Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một mặt đã đem đến sự phát triển cho đất nước nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức mới trong đó đáng quan tâm tới là sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, một vấn đề bức xúc mà GD – ĐT đóng vai trò trọng trách. Nó đòi hỏi về một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản sinh kiến thức mới cho sự phát triển con người và phát triển xã hội, nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội này.
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường. Muốn giành thắng lợi thì người giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới giành được thắng lợi. Đối với người giáo viên, việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy cho các em về kiến thức, văn hóa mà còn dạy cho các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước [5].
Ta thường nói rằng tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là đẹp hay xấu [1]. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng.
I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một mặt đã đem đến sự phát triển cho đất nước nhưng mặt khác cũng đặt ra những thách thức mới trong đó đáng quan tâm tới là sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, một vấn đề bức xúc mà GD – ĐT đóng vai trò trọng trách. Nó đòi hỏi về một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản sinh kiến thức mới cho sự phát triển con người và phát triển xã hội, nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi xã hội này. “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường. Muốn giành thắng lợi thì người giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới giành được thắng lợi. Đối với người giáo viên, việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy cho các em về kiến thức, văn hóa mà còn dạy cho các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước [5]. Ta thường nói rằng tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là đẹp hay xấu [1]. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Từ nhận thức trên, ta thấy rằng người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc chỉ dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò : vừa là người trực tiếp dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Trong những năm gần đây công tác chủ nhiệm đã được quan tâm và coi trọng đúng mức. Mặt khác nền kinh tế thị trường cũng có những tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như: Một bộ phận phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con cái, một số học sinh có thói quen sống hưởng thụ, lười học và lao động , các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ phát triển, các em dẽ bị lôi kéo vào các tệ nạn, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm, là liều thuốc độc cho sự hình thành nhân cách của các em. Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, nhưng số học sinh chưa tốt cũng nhiều. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, học sinh hư, học kém, hoc sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề. Và trường THPT Nông Cống 2 –Thanh Hóa cũng không là ngoại lệ. Nhà trường đang có sự nỗ lực rất lớn để đẩy mạnh công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh mà người thực hiện chính là giáo viên chủ nhiệm, người trực tiếp quản lí các em trong phần lớn thời gian trên lớp. