

Sáng kiến Kinh nghiệm ra đề kiểm tra một tiết của bộ môn Vật lí Lớp 9 theo phương pháp trắc nghiệm

Vì trường cách xa trung tâm huyện hơn 30km nên gặp khó khăn, thiếu thốn. Có thể nói khó khăn thiếu thốn về mọi mặt, nhưng đặc biệt nhất là trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Vật lí là môn học kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhưng đồ dùng dạy học để phục vụ đầy đủ cho các tiết dạy thì rất hạn chế, có tiết có, có tiết không, nên việc tiếp thu của các em còn chệch choạc.

Hầu hết 100% học sinh là con nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, nên việc sắp sửa các đồ dùng dạy học để phục vụ cho công tác giảng dạy hạn chế. Thậm chí có có rất nhiều em đi học mỗi môn chỉ cần có một quyển vở và một quyển sách là đủ. Giáo viên dạy bao nhiêu chữ thì biết bấy nhiêu chứ không có một sách vở, một tài liệu nào để mở rộng thêm kiến thức. Thậm chí khi các em về đến nhà là buông tập vở, lao vào làm công việc giúp gia đình, một buổi đi học một buổi đi rẫy. Nên việc lính hội kiến thức của các em còn mơ hồ. Bởi vậy chất lượng các bài kiểm tra (Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì) điểm rất thấp. Nhiều khi tôi phải cho kiểm tra lại để các em rút kinh nghiệm bài đầu để làm bài sau. Nhưng việc ra đề theo phương pháp trắc nghiệm đòi hỏi nội dung phải bao quát, có hệ thống, gồm nhiều phần, nhiều nội dung của tất cả các bài học đã học rồi. Nên nó chính là vấn đề mà tôi băn khoăn, trăn trở bấy lâu nay. Và tôi thiết nghĩ, nếu không thay đổi cách ra đề kiểm tra thì chắc lẽ kết quả học tập của học sinh sẽ không bao giờ đạt được chỉ tiêu của nhà trường và ngành đề ra.

 

doc 13 trang tuyettranh 24/12/2022 11994
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm ra đề kiểm tra một tiết của bộ môn Vật lí Lớp 9 theo phương pháp trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Cũng như các môn học khác, để giúp cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức của mình vào các tình huống mới sau mỗi bài học, mỗi chương. Bản thân tôi rất quan tâm đến vấn đề phải ra đề kiểm tra theo phương pháp nào là tối ưu nhất.
	Và qua nhiều năm giảng dạy, đi sâu, đi sát trình độ, năng lực, khả năng tiếp thu bài của các em, tôi rút ra một kinh nghiệm là chỉ ra đề kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm thì mới có kết quả cao. Bởi phương pháp làm bài trắc nghiệm có thể giúp học sinh hệ thống hoá lạiù những kiến thức mà mình tiếp thu được và cũng như những gì mà mình chưa tiếp thu được để từ đó có một phương pháp học hiệu quả hơn. Sau đây là một số kinh nghiệm nhỏ nhoi về việc ra đề kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm mà tôi muốn bày tỏ để mọi người tham khảo. Có thể trong quá trình đúc rút và trình bày sẽ không thể nào tránh khỏi sai xót mong sự quan tâm góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm cho chuyên môn của mình.
	Tôi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.
	1. Mục đích yêu cầu.
	Để thực hiện tốt mục tiêu của ngành GD – ĐT trong thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hoá – hiện dại hoá đất nước, đưa đất nước ta trở nên giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và hội nhập vào cộng đồng thế giới. Việc nâng cao hiệu quả trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới việc ra đề nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành thường xuyên ở các khối. Việc đưa ra được một đề kiểm tra có chất lượng không quá khó cũng không quá dễ mà phải phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh nó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho học sinh.
Qua thực tế được giảng dạy bốn năm thay sách ở các lớp 6, 7, 8, 9 tôi rút ra một vài ý kiến nhỏ về kinh nghiệm ra đề kiểm tra một tiết của bộ môn vật lí lớp 9 theo phương pháp trắc nghiệm.
	2. Thực trạng ban đầu
Vì trường cách xa trung tâm huyện hơn 30km nên gặp khó khăn, thiếu thốn. Có thể nói khó khăn thiếu thốn về mọi mặt, nhưng đặc biệt nhất là trang thiết bị đồ dùng dạy học.
