Phương pháp truyền cảm hứng học tập phần điện học cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 trường THPT nông cống II

Phương pháp truyền cảm hứng học tập phần điện học cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 trường THPT nông cống II

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nền giáo dục phông thông ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, số lượng học sinh đạt huy chương trong các kỳ thi ôlimpic quốc tế ngày càng nhiều, nhiều công trình nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh, sinh viên được đưa vào ứng dụng trong sản xuất và đời sống, kỹ năng sống, kỹ năng lao động của học sinh, sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu của việc làm. Hệ thống trường lớp khang trang, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học ngày càng đầy đủ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên được nâng cao về chất lượng và đầy đủ về số lượng.

 Song cũng như các nền giáo dục tiến tiến khác trên thế giới, khi giáo dục đồng hành phát triển cùng với xã hội thì sẽ luôn luôn có phát sinh các vấn đề cần giải quyết, nền giáo dục của nước ta cũng không ngoại lệ.

 

docx 20 trang thuychi01 7010
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp truyền cảm hứng học tập phần điện học cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 trường THPT nông cống II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC TẬP PHẦN ĐIỆN HỌC CHO HỌC SINH Ở CÁC LỚP ĐẠI TRÀ KHỐI 11 TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG II
Người thực hiện: Lê Thị Cơ Hội
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 2
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật Lí
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
	 TRANG
I. MỞ ĐẦU	2
Lý do chọn đề tài	2
Mục đích nghiên cứu	3
Đối tượng nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	4
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	4
 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	5
Các giải pháp đã sử dụng	 để giải quyết vấn đề.5
 2.3.1 Giải pháp thứ nhất	5
Giải pháp thứ hai...6
Những bài học có lồng ghép dạy học tích hợp.. 6
Những bài học khai thác kiến thức ở mục “ Em có biết ”.10
Những bài học mà giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng học tập .13
Những bài học sử dụng máy chiếu đa năng để biểu diễn các thí nghiệm..15
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động	
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	17
Kết luận	17
Kiến nghị	18
TÀI LIỆU THAM KHẢO	19
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nền giáo dục phông thông ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, số lượng học sinh đạt huy chương trong các kỳ thi ôlimpic quốc tế ngày càng nhiều, nhiều công trình nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh, sinh viên được đưa vào ứng dụng trong sản xuất và đời sống, kỹ năng sống, kỹ năng lao động của học sinh, sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu của việc làm. Hệ thống trường lớp khang trang, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học ngày càng đầy đủ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên được nâng cao về chất lượng và đầy đủ về số lượng. 
 Song cũng như các nền giáo dục tiến tiến khác trên thế giới, khi giáo dục đồng hành phát triển cùng với xã hội thì sẽ luôn luôn có phát sinh các vấn đề cần giải quyết, nền giáo dục của nước ta cũng không ngoại lệ.
 Một trong các vấn đề mà chúng ta luôn luôn phải lưu tâm đó là vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học cho các đối tượng học sinh có học lực trung bình và học lực dưới trung bình. Trong số hàng triệu học sinh THPT của chúng ta thì phần lớn các em đều tự giác, chăm chỉ học tập và có khả năng học tập tốt, nhưng cũng có một phần không nhỏ là những học sinh chưa tự giác, chưa tích cực, chỉ học tập một cách đối phó và hầu như những học sinh này thường có học lực trung bình hoặc dưới trung bình. Thực tế này xảy ra ở tất cả các môn học đặc biệt là ở các môn khoa học tự nhiên.
 Ở trường THPT Nông Cống 2 mỗi khóa có bảy lớp trong đó có ba lớp là học sinh đăng kí chọn học khối A và A1, còn lại bốn lớp các em chọn học khối C,D.... Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Vật lý tại trường nhiều năm tôi thấy rằng ở các lớp khối A, A1 học sinh rất tích cực và hứng thú học môn Vật lý còn ở các lớp đại trà thì môn Vật lý quả là một môn học khô khan, khó hiểu. Ở các lớp đại trà học sinh cho là môn Vật lý không quan trọng vì không phải môn khối, các em không phải thi tốt nghiệp, thi đại học môn này nên rất ngại học, các em luôn học trong trạng thái đối phó và các em cũng không cần biết môn này có vai trò, ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Thực tế này rất phổ biến đặc biệt là ở khối lớp 11,12. Nếu tình trạng trên không được khắc phục thì trước hết là học sinh sẽ mất đi cơ hội được học tập, được tìm hiểu những kiến thức mà sẽ rất cần thiết cho cuộc sống của các em và sau đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả dạy học môn Vật lý, ảnh hưởng không tốt đến các môn học khác và tất yếu là chúng ta không hoàn thành được mục tiêu của giáo dục. 
