Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2

Thực trạng

a. Thuận lợi - khó khăn

*Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương.

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh.

-Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình, giảng dạy các môn học theo vùng miền, giảng dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn,.

- Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự theo dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường.

- Tài liệu tham khảo khá phong phú

* Khó khăn:

- Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

- Học sinh dân tộc thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm.

- Giáo viên và học sinh, phụ huynh bất đồng về ngôn ngữ.

b.Thành công - hạn chế

* Thành công:

- Học sinh có thói quen giải toán theo đúng quy trình .

- Đa số giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả.

* Hạn chế:

- Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu bài toán, ngôn ngữ toán học của học sinh hạn chế.

- Học sinh chưa biết cách tự học, diễn đạt còn vụng về, đôi lúc còn rập khuôn, máy móc.

c. Mặt mạnh - mặt yếu

* Mặt mạnh:

- Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu đổi mới phương pháp trong dạy học.

 - Học sinh bước đầu nắm được quy trình giải toán .

* Mặt yếu:

- Khả năng kiên trì của học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học chưa cao.

- Một số giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học.

d. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động

*Nguyên nhân của thành công:

+ Giáo viên:

- Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, có lòng kiên trì, quyết tâm cao.

- Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Học sinh: Đi học chuyên cần, có ý thức vượt khó trong học tập

*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

- Học sinh không học tập bằng tiếng mẹ đẻ mà bằng ngôn ngữ thứ 2.

- Khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của các em hạn chế.

- Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, nhắc nhở từ phía gia đình.

- Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.

 