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh cá biệt nói riêng là rất cần thiết và phải thường xuyên. Để từ đó từng bước nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh trong nhà trường, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong nhiều năm qua không ít lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục “ học sinh cá biệt về đạo đức ’’. Sau đây tôi sẽ trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc giáo dục hoc sinh cá biệt với mong muốn các em sẽ trở thành những người con ngoan, trò giỏi có ích cho gia đình và cho xã hội. 1.2. Mục đích nghiên cứu Từ thực trạng trên, đề tài hướng tới tìm hiểu những mặt đã thực hiện được và những mặt còn tồn tại, nguyên nhân của những mặt đó, đồng thời cũng đề ra các phương án giải quyết của cá nhân tôi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Những học sinh cá biệt trong lớp 11A2, năm học 2015-2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Nhóm nghiên cứu lí luận thực tiễn: điều tra, trực quan, - Các phương pháp hỗ trợ: toán, thống kê II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trang thái thiếu cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng, ...[1] . Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp. Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm đến những đối tượng học sinh cá biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có hướng giáo dục thích hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp. Không ít GVCN lớp cho rằng việc giáo dục HS cá biệt quả là một việc vô cùng khó, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “ Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên" Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến chúng ta, không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công. 2.2. Thực trạng vấn đề Có ý kiến cho rằng: học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến là do hiện tượng bẩm sinh di truyền. Lại có ý kiến cho rằng: học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến là do tác động tiêu cực của môi trường và hoàn cảnh sống dẫn đến sự phát triển không đầy đủ về mặt trí tuệ, tình cảm, hình thành những thói quen không lành mạnh, cử chỉ hành vi không phù hợp ở những mức độ khác nhau. So với bậc tiểu học, bậc THCS thì ở bậc THPT môi trường sống và hoạt động của các em có sự thay đổi. Tất cả sự thay đổi đó là điều kiện làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh THPT có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước đây. Đây là lứa tuổi mà các em luôn muốn tự khẳng định mình. Do đó nắm vững đối tượng này sẽ có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của nhà giáo dục. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chúng ta đã từng buồn phiền rất nhiều khi gặp phải những học sinh cá biệt. Biểu hiện của những học sinh này rất đa dạng như ở trong trường thì thiếu ý thức tổ chức kỉ luật như không học bài, không làm bài tập về nhà, nghỉ học vô lí do, bỏ tiết, ăn mặc lố lăng không tuân thủ quy định chung của nhà trường. Thiếu lễ phép với các thầy cô giáo, gây gỗ đánh nhau, Còn ở ngoài nhà trường: thiếu lễ phép với cha mẹ, người lớn, nói dối gia đình, mất trật tự thôn xóm, la cà hàng quán ăn uống bê tha, đánh bài đánh bạc, chơi lô, chơi đề, chơi điện tử thậm chí cắm xe đạp để lấy tiền chơi điện tử. Tình trạng học sinh yếu kém về mặt đạo đức đã làm cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo hết sức lo âu trăn trở. Nhiều giáo viên chủ nhiệm khẳng định xóa bỏ được tình trạng yếu kém trong lớp là cở sở để thành công đối với mọi công tác khác Quá trình giáo dục học sinh cá biệt không phải là việc làm trong ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, phải vận dụng nhiều hình thức và các biện pháp khác nhau [5]. Trước cảnh xã hội phức tạp như hiện nay, học sinh phải tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ảnh hưởng xấu đến đạo đức đến nhân cách. Tuy nhiên dường như chúng ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Cha ông ta có câu: “ Tiên học lễ hậu học văn”, đành rằng là thế nhưng hiện nay vấn đề học sinh vi phạm đạo đức lại rất phổ biến trong các nhà trường. Xin kể ra đây một số trường hợp cho thấy những biểu hiện của học sinh vi phạm đạo đức, học sinh cá biệt. Đã không ít học sinh học sinh vi phạm nề nếp ở trên lớp nhiều nên giáo viên