 Tôi cho rằng người giáo viên hoàn toàn có thể dùng phương pháp dạy học phù hợp để khắc phục tình trạng này. Với trách nhiệm của người giáo viên dạy môn Vật lí, tôi luôn trăn trở, tìm hiểu, quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh; đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm tình cảm của học sinh với bộ môn của mình. Bản thân tôi luôn luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và ứng dụng các phương pháp dạy học để sao cho học sinh hứng thú nhất khi học môn của mình sao cho chất lượng dạy và học vật lí của cô và trò đạt hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ những lí do trên tôi đưa ra đề tài: Phương pháp truyền cảm hứng học tập phần Điện họ c cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 trường THPH Nông Cống 2’.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về vai trò của cảm hứng đối với quá trình học tập. 
Tìm ra các phương pháp dạy học để sao cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 học tập với cảm hứng cao nhất và đạt được kết quả tốt nhất . 
Sử dụng tối đa cơ vật chất, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm mà nhà trường đang có. 
Đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của cảm hứng đối với quá trình học tập nói chung và đối với quá trình học môn Vật lý nói riêng. 
- Các bài học trong phần Điện học trong chương trình Vật lý lớp 11 cơ bản. 
- Các phương pháp và kỹ thuật dạy học như phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, phương pháp sử dụng đa phương tiện.
- Đặc điểm tâm lí học lứa tuổi của học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Tham khảo các tài liệu, sách báo, phim tài liệu khoa học chuyên ngành Vật lý để tìm hiểu và sưu tập những kiến thức về phương pháp dạy học, về các thí nghiệm, các loại máy móc có liên quan đến bài học.
Phương pháp điều tra sư phạm bằng các phiếu thăm dò, bằng quan sát, bằng kiểm tra đánh giá 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng cảm hứng hay hứng thú có vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động và làm việc của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi chúng ta có cảm hứng với công việc thì dù phải khó khăn chúng ta cũng vẫn cảm thấy nhẹ nhàng , thoải mái và sẽ cố gắng hết sức để vượt qua. Như vậy nếu chúng ta luôn hoạt động và làm việc với trạng thái đầy cảm hứng thì bao giờ chúng ta cũng sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. 
 Trong hoạt động học tập thì cảm hứng đóng vai trò quyết định đến kết quả, thực tế cho thấy nguồn cảm hứng đối với môn học luôn luôn tỷ lệ thuận với kết quả học tập môn học đó của người học.
 Mục tiêu giáo dục của chúng ta là: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như vậy để đạt được mục tiêu trên thì chúng ta phải nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các môn học, ở tất cả các khối lớp và ở tất cả các đối tượng học sinh mà không được xem nhẹ bất kỳ một môn học nào, một khối lớp nào hay một đối tượng học sinh nào. 
 Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý luôn gắn liền với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất, nếu nắm vững những kiến thức vật lý trong quá trình học phổ thì người học sẽ có thêm một hành trang hữu ích cho cuộc sống. Để học tốt môn Vật lý thì người học không nhất thiết phải có trí tuệ thông minh kiệt xuất mà chỉ cần người học học tập một cách nghiêm túc, tập trung hay nói cách khác là người học luôn học tập ở trạng thái đầy cảm hứng là sẽ đạt được kết quả cao.
 Vậy làm thế nào để học sinh có cảm hứng học tập khi học bộ môn này ?, đây là một câu hỏi mà tôi luôn trăn trở để tìm ra câu trả lời trong mỗi giờ dạy của mình. Sau nhiều năm giảng dạy, tìm hiểu, áp dụng và rút kinh nghiệm tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của mình trong đề tài sau đây: 
 Phương pháp truyền cảm hứng học tập phần Điện học cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 trường THPH Nông Cống 2.
