Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Tin học 11

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Tin học 11

Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy nhất là việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành. Phương pháp dạy thực hành của giáo viên chưa đầu tư, sử dụng phương pháp chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả của tiết dạy không cao.

Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Nâng cao chất lượng dạy thực hành môn tin học 11” giúp người học đạt hiệu quả cao trong học tập.

 

doc 18 trang thuychi01 30491
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 Họ và tên: Phạm Anh Tùng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2018
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC 11
MỤC LỤC
Tiêu đề	 Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy nhất là việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành. Phương pháp dạy thực hành của giáo viên chưa đầu tư, sử dụng phương pháp chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả của tiết dạy không cao.
Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Nâng cao chất lượng dạy thực hành môn tin học 11” giúp người học đạt hiệu quả cao trong học tập. 
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:
Tiến trình bài giảng thực hành bộ môn Tin học THPT năm học 2017 – 2018 tại trường THPT Lê Văn Hưu.
Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 11 một số lớp trong trường.
Mục đích nghiên cứu:
Biết cách chuẩn bị một tiết giảng thực hành tin học. Giảng một tiết thực hành tin học hiệu quả
Học sinh hứng thú học tập, yêu thích bộ môn, vận dụng được lý thuyết.
Điểm mới của phương pháp:
Giáo viên, học sinh sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học (CNTT)
Úng dụng một số phần mềm vào để giảng dạy.
Học sinh phát huy tính tích cực của mình trong học tập.
Biến tiết học thành một trò chơi tạo hứng thú cho học sinh.
Một điểm nữa mà phương pháp này mang lại đó là sử dụng hoàn toàn khả năng sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm chủ đạo, giáo viên chỉ là người thiết kế, định hướng, quan sát, là cầu nối giữa kiến thức và học sinh.
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
Cơ sở lý luận phương pháp giảng dạy thực hành môn tin học
CNNT hiện nay được ứng dụng rất phổ biến và rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Việc đưa tin học vào giảng dạy trong trường THPT là hoàn toàn hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên chương trình tin học THPT tương đối nặng và khó đối với lưa tuổi học sinh.
Nhiều bộ phận giáo viện, học sinh còn coi bộ môn Tin học là môn phụ chưa thực sự quan tâm và có nhìn nhận chưa chính xác về tin học dẫn đến việc dạy và học bộ môn tin học chưa thực sự hiệu quả.
Đưa ra được phương pháp giảng dạy cụ tiết thực hành môn tin học là vấn đề cấp thiết giúp cho giáo viên giảng dạy có định hướng cụ thể cho các tiết dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Học sinh hứng thú học tập bộ môn, trong quá trình học tập học sinh có thể tối ưu hóa kết quả bài làm đem lại sự chính xác cao trong học tập đảm bảo cho học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
Chương 2
Thực trạng đề tài
2.1. Địa bàn thực hiện sáng kiến.
	Trong quá trình giảng dạy môn tin học ở trường THPT Lê Văn Hưu, việc vận dụng phương pháp mới tạo hứng thú hơn cho học sinh. Học sinh hứng thú hơn với môn học. Chất lượng học tập tăng lên, cụ thể: 
Bảng so sánh tỷ lê trên trung bình của học sinh khối 11 qua 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018
Năm
Số học sinh trên Trung bình
Tỷ lệ
Năm 2016 - 2017
347/403
86%
Năm 2017 - 2018
371/390
95%
2.2. Thực trạng vấn đề được nghiên cứu.
a) Mặt mạnh:
	Cơ sở vật chất đảm bảo có đầy đủ các thiết bị đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên học sinh.
b) Mặt yếu:
Việc thiết kế tiến trình bài giảng tiết thực hành của giáo viên tin học chưa được hiệu quả, chưa có quy trình. Vận dụng các phương pháp giảng dạy chưa tốt. Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chưa hiệu quả.
2.3. Nguyên nhân.
Việc sử dụng máy tính của học sinh còn chậm tư duy chưa nhanh dẫn đến thụ động phục thuộc vào giáo viên, sách, vở.