chủ nhiệm gửi giấy mời để gặp thì học sinh không đưa giấy mời. Có học sinh lấy tiền đóng học phí, tiền học thêm để đi đánh điện tử và tiêu pha bừa bãi Về phía gia đình, cũng có những cha mẹ thấy con ngày nào cũng đi học, đến cuối năm kết quả học tập của con bị xếp loại yếu thì mới biết là mấy tháng trời con thường bỏ giờ để đi chơi điện tử. Có không ít những cha mẹ mãi mê với công chuyện làm ăn “ trăm sự nhờ thầy cô”. Cũng có những gia đình quá nuông chiều con, khi biết con hư thì đã quá muộn, lại đổ lỗi cho nhà trường, thậm chí đối xử thô bạo đối với thầy giáo. Về phía nhà trường cũng có những giáo viên chủ nhiệm không nắm chắc tình hình học sinh, đối xử không công bằng với học sinh, nhận xét phê học bạ chung chung thậm chí trái ngược, ít quan tâm liên lạc với gia đình học sinh. Ngày nay ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới cho việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên phẩm chất đạo đức học sinh là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và chúng có mối quan hệ chằng chịt với nhau. Vì vậy giáo dục nhân cách cho học sinh nhất là học sinh cá biệt là rất cần thiết và cấp bách để giúp các em trở thành người công dân chân chính [3]. Do đó bản thân tôi đã nảy sinh ngiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. 2.3. Giải quyết vấn đề 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp: a. Thuận lợi. - Việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được Chi bộ, BGH trường Nông Cống 2 quan tâm chỉ đạo, được các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường ủng hộ nhiệt tình - Trường THPT Nông Cống 2 đóng trên địa bàn xã Trung Thành –Huyện Nông Cống , một xã thuần nông đang còn nhiều khó khăn về kinh tế nên các tệ nạn xã hội xuất hiện ít, nên nó cũng ít tác động đến học sinh. - Bản thân là giáo viên dạy môn vật lí,môn công nghệ nên thời gian tiếp xúc với học sinh trên lớp là nhiều nên dễ nắm bắt được tình hình của học sinh. - Từ khi ra trường nhận công tác năm nào cũng được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp nên cũng có một số kinh nghiêm nhờ học hỏi những kinh nghiệm của các thầy cô đi trước. - Là giáo viên chủ nhiệm có tuổi đời còn trẻ, luôn chấp hành tốt mọi quy định của ngành, nội quy của nhà trường, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc. b. Khó khăn. - Khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11A2 năm học 2015-2016 thì trước đó năm học 2014-2015 là do một giáo viên khác làm chủ nhiệm. Vì điều kiện sức khỏe nên giáo viên đó không chủ nhiệm tiếp nữa .Chính vì điều này đã là một khó khăn khi tôi tiếp quản lại lớp vì các em đang quen với cách giáo dục của giáo viên chủ nhiệm trước. - Phần lớn học sinh của lớp là con của các gia đình thuần nông, hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, ít có điều kiện để chăm lo cho việc học tập của con em mình. Đặc biệt một số ít gia đình cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn nhiều hạn chế ( như học sinh: Lê Thị Thúy, Nguyễn Hữu Thịnh ). Số học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo năm 2015 là 21/44 ( chiếm 47,83 %) nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng của lớp. - Một số học sinh nhà ở cách xa trường cỡ 10 km như ở cuối xã Tân Thọ, cuối xã Tế Tân nên việc đi lại rất khó nhất là những hôm trời mưa, giông bão đó là một nguyên nhân dẫn đến học sinh đi học chậm. - Điểm đầu vào của lớp là thấp nhất khối ( trong 6 lớp ) nên lực học của các em hơi thấp thêm vào đó năm học 2014-2015 có một số học sinh cá biệt ở các lớp trên chuyển xuống nên khó khăn lại lại càng khó khăn như em Lê Gia Thịnh là học sinh lưu ban, em Trần Văn Sơn, Lê Thị Phương Anh, Lê Ngọc Mai ở các lớp trên chuyển xuống ( nếu nói quá là các lớp khác thải xuống ). Kết quả chất lượng năm học 2014-2015: Lớp Sĩ số Xếp loại đại đức Tốt Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 