Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học Phổ thông

Cơ sở lí luận

7.1.1. Khái niệm

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL ) là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân.

HĐGDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

HĐGDNGLL được phân chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực lượng tổ chức các hoạt động chi phối. Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

HĐGDNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi nơi mọi lúc.

HĐGDNGLL là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc sống thực của họ về học tập, lao động, vui chơi Giáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và phối hợp tổ chức.

 

docx 24 trang cucnguyen11 10302
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRIỆU THÁI
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy
Mã sáng kiến: 15.64.01
Lập Thạch, năm 2018
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục luôn luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội. Đặc biệt từ sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục ngày càng được chú ý nhiều hơn.
Nền kinh tế thị trường phát triển làm nảy sinh các trào lưu xã hội mới, những lối sống mới hình thành trong giới trẻ. Những trào lưu này tác động trực tiếp vào giới trẻ và một trong những đối tượng trực tiếp là học sinh trung học phổ thông. Trong quá trình giáo dục, ngoài việc học tập các kiến thức trên lớp chúng ta còn phải hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức , pháp luật. Vì vậy, quá trình giáo dục không những được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL).
HĐGDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Hoạt động này đối với học sinh THPT có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói HĐGDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục nhằm định hướng, điều chỉnh quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao.
Thực tế ,trong những năm qua, đối với học sinh phần lớn là con em người lao động, rất thích được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, giao lưu văn hoá, qua đó có dịp học hỏi các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập cũng như trong đời sống. Tuy nhiên, môi trường xã hội xung quanh cũng có tác động xấu đến các em. Vì vậy là một người giáo viên trực tiếp dạy dỗ các em về mặt tri thức lẫn đạo đức, tôi không khỏi trăn trở làm thế nào để kết hợp tốt và hài hòa giữa việc học trên lớp và các HĐGDNGLL, để hai hoạt động này luôn song song và bổ sung tốt cho nhau. 
Tôi đã nhận ra rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thì HĐGDNGLL là một trong những hoạt động thiết yếu. Mặt khác , trong thời gian qua, trường THPT Triệu Thái mặc dù đã thực hiện tốt tổ chức HĐGDNGLL nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thu hút và kích thích tư duy của học sinh, để học sinh thực sự được phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài 
2. Tên sáng kiến:
Phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Triệu Thái – Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0989.701.015.
Email: nguyenthithuyl.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Góp phần hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức , pháp luật
- Nghiên cứu phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL để kết hợp tốt với các hoạt động học trên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15/09/ 2018 đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:
7.1. Cơ sở lí luận 
7.1.1. Khái niệm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL ) là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân.
HĐGDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
HĐGDNGLL được phân chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực lượng tổ chức các hoạt động chi phối. Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
HĐGDNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi nơi mọi lúc.
HĐGDNGLL là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc sống thực của họ về học tập, lao động, vui chơiGiáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và phối hợp tổ chức.
7.1.2. Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Về mặt pháp lý, theo điều lệ nhà trường phổ thông, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông bao gồm :
+ Hoạt động giáo dục trên lớp thông qua việc dạy và học các môn học theo quy định.
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, đố vui qua các môn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động công ích, các hoạt động xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
