Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh hứng thú học tập môn Tin học Lớp 6 thông qua hoạt động khởi động trước khi vào bài học

Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích là kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức mới thì người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan sát,… Tuy nhiên thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút nên giáo viên chỉ giành khoảng 5 phút để dẫn vào bài mới. Vậy nên, yêu cầu của hoạt động khởi động là cần ngắn gọn, khái quát cao, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, vòng vo. Từ đó tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú, hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả. Dù có dưới bất kì hình thức nào thì giáo viên vẫn phải dùng câu hỏi để kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học.
Bằng các câu hỏi liên quan đến bài học, giáo viên giúp học sinh tự thể hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị được học hay muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa thấu đáo nào đó… Giáo viên cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì?. Việc này đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng phần khởi động cụ thể, không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh hứng thú học tập môn tin học lớp 6 thông qua hoạt động khởi động trước khi vào bài học”. - Tác giả: Trần Thị Minh Tâm. - Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp. - Chức vụ: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Đại học tin. Tam Hợp, năm 2019 1 1.1. Các bước thực hiện giải pháp: Để tổ chức hoạt động khởi động đạt được mục đích là kích thích tính tò mò và định hướng hoạt động của học sinh trước khi hình thành kiến thức mới thì người giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi có vấn đề, hoạt động trải nghiệm, quan sát, Tuy nhiên thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút nên giáo viên chỉ giành khoảng 5 phút để dẫn vào bài mới. Vậy nên, yêu cầu của hoạt động khởi động là cần ngắn gọn, khái quát cao, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, vòng vo. Từ đó tạo cho học sinh cảm giác dễ hiểu, hứng thú, hứa hẹn một tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả. Dù có dưới bất kì hình thức nào thì giáo viên vẫn phải dùng câu hỏi để kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học. Bằng các câu hỏi liên quan đến bài học, giáo viên giúp học sinh tự thể hiện những thắc mắc, nhu cầu cần tìm hiểu về một vấn đề/nhiệm vụ chuẩn bị được học hay muốn đào sâu hoặc tìm cách lí giải cho mình một vấn đề chưa thấu đáo nào đó Giáo viên cần dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh sẽ làm gì, trả lời câu hỏi như thế nào, sẽ có những thắc mắc gì?. Việc này đòi hỏi giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng phần khởi động cụ thể, không được máy móc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều biện pháp sinh động, nhiều ý tưởng sáng tạo. Thứ nhất: Chuẩn bị của giáo viên - Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách giáo khoa và sách giáo viên, hình dung ra kịch bản bài học trên lớp và cụ thể hoá mục tiêu bài học thành những yêu cầu cụ thể (đầu ra) của hoạt động học. Ví dụ 1: Mục tiêu của bài 1 (tiết 1): Thông tin và tin học (trang 6, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Theo sách giáo khoa và sách giáo viên, định hướng mục tiêu của tiết học này là: Học sinh biết được thông tin là gì và hoạt động thông tin của con người gồm những hoạt động nào. Ví dụ 2: Mục tiêu của bài 3 (tiết 1): Em có thể làm được những gì nhờ máy tính (trang 16, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Theo sách giáo khoa và sách giáo viên, định hướng mục tiêu tiết học này là: Học sinh biết được một số khả năng ưu việt của máy tính. Ví dụ 3: Mục tiêu của bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Theo sách giáo khoa và sách giáo viên, định hướng mục tiêu tiết học này là: Học sinh biết được vai trò của việc điều khiển trong hệ thống phức tạp và cái gì điều khiển bên trong máy tính. - Giáo viên tìm hiểu để biết học sinh đã có những kiến thức, kinh nghiệm gì từ thực tiễn, từ các bài đã học ở cùng môn hay môn khác trong chương trình phổ thông liên quan đến nội dung học tập trong bài học mới để sẵn sàng gợi ý 3 b) Đoàn thuyền đánh cá đi đâu? Đây có phải lần đầu đoàn thuyền đi như vậy không? c) Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời gian nào và ở đâu? Ví dụ 2: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ phần khởi động sách giáo khoa trong bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính (trang 16, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1). Các học sinh khác chú ý lắng nghe, theo dõi sách giáo khoa. - Nếu thực hiện các phép tính sau em sẽ mất bao nhiêu thời gian? 3452146 x 13426 5467231 x 24834 2698043 : 33 - Cùng với các bạn em thử xem ai là nguời nhớ được nhiều số nhất trong bảng số sau đây? 14 36 10 15 67 13 62 11 12 69 27 15 30 25 65 52 41 34 49 36 69 34 13 52 86 47 38 37 25 63 39 21 23 36 3 28 Ví dụ 