 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Ở các lớp đại trà khối 11 Trường THPT Nông Cống 2 học sinh rất ngại học môn Vật lý. Theo các học sinh này thì môn Vật lý không phải môn mà các em theo khối, các kiến thức Vật lý không liên quan đến cuộc sống và nó rất khô khan, khó hiểu vì vậy nên các tiết học Vật lý thường hay ồn ào, học sinh không tập trung học và lén làm việc riêng. Khi học Vật lý các em thường có tâm lý uể oải, đối phó, khi làm bài kiểm tra thì chỉ tìm cách chép bài, giở tài liệu sao cho đủ điểm trung bình là được. Trong các giờ học Vật lý thậm chí có những học sinh còn tỏ thái độ bất cần khi giáo viên nhắc nhở về thái độ học tập.
 Nếu để tình trạng trên kéo dài thì sẽ làm cho học sinh ngày càng lười tư duy, lười suy nghĩ, ngày càng xem thường môn học này. Như vậy sẽ vô cùng nguy hại vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh, đến các môn học khác và tất yếu là đến mục tiêu của giáo dục. 
2.3 Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề:
 Để truyền cảm hứng học tập bộ môn Vật lý cho học sinh ở các lớp đại trà khối 11 nhằm khắc phục thực trạng trên tôi xin đưa ra hai giải pháp sau đây :
 Giải pháp thứ nhất : Tôi xây dựng một nguyên tắc chung để sử dụng trong tất cả các tiết dạy của mình. Giải pháp này nhằm mục đích giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Giải pháp thứ hai: Tôi sử dụng các phương pháp dạy học cụ thể cho một số bài học trong phần Điện học trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 cơ bản. Giải pháp này đóng vai trò truyền cảm hứng học tập cho học sinh.
2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Trong tất cả các giờ dạy Vật lý và cả trong cuộc sống của mình tôi luôn luôn thực hiện theo nguyên tắc là: 
 Phải luôn luôn làm tăng số lượng những học sinh kính trọng và quý mến mình. 
 Học sinh chắc chắn sẽ học tốt những môn học mà các em yêu kính thầy cô giáo của môn đó vì vậy có thể nói là để mỗi giờ học diễn ra một cách có hiệu quả nhất đối với học sinh, đối với giáo viên và đối với mục tiêu dạy học thì nhiệm vụ đầu tiên của người giáo viên đứng lớp là phải bằng phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của mình không ngừng làm tăng số lượng những học sinh kính trọng và quý mến mình ở trong mỗi lớp.
 Để đạt được nguyên tắc trên thì người giáo viên phải làm được các việc sau: 
Có lối sống mẫu mực và độ lượng. Mẫu mực và độ lượng phải được thể hiện ở việc làm, ở lời nói, ở trong cách đối nhân xử thế với học sinh, với đồng nghiệp và với nhân dân địa phương nơi sinh sống, đúng như câu danh ngôn: “ Người càng hiểu biết thì càng độ lượng”.
Sống đầy nhiệt huyết, vô tư, trong sáng không tham lam, ích kỷ, vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân. 
Có lời nói, việc làm và lối suy nghĩ theo hướng lạc quan, hiện đại, khoa học và tích cực.
Tác phong , trang phục phải kín đáo, giản dị, lịch sự và phù hợp với điều kiện xung quanh, đặc biệt là khi đứng trước học sinh.
Khi đã lên lớp dạy thì không những phải chuẩn bị bài chu đáo mà còn phải luôn luôn có một trạng thái tâm lí thoải mái, vui vẻ, đầy sức sống. Một tiết dạy tốt của người thầy sẽ bao hàm cả tiết học tốt của học trò, nếu bài dạy có sự đầu tư kỹ lưỡng thì kết quả bao giờ cũng tốt.
Phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, biết sử dụng tiếng anh, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành.
Không bao giờ tỏ ra coi thường, miệt thị,đánh đập học sinh, luôn lấy phương châm lấy nhu trị cương trong quá trình giảng dạy.
* Có thể nói một cách đầy đủ nhất đó là người giáo viên phải luôn sống và làm việc theo tư tưởng đạo đức và phong cách của Bác Hồ Chí Minh.