Quan niệm của học sinh đối với bộ môn Tin học còn khá lệch lạc chưa đầu tư, nghĩ là khó, chưa chú ý thậm chí là xem thường hoặc xem là môn học phụ, không yêu thích môn học.
Chương 3
Biện pháp, mục đích, mục tiêu phương pháp dạy thực hành môn tin học
3.1. Một số biện pháp.
a) Biện pháp 1: Kết hợp 3 phương pháp luyện tập, ôn tập, làm việc độc lập vào giảng dạy.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được thao tác, chuẩn về cú pháp câu lệnh, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, mở rộng kiến thức.
- Nội dung phương pháp:
* Phương pháp luyên tập
Đối phương pháp này cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Trước khi yêu cầu học sinh luyện tập giáo viên phải đặt ra mục đích yêu cầu cụ thể cho tiết luyên tập. 
Muốn học sinh thực hiện được thì đầu tiên giáo viện phải là người hướng dẫn làm mẫu trước cho học sinh quan sát. Tiếp theo yêu cầu học sinh làm theo hướng dẫn giáo viên sau đó mới tiến hành đặt ra những bài tập cụ thể cho học sinh tự làm. Nhưng chú ý khi giáo viên ra bài tập cụ thể cần có phân chia độ phức tạp phù phợp với từng mức đối tượng học sinh trong lớp.
* Phương pháp ôn tập
	Để có một tiết ôn tập đạt hiệu quả giáo viên cần lên kế hoạch nội dung ôn tập hệ thống lại kiến thức lý thuyết trong chương hoặc trong bài đã học một cách hệ thống (có thể sử dụng sơ đồ tư duy)
Đặt ra các hệ thống bài tập để học sinh thực hành. Mỗi bài tập có thể giúp nhớ lại, hệ thống lại lý thuyết hoặc mở rộng thêm phần lý thuyết của bài đã học
Sau khi làm hết những bài tập giáo viên giao học sinh có thể nắm bắt sâu một cách hệ thống lý thuyết đã học.
* Phương pháp công tác độc lập
Phương pháp công tác độc lập là phương pháp học sinh thực hiện hoạt động của mình dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên theo nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra.
Đối với phương pháp này giáo viên cần chuẩn bị hệ thống bài tập lớp trong bài tập lớn này có thể chia nhỏ yêu cầu đến mức cá nhân hoàn thiện và từ kết quả giải quyết cá nhân đó có thể kết hợp lại giúp giải quyết cả bài toán lớn. Sau đó phân nhóm và giao bài tập cho từng nhóm hoạt động. Trong nhóm lại tiếp tục phân nhỏ công việc cho từng thành viện hoạt động đơn lẻ. 
Giáo viên phải chuẩn bị những tài liệu lý thuyết có liên quan đến các bài tập đã đưa ra để có thể cung cấp cho học sinh tự nghiên cứu nếu học sinh không tự giải quyết được. Nhằm phát huy tính tự lực tìm hiểu của học sinh.
Đối học sinh: Cần có kiến thức cơ bản có thể tự mình đảm đương các công việc đơn lẻ trong bài toán.
Cách thức thực hiện:
Ví dụ: bài giảng thực hành giúp học sinh biết cách sử dụng hàm
* Bước 1: Mở đầu (giúp nhớ lại kiến thức lý thuyết bài trước)
Giáo viên có thể kiểm tra bài cũ hoặc kết hợp trong quá trình giảng bài
Giáo viên sử dụng phương pháp phát vấn học sinh để học sinh nhắc lại cấu trúc chương trình
Lý thuyết
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Cấu trúc chương trình con
Lý thuyết
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Trong chương trình có sử dụng chương trình con. Vị trí chương trình con được đưa vào trong chương trình chính.