Vật lí là môn học kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhưng đồ dùng dạy học để phục vụ đầy đủ cho các tiết dạy thì rất hạn chế, có tiết có, có tiết không, nên việc tiếp thu của các em còn chệch choạc.
Hầu hết 100% học sinh là con nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, nên việc sắp sửa các đồ dùng dạy học để phục vụ cho công tác giảng dạy hạn chế. Thậm chí có có rất nhiều em đi học mỗi môn chỉ cần có một quyển vở và một quyển sách là đủ. Giáo viên dạy bao nhiêu chữ thì biết bấy nhiêu chứ không có một sách vở, một tài liệu nào để mở rộng thêm kiến thức. Thậm chí khi các em về đến nhà là buông tập vở, lao vào làm công việc giúp gia đình, một buổi đi học một buổi đi rẫy. Nên việc lính hội kiến thức của các em còn mơ hồ. Bởi vậy chất lượng các bài kiểm tra (Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì) điểm rất thấp. Nhiều khi tôi phải cho kiểm tra lại để các em rút kinh nghiệm bài đầu để làm bài sau. Nhưng việc ra đề theo phương pháp trắc nghiệm đòi hỏi nội dung phải bao quát, có hệ thống, gồm nhiều phần, nhiều nội dung của tất cả các bài học đã học rồi. Nên nó chính là vấn đề mà tôi băn khoăn, trăn trở bấy lâu nay. Và tôi thiết nghĩ, nếu không thay đổi cách ra đề kiểm tra thì chắc lẽ kết quả học tập của học sinh sẽ không bao giờ đạt được chỉ tiêu của nhà trường và ngành đề ra.
3. Giải pháp đã sử dụng.
Khi chưa cải tiến, tôi ra đề theo kết quả là 4 / 6 tức là 40% trắc nghiệm, 60% tự luận. Kết quả là do thực trạng như tôi nêu ở trên nên phần lớn các em thiếu điểm rất nhiều, nguyên nhân là có em làm được phần trắc nghiệm thì không làm được phần tự luận, hoặc làm được 20% đến 30% phần tự luận, thì phần trắc nghiệm chỉ đúng được vài câu, bởi các em không nắm chắc kiến thức, nên chỉ đoán mò rồi đánh dấu hú họa, đúng được câu nào thì đúng. Chính nguyên nhân bắt nguồn từ đó nên kết quả sau mỗi lần kiểm tra đều không đạt yêu cầu. 
PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
Trong quá trình dạy học, công việc kiểm tra là một hoạt động thường xuyên dưới nhiều hình thức nhằm xem xét tình hình thực tế của việc dạy và học để đánh giá nhằm nhận định giá trị của hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu mục tiêu của giáo dục “Học thật, thi thật” thực tế nhiều năm đã chứng minh công tác ra đề kiểm tra, đánh giá có tác động rất lớn tới các khâu của quá trình dạy học tới chất lượng giáo dục do vậy việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động của giáo viên và học sinh cũng phải gắn với việc đổi mới cách ra đề kiểm tra thì mới có hiệu quả.
Phương pháp kiểm tra giúp giáo viên nắm được cùng một lúc trình độ của tất cả học sinh trong cả lớp. Đề kiểm tra có thể đề cập đến nhiều vấn đề hơn ở kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Câu hỏi kiểm tra đòi hỏi học sinh phải trình bày lôgíc, nội dung kiểm tra chủ yếu của một phần hoặc một chương hay toàn bộ một học kì. Bài kiểm tra không chỉ nhằm đánh giá kết quả học tập chung của cả một lớp mà còn phải đánh giá trình độ của mỗi học sinh trong lớp. Vì vậy, trong ra đề kiểm tra cần có những câu hỏi phân hóa trình độ của học sinh.
Về nội dung kiểm tra: trước kia chú ý đến sự ghi nhớ kiến thức là chủ yếu, nay cần chú trọng hơn tới khả năng tư duy, khả năng rút ra bài học và sự liên hệ với thực tế cuộc sống.
Về hình thức:
Trước kia thường đơn điệu chỉ bằng câu hỏi theo dạng “tự luận” nay cần chú ý nhiều tới các dạng câu hỏi kiểm tra “Trắc nghiệm khách quan”.