 2.3.2 Giải pháp thứ hai: Các phương pháp dạy học cụ thể cho một số bài học trong phần Điện học. 
 Căn cứ trên nội dung chương trình của phần Điện học ở sách giáo khoa lớp 11 cơ bản, căn cứ trên thời lượng một giờ học, căn cứ trên phân phối chương trình của môn học, căn cứ trên những đặc điểm về tâm lý học lứa tuổi và căn cứ trên tình hình thực tế sự phát triển của kinh tế xã hội, để truyền cảm hứng học tập cho học sinh tôi chia các bài học thành bốn loại sau đây:
2.3.2.1 Loại 1: Những bài học có lồng ghép dạy học tích hợp.
 Kiến thức trong những bài học này có liên quan trực tiếp đến các vấn đề “ nóng hổi ” , đang có tính thời sự của cuộc sống, ngoài ra những kiến thức này cũng là cơ sở để tạo ra và củng cố một số kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ mà tôi đã và đang sử dụng rất hiệu quả :
 Ví dụ 1: Bài 7: “ Dòng điện không đổi . Nguồn điện ” ( Tiết 11 – 12 theo phân phối chương trình) .
 * Lí do mà tôi chọn sử dụng lồng ghép dạy học tích hợp ở bài này là: Ở tiết 12 ở mục V có giới thiệu về Pin và Acquy, chúng ta biết rằng hai thiết bị này được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong vài năm trở lại đây phải đến 90% học sinh THPT sử dụng xe đạp điện, xe máy điện để đi học. Pin và Acquy rất gần gũi với học sinh, với mọi người dân nên học sinh sẽ rất hứng thú khi các em được tìm hiểu về cấu tạo, về cách sử dụng để kéo dài tuổi thọ và về các biện pháp tái chế  các thiết bị này. Mặt khác vấn đề xử lí rác thải, vấn đề tái chế rác thải cũng như là vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn thể nhân loại.
 * Cách lồng ghép dạy học tích hợp : Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hết các đơn vị kiến thức trong bài, tôi dành thời gian khoảng 5 phút cuối để tiến hành một pha tích hợp bằng cách đưa ra 2 câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận tìm ra câu trả lời, sau đó về nhà các em sẽ hoàn thành đầy đủ câu trả lời vào giấy để nạp lại cho giáo viên. Giáo viên sẽ đọc, đánh giá và chọn những bài điển hình nhất để đọc trước lớp vào giờ sinh hoạt ngoại khóa. Hai câu hỏi tích hợp có nội dung là: 
 Câu 1: Để Acquy ở xe máy điện, xe đạp điện dùng được bền lâu thì khi sử dụng chúng ta phải thực hiện những nguyên tắc nào ? 
 Câu 2 Có được vứt bỏ trực tiếp các loại Pin và Acquy phế thải vào môi trường không ? Vì sao?. Theo em chúng ta nên xử lí như thế nào các loại Pin và Acquy phế thải để vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường vừa tận dụng tối đa những sản phẩm phế liệu ?
* Phân tích: Sau khi đưa ra 2 câu hỏi như trên tôi thấy học sinh vô cùng hứng thú, các em vui vẻ và tỏ ra rất hào hứng thảo luận để cùng nhau tìm ra câu trả lời. 
 Như vậy với việc đưa ra các vấn đề trên cho học sinh tôi thấy rằng nó đem lại nhiều ý nghĩa to lớn , một mặt tạo điều kiện cho các em tìm hiểu để biết cách sử dụng Pin và Acquy được bền lâu góp phần tiết kiệm được tiền của cho gia đình, mặt khác cho các em biết hết những tác hại của việc xả trực tiếp loại rác thải này ra môi trường từ đó các em sẽ tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cả chính bản thân các em sẽ không xả bừa bãi loại rác thải này nữa mà phải phân loại vào đúng nơi quy định. Ngoài ra khi trả lời về biện pháp xử lí các loại Pin và Acquy phế thải các em không những sẽ được tìm hiểu về các quy trình tái chế hiện có mà các em còn được thỏa chí sáng tạo những quy trình mới theo cách riêng của mình, điều này còn góp phần kích thích tính sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 2: Bài 9: “ Định luật ôm đối với toàn mạch ” (Tiết 16 theo phân phối chương trình)
 * Lí do mà tôi chọn sử dụng lồng ghép dạy học tích hợp ở bài này là: Trong mục III - phần 1- có giới thiệu về hiện tượng “ đoản mạch” ở Pin, ở Acquy và ở mạch điện sinh hoạt gia đình. Hiện nay 100% các hộ gia đình đều đã và đang sử dụng điện lưới, bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng trong thời gian gần đây ở nước ta xảy ra liên tiếp các vụ hỏa hoạn mà nguyên nhân là do chập, cháy ở mạng điện sinh hoạt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
 Như vậy ta thấy rằng những kiến thức về an toàn cũng như tiết kiệm trong sử dụng điện và cả kỹ năng xử lí tình huống khi có hỏa hoạn của nhiều người dân và của đa số học sinh THPT ở nước ta còn chưa cao. Vì vậy tôi chọn phương pháp tích hợp cho bài này nhằm củng cố và cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và những kỹ năng xử lí tình huống khi xảy ra hỏa hoạn. 
