Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học

Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Ở Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 – NQ/TƯ (2003) và nghị quyết 88 (2014) của Quốc hội, Ngành giáo dục tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo hướng “tích cực, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Với bộ môn Sinh học, chương trình sách giáo khoa hiện hành cũng đã và đang được cải tiến song song về phương pháp giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng cũng như thái độ trong quá trình học tập. Với sự quyết tâm của Bộ giáo dục và Đào tạo cùng với sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, chất lượng bộ môn Sinh học bước đầu có nhiều tiến bộ, nhưng trên thực tế,chất lượng giáo dục còn chưa đạt những kỳ vọng như mong muốn.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và chịu trách nhiệm chính về giảng dạy bộ môn sinh học trong nhà trường, tôi rất băn khoăn, trăn trở tìm phương pháp nhằm đổi mới thực sự và nâng cao chất lượng bộ môn. Từ thực tiễn giảng dạy, qua tiếp xúc, trao đổi tâm tư thái độ với nhiều học sinh khối 9, tôi nhận thấy các em rất ít vận dụng những kiến thức khoa học để giải thích các tình huống trong đời sống, trong tự nhiên. Nguyên nhân chính không phải là do các em thiếu kiến thức môn học mà chủ yếu là do các em thiếu kiến thức xã hội, thiếu sự liên môn,thiếu các tình huống thực tế trongdạy học.

docx 15 trang Mai Loan 21/12/2023 5972
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Ở Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 – NQ/TƯ (2003) và nghị quyết 88 (2014) của Quốc hội, Ngành giáo dục tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo hướng “tích cực, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Với bộ môn Sinh học, chương trình sách giáo khoa hiện hành cũng đã và đang được cải tiến song song về phương pháp giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng cũng như thái độ trong quá trình học tập. Với sự quyết tâm của Bộ giáo dục và Đào tạo cùng với sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, chất lượng bộ môn Sinh học bước đầu có nhiều tiến bộ, nhưng trên thực tế, chất lượng giáo dục còn chưa đạt những kỳ vọng như mong muốn.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và chịu trách nhiệm chính về giảng dạy bộ môn sinh học trong nhà trường, tôi rất băn khoăn, trăn trở tìm phương pháp nhằm đổi mới thực sự và nâng cao chất lượng bộ môn. Từ thực tiễn giảng dạy, qua tiếp xúc, trao đổi tâm tư thái độ với nhiều học sinh khối 9, tôi nhận thấy các em rất ít vận dụng những kiến thức khoa học để giải thích các tình huống trong đời sống, trong tự nhiên. Nguyên nhân chính không phải là do các em thiếu kiến thức môn học mà chủ yếu là do các em thiếu kiến thức xã hội, thiếu sự liên môn, thiếu các tình huống thực tế trong dạy học.
Một nguyên nhân nữa nằm ở nhận thức của nhiều giáo viên hiện nay. Chúng ta đã hiểu một cách đơn giản mục tiêu của chương trình giáo dục và thực hiện giáo dục của học sinh chúng ta hiện nay là: cứ có kiến thức thì sẽ có năng lực, năng lực sẽ được hình thành một cách tự phát. Vì thế mà giáo dục lại đi theo lối mòn là truyền thụ đơn thuần kiến thức sách vở, mà ít quan tâm đến thái độ và kỹ năng vận dụng của các em trong thực tế đời sống. Hơn nữa, trong thực tế do có nhiều nguyên nhân tác động đến tâm lý và thời gian lên lớp nên nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế đã bị lược bỏ hoặc được giao về nhà cho học sinh mà thiếu sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên dẫn đến hiệu quả của những giờ thực hành hầu như rất thấp. Đã đến lúc chúng ta cần hiểu năng lực là việc vận dụng kiến thức sách vở vào thực tế đời sống. Nói cách khác học Sinh học là để sử
dụng kiến thức của sự sống (cùng với các môn khoa học tự nhiên khác) vào giải thích các hiện tượng đơn giản, gần gũi trong tự nhiên từ đó phát triển các năng lực tìm hiểu tự nhiên, vận dụng tự nhiên...
Chúng ta đã biết, mọi kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan, bổ trợ cho nhau. Chính vì thế, dạy học theo hướng tích hợp là xu thế dạy học tiên tiến, hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã và đang thực hiện. Đặc biệt, môn Sinh học là môn học có thể tích hợp với nhiều kiến thức môn học khác nhằm kích thích niềm say mê, óc sáng tạo và khả năng vận dụng vào thực tế của học sinh.
