Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10 học từ vựng và phát âm Tiếng Anh theo chuẩn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10 học từ vựng và phát âm Tiếng Anh theo chuẩn

Cơ sở lý luận của vấn đề:

 1.1 - Các nghiên cứu trước đây

 Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu, sách, báo đề cập về các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng trò chơi trong dạy và học tiếng Anh nói chung và từ vựng, ngữ pháp nói riêng. Theo Wright, Betteridge và Buckby (2005) thì việc học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi người học phải nỗ lực liên tục và trò chơi sẽ tạo ra được không khí thư giãn giúp người học duy trì hứng thú với việc học. Ngoài ra, trong các sách “How to Use Games in Language Teaching” của Shelagh Rixon, “Games for children”, “Teaching Languages to Young Learners”, “Children Learning English” cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn trong dạy từ vựng cho trẻ và cách thức tiến hành dạy phát âm trên lớp như thế nào.

1.2 - Cơ sở lí luận

 a - Học và lĩnh hội

 “Để việc học phát âm Tiếng Anh có hiệu quả, việc thường xuyên nghe và luyện phát âm theo giọng đọc chuẩn của người bản ngữ và giáo viên trên lớp là rất cần thiết”. “Ngoài ra, người học cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về cách phất âm Tiếng Anh”. Nhưng các quy tắc phát âm Tiếng Anh thật không đơn giản. Và “Tiếng Anh cũng không phải là một trong những ngôn ngữ mà người ta có thể dựa vào các âm tiết trong từ để quyết định đánh trọng âm”. “Nhiều tác giả Tiếng Anh đã cho rằng trọng âm từ của tiếng Anh khó dự đoán đến mức tốt nhất là coi việc đánh trọng âm như một đặc tính riêng của từng từ và khi học mỗi từ thì người ta cũng phải học cách đánh dấu trọng âm của từ ấy”. “Đây là một quan điểm xác đáng và không có gì là cường điệu”. (Trích sách Hướng dẫn ôn tập thi Tốt Nghiệp THPT năm học 2012-2013).

Do đó, việc đúc kết và đưa ra được những quy tắc phát âm súc tích và dễ hiểu là rất hữu ích đối với học sinh.

 

doc 24 trang cuonglanz2a 10515
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10 học từ vựng và phát âm Tiếng Anh theo chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS - THPT BẮC HÀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Trung Phương
 Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
 Tổ chuyên môn: Tổ Văn – Sử - Anh – GDCD - AN
 Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú THCS – THPT Bắc Hà
 Tháng 4 năm 2014
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 1.1 - Các nghiên cứu trước đây
 1.2 - Cơ sở lí luận
	a - Học và lĩnh hội
	b - Các giai đoạn dạy từ vựng và phát âm:
2. Thực trạng của vấn đề:
 2.1 - Thuận lợi:
 2.2 - Khó khăn:
a - Về phía học sinh:
b - Về phía giáo viên:
 II: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN”
1. Nội dung của sáng kiến:
2. Cách thức tiến hành:
 A. Cấu tạo âm trong Tiếng Anh	
 B. Phát âm các nguyên âm
 C. Sự phân vần trong Tiếng Anh (Syllable division)
 D. Mẫu tự câm (Silent letters)
3. Kết quả thu được:
 3.1 - Tiểu luận:
 3.2 - Kết quả cụ thể:
PHẦN THỨ BA: PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận chung:
2. Những kiến nghị:
3. Tài liệu tham khảo:
3
4
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6
6
8
9
12
14
16
16
16
18
18
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lý do chọn đề tài:
