Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp kèm học sinh đọc yếu phân môn Tập đọc Lớp 2
Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
a, Tính mới: Sáng kiến này có tính mới được áp dụng lần đầu, không trùng với sáng kiến đã được công nhận trước đó.
b, Tính sáng tạo, tính khoa học được thể hiện qua các giải pháp đã thực hiện trong việc kèm học sinh đọc yếu cụ thể như sau:
* Giải pháp 1: Khảo sát phân loại học sinh
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra thường xuyên, theo dõi thái độ học tập hàng ngày của các em sau hai tuần học kết hợp với bài khảo sát đầu năm, sau đó phân loại học sinh theo từng đối tượng, phân loại lỗi mà học sinh đọc thường hay mắc phải để có kế hoạch kèm cặp uốn nắn cho từng em, từng nhóm. Đặc biệt dành sự quan tâm nhiều hơn đối với những em đọc yếu, sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh đọc khá, đọc tốt ngồi cạnh các em đọc yếu để hướng dẫn hỗ trợ các em luyện đọc trong 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi.
- Sử dụng sổ cá nhân theo dõi sự tiến bộ và tồn tại về việc đọc của học sinh qua từng tuần, từng tháng để có biện pháp kịp thời phù hợp với từng đối tượng.
* Giải pháp 2: Luyện phát âm đúng
Muốn học sinh đọc tốt, trước hết cần rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ ràng. Tôi thấy học sinh phát âm sai chủ yếu là phụ âm đầu s/x; tr/ch; vần uên/uyên nguyên nhân là do học sinh chưa phân biệt được cách phát âm và phát âm sai theo phương ngữ địa phương. Vậy khi hướng dẫn phát âm, cần phân tích cho học sinh thấy được sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải, giáo viên có thể làm mẫu hay viết lên bảng minh họa để các em thấy được hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm, cho học sinh luyện đọc lại nhiều lần ngay lúc đó.
VD: - Khi phát âm s (sờ) phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi.
- Khi phát âm x (xờ) hơi ra ở mặt lưỡi chân răng.
- Khi phát âm tr (trờ) hơi ra qua động tác bật lưỡi với chân răng.
Giáo viên cần sửa sai qua việc giải nghĩa từ, từ chỗ học sinh đọc âm đúng, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn: Đọc rành mạch, lưu loát.
- Đối với học sinh đọc yếu giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều lần, đầu tiên cho các em luyện đọc từ, rồi đọc câu, cuối cùng là đọc đoạn, có thể đọc cả bài nếu em đó có tiến bộ. Còn đối với học sinh phát âm chưa chuẩn hay bị nhầm giữa dấu thanh và phụ âm, cần hướng dẫn học sinh đánh vần bằng mắt sau đó nghe cách đọc mẫu của giáo viên.
- Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang tiếng khác (đọc ê a). Rèn cho học sinh ngắt nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, dòng thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết.
- Cho các em đọc theo vai, luyện đọc trong nhóm bổ sung cho nhau những em đọc khá, đọc tốt hướng dẫn những em đọc yếu hoặc phát âm chưa chuẩn.
- Cung cấp cho các em những quy tắc và rèn luyện để có kĩ năng nói và thói quen phát âm đúng.
- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh luyện cho các em phát âm đúng ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường cũng như ở nhà. Đặc biệt là đối với những học sinh đọc yếu giáo viên luôn động viên, khuyến khích các em thường xuyên mỗi ngày đọc khoảng 2 đến 3 bài tập đọc trong sách giáo khoa, phối kết hợp với gia đình kiểm tra đôn đốc, kèm cặp, giúp đỡ các em khi học ở nhà.
- Trong giờ ra chơi, những lúc nghỉ ngơi tôi thường tâm sự và nói chuyện cùng các em, trong các câu hỏi đều gợi câu trả lời của các em có dấu ngã, dấu sắc hoặc tiếng có vần uên, uyên để rèn cách phát âm cho các em.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số giải pháp kèm học sinh đọc yếu phân môn tập đọc lớp 2” I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: HOÀNG THÙY THANG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng. II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG Áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 trong trường Tiểu học. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trong thực tế hiện nay số học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ít hơn môn Toán, nên vẫn còn một số học sinh đọc yếu, phát âm chưa chuẩn do đó khó mà hiểu được nội dung giá trị của một bài văn và khó có thể diễn đạt được sự hiểu biết của mình qua bài văn đó. Trong năm học 2015 - 2016, tôi được phân công giảng dạy lớp 2C. Ngay từ đầu năm nhận lớp và trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy vốn Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế nên việc đọc của các em gặp khó khăn như sau: - Học sinh đọc chưa lưu loát, phát âm chưa chuẩn giữa dấu sắc với dấu ngã, vần uên với vần uyên, ch với tr, s với x... Học sinh đọc còn quá nhỏ, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, nhất là khi đọc những câu văn dài không có dấu câu. - Đọc chưa biểu lộ được sắc thái, nhịp độ đọc. - Học sinh đọc yếu sẽ dẫn đến ngại đọc, sợ đọc nên không khám phá được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ. Kết quả khảo sát phân môn Tập đọc lớp 2C đầu năm 2015 - 2016 cụ thể như sau: Tổng số học sinh: 28 em HS đọc to, rõ ràng HS đọc đúng sắc thái, nhịp độ đọc HS đọc chưa lưu loát, chưa ngắt nghỉ đúng HS phát âm chưa chuẩn 10 em = 35,7 % 4 em = 14,3 % 6 em = 21,4 % 8 em = 28,6 % Với thực trạng trên tôi đã tìm ra một số giải pháp thiết thực cụ thể để kèm học sinh đọc yếu phân môn tập đọc lớp 2. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học a, Tính mới: Sáng kiến này có tính mới được áp dụng lần đầu, không trùng với sáng kiến đã được công nhận trước đó. b, Tính sáng tạo, tính khoa học được thể hiện qua các giải pháp đã thực hiện trong việc kèm học sinh đọc yếu cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Khảo sát phân loại học sinh - Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra thường xuyên, theo dõi thái độ học tập hàng ngày của các em sau hai tuần học kết hợp với bài khảo sát đầu năm, sau đó phân loại học sinh theo từng đối tượng, phân loại lỗi mà học sinh đọc thường hay mắc phải để có kế hoạch kèm cặp uốn nắn cho từng em, từng nhóm. Đặc biệt dành sự quan tâm nhiều hơn đối với những em đọc yếu, sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh đọc khá, đọc tốt ngồi cạnh các em đọc yếu để hướng dẫn hỗ trợ các em luyện đọc trong 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi... - Sử dụng sổ cá nhân theo dõi sự tiến bộ và tồn tại về việc đọc của học sinh qua từng tuần, từng tháng để có biện pháp kịp thời phù hợp với từng đối tượng. * Giải pháp 2: Luyện phát âm đúng Muốn học sinh đọc tốt, trước hết cần rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ ràng. Tôi thấy học sinh phát âm sai chủ yếu là phụ âm đầu s/x; tr/ch; vần uên/uyên nguyên nhân là do học sinh chưa phân biệt được cách phát âm và phát âm sai theo phương ngữ địa phương. Vậy khi hướng dẫn phát âm, cần phân tích cho học sinh thấy được sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải, giáo viên có thể làm mẫu hay viết lên bảng minh họa để các em thấy được hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm, cho học sinh luyện đọc lại nhiều lần ngay lúc đó. VD: - Khi phát âm s (sờ) phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng đầu lưỡi. - Khi phát âm x (xờ) hơi ra ở mặt lưỡi chân răng. - Khi phát âm tr (trờ) hơi ra qua động tác bật lưỡi với chân răng. Giáo viên cần sửa sai qua việc giải nghĩa từ, từ chỗ học sinh đọc âm đúng, đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn: Đọc rành mạch, lưu loát. - Đối với học sinh đọc yếu giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều lần, đầu tiên cho các em luyện đọc từ, rồi đọc câu, cuối cùng là đọc đoạn, có thể đọc cả bài nếu em đó có tiến bộ. Còn đối với học sinh phát âm chưa chuẩn hay bị nhầm giữa dấu thanh và phụ âm, cần hướng dẫn học sinh đánh vần bằng mắt sau đó nghe cách đọc mẫu của giáo viên. - Kết hợp với việc rèn phát âm đúng, rõ ràng, cần rèn luyện cho học sinh đọc đúng và trôi chảy. Khi tập đọc lưu ý những dấu thanh mà các em hay bỏ quên hoặc đọc sai. Đọc rõ từng tiếng, không được kéo dài liền tiếng này sang tiếng khác (đọc ê a). Rèn cho học sinh ngắt nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, dòng thơ. Đối với câu văn dài, hướng dẫn học sinh biết đọc thành cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải bị ngắt quãng giữa các âm tiết. - Cho các em đọc theo vai, luyện đọc trong nhóm bổ sung cho nhau những em đọc khá, đọc tốt hướng dẫn những em đọc yếu hoặc phát âm chưa chuẩn. - Cung cấp cho các em những quy tắc và rèn luyện để có kĩ năng nói và thói quen phát âm đúng. - Phối kết hợp với phụ huynh học sinh luyện cho các em phát âm đúng ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường cũng như ở nhà. Đặc biệt là đối với những học sinh đọc yếu giáo viên luôn động viên, khuyến khích các em thường xuyên mỗi ngày đọc khoảng 2 đến 3 bài tập đọc trong sách giáo khoa, phối kết hợp với gia đình kiểm tra đôn đốc, kèm cặp, giúp đỡ các em khi học ở nhà. - Trong giờ ra chơi, những lúc nghỉ ngơi tôi thường tâm sự và nói chuyện cùng các em, trong các câu hỏi đều gợi câu trả lời của các em có dấu ngã, dấu sắc hoặc tiếng có vần uên, uyên để rèn cách phát âm cho các em. * Giải pháp 3: Động viên các em đọc từ nhiều nguồn nội dung Ngoài những bài đọc trong sách giáo khoa, giáo viên động viên khuyến khích các em đọc thêm sách báo, truyện thiếu nhi ở thư viện, ở nhà, tìm đọc thêm các nội dung khác ở tất cả các môn học... Đây là một biện pháp rất tốt để rèn luyện kĩ năng đọc cho các em cũng như mở mang thêm các kiến thức xã hội khác. * Giải pháp 4: Giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng Quan tâm động viên khi học sinh gặp khó khăn, khen ngợi tuyên dương trước lớp khi học sinh có tiến bộ dù là nhỏ nhất ví dụ như: các em trước đây chưa mạnh dạn hoặc phát âm chưa chuẩn, chưa bao giờ dám xung phong đọc bài nay các em đã mạnh dạn trong việc đọc, xây dựng bài. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn động viên các em phát biểu, nếu sai cũng lưu ý lớp không được gây cười để các em đỡ ngại ngùng trước bạn bè. Còn nếu đúng thì động viên kịp thời để các em phát huy trong những giờ học sau. Điều này rất quan trọng giúp học sinh tự tin, cố gắng, phấn khởi và phấn đấu hơn nữa. * Giải pháp 5: Luyện đọc bằng phương pháp tổ chức trò chơi Để hỗ trợ cho việc rèn đọc tôi còn sử dụng phương pháp trò chơi luyện đọc. Tổ chức các trò chơi đơn giản, không mất nhiều thời gian, không cần chuẩn bị công phu. Trò chơi luyện đọc tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, tiết học nhẹ nhàng. Các em tham gia trò chơi sẽ phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo để đáp ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập tốt. Các em tham gia trò chơi còn rèn tính tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Nên giáo viên có thể lồng ghép hoạt động trò chơi vào trong các tiết học bằng nhiều hình thức: Thi đọc to, đọc rõ ràng hay thi đọc