Về phương pháp tiến hành:
Trước kia học sinh hoàn toàn bị động trong công việc kiểm tra đánh giá do giáo viên bộ môn tự tiến hành nay cần chú ý để học sinh tham gia và công tác kiểm tra đánh giá một cách chủ động.
Hiện nay phương pháp dạy học mới việc ra đề kiểm tra bao gồm hai phần, phần trắc nghiệm và phần tự luận, hai phần này có số điểm bằng khác nhau với phương pháp cũ việc đưa phần trắc nghiệm vào nội dung của đề kiểm tra có nhiều ưu điểm:
Như chấm điểm nhanh chính xác và khách quan.
Cung cấp phản hồi nhanh về kết quả học tập của học sinh giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động của mình.
Kiểm tra đánh giá trên diện rộng nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn.
Đánh giá được khả năng hiểu, nhớ và vận dụng đơn giản kiến thức của học sinh .
Góp phần rèn luyện kĩ năng: Dự đoán, ước lượng, lựa chọn phương án giải quyết.
Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá thông qua việc giáo viên công bố đáp án trả lời và thang đánh giá.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc ra đề trắc nghiệm khách quan còn có những hạn chế như:
Khó đánh giá được những mức độ nhận thức cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Dễ xảy ra sai số hệ thống (lựa chọn cảm tính, dễ coi cóp, coppy bài bạn, đoán mò)
Khó đánh giá được con đường tư duy, suy luận, khả năng viết, nói
Chuẩn bị bài kiểm tra khó tốn nhiều thời gian.
Không tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.Giả thiết.
Để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả kết quả học tập của các em, khi ra đề kiểm tra, chúng ta cần chú ý đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất.
+ Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện vì hệ thống và toàn diện vốn là những thuộc tính cơ bản của mục tiêu giáo dục xác định trong chương trình các môn học. Việc bảo đảm tính hệ thống và toàn diện không những đảm bảo việc đánh giá kết quả kiểm tra của học sinh được chính xác mà còn đảm bảo việc cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học được đầy đủ.
+ Đảm bảo tính khách quan, chúng ta vừa phải đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của học sinh đối chiếu với mục tiêu xác định trong chương trình, vừa phải đảm bảo sao cho kết quả kiểm tra không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người dạy
+ Đảm bảo tính công khai. Cần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị kiểm tra và công bố kết quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công bằng, dân chủ trong giáo dục.
+ Đảm bảo tính khả thi: Các đề kiểm tra vừa phải đảm bảo thể hiện được mục tiêu chung của giáo dục, vừa phải lưu ý với những điều kiện cụ thể về trình độ giáo viên và học sinh của địa phương, của trường, của lớp.
Ngoài ra, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn chủ yếu được tiến hành thông qua các hình thức kiểm tra với những mục tiêu cụ thể sau:
+ Việc kiểm tra phải đồng thời thực hiện hai mục tiêu của đánh giá là vừa cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa là cơ chế điều khiển chính quá trình này.
3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm.
Do đặc điểm học sinh ở trường tôi dạy có nhiều hạn chế như tôi đã nêu ở phần thực trạng nênviệc ra đề cho các em cũng có phần cụ thể hơn, rõ ràng hơn về nội dung. Có rất nhiều dạng đề như: Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn; dạng câu đúng, sai; dạng câu ghép đôi..nhưng tôi thường chọn lựa dạng câu hỏi nhiều lựa chọn và dạng câu ghép đôi.
+ Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn:
Ví dụ 1: Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Ví dụ 2: Khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì:
Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
Ví dụ 3: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng?
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
Nhiệt năng là năng lượng do chuyển động nhiệt mà có.
Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
+ Dạng câu ghép đôi:
Ví dụ : Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải.
Nhiệt năng của một vật
Nhiệt lượng
Nhiệt dung riêng
Năng suất toả nhiệt
Công thức tính nhiệt lượng vật
 thu vào
Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra
Phương trình cân bằng nhiệt
Hình thức truyền nhiệt của chất lỏng và chất khí
Tổng động năng của các phân tử cấu
 tạo nên vật
Q = mq
Qthu vào = Qtoả ra
Phần nhiệt năng vật thu vào hay toả ra
 trong sự truyền nhiệt.