 Phát âm chính xác là điều bắt buộc đối với bất cứ người học ngoại ngữ nào bởi nếu người nói phát âm chính xác thì người nghe mới hiểu được. Và tương tự, nếu người nói phát âm chính xác mà người nghe không nắm được các phát âm đó thì cũng không sao hiểu được những gì mình nghe. Với Tiếng Anh , phát âm chính xác càng tối quan trọng vì Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Nếu phát âm sai một từ Tiếng Anh thì sẽ thành từ khác làm người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được. Và bộ sách giáo khoa mới Tiếng Anh THPT đã rất chú trọng vấn đề này: bên cạnh thiết kế bài dạy về GRAMMAR, READING, WRITING như bộ sách giáo khoa cũ, bộ sách giáo khoa mới còn có các phần SPEAKING, LISTENING và PRONUNCIATION nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng cho người học. Đây chính là một trong những cái hay của bộ sách giáo khoa lần này. Vì vậy, nội dung kiểm tra học sinh theo chương trình mới đương nhiên cũng bao gồm cả phần phát âm( PRONUNCIATION). Trên thực tế, hầu hết học sinh rất đối phó với nội dung này vì chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát âm cộng với hạn chế khách quan về môi trường giao tiếp là hầu như không có. Về phía giáo viên, đây cũng là nội dung dạy mới mà khi học chương trình phổ thông (cũ) chưa được tiếp cận. Khi học đại học thì các giáo viên tương lai cũng không được học nhiều và chuyên sâu về phát âm . Và các giáo viên dạy Anh Văn THPT hiện tại cũng không có một tài liệu chuẩn để dạy ngữ âm nên phải tự tìm tòi nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy phát âm của mình nên không tránh khỏi những khó khăn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh bộ môn Anh Văn nên tôi cũng rất mong muốn được chia sẻ với tất cả các thầy cô giáo, đồng nghiệp dạy Anh văn về việc dạy phát âm cho học sinh và cũng rất tâm huyết để giúp học sinh cải thiện khả năng phát âm của mình. Đây cũng là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I/ NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 1.1 - Các nghiên cứu trước đây
	Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu, sách, báo đề cập về các khía cạnh khác nhau của việc sử dụng trò chơi trong dạy và học tiếng Anh nói chung và từ vựng, ngữ pháp nói riêng. Theo Wright, Betteridge và Buckby (2005) thì việc học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi người học phải nỗ lực liên tục và trò chơi sẽ tạo ra được không khí thư giãn giúp người học duy trì hứng thú với việc học. Ngoài ra, trong các sách “How to Use Games in Language Teaching” của Shelagh Rixon, “Games for children”, “Teaching Languages to Young Learners”, “Children Learning English” cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn trong dạy từ vựng cho trẻ và cách thức tiến hành dạy phát âm trên lớp như thế nào.
1.2 - Cơ sở lí luận
	a - Học và lĩnh hội
	“Để việc học phát âm Tiếng Anh có hiệu quả, việc thường xuyên nghe và luyện phát âm theo giọng đọc chuẩn của người bản ngữ và giáo viên trên lớp là rất cần thiết”. “Ngoài ra, người học cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về cách phất âm Tiếng Anh”. Nhưng các quy tắc phát âm Tiếng Anh thật không đơn giản. Và “Tiếng Anh cũng không phải là một trong những ngôn ngữ mà người ta có thể dựa vào các âm tiết trong từ để quyết định đánh trọng âm”. “Nhiều tác giả Tiếng Anh đã cho rằng trọng âm từ của tiếng Anh khó dự đoán đến mức tốt nhất là coi việc đánh trọng âm như một đặc tính riêng của từng từ và khi học mỗi từ thì người ta cũng phải học cách đánh dấu trọng âm của từ ấy”. “Đây là một quan điểm xác đáng và không có gì là cường điệu”. (Trích sách Hướng dẫn ôn tập thi Tốt Nghiệp THPT năm học 2012-2013).
Do đó, việc đúc kết và đưa ra được những quy tắc phát âm súc tích và dễ hiểu là rất hữu ích đối với học sinh.
b - Các giai đoạn dạy từ vựng và phát âm:
- Giai đoạn giới thiệu:
+ Giáo viên giới thiệu từ mới trong ngữ cảnh với càng nhiều từ học sinh đã biết càng tốt. Điều này sẽ tạo cho học sinh có thể đoán được nghĩa của từ trong lần đầu tiên tiếp xúc.