- Về phương diện thực tiễn, HĐGDNGLL có vị trí là cầu nối hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
- HĐGDNGLL tạo điều kiện cho nhà trường phát huy vai trò của mình với đời sống xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội.
- HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo học sinh.
7.1.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
7.1.3a. Những nhiệm vụ về nhận thức.
- HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội.
- HĐGDNGLL giúp học sinh có điều kiện vận dụng tri thức vào hoạt động hằng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp.Qua đó từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em.
- HĐGDNGLL giúp học sinh định hướng chính trị,xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đất nước, địa phươngQua đó tăng thêm hiểu biết, thái độ đối với Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn.
- HĐGDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác, hoà bình, hữu nghị, bảo vệ môi trường, dân số kế hoạch hoá gia đình, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, vấn đề pháp luật.
7.1.3b. Nhiệm vụ giáo dục thái độ
- HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào tương lai đất nước, từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp truyền thống của trường, của lớp, của quê hương đất nước.
- HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, tình cảm thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước. Qua đó giúp các em biết kính yêu và tôn trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp.
- HĐGDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với đạo đức, chấp hành pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước.
- HĐGDNGLL góp phần giáo dục học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu niên quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.
7.1.3c. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng
- HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp,ứng xử có văn hoá, có thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt động khác.
- HĐGDNGLL rèn cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
- HĐGDNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường hoặc tập thể giao cho.
7.1.4. Một số nguyên tắc tổ chức các HĐGDNGLL
Để đảm bảo hiệu quả cao của hoạt động này, quá trình tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc sau:
7.1.4a. Nguyên tắc về tính mục đích và tính kế hoạch
- Tính mục đích : Cần xác định mục tiêu, yêu cầu hoạt động GDNGLL cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động, trong đó tính đa dạng của mục tiêu cần được định hướng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát triển nhân cách cho học sinh.
- Tính kế hoạch : Mọi hoạt động đếu cần có kế hoạch, đặc biệt kế hoạch HĐGDNGLL cần đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống, tính hướng đích không gây sự xáo trộn, tuỳ tiện.Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường định ra cách thức tổ chức, chỉ đạo nội dung, phương tiện và quy mô hoạt động.
7.1.4b. Tính tự nguyện, tự giác
Nếu học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện , tự giác. Các em có quyền lựa chọn các hoạt động mà mình yêu thích. Nguyên tắc này đảm bảo cho học sinh quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân mỗi em; Chỉ có như vậy,nhà trường- nhà giáo dục mới tạo được sự hứng thú, tự giác , tích cực tham gia hoạt động, phát huy được thiên hướng, khả năng của mỗi học sinh, trên cơ sở đó giúp nhà trường và gia đình hướng nghiệp học sinh phù hợp nhất.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường- các nhà giáo dục phải tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; tổ chức và duy trì được nhiều nhóm hoạt động với các chủ đề khác nhau như câu lạc bộ bộ môn, các đội thể thao, đội văn nghệ; các hoạt động giao lưu kết bạn trong và ngoài nhà trường, hoạt động tham gia du lịch kết hợp học tậpChỉ khi đó, học sinh mới có thể tự nguyện, tự giác và theo hứng thú của mình lựa chọn cho mình loại hình hoạt động thích hợp.
7.1.4c. Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh
- Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển. Nhà trường- thầy cô giáo phải hiểu biết nhũng nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng phát triển của học sinh. Vì vậy, thầy cô thường xuyên theo dõi học sinh, phát hiện những nét mới, những khả năng mới được hình thành ở các em để kịp tghời đề xuất và điều chỉnh và hình thức hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của các em trong từng giai đoạn của năm học, cấp học.
