Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc chưa đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc chưa đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng cho học sinh Lớp 2

Tiếng Việt là môn học công cụ mà trong đó đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người. Nhờ biết đọc các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác. 

Từ thực tế giảng dạy cho thấy môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện qua các kĩ năng  nghe - nói- đọc viết là cơ sở ban đầu quan trọng sự hình thành nhân cách con người. Trong đó đọc giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh nói chung và học sinh đọc chưa đạt yêu cầu nói riêng. 

    Đối với học sinh lớp 2, phần đọc trong  môn Tiếng Việt cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là: Kỹ năng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu. Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, giúp các em có thể tự học. Nhưng đối với học sinh lớp 2 ở lớp tôi đang dạy để dạy cho một số  em đọc chưa đạt theo yêu cầu là cả một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm. Mặt dù ở lớp 1 các em được tiếp thu với 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà chủ yếu là đọc, viết. Song do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện nên dẫn đến hiệu quả khi học môn Tiếng Việt rất thấp. Học sinh còn đánh vần ê-a, ngắc ngứ trong quá trình đọc .

doc 4 trang Phúc Hảo 22/03/2024 6715
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc chưa đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc chưa đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng cho HS lớp 2”
Tiếng Việt là môn học công cụ mà trong đó đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người. Nhờ biết đọc các em mới có điều kiện để học và tiếp thu các môn học khác. 
Từ thực tế giảng dạy cho thấy môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó được thể hiện qua các kĩ năng nghe - nói- đọc viết là cơ sở ban đầu quan trọng sự hình thành nhân cách con người. Trong đó đọc giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh nói chung và học sinh đọc chưa đạt yêu cầu nói riêng. 
 Đối với học sinh lớp 2, phần đọc trong môn Tiếng Việt cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là: Kỹ năng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu. Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, giúp các em có thể tự học. Nhưng đối với học sinh lớp 2 ở lớp tôi đang dạy để dạy cho một số em đọc chưa đạt theo yêu cầu là cả một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm. Mặt dù ở lớp 1 các em được tiếp thu với 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà chủ yếu là đọc, viết. Song do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện nên dẫn đến hiệu quả khi học môn Tiếng Việt rất thấp. Học sinh còn đánh vần ê-a, ngắc ngứ trong quá trình đọc .
2. Nội dung biện pháp
Để thực hiện được những yêu cầu, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi mỗi giao viên trong từng tiết dạy tập đọc phải linh hoạt mềm dẻo vận dụng các phương pháp, biệt pháp, hình thức sao cho tiết dạy nhẹ nhàng tự nhiên đạt hiệu quả. đặc biệt là việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh nói chung và học sinh đọc chưa đạt yêu cầu nói riêng . 
*Thực trạng 
 *Kết quả khảo sát thực trạng : Tháng 9/ 2021
TSHS
 Kĩ năng đọc
21
Đạt
Chưa đạt
19
2
- Lớp 2A với số học sinh là 21 em trong đó 95,3% là học sinh dân tộc thiểu số, về ngôn ngữ nói và kĩ năng đọc có nhiều em còn hạn chế. 
 	- Một số em chưa có ý thức tự giác học tập, ý thức tự quản chưa cao trong và ngoài giờ học.
 - Một số phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc học của các em ở gia đình.
* Nguyên nhân
- Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi là học sinh dân tộc thiểu số việc phát âm cũng như kĩ năng nghe nói, đọc viết chưa chuẩn có thói quen đọc ê a kéo dài, không phân biệt đựợc âm, vần, dấu thanh (do đặc điểm phương ngữ) nên đọc còn sai và lẫn.
- Việc tự quản chưa cao dẫn đến thời gian tự luyện đọc ở nhà còn ít. 
- Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc tự học ở nhà, chưa quản lý về thời gian của của các em ngoài giờ lên lớp. Việc phối kết hợp phụ huynh với nhà trương chưa được thường xuyên dẫn đến kỹ năng đọc còn thấp.
 * Cách khắc phục
