Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập kiểu xâu môn Tin học Lớp 11
- Ngôn ngữ lập trình Pascal là một Ngôn ngữ lập trình bậc cao, các câu Lệnh và từ Khóa rất gần gũi với ngôn ngữ của con người. Là một môn lập trình nên đòi hỏi người lập trình phải có tính tư duy, có khả năng phân tích, tổng hơp. Chính vì những điều đó nên Pascal là một môn học gây khó khăn cho không ít học sinh, nhất là học sinh lớp 11.
- Tin học 11 là một modul chương trình tương đối khó trong hệ thống modul kiến thức Tin học khối THPT. Ở đây học sinh được làm việc với ngôn ngữ lập trình và một ngôn ngữ lập trình cụ thể, với thực tiễn cơ sở vật chất của trường THPT Trung An chúng tôi sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để cùng làm việc với học sinh trong học phần này. Theo phân phối chương trình, ở chương IV bài 12 “ KIỂU XÂU” của Tin học 11 có 2 tiết lý thuyết và 2 tiết bài tập thực hành. Phần lý thuyết, sách giáo khoa cung cấp đã khá đầy đủ và dễ hiểu đối với học sinh. Tuy nhiên khi áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành thì gặp rất nhiều khó khăn.
- Ở lứa tuổi này, các em đang phát triển không đồng đều về tâm sinh lý nên gây không ít khó khăn cho các em khi phải sử dụng Pascal để lập trình.
- Đặc biệt, đối với những học sinh yếu, kém thì lại càng khó hơn. Mặt khác, nhiệm vụ của năm học là không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Mẫu 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ. Tên sáng kiến: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP KIỂU XÂU” môn tin học lớp 11. Quyết định số 28/QĐ-THPTTA ngày 02/04/2018 của Hiệu trưởng trường THPT Trung An. Tác giả sáng kiến. Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ đơn vị công tác Trình độ chuyên môn 01 Lý Thị Thanh Thùy 28/07/1986 Giáo viên trường THPT Trung An ĐHSP Lý_Tin Thời điểm sáng kiến được áp dụng: năm học 2017_2018 Nội dung sáng kiến - Ngày nay, chúng ta đang đứng trước một xã hội phát triển trong nhiều lĩnh vực và nhiều ngành công nghiệp hóa khác nhau. Một trong những lĩnh vực phát triển nhất đó là khoa học kĩ thuật. Trong đó ngành công nghệ thông tin góp phần không nhỏ vào lĩnh vực này. - Máy vi tính giúp ích cho con người rất nhiều, nó có thể giúp con người làm những công việc văn phòng, liên lạc với nhau thông qua thư điện tử,. Bên cạnh đó nó còn giúp cho chung ta tạo lập ra những chương trình ứng dụng để phục vụ cho công việc hằng ngày thông qua Ngôn ngữ lập trình. - Là một giáo viên giảng dạy môn Tin học trong trường THPT không những giúp học sinh biết soạn thảo văn bản và sử dụng máy tính mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa vấn đề và đặc biệt là phát triển tư duy, sáng tạo. - Ngôn ngữ lập trình Pascal là một Ngôn ngữ lập trình bậc cao, các câu Lệnh và từ Khóa rất gần gũi với ngôn ngữ của con người. Là một môn lập trình nên đòi hỏi người lập trình phải có tính tư duy, có khả năng phân tích, tổng hơp. Chính vì những điều đó nên Pascal là một môn học gây khó khăn cho không ít học sinh, nhất là học sinh lớp 11. - Tin học 11 là một modul chương trình tương đối khó trong hệ thống modul kiến thức Tin học khối THPT. Ở đây học sinh được làm việc với ngôn ngữ lập trình và một ngôn ngữ lập trình cụ thể, với thực tiễn cơ sở vật chất của trường THPT Trung An chúng tôi sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để cùng làm việc với học sinh trong học phần này. Theo phân phối chương trình, ở chương IV bài 12 “ KIỂU XÂU” của Tin học 11 có 2 tiết lý thuyết và 2 tiết bài tập thực hành. Phần lý thuyết, sách giáo khoa cung cấp đã khá đầy đủ và dễ hiểu đối với học sinh. Tuy nhiên khi áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành thì gặp rất nhiều khó khăn. - Ở lứa tuổi này, các em đang phát triển không đồng đều về tâm sinh lý nên gây không ít khó khăn cho các em khi phải sử dụng Pascal để lập trình. - Đặc biệt, đối với những học sinh yếu, kém thì lại càng khó hơn. Mặt khác, nhiệm vụ của năm học là không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh. - Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài : “Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập kiểu xâu”. Nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục THPT. Nhằm thực hiện tốt chương trình đổi mới phương pháp dạy học. - Qua dự giờ các tiết dạy đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy giáo viên truyền đạt kiến thức đầy đủ, chính xác khoa học và đúng trọng tâm nhưng không hiểu tại sao lớp học vẫn thụ động chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vấn đề không của riêng tôi mà hầu như những người làm công tác giảng dạy đều băn khoăn. Cuối cùng tôi cũng tìm ra được một số nguyên nhân. + Cấp 2 chỉ một số học sinh được học tin học. Hoặc nếu có học thì cũng