7.1.5. Hình thức tổ chức các HĐGDNGLL
	HĐGDNGLL ở trường phổ thông rất đa dạng và phong phú. Ta có thể phân chia nội dung và hình thức HĐGDNGLL theo các loại sau:
7.1.5a. Theo thời gian
- Hoạt động trong năm học thực hiện theo các loại hình hoạt động và theo chủ điểm, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp.
- Hoạt động hè:
+ Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc Đội TNTP Hồ Chí Minh ở địa phương.
+ Hoạt động ở các câu lạc bộ và cung thiếu nhi.
+ Ôn tập
7.1.5b. Hoạt động theo chủ điểm các ngày kỉ niệm lớn trong năm học
Tháng 9: 05/09 ngày hội khai trường
Tháng 10: 15/10 kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh, sinh viên
Tháng 11: 20/11 kỉ niêm ngày nhà giáo Việt Nam
Tháng 12: 22/12 kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Quốc phòng toàn dân
Tháng 1: 9/1 kỉ niệm ngày học sinh, sinh viên quốc tế
Tháng 2: 3/2 kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tháng 3: 8/3 kỉ niệm ngày quốc tế Phụ nữ, 26/3 ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tháng 4: 22/4 kỉ niệm ngày sinh Lê-nin
Tháng 5: 19/5 kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
7.1.5c. Hoạt động theo loại hình hoạt động
- Hoạt động chính trị xã hội 
- Hoạt động công ích xã hội
- Hoạt động lao động sản xuất phục vụ địa phương
- Hoạt động văn hóa. Khoa học kỹ thuật
- Hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch
- Hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa
- Hoạt động bảo vệ môi trường
- Hoạt động bảo vệ trật tự trị an, giữ gìn pháp luật, phòng chống bệnh tật, tệ nạn xã hội
7.1.6. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục- Đào tạo, tình hình cụ thể của môi trường, mỗi địa phương, mỗi loại hình trườngcó thể tiến hành HĐGDNGLL theo nôi dung chính sau:
7.1.6a. Hoạt động tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương: Tuyên truyền cho bầu cử Hội đồng Nhân dân, Đại hội Đảng các cấp, tổ chức các ngày lễ lớnThông qua các hoạt động này để giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh.
- Chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, giúp đỡ gia đình neo đơn, giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó, trẻ em lang thang cơ nhỡ.
- Tham gia các chương trình từ thiện. Đây là việc làm toàn xã hội quan tâm, nhiều địa phương làm tốt công tác này. Thông qua các hoạt động từ thiện để giáo dục lòng nhân ái cho học sinh.
- Xây dựng nếp sống văn hóa, bài trừ mê tín dị đoan: Câu lạc bộ nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền pháp luật:
+ Học tập luật lệ giao thông, nếp sống văn hóa
+ Mời công an nói chuyện, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, luật lệ an toàn giao thông
+ Triển khai chương trình giáo dục đạo đức pháp luật trong nhà trường
- Tìm hiểu lịc sử địa phương, anh hùng, lãnh tụ và danh nhân văn hóa trường mang tên
- Hội thảo: Tổ chức tranh luận về một số vấn đề mà thanh niên quan tâm
- Tham gia phụ trách đội thiếu niên, nhi đồng ở địa phương (hè)
	Thông qua những hoạt động trên không những giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em: Tình đoàn kết, gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương đất nước
7.1.6b. Tìm hiểu ứng dụng KHKT phục vụ học tập
- Thành lập những tổ khoa học ứng dụng vào cuộc sống:
Sinh học: Chiết, ghép, lai tạo giống
Hóa học: phòng trừ sâu bệnh
Lịch sử: Tìm hiểu truyền thống lịch sử địa phương
- Tìm hiểu dân số, bảo vệ môi trường
- Câu lạc bộ thơ: thơ văn, tin học, điện tử, vật lí, hóa học
7.1.6c. Hoạt động lao động công ích xã hội
	Hoạt động lao động công ích nhằm giáo dục ý thức góp phần xâp dựng quê hương. Lao động giúp đỡ gia đình để sản xuất của cải vật chất cho xã hội.
- Tham gia trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc, trồng cây xung quanh trường, trồng cây kỉ niệm.
- Lao động tu sửa trường lớp, xây dựng “Công trình thanh niên”.
- Lao động giúp nhân dân địa phương: phòng chống thiên tai, phòng trừ sâu bệnh
 - Lao động giúp đỡ gia đình
Những hình thức trên giúp các em nhận thức rõ hơn giá trị lao động, từ đó có thái độ đúng với người lao động, xây dựng quê hương đất nước.
7.1.6d. Hoạt động văn hóa- nghệ thuật
 	Thực chất của hoạt động văn hóa- nghệ thuật là bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khao khát cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.
- Giới thiệu những sách, bóa, tạp chí có giá trị lớn mà thanh niên quan tâm
- Tổ chức các cuộc thi mang tính chất văn hóa-giáo dục:
+ Thi học sinh thanh lịch
+ Thi nữ sinh duyên dáng
