Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo dự án, gắn liền với thực tiễn nhằm tăng cường hứng thú học tập của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo dự án, gắn liền với thực tiễn nhằm tăng cường hứng thú học tập của học sinh

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng HS. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

docx 41 trang Mai Loan 27/02/2025 3341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo dự án, gắn liền với thực tiễn nhằm tăng cường hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU....................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
2. TÊN SÁNG KIẾN: .................................................................................................2
Dạy học theo dự án, gắn liền với thực tiễn nhằm tăng cường hứng thú học tập của 
học sinh .......................................................................................................................2
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: ........................................................................................2
4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN..................................................................................2
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ....................................................................2
6. NGÀY ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ............................................................................2
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN...............................................................3
7.1. Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh....................3
7.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS....3
7.1.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ...................................................4
7.2. Học liệu ..............................................................................................................15
7.3. Bản mô tả về dự án phân bón hóa học ...............................................................17
7.3.1. Mục tiêu ..........................................................................................................17
7.3.2. Chuẩn bị ..........................................................................................................19
7.3.3. Phương pháp ...................................................................................................19
7.3.4. Thiết kế, tổ chức hoạt động học......................................................................20
7.4. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................29
7.4.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................29
7.4.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................29
7.4.3. Lập kết hoạch thực nghiệm.............................................................................29
7.4.4. Hình thức.........................................................................................................29
7.4.5. Nội dung..........................................................................................................29
7.5. Đánh giá về thái độ của học sinh với việc đổi mới phương pháp dạy học. .......31
7.5.1. Mục đích .........................................................................................................31
7.5.2. Hình thức.........................................................................................................32
7.5.3. Kết quả ............................................................................................................32
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT ................................................39
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN............................39
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP 
DỤNG SÁNG KIẾN.................................................................................................39
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả:..............................................................................................39
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng 
kiến lần đầu ...............................................................................................................40
 1 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh
7.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của 
HS
 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích 
cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề 
gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí 
tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới 
quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng 
lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học 
chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải 
quyết các vấn đề phức hợp. 
 Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn 
học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
 - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và 
phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên 
cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
 - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp 
đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào 
cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với 
sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. 
 - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy 
học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình 
thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... 
Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn 
luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho 
người học.
 - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui 
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung 
học và phù hợp với đối tượng HS. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học của GV được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản 
sau:
 (1) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự 
khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được 
sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt 
động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến 
thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... 
 (2) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách 
đọc SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách 
suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là 
những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả 
các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương 
trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho HS 
các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, 
quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. 
 3 cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của HS. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá 
“bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy 
học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. 
7.1.2. 3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề 
 Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết 
vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và 
giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống 
chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội 
tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường 
cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, có thể áp dụng trong nhiều hình 
thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của HS. 
 Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có 
thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học 
giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý 
hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các 
vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì HS vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho 
việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, 
lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
7.1.2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống 
 Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học 
được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống 
và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo 
điều kiện cho HS kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của 
việc học tập. 
 Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều 
môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các 
môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn 
ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp 
góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, 
rèn luyện cho HS năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. 
 Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình 
của dạy học theo tình huống, trong đó HS tự lực giải quyết một tình huống điển hình, 
gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. 
 Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan 
trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc 
phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. 
 Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô 
phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng 
học lý thuyết thì HS cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp 
giữa lý thuyết và thực hành. 
7.1.2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_du_an_gan_lien_voi_thuc_t.docx
  • docBÌA SÁNG KIẾN.doc
  • docĐơn.doc