chỉ được học qua lý thuyết không có thực hành trên máy tính. + Tính nhút nhát, khiêm tốn thái hóa đã làm cho một số học sinh ngại trong việc viết chương trình. + Môn tin học 11 là môn học tương đối khó, trừu tượng. + Do học sinh ở vùng nông thông nên phần lớn học sinh chưa được phụ huynh trang bị máy tính để các em thường xuyên luyện tập các bài tập thực hành. + Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định bài toán. + Khó liên hệ phương pháp giải một bài toán trong toán học với thuật giải trong tin học. Tôi nhận thấy “Một số phương pháp giúp học sinh giải bài tập kiểu xâu” là một trong những cách giúp học sinh: + Có hứng thú hơn trong học tập. + Khắc sâu kiến thức để áp dụng làm các bài tập thực hành kiểu xâu. +Cũng cố niềm tin khoa học cho học sinh. + Giúp học sinh không còn ngại khó khi làm bài tập kiểu xâu. Mục đích giải pháp - Sáng kiến này được viết ra nhằm mục đích chia sẽ với đồng nghiệp dạy môn tin học phương pháp giải một số bài tập kiểu xâu đơn giản. - Giúp học sinh có thể tự viết chương trình thông qua “gợi ý” của giáo viên - Định hướng phát triển năng lực học sinh: năng lực tự nghiên cứu, năng lực phát hiện vấn đề. - Tạo hứng thú học tập môn tin học 11 cho học sinh. Áp dụng cụ thể vào đề tài: - Giáo viên đưa ra cấu trúc chung giải một số bài tập kiểu xâu đơn giản. - Giáo viên hướng dẫn gợi ý cho học sinh các bước để giải bài tập kiểu xâu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số ví dụ trong thực tế. VD1: Viết đoạn chương trình nhập vào một xâu kí tự từ bàn phím. Đổi xâu đó sang chữ in hoa rồi in kết quả ra màn hình. Gợi ý: ( cách 1) Làm sao từ tên viết thường ta chuyển sang chữ in hoa=> sử dụng hàm gì chúng ta đã học=> học sinh sẽ trả lời dùng hàm upcase chuyển sang in hoa B1: Khai báo biến. B2: Nhập xâu . B3: Duyệt các phần tử từ đầu đến cuối dãy và gán phần tử đó bằng giá trị mới upcase(ch) for i:= 1 to length(s) do s[i]:=upcase(s[i]); (Duyệt các phần tử từ đầu đến cuối dãy và gán phần tử đó bằng giá trị mới upcase(ch)) B4: In ra kết quả Gợi ý: ( Cách 2) B1: Khai báo biến. B2: Nhập xâu s . B3: Gán xâu in hoa s cho xâu s1 (s1:=upcase(s)) B4: In ra kết quả VD 2 : Hãy viết chương trình nhập vào xâu bất kỳ, sau đó thay thế tất cả các cụm từ anh thành cụn từ em (nếu có). Gợi ý: Duyệt tất cả các phần tử có trong xâu st, tìm vị trí xuất hiện cụm từ anh (hàm pos)nếu có cụm từ anh => xóa cụm từ anh trong xâu s(delete)=> chèn cụm từ em ngay vị trí xóa cụm từ anh. Kết quả ta được các cụm từ anh được thay thế bằng cụm từ em. B1: Khai báo. B2: Nhập xâu s. B3: Duyệt tất cả các phần tử có trong xâu st, tìm vị trí xuất hiện cụm từ anh (hàm pos)nếu có cụm từ anh => xóa cụm từ anh trong xâu s(delete)=> chèn cụm từ em ngay vị trí xóa cụm từ anh. Công việc lặp lại cho đến khi xét hết vị trí cuối cùng của xâu. B4: In kết quả trong xâu s đã được thay thế các cụm từ anh thành cụm từ em. + Qua các bước hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ hoàn thành bài của mình và thực hành trên máy tính theo nhóm 2=> 3 học sinh trên máy. + Học sinh sẽ áp dụng được vào giải quyết được các bài tập mà giáo viên đưa ra. + Học sinh sẽ có hứng thú học môn tin học 11 hơn say mê nghiên cứu và sáng tạo hơn trong lập trình. + Định hướng phát triển năng lực cộng tác nhóm (2=> 3 học sinh/ máy tính), thảo luận phát triển tư duy về thuật toán của học sinh. 6. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. Khi áp dụng giải pháp mới của sáng kiến tôi nhận thấy: * Đối với giáo viên: + Từ việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị, thảo luận theo nhóm, giáo viên không phải thuyết trình nhiều. + Chủ động trong giờ dạy + Tạo được hứng thú học tập nghiên cứu trong học sinh. * Đối với học sinh: + Có hứng thú học tập môn Tin học lập trình. + Tiếp thu dễ dàng hơn. + Biết áp dụng các hàm và thủ tục để giải quyết được các bài toán kiểu xâu + Hình thành được ý thức cộng tác nhóm, tinh thần đoàn kết tập thể.* Kết quả thu được khi áp dụng sáng kiến: + Kết quả các bài kiểm tra 15 phút lần 3 HKI tin học lớp11 ở các lớp tôi dạy số học sinh có điểm < 5 giảm . Cụ thể: Năm học 2016_2017 Lớp Trên 5 điểm Dưới 5 điểm 11C1(33HS) 24 9 11C2(40 HS) 25 15 11C3(37 HS) 34 3 11C4(40 HS) 25 15 11C5(37 HS) 29 8 Năm học 2017_2018 Lớp Trên 5 điểm Dưới 5 điểm 11C1(41HS) 40 1 11C2(39 HS) 39 0 11C3(41 HS) 38 3 11C4(37 HS) 35 2 11C5(32 HS) 29 3 11C6(32HS) 31 1 7. Phạm vi ảnh hưởng: - Sáng kiến này có thể áp dụng cho đối tượng học sinh khối 11 ở các trường THPT trên địa bàn TP.Cần Thơ nếu có điều kiện thực tế giống trường THPT Trung An. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trung An, Ngày 24 tháng 03 năm 2018 Người mô tả sáng kiến Lý Thị Thanh Thùy
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_giai.doc