+ Giáo viên sẽ giúp học sinh biết được cách đọc và cách viết của từ. Điều quan trọng của bước này là giáo viên cần phát âm và viết từ đúng.
+ Giáo viên giới thiệu phần phiên âm quốc tế Tiếng Anh của các từ mới sau đó yêu cầu học sinh luyện tập để hiểu rõ hơn cách đọc các từ đó.
	- Giai đoạn luyện tập:
+ Giáo viên cần tạo ra một môi trường tích cực cho học sinh sử dụng với từ mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ở giai đoạn này, phạm lỗi cũng là quá trình học sinh dần tiến bộ và bước này có vai trò giúp học sinh hình thành mối quan hệ vững chắc giữ nghĩa của từ và hình thức của nó (bao gồm nói, đọc và viết) cũng như cho học sinh biết cách sử dụng từ phù hợp.
	- Giai đoạn trình bày
+ Giáo viên cần tạo cho học sinh cơ hội có trải nghiệm với từ một cách tự do. Bước này sẽ góp phần giúp học sinh dần biến kiến thức học được thành của mình.
2. Thực trạng của vấn đề:
	- Hiện nay đất nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc biết Tiếng Anh và sử dụng được Tiếng anh sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội để nâng cao sự hiểu biết và phát triển về mọi mặt. Chính vì vậy môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ngày càng trở nên quan trọng hơn.
	- Trong thực tế khi giảng dạy, tôi nhận việc học tập và thực hành bộ môn Tiếng Anh của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Các em chưa có khả năng vận dụng kiến thức ngôn ngữ một cách chủ động trong việc giao tiếp ở trên lớp. Mặt khác trong Tiếng Anh hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng được thiết lập và phát âm hoàn toàn khác so với Tiếng Việt. Cách viết và cách đọc của từ cũng hoàn toàn khác nhau. Vị trí các từ để tạo thành câu cũng khác hẳn trong Tiếng Việt, do đó gây khó khăn cho người học.
	- Vì vậy những người làm công tác giảng dạy bộ môn ngoại ngữ cần phải nghiên cứu, trao đổi để tìm ra những phương pháp dạy học hay mà phù hợp với từng kiểu bài hoặc từng đối tượng học sinh. Để giúp cho các em dễ hiểu bài, dễ nhớ từ và cấu trúc ngữ pháp, nên vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số hoạt động trò chơi trong khi giảng dạy và luyện tập Tiếng Anh. Để làm được điều này tôi đã gặp được nhiều thuận lợi và có một số khó khăn cụ thể như sau:
2.1 - Thuận lợi:
- Nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, tạo điều kiện rất tốt cho giáo viên và học sinh như: Đài đĩa, sách giáo khoa, sách tham khảo,..., lớp học được trang bị đầy đủ bàn ghế, thiết bị chiếu sáng ...
- Có tập thể: tổ, nhóm chuyên môn cùng bàn bạc trao đổi góp ý để có được các bước tiến hành bài dạy tốt hơn.
- Tập thể học sinh ngoan ngoãn, đoàn kết và có ý thức học tập.
- Bản thân tôi thực sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và học hỏi thêm các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
2.2 - Khó khăn:
a - Về phía học sinh:
- Nhìn chung trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều, điều kiện và môi trường sống của các em chưa đủ để giúp các em học tập tốt.
- Một số các em chưa hiểu hết nghĩa Tiếng Việt, dẫn đến các em học trước quên sau và đó là nguyên nhân chính làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao.
- Một số em tuy rất chăm chỉ học tập song chưa có phương pháp học sao cho có hiệu quả, có thể tiếp thu kiến thức từng bài tốt nhưng chưa biết cách tổng hợp và vận dụng các kiến thức về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp để giao tiếp với bạn bè và thầy cô.
b - Về phía giáo viên:
- Giáo viên còn chủ quan khi cho rằng mình đã dạy trọng tâm vào từng phần trong các tiết học cụ thể, và học sinh đã hiểu bài là có thể thực hành tốt các cấu trúc ngữ pháp cũng như từ vựng và giao tiếp tốt với bạn bè trong lớp.
