Sáng kiến kinh nghiệm Máy điện xoay chiều ba pha

Sáng kiến kinh nghiệm Máy điện xoay chiều ba pha

Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để giải các bài tập Vật lí; kiến thức Vật lí sử dụng để giải thích nguyên lí làm việc của các máy, thiết bị trong môn Công nghệ; hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô phỏng các thí nghiệm ảo...

Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:

- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng.

- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.

- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.

- Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.

Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:

- Lấy học sinh làm trung tâm.

- Định hướng, phân hóa năng lực học sinh.

docx 32 trang Mai Loan 05/04/2025 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Máy điện xoay chiều ba pha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
2. TÊN SÁNG KIẾN: ..............................................................................................2
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: .....................................................................................2
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: ............................................................2
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: ...............................................................2
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
 ...................................................................................................................................2
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN...........................................................3
 7.1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .............................................................................3
 7.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................3
 7.1.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................4
 7.1.3 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................5
 7.1.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ ........28
 7.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:.............................................................................29
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ):.......................29
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: ....................29
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU 
ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ:...........29
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP 
DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: ...............................30 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
Vĩnh Phúc tổ chức nên tôi quyết định viết thành sáng kiến kinh nghiệm này để chia 
sẻ với các đồng nghiệp tham khảo.
2. TÊN SÁNG KIẾN: 
 Dạy học tích hợp liên môn trong chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha”
 Chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha là một chủ đề tích hợp liên môn được 
biên soạn với nội dung chính là chương Máy điện ba pha trong chương trình Công 
nghệ 12, kết hợp với một số nội dung liên quan trong chương trình Công nghệ 8 ở 
trung học cơ sở, Nghề điện dân dụng 11 và chương trình Vật lí 12 ở trung học phổ 
thông.
 Chủ đề này dùng trong dạy học môn Công nghệ 12 cho học sinh trung học 
phổ thông với thời lượng 4 tiết lý thuyết (trên lớp) trong học kì II.
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
 - Họ và tên: Nguyễn Thị lành
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình 
Xuyên - Vĩnh Phúc 
 - Số điện thoại: 0986 423 675. Email: 
nguyenthilanh.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: 
 Nguyễn Thị Lành 
 Đ/C: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 
 Sáng kiến này được áp dụng khi giảng dạy phần “Máy điện xoay chiều” trong 
môn Công nghệ lớp 12.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
 Sáng kiến được áp dụng lần đầu vào học kì II, năm học 2015 - 2016
 2 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công 
dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong 
thực tiễn cuộc sống.
7.1.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 a, Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
 + Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên 
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am 
hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta 
đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm 
tên gọi cụ thể mà thôi .
 + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên 
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng 
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ 
môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong 
dạy học.
 + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến 
thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay 
nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án 
 + Môi trường “ Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong 
dạy tích hợp, liên môn.
 + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần 
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 + Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên 
của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh:
 4 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 Sau khi học xong chủ đề, học sinh có thể:
 a) Về kiến thức:
 - Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba 
pha.
 - Biết được khái niệm, ứng dụng của máy biến áp
 - Hiểu được cấu tạo, cách nối dây của máy biến áp một pha và máy biến áp 
ba pha.
 - Hiểu được nguyên lí làm việc của máy biến áp.
 - Biết được cấu tạo và hiểu được nguyên lí làm việc của máy phát điện xoay 
chiều một pha và ba pha.