doc 19 trang hoathepmc36 28/02/2022 14134
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kĩ năng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Đây cũng là môn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện trí thông minh sáng tạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực, ý chí vượt khó, thích chính xác... Trong chương trình TH, môn toán chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, môn toán không được phân chia thành các phân môn chuyên biệt mà là sự kết hợp của 5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số học, hình học, đại lượng, thống kê mô tả và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học. Khi giải toán có lời văn các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để giải các loại toán về số học, yếu tố đại số, yếu tố hình học và đo đại lượng. Ngược lại, thông qua học giải toán, học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức về số học, về đại lượng, đo đại lượng, về hình học...
Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thành phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng giải toán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có lời văn còn là cầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế cuộc sống. Trong khi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với học sinh dân tộc thiểu số, các em thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của bài toán. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nội dung dạy học mới đồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của học sinh. Đây chính là những điều chúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định nghiên cứu về Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2 . Đề tài này không phải là vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của đồng nghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy cho học sinh dân tộc thiểu số không nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học môn toán ở những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.
I.3. Đối tượng nghiên cứu 
Học sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương– Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk
I.4. Phạm vi nghiên cứu: 
- Phương pháp giải các bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2
- Khả năng đọc hiểu đề toán, tìm hiểu, tóm tắt và giải bài toán có lời văn của học sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương 
I.5. Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp điều tra, phân loại, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thực nghiệm,...
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1.Cơ sở lí luận
Học sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội. 
Chính vì vậy, muốn học sinh giải quyết tốt những bài toán có lời văn thì việc giúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc quan trọng, là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng của bài giải. Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư duy lô-gic óc suy luận, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học .
II.2. Thực trạng 
a. Thuận lợi - khó khăn
*Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương.
- Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh.
-Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình, giảng dạy các môn học theo vùng miền, giảng dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn,... 
- Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự theo dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường.
- Tài liệu tham khảo khá phong phú
* Khó khăn:
- Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
- Học sinh dân tộc thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm.
- Giáo viên và học sinh, phụ huynh bất đồng về ngôn ngữ.
b.Thành công - hạn chế
* Thành công:
- Học sinh có thói quen giải toán theo đúng quy trình .
- Đa số giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả.
* Hạn chế:
- Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu bài toán, ngôn ngữ toán học của học sinh hạn chế.
- Học sinh chưa biết cách tự học, diễn đạt còn vụng về, đôi lúc còn rập khuôn, máy móc.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh: 
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu đổi mới phương pháp trong dạy học.
	- Học sinh bước đầu nắm được quy trình giải toán .
* Mặt yếu:	
- Khả năng kiên trì của học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học chưa cao.
- Một số giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học.
d. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động
*Nguyên nhân của thành công:
+ Giáo viên: 
- Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, có lòng kiên trì, quyết tâm cao.
- Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Học sinh: Đi học chuyên cần, có ý thức vượt khó trong học tập
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
- Học sinh không học tập bằng tiếng mẹ đẻ mà bằng ngôn ngữ thứ 2.
- Khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của các em hạn chế.
- Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, nhắc nhở từ phía gia đình.
- Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
- Về phía học sinh: Các em học tập bằng ngôn ngữ thứ 2, đây là lí do ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp cận tri thức trong sách vở cũng như tri thức trong cuộc sống. Các em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm. Cộng với khả năng ghi nhớ hạn chế dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là khả năng đọc hiểu bài toán của các em chưa tốt nên nhiều học sinh không biết tóm tắt, không biết phân tích đề, không biết yêu cầu của đề là gì và xác định sai dạng toán. Một số học sinh thiếu tự tin khi giải toán, có em làm được phép tính nhưng chưa hiểu được cách ghi lời giải, ghi sai đơn vị Mặt khác, học sinh dân tộc thường nhút nhát, khả năng tiếp thu chậm nên cũng gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các đối tượng học sinh. 