- Trong thực tế việc áp dụng các bước, các tình huống giao tiếp cho học sinh một cách triệt để trong quá trình dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải có đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất và tùy thuộc vào trình độ của học sinh.
II/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỪ VỰNG VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH THEO CHUẨN“
1. Nội dung của sáng kiến:
	- Dạy từ vựng và phát âm là dạy những thành phần ngôn ngữ nhỏ nhất trong bất kỳ một thứ ngôn ngữ nào đó. Để sau một thời gian hay một quá trình học học sinh có thể phát triển ngôn ngữ giáo tiếp của mình một cách sáng tạo. Do đó việc luyện tập, thực hành sau khi quen với từ và cấu trúc mới là rất quan trọng và cần thiết.
	- Ngoài ra việc vận dụng tốt các kiến thức đã học như từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phải thông qua việc sử dụng hài hòa bốn kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết (Listening, speaking, reading and writing). Điều quan trọng là phải lấy học sinh làm trung tâm, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
	- Phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh là một vấn đề giáo học pháp nên phạm vi rất rộng. Trong sáng kiến này tôi chỉ muốn đề cập đến việc áp dụng một số trò chơi cũng như một vài phương phát để giúp học sinh có thể học từ vựng và phát âm chuẩn hơn nữa trong khi noi Tiếng Anh sau mỗi bài học.
2. Cách thức tiến hành:
Khi bắt đầu vào lớp 10, các em đối phó với việc học phát âm . Qua thực tế các lớp tôi giảng dạy thì một số các em khi học đọc qua loa, đọc sai  rồi khi làm bài thì theo ngôn ngữ của học sinh với nhau là “lụi” nghĩa là các em làm ngẫu nhiên chứ không có hiểu biết gì. Số khác các em thì làm bằng sự hiểu biết của mình và số câu đúng rất ít. Kết quả thể hiện kiểm tra về phát âm qua giờ kiểm tra miệng tôi phát hand-outs cho học sinh và kiểm tra viết 15 phút và một tiết vào cuối tháng 9 tại lớp 10A năm học 2013 - 2014 như sau:
	Kiểm tra miệng về phát âm
 STT
 Họ và tên học sinh
Điểm
 1
Trần Trung Anh
0
 2
Giàng Thế Công
0
 3
Ngải Thị Gió
3
 4
Lỳ Chin Nguyễn
0
 5
Sùng Thị Sáo
0
 6
Sin Thị Thân
2
Trong bài kiểm tra 15’ : Đề gồm 3 câu về phát âm và tổng điểm của 3 câu phát âm là 1,5 điểm (mỗi câu 0,5 điểm). Điểm số của 6 em trên như sau:
	Kiểm tra 15’ về phát âm
 STT
 Họ và tên học sinh
Điểm
 1
Trần Trung Anh
0,5
 2
Giàng Thế Công
0
 3
Ngải Thị Gió
0,5
 4
Lỳ Chin Nguyễn
0
 5
Sùng Thị Sáo
0
 6
Sin Thị Thân
0
 Đề kiểm tra 1 tiết gồm 6 câu về phát âm và tổng điểm của 6 câu phát âm là 1,5 điểm (mỗi câu 0,25 điểm). Điểm số của cũng 6 em trên như sau: 
	Kiểm tra 45’ về phát âm
 STT
 Họ và tên học sinh
Điểm
 1
Trần Trung Anh
0,25
 2
Giàng Thế Công
0
 3
Ngải Thị Gió
0,5
 4
Lỳ Chin Nguyễn
0
 5
Sùng Thị Sáo
0
 6
Sin Thị Thân
0,5
Với kết quả về kiểm tra ngữ âm rất thấp như trên, tôi luôn cho các em bài tập kiểm tra về phát âm dạng trắc nghiệm trong các tiết học về phát âm và luôn yêu cầu học sinh đọc từng từ và giải thích cho câu trả lời lựa chọn của mình, sau đó sửa và luyện chung bằng cách cho cả lớp luyện đọc lại với các từ sai. Phần “Post” của các tiết học còn lại về Reading, Speaking, Lisening, Writing tôi cũng luôn cho bài tập về phát âm để các em có nhiều cơ hội luyên tập và thực hành.