* Bước 2: Luyện tập củng cố kiến thức
Giáo viên đưa ra vấn đề để giải quyết có thể là một ví dụ hoặc một bài tập. Ở đây tôi đưa ra bài tập
Bài 1: Viết chương trình tìm và đưa ra số lớn nhất trong hai số nguyên dương a và b? (với a, b được nhập vào từ bàn phím)
Với bài tập này giáo viên có thể làm mẫu hoặc vừa thực hiện vừa phát vấn học sinh để giải quyết vấn đề. Học sinh theo dõi
Khi thực hiện giáo viên phân tích đồng thời dùng chương trình pascal lập trình chiếu trên máy chiếu nếu hệ thống phòng máy có sử dụng phần mềm quản lý hoặc Class thì chuyển toàn bộ hướng dẫn đến các máy của học sinh nhằm kiểm sát máy học sinh giúp học sinh chú ý theo dõi hướng dẫn của giáo viên. 
Đầu tiên giáo viên viết chương trình không sử dụng chương trình con, sau đó dùng một số thao tác để chuyển chương trình chính thành chương trình con (hàm) đồng thời phân tích cách sử dụng hàm
Quan trọng hơn giáo viên phải chỉ ra được khi đưa hàm vào chương trình có sử dụng chương trình con như thế nào? Trong phần này giáo viên có thể thiết kế những Slide có hiệu ứng động để thấy được cách đưa hàm vào chương trình và các gọi hàm của trong phân thân của chương trình.
Phân tích học sinh hiểu cách sử dụng tham số hình thức, tham số thực sự, cách truyền tham số. Cách sử dụng tham biến.
Nếu bố trí được thời gian có thể cho học sinh lập trình lại trên máy tính của mình, chạy chương trình, xem kết quả, và thử lại với nhiều tên chương trình con, nhiều bộ test khác nhau.
Ví dụ: tôi đưa ra bài tập và cách thiết kế slide như sau:
Hàm được viết trong chương trình 
(đứng sau phần khai báo biến và trước phần thần chương trình chính)
Gọi hàm
Khi học sinh đã nắm được cách viết chương trình giáo viên sẽ đưa bài tập để học sinh thực hành
* Bước 3: Ôn tập
Giáo viên đưa ra bài tập để học sinh thực hành. Bài tập phải giáo viên đưa ra đảm bảo cho mỗi nhóm có 1 bài khác nhau nhưng mức độ, độ khó của thuật toán phải phù hợp với học sinh và tương đương giữa các nhóm. 
Ở đây tôi tiến hành phân nhóm học sinh. Lớp nhiều học sinh có thể phân làm 4 nhóm, ít có thể phân làm 2 nhóm tùy vào số lượng học sinh trong lớp, đồng thời mỗi nhóm chỉ sử dụng 1 máy tính để lập trình. 
Trong mỗi nhóm cử ra 1 người gõ máy, 1 trưởng nhóm (trưởng nhóm của mỗi nhóm có thể là 1 học sinh khá giỏi trong lớp tránh phân chia không tốt dẫn đến có nhóm có nhiều học sinh khá giỏi thì thực hiện rất nhanh nhóm khác không thực hiện được vì chỉ có học sinh trung bình yêu. Nhóm cùng thảo luận nhau thảo luận đưa ra ý tưởng để thực hiện bài toán sau khi thống nhất trong nhóm giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày ý tưởng, giáo viên sửa lỗi, hướng dẫn chốt lại ý tưởng cho từng nhóm và yêu cầu học sinh lập trình vào máy.
Ở đây phần hoạt động nhóm có nên có sự khác biệt với các môn học khác đó là quy đinh thời gian cho các nhóm. Đối với môn tin học khi chia nhóm để giải quyết các bài toán lập trình trên máy ta không nên quy định thời gian trước. Nhưng giáo viên cũng phải tính toán và có phương án xử lý tình huống khi học sinh lập trình và sửa lỗi trong chương trình của học sinh đảm bảo thời lượng tiến độ tiết giảng. Để làm được điều này giáo viên phải thành thạo, sử dụng tốt các thiết bị dạy học. (đối với trường tôi các máy tính trong phòng tin học đều sử dụng phần mêm Netnopschool có chức năng quản lý máy tính trong mạng lan giúp giáo viên có thể xem, sửa, trình chiếu nội dụng thực hiện trên máy trạm trong mạng) nhằm hỗ trợ kịp thời các nhóm khi lập trinh.