Đại lượng cho biết nhiệt lượng do 1kg
 nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn toả ra.
Q = mct
Có đơn vị là J/kg.K
H = 
Cụ thể như sau :
Đề kiểm tra tổng hợp môn vật lí lớp 9
Thời gian làm bài : 45phút (Kể cả thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm: (5điểm; mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Biểu thức nào sau đây là của định luật Ôm?
A. U = I.R.	 	 B. I = 	 	C. R = 	 D. U = 
Câu 2: Biểu thức nào sau đây là của định luật Jun – Len – xơ?
A. Q = U2It ;	B. Q = URt ;	C.Q = UIt ;	D. Q = UI.
Câu 3: Một mạch điện có 3 điện trở bằng nhau và bằng R. Khi mắc đoạn mạch này vào một hiệu điện thế có độ lớn U = (V) thì cường độ dòng điện trong mạch chính là I = 1A. Cách mắc nào dưới đây thoả mãn các điều kiện trên?
Hai điện trở mắc song song rồi mắc nối tiếp với điện trở thứ ba.
Ba điện trở mắc song song.
Hai điện trở mắc nối tiếp rồi mắc song song với điện trở thứ ba.
Cả ba cách mắc trên đều không thoả mãn các điều kiện của đầu bài.
Câu 4: Dụng cụ nào sau đây không ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?
Động cơ điện một chiều.
Ac quy
Máy phát điện một chiều
Loa điện.
Câu 5: Aûnh của một vật sáng đặt trước một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng cách bằng 2 lần tiêu cự của thấu kính là
Aûnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
Aûnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Aûnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
Aûnh thật , ngược chiều với vật và bằng vật.
Câu 6: Máy biến thế dùng để .
Phát ra dòng điện một chiều.
Phát ra dòng điện xoay chiều.
Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.
Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.
Câu 7:Khi tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và thuỷ tinh thì
Chỉ có thể bị khúc xạ.
Chỉ có thể bị phản xạ.
Có thể đồng thời bị khúc xạ và phản xạ nhưng phải có điều kiện về góc tới.
Có thể đồng thời bị khúc xạ và phản xạ với mọi giá trị của góc tới.
Câu 8: Aûnh của một vật trên màng lưới của mắt là
A. Trắng.	B. Đỏ.
C. Lục.	D. Đen.
Câu 9: Cơ năng không được chuyển hoá trực tiếp thành điện năng ở
Nhà máy điện dùng sức gió.
Nhà máy thuỷ điện.
Pin mặt trời.
Nhà máy nhiệt điện.
Câu 10: Trong động cơ điện có sự chuyển hoá năng lượng nào dưới đây?
Chỉ có sự chuyển hoá điện năng thành cơ năng.
Chỉ có sự chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng.
Chỉ có sự chuyển hoá điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
Có sự chuyển hoá từ điện năng thành cơ năng và nhiệt năng, từ cơ năng thành nhiệt năng.
Phần tự luận : ( 5câu ; mỗi câu 1 điểm)
Câu 11: Muốn điện trở của một dây dẫn giảm đi 2 lần mà vẫn giữ nguyên chiều dài của dây thì phải tăng hay giảm tiết diện của dây bao nhiêu lần ?
Câu 12: Một mạch điện gồm hai điện trở R1 = 2 và R2 = 3 mắc song song vào một hiệu điện thế 6V. Tính điện trở tương đương của mạch điện và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Câu 13: Hai bóng đèn 12V – 12W được mắc nối tiếp nhau rồi mắc vào một hiệu điện thế U. Các đèn đều sáng bình thường. Tính hiệu điện thế U và cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn.
Câu 14: Một vật sáng AB có dạng một mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, cách thấu kính 40 cm. Hãy nêu các đặc điểm của ảnh A’B’ của AB và vẽ hình theo đúng tỉ lệ.
Câu 15: Hãy nêu cách phân tích một chùm sáng trắng thành các chùm sáng màu và tìm một ví dụ về hiện tượng này trong tự nhiên.