3: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to, rõ phần khởi động sách giáo khoa trong bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1: Trong các chương trước, em đã được làm quen với khái niệm thông tin với chiếc máy tính. Chúng ta cũng được biết những lợi ích và ứng dụng mà máy tính đem lại cho con người trong cuộc sống. Vậy cái gì làm cho máy tính có nhiều ứng dụng như vậy? Cái gì đang điều khiển bên trong chiếc máy tính kì diệu kia? Theo em cái gì đang điều khiển hoạt động bên trong một máy tính? Động cơ vĩnh cửu Siêu nhân Chuyên gia bí ẩn 5 viên hỏi các thành viên còn lại trong tổ hoặc tổ khác có ý kiến khác không (không). Giáo viên cho học sinh hoạt động tiếp. + Giáo viên đặt câu hỏi thêm (dành cho đối tượng học sinh khá giỏi): Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” không nói trực tiếp về các ngư dân có mặt trên thuyền nhưng em có thể cảm nhận được không khí lao động như thế nào? Một, hai học sinh giơ tay. Giáo viên gọi học sinh trả lời, câu trả lời đó là: không khí lao động rất vui vẻ, tích cực. Không có ý kiến khác, giáo viên cho học sinh hoạt động tiếp. Ví dụ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ phần khởi động sách giáo khoa trong bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính (trang 16, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): + Hoạt động 1: Giáo viên cho hai nhóm học sinh thực hiện: Nhóm 1: thực hiện phép toán nhân trong phần khởi động trên máy tính cầm tay. Nhóm 2: thực hiện phép toán nhân trong phần khởi động bằng bút và giấy nháp. Sau đó cho học sinh báo kết quả và đưa ra nhận xét cách nào nhanh hơn? Học sinh tích cực hoạt động, nhanh nhẹn lấy máy tính bấm và lấy bút-nháp thực hiện tính toán. Kết quả là: Máy tính cầm tay thực hiện phép tính nhanh hơn tính bằng bút và giấy. + Hoạt động 2: Giáo viên đưa ra trò chơi “Ai là người nhớ được nhiều nhất”: Giáo viên đưa ra yêu cầu: cho học sinh 30 giây để quan sát và ghi nhớ bảng có 36 số trong phần khởi động sách giáo khoa của bài học. Sau 30 giây sẽ gọi 4 bạn lên bảng ghi lại các con số mà mình nhớ được. Học sinh rất tích cực hoạt động, bạn nào cũng rất tập trung và cố gắng ghi nhớ nhiều nhất có thể, sau đó hăng hái giơ tay lên trình bày kết quả của mình. Kết quả là: sau 30 giây quan sát và ghi nhớ, bạn nhớ được đúng và nhiều số nhất là 12/36 số. Ví dụ 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ phần khởi động sách giáo khoa trong bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành (trang 62, Tin học dành cho trung học cơ sở - Quyển 1): Giáo viên chiếu hình ảnh của các đáp án gợi ý trong sách giáo khoa cho học sinh quan sát nhằm thu hút sự chú ý cho học sinh. Giáo viên đặt câu hỏi “Những bạn nào cho rằng động cơ vĩnh cửu điểu khiển bên trong một máy tính thì giơ tay?”; Một số học sinh mạnh dạn giơ tay. Giáo viên đặt câu hỏi tiếp “Những bạn nào cho rằng siêu nhân điểu khiển bên trong một máy tính thì giơ tay?”; Lúc này có tiếng cười vang lên, không có học sinh nào giơ tay. Giáo viên đặt câu hỏi tiếp “Những bạn nào cho rằng chuyên gia bí ẩn điểu khiển bên trong một máy tính thì giơ tay?”; Lúc này khá nhiều học sinh giơ tay kèm theo những tiếng xì xào bàn luận. 7 kiến. Bước đầu, cả người dạy và người học khi bắt đầu một tiết học đã phá bỏ được sự nhàm chán, uể oải. Giáo viên đã truyền được niềm đam mê và hứng thú học tập cho các em. Bên cạnh đó chính giáo viên đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía học sinh, kêt thúc mỗi tiết dạy bao giờ cũng là những câu hỏi ngoài lề, liên hệ thực tế. Vậy nên, quá trình dạy học trên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, khiến cả người dạy – người học cảm thấy rất ngắn, tiết học trôi qua rất nhanh, trọng tâm kiến thức được truyền đạt, đồng thời hình thành kĩ năng sống, giao tiếp và học tập cho học sinh. Đây chính là động lực cũng là mục tiêu để người dạy tiếp tục áp dụng và tìm tòi, đổi mới các phương pháp trong dạy học. Qua thời gian áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy học sinh được kích thích hứng thú, tạo được không khí học tập tích cực, sôi nổi. Học sinh có tâm thế tốt và cuốn hút được học sinh vào bài học mới. Kết quả đạt được cụ thể như sau: Học sinh hứng thú với bài học mới Trước khi thực Sau khi thực hiện STT Lớp Sĩ số Ghi chú hiện giải pháp giải pháp Số lượng % Số lượng % 1 6A 30 14 46,67 27 90 2 6B 30 20 66,67 29 96,67 3 6C 31 12 38,71 26 83,4 Tổng 6 91 46 50,55 82 90,11 3. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối với nhà trường: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể nghiên cứu khoa học cũng như có những sáng kiến thiết thực cho việc dạy và học - Đối với giáo viên: + Nắm bắt được tâm lý, tư tưởng, tình cảm của lứa tuổi học sinh lớp 6. + Thiết kế câu hỏi phần khởi động lôi cuốn, hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. + Quan tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nắm bắt kịp thời tình hình học tập bộ môn của học sinh. 9
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_hung_thu_hoc_t.docx
sk_2019tran_thi_minh_tam_85201914.pdf