- Về phía phụ huynh: Phần lớn các gia đình học sinh chưa nhận thức được đầy đủ về lợi ích của việc học; đời sống của đa số gia đình các em còn nghèo, họ chưa thể đầu tư cho việc học hành của con em một cách tốt nhất. Ngoài ra, thời gian của các bậc phụ huynh ở rẫy nhiều hơn ở nhà nên việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các em cũng rất khó khăn.
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, lúng túng trong vận dụng các phương pháp dạy học. Còn chủ quan trong việc nắm bắt nội dung chương trình và các mạch kiến thức của môn toán, không để ý đến mối liên quan giữa các bài trong môn học. Chưa quan tâm đúng mức đến mạch kiến thức giải toán có lời văn. Trong dạy học còn quá chú ý đến hình thức và thời gian tiết dạy, chưa chú ý đến khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa lôgic, chưa phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa kiên trì trong hướng dẫn, giảng giải.
II. 3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đề tài chúng tôi đưa ra không ngoài mục tiêu là giúp người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán, tìm cách giải các bài toán có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau :
- Học sinh nhận biết “cái đã cho”, “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, biết lập luận để đưa ra cách tóm tắt dễ hiểu nhất 
- Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng.
- Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
*. Nắm bắt nội dung chương trình
Để dạy tốt môn Toán nói chung, giải bài toán có lời văn nói riêng, điều đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5. Ở tiểu học thường có các dạng toán sau đây :
- Những dạng toán thuộc loại toán đơn : thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn, tìm số bị trừ, tìm số hạng chưa biết, tìm tích, chia thành nhiều phần bằng nhau, chia thành nhóm, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh hai số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị, tìm một phần mấy của một số, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của nó, tìm vận tốc, tìm thời gian, tìm quãng đường,...
- Những dạng toán thuộc loại toán hợp : loại giải bằng 2 phép tính chia, nhân có liên quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : b c ; loại giải bằng 2 phép tính chia có liên quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : (b : c).
- Những dạng thuộc loại toán điển hình : tìm trung bình cộng của nhiều số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của chúng, bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ,...
 	- Tuyến kiến thức về giải toán ở tiểu học:
 	+ Lớp 1 : giới thiệu bài toán có lời văn ; giải các bài toán bằng một phép tính (một phép cộng hoặc một phép trừ) ; chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.
+ Lớp 2: giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ ; các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ; phép nhân và phép chia; bước đầu làm quen giải bài toán có nội dung hình học (tính chu vi các hình đã học), các bài toán liên quan đến các phép tính với các đơn vị đo đã học (km, m, dm, cm, mm, kg, lít).
+ Lớp 3: giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản ; giải các bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.
+ Lớp 4: giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số ; giải các bài toán liên quan đến : tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của chúng, tìm số trung bình cộng, các bài toán có nội dung hình học đã học) ; giới thiệu bước đầu về việc sử dụng toán học lớp 4 để giải quyết các vấn đề của thực tế.
 	+ Lớp 5: giải các bài toán có đến ba bước tính là chủ yếu. Đó là các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm : tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của nó; các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều : tìm vận tốc khi biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường, tìm thời gian chuyển động khi biết vận tốc chuyển động và độ dài quãng đường, tìm độ dài quãng đường khi biết thời gian chuyển động và vận tốc chuyển động ; các bài toán về quy tắc tam suất đơn (thuận, nghịch) ; các bài toán có nội dung về tìm diện tích, thể tích các hình đã học ; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.
- Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ theo quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5:
 + Câu lời giải.
 + Phép tính giải.
 + Đáp số.
- Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt (so với chương trình trước đây) để dành thời gian cho học sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu để, tóm tắt và trình bày bài giải (Chưa kể ở một số bài, giáo viên có thể chủ động giảm bớt một số bài tập khó cho phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học số 5842 của Bộ GD&ĐT).
*. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở lớp 2 
Quá trình giải toán thường theo 4 bước sau:
- Tìm hiểu nội dung bài toán
- Tìm cách giải bài toán
- Thực hiện cách giải toán
- Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.
Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của 4 bước giải toán nói trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn thường xuyên, lặp đi lặp lại qua các tiết học để hình thành cho các em thói quen thực hiện giải toán theo 4 bước đó.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán 
Quá trình tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán. Học sinh cần đọc kỹ, hiểu rõ đề toán, phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm.Có thể nói đây là bước quan trọng góp phần vào sự thành công trong việc giải toán của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt được mấu chốt trong yêu cầu của bài toán. Hết sức tránh tình trạng học sinh vừa đọc xong đề đã vội vã bắt tay vào giải ngay. Phải tập cho học sinh có thói quen tự tìm hiểu đề toán qua việc phân tích những điều đã cho và xác định được những điều phải tìm. 
Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các câu hỏi. Với cùng các dữ kiện như nhau có thể đặt các câu hỏi khác nhau do đó việc lựa chọn phép tính cũng khác nhau, việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải đúng bài toán đó. Với học sinh dân tộc thiểu số, khả năng hiểu tiếng Việt còn hạn chế nên các em đã gặp khó khăn ngay từ bước này. Do vậy, giáo viên cần chú ý với việc kết hợp giảng giải từ và thuật ngữ toán học giúp học sinh hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần dựa vào các hoạt động cụ thể của các em với vật thật, mô hình hay dựa vào hình vẽ, các sơ đồ toán học.... để giúp các em hiểu khái niệm "nhiều hơn ", "ít hơn”, ‘thêm”, “bớt”,... trong tương quan giữa các mối quan hệ trong bài toán. Giáo viên cần chú ý vận dụng các biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học giúp các em được rèn luyện nhiều hơn về khả năng đọc – hiểu tiếng Việt.
 Để kiểm tra việc học sinh hiểu nội dung bài toán như thế nào, giáo viên nên cho học sinh nhắc lại yêu cầu bài toán không phải bằng hình thức đọc thuộc lòng mà bằng cách diễn đạt của mình (đây là yêu cầu khó đối với học sinh dân tộc thiểu số nhưng không vì thế mà giáo viên bỏ qua, cần phải kiên trì luyện tập cho các em). Sau khi đọc bài toán, học sinh cần xác định được 3 yếu tố cơ bản của bài toán:
- Những dữ kiện của bài toán: Đó là những cái đã cho, những cái đã biết của bài toán. Giáo viên nên yêu cầu học sinh tự xác định dữ kiện bằng bút chì trước rồi mới phát biểu bằng lời sau (hướng dẫn học sinh gạch chân các dữ kiện đã cho theo quy ước là một gạch)
- Những ẩn số: Là cái chưa biết, là cái bài toán yêu cầu tìm. Tương tự như trên, giáo viên nên yêu cầu học sinh tự xác định ẩn số bằng bút chì trước rồi mới phát biểu bằng lời sau (hướng dẫn học sinh gạch chân cái bài toán yêu cầu tìm theo quy ước là hai gạch để học sinh phân biệt). Việc làm này được thực hiện thường xuyên sẽ rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động trong giải toán.
- Những điều kiện của bài toán: đó là mối liên hệ giữa các dữ kiện và các ẩn số.
Ví dụ: Có 18 lá cờ chia đều 2 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy lá cờ?( bài 3 trang 111- SGK Toán 2)
+ Cái đã cho: 18 lá cờ chia đều 2 tổ
+ Cái cần tìm: mỗi tổ được mấy lá cờ?
Lưu ý học sinh là trong quá trình giải toán không phải tất cả đề bài đều cho biết cái đã cho trước và cái cần tìm sau mà đôi khi ngược lại: Đưa cái cần tìm trước rồi mới biết cái đã cho; cũng có khi cái đã cho và cái cần tìm đan xen với nhau.
Ví dụ1: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm? (bài 3 – trang 153- SGK Toán 2)
+ Cái cần tìm: Tính chu vi hình tam giác.
+ Cái đã cho: độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm, 28mm
Ví dụ 2: Có 12 học sinh chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia được thành mấy nhóm? ?”( bài 3 - trang 136 - SGK Toán 2)
+ Cái đã cho: mỗi nhóm có 3 học sinh
+Cái cần tìm: 12 học sinh chia được mấy nhóm?
Bước 2: Tìm cách giải toán
 Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, ẩn số và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng. Từ đó lựa chọn phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau:
- Minh hoạ bài toán thông qua tóm tắt đề toán: Việc làm này giúp học sinh bớt được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Bởi vậy cần tóm tắt thật ngắn gọn, GV chỉ cần hướng sự tập trung chú ý của HS đến những chi tiết chính của bài toán, còn những chi tiết phụ của bài toán cần gạt bỏ đi để HS không bị rối. Tóm tắt bài toán chính là sự biểu diễn cái đã cho, cái cần tìm và mối liên hệ giữa chúng. Có rất nhiều cách để tóm tắt một bài toán, có thể tóm tắt đề toán theo các cách sau:
 + Tóm tắt bằng lời
+ Dùng sơ đồ đoạn thẳng
+ Dùng ngôn ngữ và kí hiệu
+ Dùng chữ thay số
+ Dùng sơ đồ Graph
+ Dùng bảng
+ Dùng sơ đồ ven
+ Dùng hình vẽ
+Dùng hình tượng trưng
Tuy nhiên, với khả năng của học sinh lớp 2, chúng ta chỉ nên hướng dẫn các em các cách tóm tắt bằng lời, dùng sơ đồ đoạn thẳng hoặc dùng hình tượng trưng.
VÝ dô 1: Trong vườn có 9 cây táo, mẹ trồng thêm 6 cây táo nữa. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây táo?
 Tóm tắt:
 Có : 9 cây táo
 Thêm : 6 cây táo
 Tất cả có : cây táo?
VÝ dô 2: Lớp 2A có 29 học sinh và số học sinh lớp 2B nhiều hơn số học sinh lớp2A là 5 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh?
5 học sinh
 29 họcsinh
 ? học sinh
 2B:
Tãm t¾t:
 2A:
Ví dụ 3: Bình có 11 quả bóng bay, Bình cho bạn 4 quả. Hỏi Bình còn lại mấy quả bóng bay? 
Tóm tắt : 	
Có :
Cho bạn 
Còn lại : ... quả ?
Đối với một số bài toán nâng cao có thể dùng thêm các dạng tóm tắt khác cho học sinh dễ tìm ra cách giải, Ví dụ như ở bài toán sau:
 Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2, được bao nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được 5.
Tóm tắt :
-4
:3
2
?
5
+1
Tùy theo trình độ học sinh thấp hay cao mà lựa chọn cách tóm tắt mang nhiều hay ít tính trực quan. Học sinh dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn khi tìm hiểu nội dung bài toán. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn tóm tắt bài toán bằng cách đàm thoại (Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?). Học sinh dựa vào các dữ kiện của bài toán (phần đã gạch chân) để trả lời các câu hỏi của giáo viên và từng bước hoàn thành tóm tắt bài toán. 
- Lập kế hoạch giải toán nhằm xác lập trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học: Có hai hình thức thể hiện tương ứng với hai phương pháp phân tích bài toán để tìm cách giải cho một bài toán, tùy từng bài toán cụ thể mà ta lựa chọn phương pháp tìm cách giải phù hợp.
+ Phép phân tích xuôi: Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài toán đến câu hỏi của bài toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc giải toán không? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_dang_bai_giai_toan_co.doc