Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Trung học Phổ thông số 2 Bảo Thắng

Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Trung học Phổ thông số 2 Bảo Thắng

Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp; những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:

2.1. Mục đích của giải pháp:

Sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích tập trung nghiên cứu về nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh của trường THPT số 2 Bảo Thắng về những vấn đến liên quan đến việc thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở đó, kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt hoan và có hiệu quả hơn phong trào trong nhà trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

2.2. Tính mới của giải pháp:

Sáng kiến tập trung nghiên cứu trên cả giáo viên và học sinh về nhiều mặt của quá trình thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Sau đó áp dụng phương pháp thống kê toán học để tính ra tỷ lệ phần trăm và đánh giá kết quả một cách khách quan nhất. Kết quả các nội dung được nghiên cứu bao gồm:

* Thực trạng thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT số 2 Bảo Thắng là tương đối tốt. Trong đó, các nội dung của phong trào được nhà trường thực hiện tốt nhất là (sắp xếp theo mức độ ưu tiên):

- Cảnh quan và cơ sở vật chất nhà trường được đảm bảo đủ các yếu tố nhằm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Nhà trường đã tổ chức được việc gắn kết giữa các hoạt động tập thể với các trò chơi dân gian, tìm hiểu truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc.

- Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động cụ thể: giáo dục về sức khoẻ thể chất, tinh thần, ATGT. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các giờ GDCD, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần

 

doc 4 trang cuonglanz2a 8671
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Trung học Phổ thông số 2 Bảo Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
(Tên sáng kiến: Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT số 2 Bảo Thắng.
Mã số: . 
LỜI NÓI ĐẦU:
Trong sự phát triển của xã hội, giáo dục được coi là yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá hiện nay, vai trò này của giáo dục càng được khẳng định. Công tác giáo dục trong nhà trường không chỉ nhằm tạo ra lớp người thích ứng được với sự thay đổi của đất nước mà còn phải thích ứng được với sự phát triển của khu vực và quốc tế, hoà nhập được vào những mối quan hệ có tính khu vực và toàn cầu. Nhà trường là đơn vị giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục, thực hiện chức năng phát triển nhân cách con người. Vấn đề xây dựng và phát triển con người mới cần phải đi từ nhà trường, nơi người học trực tiếp tham gia, học tập, rèn luyện. 
Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách giáo dục với rất nhiều nội dung, nhằm từng bước đưa nền giáo dục nước ta hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với tình hình của đất nước, của thời đại. 
Ngày 22/7/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Thiện Nhân đã ra chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.
Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" sau hơn một năm phát động đến nay đã thu hút 40.600 trường học trên cả nước tích cực đăng kí tham gia. Nhận thức được những hiệu quả mạnh mẽ, những tác động tích cực của phong trào đến sự nghiệp giáo của tỉnh, Sở GD & ĐT tỉnh Lào Cai đã lần lượt khắc phục những khó khăn đó và dần triển khai việc tích hợp phong trào vào các trường phổ thông trong toàn tỉnh, trong đó có trường THPT số 2 Bảo Thắng. 
Để tìm hiểu quá trình thực hiện phong trào cũng như kết quả của phong trào tại trường THPT 2 Bảo Thắng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT số 2 Bảo Thắng. 
1. Tình trạng giải pháp đã biết: Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết; ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị:
- Ưu điểm:
+ Nhận thức của CBQL- GV - HS về khái niệm, nội dung, mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là tương đối tốt.
+ Thực trạng thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của nhà trường đã diễn ra trên tất cả các mặt hoạt động mà Bộ GD và ĐT đề ra. Phong trào đã và đang thu đạt được nhiều hiệu quả tích cực, tác động tốt đến nhận thức và hành động của giáo viên và học sinh nhà trường.
- Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm mà nhà trường đạt được, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về phong trào dẫn đến việc thực hiện chưa tốt các nội dung mà phong trào đề ra.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp; những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng; mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
2.1. Mục đích của giải pháp: 
Sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích tập trung nghiên cứu về nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh của trường THPT số 2 Bảo Thắng về những vấn đến liên quan đến việc thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở đó, kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt hoan và có hiệu quả hơn phong trào trong nhà trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. 
2.2. Tính mới của giải pháp:
Sáng kiến tập trung nghiên cứu trên cả giáo viên và học sinh về nhiều mặt của quá trình thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Sau đó áp dụng phương pháp thống kê toán học để tính ra tỷ lệ phần trăm và đánh giá kết quả một cách khách quan nhất. Kết quả các nội dung được nghiên cứu bao gồm:
* Thực trạng thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT số 2 Bảo Thắng là tương đối tốt. Trong đó, các nội dung của phong trào được nhà trường thực hiện tốt nhất là (sắp xếp theo mức độ ưu tiên): 
- Cảnh quan và cơ sở vật chất nhà trường được đảm bảo đủ các yếu tố nhằm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 
- Nhà trường đã tổ chức được việc gắn kết giữa các hoạt động tập thể với các trò chơi dân gian, tìm hiểu truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc. 
- Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động cụ thể: giáo dục về sức khoẻ thể chất, tinh thần, ATGT... Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các giờ GDCD, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần
* Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT số 2 Bảo Thắng:
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện phong trào có thể kể đến như: điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế; thiếu nguồn ngân sách cho việc thực hiện phong trào; việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa các lực lượng liên quan trong và ngoài nhà trường; công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn...
* Biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả phong trào: 
- Phải phát huy được tính tích cực, tự ý thức của học sinh trong việc thực hiện phong trào. 
- Giáo viên đồng hành cùng học sinh trong quá trình thực hiện, tích cực đóng góp nhằm đem lại hiệu quả cho việc xây dựng phong trào ở trường mình.
2.3. Bản chất của các giải pháp: 
Các giải pháp được đề xuất trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu về nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh của trường THPT số 2 Bảo Thắng về những vấn đến liên quan đến việc thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” (Tổng số đối tượng nghiên cứu là 100, trong đó có 20 cán bộ giáo viên và 80 học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng). Trên cơ sở đó, kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả hơn phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. 
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra, có thể áp dụng cho những đối tượng nào, cơ quan, tổ chức nào:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại trường THPT số 2 Bảo Thắng trong quá trình triển khai xây dựng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các giải pháp được áp dụng cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường. 
	Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu. Đồng thời trong quá trình áp dụng, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để thực hiện phong trào được tốt hơn để các giải pháp được áp dụng phổ biến và hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các nhà trường THPT trên địa bàn. 
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Việc thực hiện tốt các biện pháp đã được đề xuất trong sáng kiến. Đồng thời nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo cơ quan và các tổ chức đoàn thể. Chúng ta có thể hy vọng sẽ tạo ra nhiều sự chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường. 
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
6. Tài liệu kèm theo gồm:
	- Bản vẽ, sơ đồ 0 (bản)
	- Bản tính toán 12 (bản)
	- Tranh ảnh: 06 ảnh hoạt động
	- Các tài liệu khác: 01 danh mục tài liệu tham khảo.
 Bảo Thắng, ngày 10 tháng 5 năm 2014
 Người báo cáo 
 Đào Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phong_trao_xay_dung_truong_hoc_than_th.doc
  • docBáo cáo thành tích Bình BT2.doc
  • docĐơn đề nghị công nhận sáng kiến Bình BT2.doc