 	+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
	- Tìm hiểu rõ hoàn cảnh, nguyên nhân của từng học sinh trong lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập của con em hàng ngày ở lớp.Từ đó GV nắm bắt kịp thời để phối kết hợp cùng gia đình có biện pháp thúc đẩy ý thức học tập của học sinh.
- GV có thời gian biểu cho phụ huynh để cùng nhà trường sát sao trong công việc học tập và quản lý học sinh.
- Khen thưởng động viên các em kịp thời trong các tiết học, cuối kì, cuối năm.
+ Xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp thực hiện
- Xây dựng chương trình rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc chưa đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng, dưới sự chỉ đạo và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường và đề ra một số biện pháp thực hiện.
3.Các giải pháp thực hiện 
* Giải pháp1: Luyện đọc đúng:
 - Đọc đúng là tái hiện âm thanh bài học cần đọc chính xác, không đọc thừa, thiếu; sót âm, vần. Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ không bị lẫn lộn.
 *Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm chính, vần, dấu thanh.
Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp. Ttiến hành phân tích cho các em về sự khác nhau giữa âm chính mà các em đọc sai.
*Giải pháp 3: Rèn đọc tiếng từ - cụm từ:
Mục đích của rèn đọc từ, cụm từ là nhằm luyện sửa phát âm sai. Rèn cho học sinh đọc đúng chính âm, phân biệt với cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ). 
* Giải pháp 4: Rèn đọc câu
Mục đích của rèn đọc câu là hướng dẫn học sinh đọc đúng, ngừng nghỉ, ngắt hơi, ngắt nhịp đúng chỗ, biết lên giọng, nhấn giọng, hạ thấp giọng. Ở những từ ngữ thích hợp trong tiết tập đọc, giáo viên cần chọn ra những câu văn dài, những câu thơ khó ngắt nhịp ghi ra bảng phụ, sau đó giáo viên đọc mẫu cho học sinh phát hiện ra những chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu đó; học sinh dùng bút chì đánh dấu vào SGK. Cho các em luyện đọc cá nhân giáo viên theo dõi sửa cho học sinh
*Giải pháp 5: Rèn đọc đoạn, đọc đúng tốc độ
Khi cho học sinh rèn đọc giáo viên phải đọc mẫu đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh nghe. Giáo viên hướng dẫn nhấn giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào, đọc cao hạ thấp từ nào, nhanh, chậm, vui, buồn. Giáo viên cần phải rèn cho học sinh đọc với ngữ điệu, giọng điệu phải phù hợp với từng loại câu (kể, hỏi, cảm, cầu khiến), từng đoạn văn. Giáo viên hướng dẫn đọc một cách cụ thể, rõ ràng, tránh hướng dẫn chung chung. 
*Giải pháp 6: Xây dựng đôi bạn cùng tiến
- GV Phân loại học sinh đã xây dựng các đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ bạn trong học tập.
 3.Hiệu quả của biện pháp
Từ thực tiễn công tác trong các năm học trước, năm hoc 2022-2023 được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2A kết quả khảo sát đầu năm còn một số em kĩ năng đọc còn chưa đạt yêu cầu. Trong quá trình giảng dạy bản thân đã học đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và kết hợp các giáo viên bộ môn, cha me học sinh đề ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh đọc chưa đạt. Đến thời điểm này các em cũng có tiến bộ mong rằng đến hết năm học các em sẽ đọc được theo yêu cầu của môn học góp phần nâng cao chất lượng của lớp cũng như của trường .
 *Dự kiến kết quả đọc đạt được cuối năm học 
TSHS
 Kĩ năng đọc
21
Đạt
Chưa đạt
21
0
4. Kết luận
 Để rèn luyện kĩ năng đọc cho HS đọc chưa đạt thì việc rèn luyện kĩ năng này phải được giáo viên tiến hành thường xuyên trên lớp. Giáo viên cần chú trọng tăng cường hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ đọc cho học sinh thông qua các bài về nhà và việc chuẩn bị cho bài mới. Trong quá trình rèn đọc bản thân tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy và giáo dục, phát triển tư duy của học sinh. Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo tính kiên trì vượt khó khăn trong học tập, nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Chất lượng học sinh chuyển biến, qua đó góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. Với kinh nghiệm công tác tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc giúp bản thân và các đồng nghiệp cùng thực hiện việc dạy đọc và các môn học khác tốt hơn.
 NGƯỜI VIẾT
 Ma Thị Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh.doc