Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học thực tiễn và thái độ học tập tích cực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học thực tiễn và thái độ học tập tích cực của học sinh

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

 Ưu điểm:

 Sáng kiến đã được các học sinh tiếp nhận với thái độ hứng thú, hăng say học hỏi

 Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài giảng trong

chương trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn.

Có những vấn đề hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học.

 Tồn tại:

Một số hiện tượng chưa đưa ra được giải pháp khắc phục

 

doc 3 trang cuonglanz2a 7921
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học thực tiễn và thái độ học tập tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
HÓA HỌC THỰC TIỄN VÀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
Mã số: . 
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
 Ưu điểm: 
 Sáng kiến đã được các học sinh tiếp nhận với thái độ hứng thú, hăng say học hỏi
 Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài giảng trong
chương trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn.
Có những vấn đề hóa học giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học. 
 Tồn tại: 
Một số hiện tượng chưa đưa ra được giải pháp khắc phục 
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
 Mục đích của giải pháp: Đưa các hiện tượng thực tế gắn với kiến thức bài học để học sinh co hứng thú với môn học; nhớ được kiến thức ngay trên lớp; hiểu được bản chất hóa học của hiện tượng; một số tình huống các e còn tìm được biện pháp giải quyết.
 Những khác biệt, tính mới của giải pháp: Giải pháp đem lại một cách nhìn khác của giáo viên và học sinh về tác dụng các hiện tượng thực tế trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức; hiểu bản chất các lý thuyết hóa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 Bản chất của giải pháp: 
Hệ thống hóa các hiện tượng thực tế; giải thích theo bản chất hóa học;đưa vào bài giảng ở các phần như dẫn vào bài hoặc liên hệ thực tế cho học sinh trong giờ học, theo đó giúp học sinh ghi nhớ kiến thức; rèn khả năng tư duy để giải thích hiện tương; hình thành thái độ học tập hứng thú; nghiêm túc
Một số hiện tượng hình thành nên mối quan hệ biện chứng liên môn; giúp học sinh hiểu các môn khoa học liên hệ chặt chẽ, biện chứngvới nhau; không tách rời.
 Thông qua thái độ với môn học các em dần hình thành nhân cách; quan điểm sống trong sáng; lành mạnh tin tưởng vào khoa học; có ý thức bảo vệ môi trường
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Sáng kiến có thể được áp dụng vào thực tế, trong cuộc sống. Sáng kiến được áp dụng cho nhiều đối tượng : 
 	Học sinh: Các bài học trong chương trình hóa học THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo viên: Áp dụng trong quá trình giảng dạy
Đối tượng khác: Vận dụng để tìm hiểu thêm về bản chất khoa học của các hiện tượng thực tế.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào bài giảng chất lượng học tập bộ môn có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải; học sinh yêu thích môn học
Kết quả bộ môn hóa học của tôi như sau : 
Năm học
Dưới TB
Trên TB
Khá , giỏi 
HKI(2013-2014)
25,6%
74,4%
30,5%
HKII(2013-2014)
8,9%
91,1%
45,4%
Cả năm
17,25%
82,75
37,95%
Giải HSG cấp tỉnh
03
Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp đạy học tích cực, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, cố gắng lồng ghép các hiện tượng thực tế vào dạy học bộ môn sẽ góp phần tăng hứng thú học tập của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học trong trường phổ thông hiện nay.
5. Tài liệu kèm theo gồm:
	Giáo án Power point: 02 (bản)
	Các tài liệu khác: 0 (bản).
Bảo thắng ,Ngày 20 tháng 05 năm 2014
 Người báo cáo 
	 Trịnh Thanh Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoa_hoc_thuc_tien_va_thai_do_hoc_tap_t.doc
  • pptgiai thich hien tuong.ppt
  • ppthoa hoc li thu quanh ta.ppt