Đầu tiên để giúp học sinh làm quen với việc làm thế nào để có thể tự đọc các từ phiên âm trong Tiếng Anh, tôi đã giới thiệu cho các em về hệ thống âm Tiếng Anh trong biểu tượng phiên âm quốc tế (The sounds of English and the International Phonetic Alphabet)
Phonetic symbols
Consonants
p
pen, copy, happen
b
back, baby, job
t
tea, tight, button
d
day, ladder, odd
k
key, clock, school
g
get, giggle, ghost
tʃ
church, match, nature
dʒ
judge, age, soldier
f
fat, coffee, rough, photo
v
view, heavy, move
θ
thing, author, path
ð
this, other, smooth
s
soon, cease, sister
z
zero, music, roses, buzz
ʃ
ship, sure, national
ʒ
pleasure, vision
h
hot, whole, ahead
m
more, hammer, sum
n
nice, know, funny, sun
ŋ
ring, anger, thanks, sung
l
light, valley, feel
r
right, wrong, sorry, arrange
j
yet, use, beauty, few
w
wet, one, when, queen
ʔ
(glottal stop)
department, football
Vowels
ɪ
kit, bid, hymn, minute
e
dress, bed, head, many
æ
trap, bad
ɒ
lot, odd, wash
ʌ
strut, mud, love, blood
ʊ
foot, good, put
iː
fleece, sea, machine
eɪ
face, day, break
aɪ
price, high, try
ɔɪ
choice, boy
uː
goose, two, blue, group
əʊ
goat, show, no
aʊ
mouth, now
ɪə
near, here, weary
eə
square. fair, various
ɑː
start, father
ɔː
thought, law, north, war
ʊə
poor, jury, cure
ɜː
nurse, stir, learn, refer
ə
about, common, standard
i
happy, radiate. glorious
u
thank you, influence, situation
n̩
suddenly, cotton
l̩
middle, metal
ˈ
(stress mark)
Để đọc được các ký tự trong phiên âm quốc tế này tôi đã hướng dẫn học sinh đọc nó cũng giống như đọc phát âm Tiếng Viết mà các em đã được học, ví dụ như:
TT
Viết
Cách đọc trong Tiếng Việt
Ví dụ trong từ
01
i:
Đọc là ii nhưng dài, nặng và nhấn mạnh
Feet /fi:t/ See /si:/
02
i
Đọc như i bình thường trong Tiếng Việt
Alien /eiliən/ xa lạ. Happy /’hæpi/
03
I
Đọc như i nhưng ngắn, dứt khoát
Fit /fIt/ hợp, vừa. Sit /sIt/
04
e
Đọc như e bình thường
Bed /bed/. Ten /ten/
05
æ
Đọc là ea nối liền nhau và nhanh
Bad /bæd/ Hat /hæt/
06
ɑ:
Đọc là a nhưng dài, nặng, nhấn mạnh
Arm /ɑ:m/ . Fast /fɑ:st/
07
ɒ, ɔ
Đọc là o dứt khoát
Got /ɡɒt/ . Shot /ʃɒt/
08
ɔ:
Đọc là o dài, nặng và nhấn mạnh
Saw /sɔ:/ cưa, cái cưa. Short /ʃɔ:t/
09
ʊ
Đọc là u ngắn và dứt khoát
Foot /fʊt/. Put /pʊt/
10
u:
Đọc là uu dài, nặng, mạnh
Food /fu:d/. Too /tu:/
11
u
Đọc là u bình thường
Actual /´æktʃuəl/. Visual /´viʒuəl/
12
ʌ
Đọc là ă trong Tiếng Việt
Cup /cʌp/. Drum /drʌm/ cái trống
13
ɜ:
Đọc là ơơ dài, nặng, nhấn mạnh
Bird /bɜ:d/. Nurse /nɜ:s/
14
ə
Đọc là ơ bình thường trong TV
Ago /ə´gəʊ/. Never /´nevə(r)/