+ Thi sáng tác văn thơ,nhạc hoặc báo tường.
-Tổ chức hội diễn văn nghệ, triển lãm, trưng bày về truyền thống nhà trường bằng tranh ảnh của học sinh, tác phẩm do học sinh sáng tác.
- Tham gia câu lạc bộ: Mỹ thuật, hội họa, điện ảnh
- Tổ chức xem phim, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật
7.1.6e. Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan du lịch
	Chỉ thị 12/CP của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể thao trong những năm trước mắt (9/5/1989) nhấn mạnh: Phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT mà chương trình qui định và có biện pháp tổ chức, hưỡng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoại giờ học.
- Tổ chức các hoạt động TDTT: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, điền kinh, bơi lội, võ thuật. Tổ chức “Hội khỏe phù đổng”.
- Tổ chức kết nhĩa đơn vị bộ đội, công an
- Tổ chức các đội: tuần tra bảo vệ trường, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chốn dịch bệnh.
- Tổ chức tham quan du lịch, cắm trại: tham quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, tổ chức cắm trại ngắn ngày, dài ngày (2-3 ngày) hoặc vào ngày nghỉ.
7.1.6f. Giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản vị thành niên
Đối với vấn đề gia đình, dân số- sức khỏe sinh sản (SKSS), HĐGDNGLL có nhiều khả năng mở rộng hiểu biết cho học sinh về các kiến thức SKSS đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các em rèn kỹ năng sống.
Nếu lựa chọn đúng chủ đề hoạt động và sát với đặc điểm đối tượng thì sẽ đem lại hiệu quả: kích thích học sinh tham gia vòa hoạt động.
7.1.6g. Giáo dục phòng chống các tệ nạ xã hội
	Xây dựng lực lượng cốt cán phòng chống ma túy – HIV/AIDS là giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn đội, hội cha mẹ học sinh.
	Tổ chức lực lượng phối hợp là công an địa phương, chính quyền địa phương, Đoàn TNCS địa phương.
	Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục phòng chống ma túy- HIV/AIDS trong các cơ sở được đưa vào nội khóa bằng cách tích hợp lồng ghép qua các môn học. Chủ yếu môn sinh vật, địa lí, GDCD có liên quan nhiều đến nội dung giáo dục phòng chống ma túy- HIV/AIDS. Khi thực hiện giáo viên phải chú ý đến mức độ tích hợp lồng ghép kiến thức cho phù hợp tránh làm thay đổi kiến thức cơ bản của bài dạy.
	Chỉ đạo giáo dục phòng chống ma túy – HIV/AIDS thông qua các hoạt động ngoại khóa:
- Tổ chức đa dạng cá hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi và với thực tiễn nhà trường. Đó là các hoạt động:
- Hoạt động chính trị xã hội: tuyên truyền cổ động, nghe nói chuyện các chuyên đề về phòng chống ma túy.
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật: thi sáng tác thơ ca, biểu diễn văn nghệ
- Hoạt động vui chơi giải trí
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với địa phương, với công an địa phương nơi trường đóng trong việc giáo dục phòng chống ma túy – HIV/AIDS.
7.1.6h. Giáo dục bảo vệ môi trường
	Lồng ghép hoặc tích hợp, liên hệ, vận dụng giáo dục môi trường vòa các môn học, chủ yếu thông qua môn sinh học, địa lí và GDCD.
- Hình thành nhóm “bảo vệ thiên nhiên”
- Xây dựng trạm sinh thái với 3 chủ đề:
+ Theo dõi biến động sinh thái của môi trường và bảo vệ môi trường
+ Ô nhiễm môi trường
+ Theo dõi phản ứng thực vật, sinh vật
- Tổ chức lao động bảo vệ môi trường
- Tổ chức các cuộc thi quanh chủ đề bảo vệ môi trường
- Tham quan môi trường thiên nhiên quanh chúng ta.
7.2 Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT Triệu Thái – Lập Thạch – Vĩnh Phúc
7.2.1. Vài nét về tình hình trường
Trường THPT Triệu Thái tiền thân là trường THPT Bán công Triệu Thái và được chính thức chuyển lên công lập từ năm 2009. Tuy nhiên ở những năm đầu công lập, học sinh trong trường chủ yếu vẫn còn nhiều học sinh trung bình và dưới trung bình. Vì vậy dẫn đến việc giáo dục học sinh trong các hoạt động trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp còn gặp nhiều khó khăn.
Những thuận lợi và khó khăn mà nhà trường gặp phải:
* Thuận lợi
Đa số giáo viên còn trẻ, tuổi đời chưa qua 40.Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%.
Mặc dù vừa lên công lập được vài năm, nhưng nhà trường đã nhanh chóng ổn định, xây dựng các phong trào hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động NGLL nói riêng có hiệu quả.
Đa số học sinh của trường được giáo dục đạo đức, hoạt động tập thể tốt, tinh thần tự giác cao, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè
Nhiều học sinh có năng khiếu văn nghệ, TDTT, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_giao_duc.docx