Đáp án và biểu điểm
Phần trắc nghiệm
 Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
Chọn
 B
 C
 A
 C
 D
 D
 C
 B
 C
 D
Phần tự luận:
Câu 11: Vì điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện nên muốn điện trở giảm đi 2 lần thì phải tăng tiết diện lên 2 lần.	1,0 điểm
Câu 12: Rtđ = 1,2 	0,5 điểm
	 	0,5 điểm
Câu 13: Hai bóng đèn có điện trở : R1 = R2 = 	0,5 điểm
	 Các đèn sáng bình thường nên U1 = U2 = 12 V	0,5 điểm
	 Do đó U = U1 + U2 = 12 V + 12 V = 24 V
 I = 	0,5 điểm
Câu 14: Vật cách thấu kính một khoảng bằng 2 lần tiêu cự nên ảnh là thật, ngược chiều với vật và bằng vật.	0,5 điểm
Câu 15: Có thể dùng lăng kính để phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng nhiều màu. Đặt lăng kính sao cho cạnh của nó song song với một khe sáng trắng. Đặt mắt sau lăng kính để quan sát khe sáng ta thấy một dải sáng nhiều màu.	0,5 điểm
- Cầu vồng là một ví dụ trong tự nhiên về phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng nhiều màu.	0,5 điểm
Tôi đã từng áp dụng phương pháp ra đề kiểm tra như thế này trong các lần kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên. Đối với bài kiểm tra thường xuyên thì bản thân tôi chấm tôi nhận thấy rằng các em làm bài rất hiệu quả, kết quả ở mỗi lớp đều đạt từ 70 – 75% điểm trung bình trở lên. Còn đối với bài kiểm tra học kì thì hội đồng chấm tổ hcức chấm chéo và đánh giá một cách khách quan của hội đồng là với dạng đề này thì các đối tượng học sinh đều có thể làm được. Nếu là những học sinh khá giỏi thì sẽ đạt điểm 7 – 8 – 9 – 10 . Em nào giỏi sẽ đạt điểm tuyệt đối. Còn những học sinh trung bình sẽ được đủ điểm (5 – 6 điểm). Trừ những em quá yếu thì mới thiếu điểm.
 4. Hiệu quả mới
Với dạng đề tổng hợp phù hợp với các dối tượng học sinh tôi thấy hiệu quả học tập cuả các em có phần tiến bộ rõ rệt.
Các em đã bắt đầu có hướng học tập tích cực hơn, biết tích hợp từ bài này đến bài kia, biết áp dụng từ lí thuyết đến bài tập.
Trước khi vào lớp, các em đã có ý thức tổ chức nhóm để kiểm tra bài cho nhau dưới dạng trắc nghiệm như vậy, một em hỏi một em trả lời.
Với phương pháp đó tôi thấy có phần phát huy tính tích cực của học sinh hơn. Không hnững kết quả sau mỗi lần kiểm tra thường xuyên hay định kì cũng đều đạt kết quả cao hơn so với lần kiểm tra trước với cấu trúc 5 – 5.
PHẦN III: BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ
Kinh nghiệm cụ thể.
Với một vài ý kiến nhỏ về phương pháp ra đề kiểm tra trắc nghiệm này tôi hy vọng có thể ứng dụng được vào việc ra đề kiểm tra cho học sinh lớp 9 nói riêng và học sinh THCS nói chung. Bởi ngoài việc nâng cao kết quả kiểm tra đánh giá ra thì phương pháp này cũng góp phần vào việc giúp các em hứng thú học tập hơn.
Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Muốn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này một cách có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên và học sinh cần phải:
Ì Đối với giáo viên cần phải:
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Xem xét và lựa chọn kĩ các câu hỏi để phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh 
+ Phải cân nhắc, soạn đề một cách tỉ mĩ, có chất lượng về nội dung, không quá dễ mà cũng không quá khó, nhưng cũng phải đảm bảo tính hệ thống và tính khả thi của bài kiểm tra .
Ì Đối với học sinh:
+ Phải ôn tập kĩ có trình tự, có hệ thống.
+ Phải biết ứng dụng lí thuyết vào thực hành.
+ Nắm vững công thức và biết biến đổi công thức.
Kết luận và kiến nghị.
- Kiểm tra là một hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, mà kết quả học tập của học sinh thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu dạy học, như nhận thức, hành động và xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hoá thành các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học.
- Vì kiểm tra là hình thức đánh giá kết quả học tập nên cu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ra_de_kiem_tra_mot_tiet_cua_bo_mon_vat.doc