15
ei
Đọc là êi hoặc ây trong Tiếng Việt
Page /peidʒ/. Say /sei/
16
əʊ, ou
Đọc là âu trong Tiếng Việt
Home /həʊm/. Low /ləʊ/
17
ai
Đọc là ai trong Tiếng Việt
Five /faiv/. Sky /skai/
18
aʊ
Đọc là ao trong Tiếng Việt
Flower /´flaʊə(r)/. Now /naʊ/
19
ɔi
Đọc là ooi trong Tiếng Việt
Boy /bɔi/. Join /dʒɔin/
20
iə
Đọc là iơ hoặc là ia trong Tiếng Việt
Here /hiə(r)/. Near /niə(r)/
21
eə
Đọc là eơ liền nhau, nhanh, ơ hơi câm
Care /keə(r)/. Hair /heə(r)/
22
ʊə
Đọc là uơ hoặc ua trong Tiếng Việt
Pure /pjʊə(r)/ tinh khiết. Tour /tʊə(r)/
23
p
Đọc là pơ ờ trong Tiếng Việt
Pen /pen/. Soup /su:p/
24
b
Đọc là bờ nhanh, dứt khoát
Bad /bæd/. Web /web/
25
t
Đọc là thờ nhanh, gọn, dứt điểm
Dot /dɒt/. Tea /ti:/
26
d
Đọc là đờ nhanh, gọn, dứt điểm
Did /did/. Stand /stænd/
27
k
Đọc là kha nhanh, gọn(giống caa)
Cat /kæt/. Desk /desk/
28
ɡ
Đọc là gờ nhanh, dứt khoát
Bag /bæg/ cái cặp sách. Got /ɡɒt/
29
tʃ
Đọc là chờ nhanh, gọn, dứt điểm
Chin /tʃin/. Match /mætʃ/ diêm
30
dʒ
Đọc là giơ ngắn, dứt khoát
June /dʒu:n/. Page /peidʒ/
31
f
Đọc là phờ nhanh, dứt điểm
Fall /fɔ:l/. Safe /seif/
32
v
Đọc là vờ nhanh, gọn, dứt điểm
Voice /vɔis/. Wave /weiv/
33
ɵ
Đọc là tờdờ nối liền, nhanh, tờ hơi câm
Bath /bɑ:ɵ/. Thin /ɵin/
34
ð
Đọc là đờ nhanh, nhẹ
Bathe /beið/. Then /ðen/
35
s
Đọc là xờ nhanh, nhẹ, phát âm gió
Rice /rais/. So /səʊ/
36
z
Đọc là dơ nhẹ và kéo dài
Rose /rəʊz/. Zip /zip/ tiếng rít
37
ʃ
Đọc là sơ nhẹ, kéo dài hơi gió
She /ʃi:/. Wash /wɒʃ/
38
ʒ
Đọc là giơ nhẹ, phát âm ngắn
Measure /´meʒə/. Vision /´viʒn/
39
h
Đọc là hơ nhẹ, âm ngắn, gọn
How /haʊ/. Who /hu:/
40
m
Đọc là mơ nhẹ, âm ngắn, gọn
Man /mæn/. Some /sʌm/
41
n
Đọc là nơ nhẹ, âm ngắn, gọn
No /nəʊ/. Mutton /´mʌtn/ thịt cừu
42
ŋ
Đọc là ngơ nhẹ, dứt điểm
Singer /´siŋə/. Tongue /tʌŋ/ cái lưỡi
43
l
Đọc là lơ nhẹ, ngắn, dứt điểm
Leg /leg/. Metal /´metl/ kim loạ
44
r
Đọc là rơ nhẹ, ngắn, dứt khoát
Red /red/. Train /trein/
45
j
Đọc là iơ liền nhau, nối dài
Menu /´menju:/. Yes /jes/
46
w
Đọc là guơ liền nhau, nhanh, gọn
Wet /wet/. Why /wai/
Sau khi học sinh học thuộc các quy tắc phát âm này, tôi bắt đầu cho học sinh chơi một số trò chơi để học sinh có thể ghi nhớ được các phiên âm quốc tế này, ví dụ như:
appear
(v)
/ə'pir/
xuất hiện
cruel
(a)
/'kru:əl/
độc ác, ác nghiệt
equipment
(n)
/i'kwipmənt/
thiết bị
escape
(v)
/i'skeip/
trốn thoát
excited
(a)
/ik'saitəd/
hào hứng, phấn khởi
festival
(n)
/'festəvəl/
ngày hội, lễ hội
folk tale
(n)
/foʊk teil/
chuyện dân gian
graze
(v)
/greiz/
gặm cỏ
look after
(v)
/luk æftər/