10A2 44 22 50 15 34 4 8,9 3 7,1 Xếp loại văn hóa Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 0 0 21 47,72 18 40,92 5 11,36 2.3.2. Một số kinh nghiệm trong công tác “giáo dục học sinh cá biệt” của lớp 11A2 trường THPT Nông Cống 2 a. Danh sách và những biểu hiện của học sinh cá biệt STT Họ và tên Những biểu hiện 1 Trần Văn Sơn - Nghỉ học vô lí do - Bỏ giờ 2 Lê Gia Thịnh - Nghỉ học vô lí do - Trong giờ học không nghiêm túc - Đánh nhau 3 Lê Thế Dũng - Nghỉ học nhiều - Hay cắm đồ của các bạn lấy tiền chơi điện tử - Bỏ giờ b. Quá trình thực hiện: Quá trình hình thành nhân cách đạo đức của học sinh nhất là học sinh cá biệt là một quá trình phức tạp. Người xưa đã dạy muốn con nên người thì phải “ dạy con từ thuở cò thơ”. Tuy vậy đối với giáo viên bậc THPT các thầy cô chỉ được tiếp xúc với các em khi học xong các bậc học ở bên dưới. Cho nên trước hết trong công việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm cần phải: i. Nắm chắc nguyên nhân ,đặc điểm tâm lí, sinh lí, khả năng của từng học sinh để từ đó phân loại đối tượng Một vị Giáo sư người Mỹ dạy khoa Thương mại ở trường Đại học Harvard đã từng nói: “ Chẳng thà đi bách bộ 2 giờ đồng hồ trên vĩa hè, trước phòng giấy của một khách hàng để suy nghĩ còn hơn là bước sồng sộc ngay vào phòng đó mà không biết mình sẽ nói gì với người ta và không đoán được rằng người ta sẽ trả lời mình ra sao”. Cổ nhân ta đã dạy “ Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Yêu cầu đầu tiên khi cần “ tiếp cận ” một học sinh nào, cần có thông tin cần thiết về em đó. Như hoàn cảnh gia đình, hiện nay em có nhu cầu gì, nguyên nhân dẫn đến thói hư tật xấu. Từ đó chúng ta mới có hướng giải quyết cụ thể,thích hợp cho từng em. Với 4 học sinh cá biệt của lớp tôi ,sau khi đã có những thông tin cần thiết về các em tôi đã xác định được việc giáo dục đạo đức cho từng em không thể giống nhau. ii. Xây dựng tập thể học sinh tốt: Trong các lực lượng giáo dục phải chú ý đến sức mạnh đồng bộ của tập thể. Chỉ có tập thể học sinh tốt mới có dư luận lành mạnh, có tác dụng hướng dẫn kiểm tra tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức cho mỗi học sinh. Kiểm tra đánh giá và củng cố những thói quen đạo đức của các em. Không khí đạo đức của tập thể học sinh lành mạnh sẽ trở thành môi trường nảy sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức của mỗi học sinh. Phải xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, đa số học sinh trong lớp phải hiểu và thực hiện nghiêm túc những nội quy, quy định của lớp, của nhà trường đề ra. Không được vi phạm những điều cấm đối với học sinh. Qua đó để học sinh cá biệt thấy được những lỗi vi phạm của mình gây ảnh hưởng đến tập thể lớp như thế nào? Để làm được điều đó tôi sử dụng các biện pháp như sau: - Cho học sinh viết cam kết thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường,không vi phạm điều cấm đối với học sinh theo điều lệ trường THPT sau đó cho phụ huynh kí xác nhận. Đối với học sinh cấm những hành vi như: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử,hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khi đang tham gia các hoạt động giáo dục, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy, đưa những thông tin không lành mạnh lên mạng [2] - Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về các nội quy, quy định của nhà trường, về luật an toàn giao thôngtrong các buổi sinh hoạt vào tiết 2 sáng thứ 2 hàng tuần với các hình thức như: cập nhận các học sinh vi phạm, chỉ rõ những lỗi vi phạm, nguyên nhân vi phạm và hình thức xử lí đối với các học sinh đó. Rồi hiện nay đa số các em đến trường bằng phương tiện xe đạp điện, xe máy điện nhưng việc thực hiện các quy định khi tham gia giao thông thì các em gần như không tuân thủ như vẫn đèo hai, đèo ba, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểmChính vì vậy trong những buổi sinh hoạt hàng tuần cần phải đưa ra các tình huống khi tham gia giao thông để các em thảo luận và rút kinh nghiệm. Và chính điều này sẽ làm giảm bớt sự căng thẳng, tạo không khí thoải mái trong các tiết sinh hoạt [4]. - Có những buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp thì giáo viên chủ nhiệm tổ chức các buổi hoạt động tập thể như chào mừng ngày 8/3, ngày thành lập đoàn 26/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 Từ các tiết sinh hoạt, và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp đã tạo sự gần gũi, thân thiện giữa các em học sinh trong lớp và giữa các em học sinh với các thầy cô giáo. iii. Xây dựng thi đua riêng của lớp căn cứ vào nội quy, quy định của trường, của đoàn như: *Quy định về điểm trừ nề nếp của học sinh vi phạm Mỗi Học sinh tham gia đánh nhau lớp bị trừ 30 điểm. Học sinh vi phạm các hành vi cấm (vô lễ với cán bộ giáo viên, gian lận, uống rượu bia đến trường, tham gia các tệ nạn xã hội) trừ 15điểm/1lượt Mỗi học sinh vắng học vô lí do lớp bị trừ 2điểm/1lượt. Mỗi học sinh vắng học có lí do (có giấy phép) trừ 1điểm/1 lượt Mỗi học sinh đi muộn tiết 1 trừ 1điểm/1lượt. Mỗi học sinh vắng mặt có lý do (có giấy phép) trong các buổi lễ mít tinh bị trừ 2 điểm/1 lượt. Mỗi học sinh vắng mặt không có lý do trong các buổi lễ mít tinh bị trừ 4 điểm/1 lượt. Mỗi học sinh bị phê trong sổ đầu bài trừ 2điểm/1lượt. Học sinh không mặc đúng đồng phục đến trường trừ 1điểm/1lượt. Học sinh nam không sơ viên trừ 1điểm/1lần. Học sinh không đeo phù hiệu hoặc vẽ bậy lên phù hiệu trừ 1điểm/1lượt. Vệ sinh: lớp bẩn, thiếu khăn bàn, thiếu lọ hoa, thiếu chậu nước, thiếu khăn lau tay GV, bàn ghế không ngay ngắn trừ 1điểm/1lỗi/buổi. Học sinh giữ sổ đầu bài có trách nhiệm theo dõi đánh giá, xếp loại giờ học của các thầy (cô) giáo bộ môn, nếu thiếu mỗi giờ không đánh giá lớp bi trừ 1điểm. Học sinh nam để tóc quá tốt, cắt tóc phản cảm trừ 2điểm/1buổi /1HS. Học sinh nữ nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân 2điểm/1buổi /1HS. 16. Không thuộc bài trừ 1 điểm/1lần 17. Mỗi học sinh bỏ 1 tiết bị trừ 4điểm. 18. Các vi phạm khác trừ 1điểm/1lượt vi phạm. * Quy định về điểm thưởng của học sinh 1. Trong các ngày lễ kỷ niệm, mít tinh, hoạt động bề nổi do Nhà trường, Đoàn trường tổ chức nếu học sinh nào tham gia nhiệt tình được cộng 5 điểm/1lần 2. Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài được cộng 1điểm 3. Lên bảng thuộc bài đạt điểm khá giỏi cộng 2 điểm/1lần * Điểm xếp thi đua: Mỗi học sinh có túi điểm của mình là 10 điểm /1 tuần và đánh giá theo từng tuần ,sau đó là theo từng tháng và theo học kì Từ 10 điểm trở lên xếp hạnh kiểm tốt Từ 8 đến 9 xếp hạnh kiểm khá Từ 6 đến 8 xếp hạnh kiểm trung bình Dưới 6 xếp hạnh kiểm yếu * Lập sổ thi đua cá nhân giao cho từng thành viên học sinh tự theo dõi, các tổ trưởng trực tiếp theo dõi và lớp phó, lớp trưởng phụ trách chung *Cuối cùng cá nhân thành viên trong tổ tự cộng điểm, tổ trưởng chỉ việc so sánh đối chiếu, xếp loại thi đua của mỗi thành viên trước tập thể lớp. Sáng thứ 2 vào tiết sinh hoạt hàng tuần giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào sự theo dõi của lớp và của bản thân để ghi vào sổ liên lạc điện tử gửi về cho phụ huynh . Với việc làm trên không những chính xác về điểm mà còn rèn luyện tính tự giác của học sinh nhất là những học sinh chậm tiến. Em nào cũng muốn phấn đấu để cuối tuần có tổng điểm cao. Cùng với thi đua cá nhân tôi còn đề ra nội quy lớp, thành lập nhóm học tập, mỗi nhóm 2 đến 3 em học tốt, ngoan ngoãn gương mẫu giúp đỡ các bạn cá biệt để các bạn có phương pháp học tập, chỉ bảo, giúp đỡ những điều bạn chưa hiểu. Sau một thời gian các nhóm học tập này
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_giao.doc
- Bìa SKKN.doc
- MỤC LỤC.doc
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc