Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng việt lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng việt lớp 2

Ở trò này giúp học sinh mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. Bên cạnh đó còn rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.

Khi thực hiện giáo viên yêu cầu các nhóm tham gia, sau khi giáo viên giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề nhóm có nhiệm vụ là tìm nhanh những từ ngữ cùng chủ đề vào bảng phụ, giáo viên tổng hợp và tuyên dương nhóm ghi được nhiều từ nhất.

Ví dụ: Quyển 1A ; Bài 1A của Môn Tiếng việt, phần B. Hoạt động thực hành ở hoạt động 4: Tìm từ chỉ đồ dùng học tập, từ chì hoạt động của học sinh, từ chỉ nết của học sinh.

 Giáo viên cần giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi chủ đề. Đồ dùng học tập là những dụng cụ cá nhân dùng để học tập. Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu: Hãy kể những từ gọi tên đồ dùng học tập. Từng nhóm ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2 – 3 phút. Mỗi từ viết đúng được tặng 1 bông hoa. Nhóm nào có nhiều bông hoa đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa vào số bông hoa để xếp vào các vị trí tiếp theo.

Trò chơi này được áp dụng cho nhiều chủ đề trong chương trình dạy, dạy cụ thể như: Kể tên các môn học ở lớp 2 (Bài 7B: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 1), tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật ( Bài 15B: A. Hoạt động cơ bản, ở hoạt động 1), tìm tên con vật trong tranh ( Bài 16A: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 3), tìm từ chỉ các loài chim trong tranh ( Bài 22B: A. Hoạt động cơ bản, ở hoạt động 1), ghép từ để tạo từ ngữ có tiếng “biển”( Bài 25A: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 5), tìm tên cá nước ngọt, cá nước mặn (Bài 26B: A. Hoạt động cơ bản, ở hoạt động 1), kể tên các loài cây ( Bài 28A: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 4), tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của người trong mỗi bức tranh ( Bài 33B: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 1).

 

doc 4 trang tuyettranh 19612
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng việt lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Vĩnh Bình Bắc, ngày 28 tháng 2 năm 2015
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
Họ và tên : Bùi Thị Hiền Em
Chức vụ : Giáo viên 
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2
1.Tên giải pháp : “Một số biện pháp trò chơi giúp học sinh học tốt môn Tiếng việt lớp 2”.
. Căn cứ:
CV số 1939/BGDĐT V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai mô hình Vnen năm học 2014-2015
3.Thực trạng tình hình 
 * Ưu điểm 
 - Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên. Tạo điều kiện tham gia tập huấn phương pháp giảng dạy, giáo viên có đầu tư nghiên cứu. Ban giám hiệu trường luôn quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học trong đó có môn Tiếng việt ở lớp 2. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập, phụ huynh có quan tâm hổ trợ mua sắm đồ dùng lớp học, học sinh rất ham thích các hoạt động trò chơi. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học. 
 * Hạn chế 
 - Trong thực tế giảng dạy các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học môn Tiếng việt còn đơn điệu, việc sử dụng hình thức trò chơi trong việc dạy chưa thực sự được chú trọng, sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học môn Tiếng việt.
 - Bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi. Trong những lần sinh hoạt tổ chưa đưa ra cụ thể hình thức tổ chức trò chơi cho học sinh. Giáo viên trong giờ dạy cũng như ở một số tiết thao giảng có thiết kế trò chơi nhưng chưa được áp dụng thường xuyên trong giảng dạy.
- Khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm học 2014 – 2015, kết quả cụ thể như sau:
SS
Đạt
Chưa đạt
Giải nghĩa từ
Đặt câu
Được
Chưa được
Được
Chưa được
29
15
14
15
1
10
19
- Hầu hết một số gia đình kinh tế còn khó khăn phải đi làm ăn xa nên học sinh đến trường gia đình chỉ phó mặc cho nhà trường. Số học sinh tự giác tích cực không nhiều nên từ đó dẫn đến chất lượng học tập của các em chưa cao.
 4. Các nội dung chính của giải pháp :
 Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của mình tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi cùng đồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh . Một số trò chơi tiêu biểu như sau :
4.1/ Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề:
Ở trò này giúp học sinh mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. Bên cạnh đó còn rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. 
Khi thực hiện giáo viên yêu cầu các nhóm tham gia, sau khi giáo viên giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề nhóm có nhiệm vụ là tìm nhanh những từ ngữ cùng chủ đề vào bảng phụ, giáo viên tổng hợp và tuyên dương nhóm ghi được nhiều từ nhất.
Ví dụ: Quyển 1A ; Bài 1A của Môn Tiếng việt, phần B. Hoạt động thực hành ở hoạt động 4: Tìm từ chỉ đồ dùng học tập, từ chì hoạt động của học sinh, từ chỉ nết của học sinh. 
 Giáo viên cần giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi chủ đề. Đồ dùng học tập là những dụng cụ cá nhân dùng để học tập. Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu: Hãy kể những từ gọi tên đồ dùng học tập. Từng nhóm ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2 – 3 phút. Mỗi từ viết đúng được tặng 1 bông hoa. Nhóm nào có nhiều bông hoa đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa vào số bông hoa để xếp vào các vị trí tiếp theo.
Trò chơi này được áp dụng cho nhiều chủ đề trong chương trình dạy, dạy cụ thể như: Kể tên các môn học ở lớp 2 (Bài 7B: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 1), tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật ( Bài 15B: A. Hoạt động cơ bản, ở hoạt động 1), tìm tên con vật trong tranh ( Bài 16A: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 3), tìm từ chỉ các loài chim trong tranh ( Bài 22B: A. Hoạt động cơ bản, ở hoạt động 1), ghép từ để tạo từ ngữ có tiếng “biển”( Bài 25A: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 5), tìm tên cá nước ngọt, cá nước mặn (Bài 26B: A. Hoạt động cơ bản, ở hoạt động 1), kể tên các loài cây ( Bài 28A: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 4), tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của người trong mỗi bức tranh ( Bài 33B: B. Hoạt động thực hành, ở hoạt động 1).
4.2/ Trò chơi: Tìm kẻ ẩn:
 	Qua trò chơi này giúp học sinh mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh. Nhằm luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi. 
Giáo viên chuẩn bị tranh phóng to và yêu cầu học sinh quan sát nhanh và tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú ẩn) rồi ghi nhanh ra giấy. Thời gian trong 3 phút. Học sinh các nhóm ghi nhanh ra giấy, nhóm nào tìm đủ số lượng đồ vật là nhóm đạt giải.
 VD: Khi dạy môn Tiếng việt (Bài 6A: Một buổi học vui. Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập. Sử dụng trò chơi “Tìm kẻ trú ẩn” ở hoạt động 4 phần B. Hoạt động thực hành.
Giáo viên chuẩn bị : Tranh phóng to của hoạt động 4. Mỗi nhóm chơi (3 - 4 học sinh) cần chuẩn bị giấy, bút và đặt tên cho hai nhóm chơi chẳng hạn như nhóm Tuổi thơ và nhóm Sơn ca. Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh rồi ghi nhanh ra giấy đã chuẩn bị. trong thời gian 3 phút nhóm nào tìm đủ số lượng đồ vật là nhóm đó đạt giải nhất. Các nhóm tìm và ghi nhanh ra giấy các đồ vật mà mình quan sát được. Hết thời gian các nhóm trình bày kết quả. Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả và tuyên dương. 
Trò chơi này được áp dụng cho hoạt động 3. Bài 11A phần B.
4.3/ Trò chơi: Xếp từ theo nhóm:
Qua trò chơi giúp HS nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật mà từ gọi tên. Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh đối tượng.
Giáo viên chuẩn bị các thẻ từ và phát cho các nhóm yêu cầu học sinh sắp xếp các từ theo yêu cầu của hoạt động.
Ví dụ: Xếp các con vật theo nhóm thú dữ, nguy hiểm; nhóm thú không nguy hiểm học sinh chọn các vật theo nhóm dựa trên đặc điểm và tên gọi của các loài vật mà sắp xếp.
 Trò chơi này được áp dụng trong bài 23 A . B. Hoạt động thực hành ở hoạt động 4.
4.4/ Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu: Ai là gì? 
Qua trò chơi này rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì? Có sự tương hợp về nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn. 
 Giáo viên chuẩn bị một ví dụ để gợi ý trả lời phù hợp với kiểu câu áp dụng cho hai vế.. Cách tiến hành: Giáo viên chia thành từng cặp, người thứ nhất nêu vế đầu, người thứ hai nêu vế thứ hai.
Ví dụ: Học sinh thứ nhất nêu: Nam, học sinh thứ hai nêu: là học sinh lớp 2.
 Áp dụng được cho các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? 
Kết quả thực hiện và phạm vi áp dung nhân rộng :
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn áp dụng các trò chơi phù hợp trong mỗi hoạt động, mỗi môn dạy. Kết quả thu được là các em tiếp thu bài tốt, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Tiếng việt nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em ít có dùng từ sai hơn. Đặt biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Nhiều câu văn hay, từ ngữ gây sự bất ngờ thú vị, có sức gợi cảm lớn. Điều đó chứng tỏ vốn từ của các em được nâng lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lý hơn, sinh động hơn. Sau mỗi giờ học gây được sự sảng khoái ham thích học tập. Với môn Tiếng việt, để học sinh lớp 2 bước đầu có được vốn từ phong phú, dùng từ tương đối chuẩn xác, có chọn lọc nhằm giúp các em học tốt tiếng mẹ đẻ cũng như các môn học khác thì không thể “nhồi nhét” một cách cứng nhắc kiến thức vào đầu học sinh mà đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải kiên trì. Học sinh phải thực hành nhiều tạo thói quen, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tuỳ theo từng bài, từng đối tượng học sinh để có những phương pháp và những hình thức, trò chơi khác nhau thích hợp giúp học sinh nắm vững kiến thức.
Kết quả sau khi áp dụng các trò chơi đã nêu trên tôi tiến hành khảo sát lần 2 và trên cùng một đối tượng học sinh. Kết quả cụ thể như sau:
SS
Đạt
Chưa đạt
Giải nghĩa từ
Đặt câu
Được
Chưa được
Được
Chưa được
29
28
1
28
1
28
1
Các trò trên đã và đang được thực hiện trên lớp của tôi và nhân rộng cho khối 2 của trường. Nếu có thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp 2 trong huyện có cùng cơ sở vật chất như trường tôi, tôi tin rằng sẽ mang lại hiệu quả cao.
Qua biện pháp nêu trên, với khả năng còn hạn chế và ít kinh nghiệm nghiên cứu, tôi kính mong hội đồng xét duyệt, xem xét và đóng góp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
Kiến nghị 
 Người báo cáo
 Bùi Thị Hiền Em

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tro_choi_giup_hoc_sin.doc