trông nom, chăm sóc
magically
(adv)
/'mæʤikəli/
kì diệu
mark
(n)
/mɑrk/
dấu vết
own
(v)
/oʊn/
có, sở hữu
rag
(n)
/ræg/
quần áo rách, vải vụn
sound
(v)
/soʊnd/
nghe như, nghe có vẻ
Tôi sẽ cắt phần từ mới thành các ô vuông nhỏ chia theo từng phần như: phần chữ Tiếng Anh, phần Chức năng của từ, phần Phiên âm quốc tế, và phần Nghĩa của từ rồi sau đó yêu cầu học sinh ghép các phần này vào với nhau theo đúng nghĩa, phiên âm và từ Tiếng Anh.
Ví dụ:
sound
/ræg/
(v)
nghe như, nghe có vẻ
quần áo rách, vải vụn
(n)
rag
/soʊnd/
Bên cạnh đó tôi cũng tìm tòi và dạy cho các em các quy tắc về phát âm từ những quy tắc rất cơ bản mà rất hữu ích với các em mà hầu như các em không hề biết gì về những quy tắc này cho đến những quy tắc phức tạp giúp các em có thể hoàn thành các bài tập trong chương trình nhưng sách giáo khoa hay sách giáo viên không đưa ra một chuẩn mực hay quy tắc nào . Xin mạo muội giới thiệu những quy tắc phát âm tiếng Anh sau:
A. Cấu tạo âm trong Tiếng Anh:
Nguyên âm là yếu tố cơ bản trong việc cấu tạo thành các từ Tiếng Anh. Bất kỳ một âm tiếng Anh nào cũng phải có sự hiện diện của nguyên âm. Từ được cấu tạo hoàn chỉnh khi có sự phối hợp giữa nguyên âm và phụ âm.
Tiếng Anh được cấu tạo bằng các hình thức sau:
(1) 	Một nguyên âm đứng đầu một âm:
 a. nguyên âm (vowel); eg: I [ai] (tôi)
 a [ə , ei] (một)
 Oh! [əʊ] (ồ)
	b. nguyên âm + phụ âm (consonant); eg: at [æt, ət] (ở, tại)
 it [it] (nó- chỉ vật)
 	c. nguyên âm + phụ âm + phụ âm ; eg: ask [ɑ:sk] (hỏi, yêu cầu)
 	 and [ænd, ənd, ən] (và)
	d. nguyên âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm; eg: eight [eit] (tám)
 Một nguyên âm đứng cuối một âm ( một hay nhiều phụ âm đứng trước nguyên âm)
a. phụ âm + nguyên âm; eg: do [du:] (làm)
 me [mi:] (tôi)
b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: slow [sləu] (chậm)
 stay [stei] ( ở lại)
c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: spray [sprei] (phun, xịt)
d. phụ âm + phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm; eg: schwa [∫wɑ:] (âm không nhấn)
(3) Một nguyên âm đứng giữa một âm: 
a. phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: let [let] (để cho)
 sit [sit] (ngồi)
	b. phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: 	swim [swim](bơi)
 	clip [klip] (cái kẹp)
c. phụ âm + phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm; eg: spread [spred] (trải ra, mở rộng)
	d. ph

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_10.doc
  • docBáo cáo tóm tắt hiệu quả SKKN - Phương.doc