Xuất phát từ những thực tế cũng như nhận thức trên tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học”
Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số hướng dẫn, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát huy năng lực cho học sinh.
Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn Sinh học.
Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Học sinh lớp 9G và 9H của trường.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, kiểm tra)
Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu trên phạm vi nhỏ: Tại trường THCS từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2019 – 2020 và nếu khả thi sẽ tiếp tục áp dụng cho các năm học tiếp theo.
Đóng góp mới của đề tài về mặt khoa học:
Đây là đề tài có tính thực tiễn cao. Thông qua đề tài này sẽ hạn chế được tư tưởng ngại sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào dạy học vì sợ mất thời gian, sợ “cháy giáo án”  để nâng cao hiệu quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho người học.
Đề tài không chỉ áp dụng trong dạy học Sinh học 9 mà còn áp dụng trong dạy học Sinh học các khối, hoặc ở các môn khoa học tự nhiên khác.
Phát triển năng lực cho học sinh khi học môn Sinh học, đặc biệt là học sinh lớp 9 – đối tượng cuối cấp, chịu áp lực về thi tuyển sinh vào lớp 10.
Thông qua việc dạy và học tích hợp sát thực tế, học sinh được trực tiếp trải nghiệm nên các em có thêm những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết.
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy học tích hợp – phương thức phát triển năng lực sinh học.
Khái niệm về dạy học tích hợp
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh.
Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một tình huống thực tế nhất định.
Phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Theo đó, giáo dục tích hợp có những dấu hiệu cơ bản sau:
+ Thiết lập các mối quan hệ những kiến thức kỹ năng khác nhau theo một logic nhất định để thực hiện một hoạt động phức hợp.
+ Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống thường ngày, làm cho học sinh hòa nhập với cuộc sống thực tiễn.
+ Làm cho quá trình học tập mang mục đích rõ ràng.
+ Nhà trường không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
+ Khắc phục thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc.
Các nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức và xác định môn học để dạy học tích hợp hình thành năng lực.
Nội dung kiến thức từng môn học phải hướng vào hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
Mỗi môn học lập được sơ đồ ma trận quan hệ giữa hệ thống kỹ năng và nội dung kiến thức.
Khái niệm và phân loại năng lực
Khái niệm
Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) xác định: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Phân loại
Có hai loại năng lực lớn:
Năng lực cốt lõi: Là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Năng lực đặc biệt: Là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.
Cũng theo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn.
+ Năng lực chung: Là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực chuyên môn: Năng lực được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn hoạc và hoạt động giáo dục nhất định như: Năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên – xã hội, .
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Sách giáo khoa
- Chương trình sách giáo khoa đã được đổi mới (năm 2002) với mục tiêu lấy người học làm trung tâm, hiện nay đã phát sinh một số bất cập, cụ thể:
+ Một số nội dung còn chưa hợp lí, chưa gần gũi
+ Kiến thức còn cồng kềnh, nặng về kiến thức mà chưa chú trọng thực hành, thực tế.
Học sinh
Đa số học sinh hiện nay còn có tư tưởng môn sinh học là môn phụ nên ít chú trọng, nên còn hời hợt, đặc biệt học sinh gặp khó trong việc áp dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể trong thực tế.
Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của học sinh.
Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng vận dụng kiến thức vào thực tế để từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc dạy học tích hợp theo chủ đề.
Đối tượng khảo sát: HS lớp 9G và 9H của trường.
Nội dung khảo sát:
Điều tra thực trạng vận dụng kiến thức môn Sinh học và các môn học khác trong việc giải quyết một tình huống thực tế.
Hình thức khảo sát: Bằng cách trình bày quan điểm của bản thân trước vấn đề thực tế: Chạy thận nhân tạo; Tỉ lệ nạo phá thai...
Ví dụ: Giật mình tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên
Theo báo cáo “Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên”cho thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các nước nghèo sinh con trước tuổi 18, trong đó khoảng 2 triệu ca là bà mẹ dưới 14 tuổi
Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình của bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm (2008 – 2012) mỗi năm có xấp xỉ 80 – 100 ca đẻ/nạo/phá thai ở tuổi vị thành niên. Tại bệnh viện Từ Dũ
(TP. Hồ chí Minh) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi vị thành niên chiếm khoảng 2,2 – 3,4% tổng số cac đẻ/phá thai ở bệnh viện.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) tỉ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2 % tương ứng tỉ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2%; 2,4 % và 2,3 %.
Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 – 19; trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mặc dù tỉ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm 20% các trường hợp nạo phá thai.Với con số mang thai và nạo hút thai vị thành niên như trên, Việt Nam là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.	(Nguồn: 
Hãy đọc đoạn thông tin trên và trả lời các câu hỏi sau:
Theo em nguyên nhân nào khiến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tăng cao?
Tại sao nạo phá thai ở tuổi vị thành niên lại là vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới.
Em có đề xuất gì để giảm tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên.
- Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Sinh học.
* Kết quả khảo sát:
Bảng 1: Đánh giá mức độ diễn đạt ý kiến (bằng lời) của học sinh trước vấn đề thực tế
Lớp
Sĩ số
Dễ hiểu, thuyết
phục, hấp dẫn
Bình thường
Khó hiểu, không
thuyết phục
9G
57
16
32
9
9H
56
11
27
18
Tổng
113
27
59
27
(%)
100%
24%
52%
24%
Bảng 2: Đánh giá mức độ lắng nghe của học sinh trước phần trình bày ý kiến của các bạn khác.
Lớp
Sĩ số
Chăm chú, chi chép lại
Có chú ý nhưng không ghi chép
Không chú ý
9G
57
30
20
7
9H
56
21
27
8
Tổng
113
27
59
27
(%)
100%
45%
42%
13%
Bảng 3: Đánh giá sự phản hồi ý kiến của học sinh trước các vấn đề thực tế
Lớp
Sĩ số
Khéo léo lịch sự
Bình thường
Gay gắt
9G
57
23
25
9
9H
56
20
27
9
Tổng
113
43
52
18
(%)
100%
38%
46%
16%
Kết quả của các bảng 1; 2; 3 cho thấy các năng lực như diến đạt ý kiến (bằng lời) của học sinh hay năng lực lắng nghe cũng như năng lực phản hồi trước những ý kiến bất đồng còn chưa cao, chưa khéo léo, còn nhiều học sinh gay gắt...
Bảng 4: Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Sinh học
Lớp
Sĩ số
Rất thích học
Không thích học
Không ý kiến
9G
57
26
20
11
9H
56
20
30
6
Tổng
113
46
50
17
(%)
100%
41%
44%
15%
Qua bảng 4 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học bộ môn Sinh học (44%) nhiều hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (41%) môn này khi học tập, số còn lại (15%) là không có ý kiến.
Để tìm hiểu nguyên nhân cho các kết quả trên, tôi tiến hành tiếp xúc và trao đổi với học sinh và nhận thấy: Các em chưa có kỹ năng trong việc diễn đạt, thiếu kỹ năng lắng nghe và đặc biệt chưa có kỹ năng phản hồi ý kiến một cách tích cực và xây dựng. Và cũng chính vì thế mà tỉ lệ học sinh yêu thích môn Sinh học chưa được cao.
Giáo viên
Hiện nay, với sự quan tâm của các cấp quản lí giáo dục đội ngũ giáo viên dạy Sinh học đang được bồi dưỡng, nâng cao năng lục và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chat lượng giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều thầy cô giỏi, có những nghiên cứu khoa học hữu ích góp phần đào tạo những thế hệ công dân có ích, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong tương lai. Với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới và phát triển của Ngành Giáo dục, tôi mạnh dạn nghiên cứu việc dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học 9.
Ưu điểm của phương pháp dạy học theo chủ đề
Đối với học sinh
Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
NỘI DUNG GIẢI PHÁP
Các bước dạy học theo chủ đề
Xây dựng chuyên đề dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
Tổ chức dạy học và dự giờ
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung
Tiêu chí
1. Kế hoạch
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
và tài liệu dạy học
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
3. Hoạt động của học sinh
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Một số ví dụ về dạy học tích hợp theo chủ đề trong môn sinh học:
Chủ đề: Bệnh và tật di truyền ở người
*Mục tiêu:
+ Trình bày được nguyên nhân, cơ chế phát sinh một số bệnh tật di truyền.
+ Phân tích được cơ sở k

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_nham_phat.docx
  • pdfSinh-Duyên-THCSThái_Thịnh.pdf