 - Biết được công dụng, cấu tạo, cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.
 - Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha.
 b) Về kĩ năng
 - Đọc được sơ đồ cấu tạo của máy biến áp, máy phát điện và động cơ không 
đồng bộ ba pha.
 - Đọc được sơ đồ nguyên lí của các loại máy điện xoay chiều.
 - Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng trên thực tế và giải 
được các bài tập về tính toán máy biến áp.
 - Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
 - Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ được thông tin cần thiết trên mạng 
internet.
 c) Về thái độ
 - Có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến tức liên quan đến các loại máy điện 
(máy biến áp, động cơ điện xoay chiều một pha) trong nội dung môn Công nghệ 8 
và Nghề điện dân dụng 11. Từ đó hình thành thói quen vận dụng kiến thức liên môn 
để khám phá kiến thức.
 6 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 B. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
- Phiếu học tập
- Tranh vẽ về các loại máy điện xoay chiều:
 8 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 Cấu tạo động cơ 
 không đồng bộ ba pha
 Cấu tạo động cơ 
 không đồng bộ ba pha
 10 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 - Các video và hình ảnh động mô phỏng nguyên lí làm việc của máy phát điện 
và động cơ điện (thể hiện trong bài giảng minh họa).
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Công nghệ 12, Vật lí 12, Nghề điện dân 
dụng 11, Công nghệ 8 
 - Bài giảng Powerpoint.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1) Chuẩn bị 
 a) Phân tích cấu trúc và logic nội dung
 Chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha được biên soạn dựa trên kiến thức chính 
của môn Công nghệ 12 kết hợp với các kiến thức có nội dung liên quan trong môn 
Vật lí 12, môn Nghề điện dân dung 11 ở trung học phổ thông và môn Công nghệ 8 
ở trung học cơ sở. Cụ thể như sau:
 * Môn Công nghệ 12: 
- Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba pha
- Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha
 * Môn Vật lí:
 - Bài 38: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng (Vật lí 11)
 - Bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp (Vật lí 12)
 - Bài 17: Máy phát điện xoay chiều (Vật lí 12)
 - Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha (Vật lí 12)
 * Môn Nghề điện dân dụng 11:
 - Bài 7: Một số vấn đề chung về máy biến áp
 - Bài 8: Tính toán, thiết kế máy biến áp một pha
 - Bài 15: Động cơ điện xoay chiều một pha
 * Môn Công nghệ 8:
 12 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 2. Rôto
 III. Nguyên lí làm việc
 IV. Cách đấu dây
 b) Cách thức thực hiện chủ đề:
 Thời lượng: 4 tiết
 - Tiết 1 và 2: 
 + Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba 
pha.
 + Khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp xoay 
chiều ba pha.
 - Tiết 3: Tìm hiểu về khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của 
máy phát điện xoay chiều ba pha.
 - Tiết 4: Tìm hiểu về khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của 
động cơ không đồng bộ ba pha.
 c) Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin:
 - Tài liệu: Sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 12, sách giáo khoa và 
sách giáo viên Vật lí 12, sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 8, sách giáo 
khoa Nghề điện dân dụng 11; các sách, báo tài liệu về các loại máy điện.
 - Phương tiện dạy học: Sơ đồ, tranh ảnh, mô hình, vật thật về một số loại máy 
điện.
 - Ngoài ra, giáo viên tìm trên mạng internet những trang web có thông tin 
phục vụ cho chủ đề mà học sinh có thể khai thác. Cung cấp cho học sinh địa chỉ các 
trang web hoặc các từ khóa để việc tìm kiếm của các em tập trung và đúng mục đích, 
tránh lan man hoặc lạc vào những trang có nội dung không phù hợp
 - Các trang web có liên quan đến chủ đề và phần mềm powerpoint để hỗ trợ 
cho việc soạn giảng của giáo viên và trình bày sản phẩm của học sinh,
 14 SKKN: Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Máy điện xoay chiều ba pha” 
 + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ không đồng 
bộ ba pha.
 Tài liệu tham khảo chính: bài 26 sách giáo khoa Công nghệ 12, bài 18 sách 
giáo khoa Vật lí 12, bài 44 sách giáo khoa công nghệ 8.
2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ
 Trên tình thần sử dụng phương pháp dạy học tích cực và hoạt động nhóm là 
chủ đạo, tiến trình dạy học chủ đề Máy điện xoay chiều ba pha bao gồm các hoạt 
động chính sau:
* Hoạt động 1: Hoạt động định hướng của giáo viên
1) Tổ chức ổn định lớp tạo tâm thế học tập: 
2) Kiểm tra bài cũ: (thể hiện trong bài giảng minh họa)
3) Bài mới: Đặt vấn đề 
 - Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về một số loại máy, động cơ và 
yêu cầu học sinh phân biệt những loại máy nào là máy điện, chúng được ứng dụng 
như thế nào.
 Sau đó, giáo viên giới thiệu về các loại máy điện và nhấn mạnh máy điện một 
chiều, xoay chiều một pha các em đã được học nên chúng ta chỉ tìm hiểu thêm về 
máy điện xoay chiều ba pha.
* Hoạt động 2 : Hoạt động chủ động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều 
ba pha.
 - Mục tiêu: HS biết được những loại máy điện nào được gọi là động cơ điện 
xoay chiều ba pha, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.
 - Nội dung và phương pháp tổ chức: Phương pháp chính là trực quan và đàm 
thoại gợi mở và bản đồ tư duy (MindMap).
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu lần lượt khái niệm máy điện xoay chiều ba 
pha, phân loại và công dụng của từng loại, có thể dẫn dắt học sinh bằng các câu hỏi 
 16

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_may_dien_xoay_chieu_ba_pha.docx
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc
  • docPHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN.doc
  • pdfSKKN tích hợp liên môn Máy điện xoay chiều.pdf