nhanh, thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện, ... Giáo viên có thể lựa chọn loại trò chơi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu từng bài học và thời gian của tiết dạy. 2. Hiệu quả Qua vận dụng phương pháp dạy học môn Tập đọc như đã nêu trên tôi nhận thấy học sinh lớp 2C tôi chủ nhiệm trong năm học 2015 - 2016 có sự tiến bộ rõ rệt, các em đó đã đọc bài trôi chảy, rõ ràng và nhiều em đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, biết cách ngắt nghỉ đúng giữa câu văn dài và các em không còn e ngại trong giờ Tập đọc nữa. Với bộ môn khác nhau các em đã biết trình bày chọn lọc, đủ, lưu loát, đúng nội dung yêu cầu, kiến thức bộ môn. Tôi thấy học sinh tiến bộ rất nhiều và đã thu được kết quả cụ thể như sau: HS đọc to, rõ ràng HS đọc đúng sắc thái, nhịp độ đọc HS đọc chưa lưu loát, chưa ngắt nghỉ đúng HS phát âm chưa chuẩn 15 em = 53,5% 11 em = 39,3% 1 em = 3,6 % 1 em= 3,6 % 3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến này có khả năng áp dụng trong phạm vi trường học. Để dạy phân môn Tập đọc đạt hiệu quả, người giáo viên cần biết được vị trí, nhiệm vụ của việc dạy Tập đọc ở tiểu học. Để đạt được kết quả đó đòi hỏi người giáo viên cần: - Có lòng yêu nghề, mến trẻ. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra phương pháp tối ưu dạy trẻ. - Phải có các hình thức khen thưởng khơi dậy tinh thần học tâp sôi nổi ở các em, kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía: Nhà trường - gia đình - xã hội. - Đọc thêm các tài liệu hướng dẫn dạy phân môn Tập đọc để không ngừng nâng cao kiến thức mà còn hiểu thêm các phương pháp dạy học tích cực cho từng đối tượng học sinh. - Về phía học sinh các em tự rèn cho mình có một kĩ năng luyện đọc thường xuyên. 4. Thời gian và những người cùng tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến Sáng kiến này áp dụng tại lớp 2C trường Tiểu học Ngọc Xuân trong năm học 2015 - 2016. V. KẾT LUẬN Với việc áp dụng những giải pháp vừa nêu chắc chắn sẽ đem lại những kết quả thật khả quan. Bởi vì nếu được luyện đọc thường xuyên, hàng ngày trên lớp và ở nhà thì tình trạng học sinh đọc yếu ngày càng được cải thiện, học sinh ngày càng đọc đúng, nhanh và phát âm chuẩn hơn. Trên đây là bản báo cáo sáng kiến về “Một số giải pháp kèm học sinh đọc yếu phân môn tập đọc lớp 2”. Đây cũng chỉ là một phần kinh nghiệm rất nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ngọc Xuân, ngày 6 tháng 4 năm 2017 Người báo cáo Hoàng Thùy Thang Trong các môn học, phân môn tập đọc chiếm một vị trí rất quan trọng trong môn Tiếng việt, nó mang tính tích hợp cao trong việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc và viết cho học sinh. Đây là một phân môn đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, nếu không biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Bản thân tôi đã nhận thức được vị trí quan trọng của phân môn Tập đọc trong môn Tiếng việt của Tiểu học, với trách nhiệm của một giáo viên tôi luôn suy nghĩ tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh và chú trọng tới học sinh yếu để kèm cặp, giúp đỡ các em theo trình độ chung của lớp. Trong phân môn Tập đọc, muốn cho học sinh có kĩ năng đọc tốt, đọc lưu loát, diễn cảm thì người giáo viên phải đọc đúng phần mẫu. Để tiết học đạt hiệu quả, giáo viên và học sinh cần phải đọc trước bài để biết cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. Có thể khi đọc mới thể hiện được tình cảm, thái độ giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài. Phân môn Tập đọc lớp 2 còn tiếp tục giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu cụ thể là: - Nhận biết đề tài hoặc chủ đề đơn giản của bài. - Nắm được nội dung và hiểu được ý nghĩa của bài.
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_kem_hoc_sinh_doc_yeu.doc