Ở bước này thường cố một số sự cố:
Tốc độ lập trình của học sinh chậm.
Chương trình lỗi không chạy được
Mất điện, hoặc hệ thống mạng nội bộ bị nghẽn do dung lượng trong mạng lớn Giáo viên cần có các phương án dự phòng cho các trường hợp trên
Sau khi các nhóm đã hoàn thiện song phần việc của mình giáo viến có thể chiếu kết quả từng nhóm cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá hoặc có thể đảo nội dung bài làm ở máy tính các nhóm cho nhau ví dụ: trên máy tính nhóm 1 thì xem kết quả bài làm của nhóm 2 và ngược lại và yêu cầu các nhóm nhận xét đánh giá muốn làm được phần này các máy tính trong hệ thống mạng LAN phải cài đặt phần mềm hỗ trợ. 
Ví dụ: Với từng lớp tôi chia lớp thành 4 nhóm và giao các bài tập như sau:
Bài 2: Viết chương trình tìm số lớn nhất trong ba số nguyên dương a, b, c? 
Sử dụng chương trình con max3(x,y,z) 
(trong đó a, b, c được nhập vào từ bàn phím)
Bài 3: Viết chương trình tìm số nhỏ nhất trong ba số nguyên dương a, b, c,? 
Sử dụng chương trình con min3(x,y,z,h)
(trong đó a, b, c được nhập vào từ bàn phím)
* Bước 4: Làm việc độc lập
Sau khi các nhóm hoàn thành và có nhận xét đánh giá của các nhóm và tổng kết luận của giáo viên cho bài làm của các nhóm giáo viên tiếp tục đưa ra các bài tập ở mức độ phức tạp, xâu hơn về kiến thức cho các nhóm tiếp tục làm hoặc yêu cầu học sinh về chỗ của mình để thực hiện trên cơ sở đã có sự hướng dẫn định hướng của giáo viên. Trong quá trình học sinh làm giáo viên có thể đi đến từng vị trí của học sinh để quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện
Phần này nếu sắp xếp thời gian để học sinh thực hiện ở phòng máy là tốt nhất (đối với các bài thực hành khối 10 và 12). Đối với khối 11 (lập trình) nếu không còn thời gian có thể giao cho nhóm hoặc cá nhân về nhà thực hiện và trả bài vào tiết sau nếu như thực hiện trên lớp chưa hoàn thành.
* Bước 5: Củng cố
Kết thúc tiết dạy giáo viên cần chốt lại những nội dung chính bắt buộc học sinh phải nhớ và những lỗi hay gặp phải trong tiết thực hành.
b) Biện pháp 2: Tổ chức games show
- Mục tiêu: Tổ chức tiết học thành một chương trình trò chơi. Tạo hứng thú cho học sinh.
- Nội dung thực hiện:
Tiến thiết kế kịch bản tiết giảng: dựa vào bố cục nội dung bài học chia bài học thành các phần tương ứng với từng nội dung nhỏ cụ thể.
Mỗi nội dung (mục) của bài học tổ chức thành 1 phần của games show và tiến hành thiết kế từng phần một của liveshow.
- Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chia nhóm lớp thành 3 hoặc 4 nhóm chơi tùy thuộc số lượng học sinh trong lớp học.
Bước 2: Giới thiệu nội dung bài thực hành 1-3 phần mỗi phần là một chủ đề
Bước 3: Mỗi nhóm bố trí một số lượng máy ở gần nhau sử dụng phầm mềm Calabo EX để tổ chức giảng dạy
Ví dụ: ở trường tôi tôi giảng dạy lớp 11B1 lớp gồm 41 học sinh tôi chia lớp thành 4 nhóm (3 nhóm 10 học sinh còn 1 nhóm 11 học sinh).
Các thành viên trong nhóm có thể hoạt động độc lập hoặc trao đổi nhóm (có thể sử dụng tai nghe đê trao đổi)
Bước 4: Tổ chức trò chơi
Giáo viên chia nội dụng tiết thực hành thành những phần và mỗi phần có 1 thang điểm cụ thể tổng điểm mỗi phần có thể là thang điểm 100 (tương ứng với thang điểm 10)
Quy định thời gian làm từng phần của nội dung thực hành cho khớp với 45 phút của tiết học. (nên dự kiến thời gian học sinh trả lời và nhận xét bổ sung của các nhóm khác hoặc giáo viên phải đưa ra)
Vi dụ: 
Phần 1 làm trong vòng 3 phút, dự kiến trả lời sửa nội dung hết 7 phút
Phần 2 làm trong 5 phút, dự kiến trả lời sửa nội dung hết 10 phút
Phần 3 làm trong 7 phút, dự kiến trả lời sửa nội dung hết 10 phút
Còn 3 phút tiến hành củng cố tổng kết và cho điểm các nhóm, nhóm điểm cao có thể lấy vào điểm miệng của các thành viên trong nhóm
Phần mềm có thể quy định thời gian hoạt động của các máy
Bước 5: Các nhóm làm việc:
Các thành viên trong nhóm có thể làm việc độc lập hoặc trao đổi nhóm để có kết quả tôt nhất
1 trong các thành viên của nhóm khi làm song nội dung quy định có thể xin phát biểu bằng phần mềm. giáo viên xem kết quả và nếu đúng có thể cho dừng quá trình hoạt động nhóm và chiếu phần trả lời của học sinh đó lên máy chiếu cho các nhóm khác nhận xét, bổ xung thêm cho tối ưu nhất.
Học sinh làm bài xin trả lời
Giáo viên nhận được tín hiệu xin trả bài của học sinh
c) Biện pháp 3: Làm bài tập lớn
- Mục tiêu: Giải quyết nội dụng bài học bằng phương pháp hoạt động nhóm.
- Nội dung: Thiết kế bài giảng thành một bài tập lớn. Trong bài tập lớn này gồm những yêu cầu nhỏ hợp thành, phân chia lớp học thành các nhóm tương ứng với từng phần của bài tập lớn. Giao cho mỗi nhóm làm từng phần của bài tập lớn. Giáo viên là người hướng dẫn từng nhóm và giải quyết thắc mắc của từng nhóm trong quá trình thực hành. Tổng hợp và giáo viên ghép các phần của từng nhóm lại thành một bài hoàn chình tổng hợp các nhóm nhận xét và đánh giá nội dung của các nhóm còn lại để có kết quả hoàn tốt nhất.
- Cách thực hiện: 
Bước 1: Thiết kế nội dung bài giảng thành một bài tập lớn là tập hợp của những bài tập nhỏ nhưng có sự liên quan về mặt ý nghĩa giữa các phần.
Bước 2: Phân nhóm lớp: số nhóm tương ứng với số bài tập nhỏ trong bài tập lớn
Bước 3: Giao việc cho các nhóm
Quy định rõ thời gian thực hiện của từng nhóm (có thể thời gian của từng nhóm là khác nhau hoặc 1 nhóm có thể làm 2 bài tập tùy thuộc vào độ khó của bài tập).
Bước 4: Gọi các nhóm trình bày
Có thể trình bày bài làm trên máy tính học sinh bằng cách kết nối với máy giáo viên chiếu lên máy chiếu hoặc có thể sử dụng máy chiếu đa vật thể để chiếu nội dung bài làm trên nháp lên máy chiếu.
Bước 5: Các thành viên trong nhóm và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh bài làm.
Bước 6: Lặp lại bước 4 và 5 cho tới khi các nhóm trình bày hoàn chỉnh
Bước 7: Giáo viên tổng hợp và hoàn chỉnh bài tập lớn (nên chuẩn bị trước)
3.2 Kết quả vận dụng
1) Phương pháp thực nghiệm:
Dựa vào tình hình thực tế nhà trường, tôi chọn 4 lớp có chất lượng học lực tương đương nhau và tiến hành dạy để kiểm nghiệm:
Lớp thực nghiệm: sử dụng tích hợp kiến thức số học làm hệ thống bài tập chính.
Lớp đối chứng: Các bài tập sử dụng không theo hệ thống bài tập áp dụng kiến thức số học.
2) Kết quả thực nghiệm:
Tại lớp đối chứng:
Phương pháp dạy không sử dụng nhiều bài tập số học, các bài tập rời rạc không theo một chủ đề nào, không thành một hệ thống. Tư duy của học sinh bị phân tán, không tập trung vào vấn đề ngôn ngữ lập trình, hạn chế trong việc nhìn nhận tính xuyên suốt, sự liên quan giữa các vấn đề trong lập trình.
Học sinh nắm bài không sâu sắc, tỉ lệ điểm thấp còn lớn trong các bài kiểm tra.
Tại lớp thực nghiệm:
Khi sử dụng hệ thống bài tập số học trong giảng dạy, tôi nhận thấy không khí tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi, nội dung kiến thức đưa đến các em có cảm giác nhẹ nhàng, êm ái bởi các kiến thức đó đã có cơ sở trong lĩnh vực số học và thường xuyên được tôi gợi nhớ, củng lại, các em được thoải mái phát biểu ý kiến, quan điểm cá nhân của mình về bài học, các em đã có hứng thú hơn với việc tiếp cận môn học và khả năng tiếp thu bài học được nâng cao rõ rệt. Các em rất tích cực tham gia xây dựng bài, kể cả những em học sinh yếu cũng đã có thể hiểu và tham gia vào nội dung bài, những em khá hơn có thể phát triển các vấn đề theo khả năng của mình. Chính vì thế lớp học trở nên khá sôi nổi, lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia. So với những năm học trước, kết quả đã có phần khả quan hơn. Sau một thời gian, các em đã có hứng thú với môn học hơn, có thể hiểu rõ bản chất vấn đề chứ không còn cảm thấy lập trình là môn khó hiểu nữa.
Qua quá trình giảng dạy và thực hiện trong năm học 2017 - 2018 kết quả và đạt được kết quả như sau:
Nhóm lớp thường xuyên sử dụng phương pháp
LỚP
SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
11B1
41
9
22%
24
59%
8
19%
11B2
43
11
26%
25
58%
7
17%
Nhóm lớp không thường xuyên sử dụng phương pháp
LỚP
SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
11B7
34
0
0%
17
50%
17
50%
11B9
33
2
6%
16
48%
15
46%
Qua kết quả trên ta thấy:
Tại các lớp không áp dụng bài tập số học, theo hệ thống kết quả nhiều học sinh không nắm kĩ nội dung bài học, từ đó không đáp ứng tốt yêu cầu các bài kiểm tra.
Tại các lớp sử dụng hệ thống bài tập số học, kết quả đa số học sinh nắm được kiến thức bài học rất nhanh, nhiều học sinh khám phá ra nhiều ý tưởng hay cho bài học, chính vì thế các bài kiểm tra của học sinh điểm rất cao, không có học sinh yếu kém. Các kỹ năng lập trình của học sinh cũng từ đó được nâng lên rõ rệt, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ngoài ra, phương pháp này đã từng được áp dụng cho dạy học sinh giỏi trong nhiều năm trước đó của tôi ở đơn vị cũ và đạt được những kết quả rất tốt, đặc biệt phần ngôn ngữ lập trình, giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật lập trình và hiểu bản chất các vấn đề. 
PHẦN 3. KẾT LUẬN.
Kết luận:
Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã tiến hành nghiên cứu và vận dụng những phương pháp trên vào trong giảng dạy tin học tại trường và bước đầu đã cải thiện được kết quả học tập bộ môn tin học của trường. Học sinh hứng thú với tiết học không còn hiện tượng sợ môn học như trước.
Kiến nghị:
Ngành giáo dục nên tổ chức các lớp bồi dưỡng, thảo luận để đưa ra phương pháp giảng dạy hay thống nhất các giáo viên tin trong toàn tỉnh.
Tổ chức các đợt hội thảo về phương pháp dạy các bài thực hành tin học để lựa chọn đưa ra phương pháp giảng dạy hay nhất. 
Trên đây chỉ là kết quả, kinh nghiệm đúc kết được trong qua trình giảng dạy. Chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thiệu Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Phạm Anh Tùng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_thuc_hanh_mon.doc