 * Cách lồng ghép dạy học tích hợp : Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hết các đơn vị kiến thức trong bài, tôi dành thời gian khoảng 5 phút cuối để tiến hành một pha tích hợp bằng cách đưa ra 2 câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận tìm ra câu trả lời, sau đó về nhà các em sẽ hoàn thành đầy đủ câu trả lời vào giấy để nạp lại cho giáo viên. Giáo viên sẽ đọc, đánh giá và chọn những bài điển hình nhất để đọc trước lớp vào giờ sinh hoạt ngoại khóa. Hai câu hỏi tích hợp có nội dung là: 
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về nguyên nhân xảy ra hiện tượng đoản mạch (chập mạch điện) và các biện pháp khắc phục.
Câu 2: Từ thực trạng về an toàn điện hiện nay nếu gặp tình huống chập cháy điện cũng như tình huống có hỏa hoạn xảy ra thì em sẽ xử lí như thế nào để giảm thiểu thiệt hại về tài sản và đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người, cho bản thân?
* Phân tích: Với hai câu hỏi thực tế như trên tôi quan sát thấy học sinh vô cùng hào hứng, các em nhiệt tình và sôi nổi thảo luận đưa ra các phương án trả lời. 
 Những kiến thức về nguyên nhân xảy ra chập điên và các biện pháp khắc phục các em cũng đã được tìm hiểu ở cấp THCS nhưng ở thời điểm lớp 11 các em đã sắp trưởng thành, có em chỉ khoảng một năm học nữa thôi là sẽ đi học nghề, đi làm ....nên tôi tạo điều kiện cho các em ôn tập củng cố lại những kiến thức đó. 
 Mặt khác chúng ta thấy rằng trong chương trình giáo dục phổ thông chưa có một bài học cụ thể nào dạy cho các em kỹ năng xử lí tình huống khi có hỏa hoạn xảy ra nên khi đi tìm hiểu để trả lời câu hỏi 2 các em sẽ biết và ghi nhớ được những kỹ năng xử lí tình huống này. Những kiến thức trên là vô cùng cần thiết đối với cuộc sống của các em học sinh và cuộc sông của tất cả mọi người.
 Ví dụ 3: Bài 15 “ Dòng điện trong chất khí ” ( Tiết 30-31 theo phân phối chương trình )
* Lí do mà tôi chọn sử dụng lồng ghép dạy học tích hợp ở bài này là: Ở mục V – Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện- có phần ứng dụng giới thiệu về hiện tượng “ sét “ . Chúng ta đều biết rằng trong nhiều thập kỷ gần đây sự biến đổi khí hậu trên trái đất đang diễn biến vô cùng phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan như : sét, giông, lốcdiễn ra ngày càng thường xuyên hơn và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. 
 Vì những lí do trên nên tôi sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo điều kiện cho học sinh thu thập thêm các kỹ năng về phòng tránh các tác hại của sét. 
* Cách lồng ghép dạy học tích hợp : Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hết các đơn vị kiến thức trong tiết 31, tôi dành thời gian khoảng 5 phút cuối để tiến hành một pha tích hợp bằng cách đưa ra 2 câu hỏi để học sinh suy nghĩ, thảo luận tìm ra câu trả lời, sau đó về nhà các em sẽ hoàn thành đầy đủ câu trả lời vào giấy để nạp lại cho giáo viên. Giáo viên sẽ đọc, đánh giá và chọn những bài điển hình nhất để đọc trước lớp vào giờ sinh hoạt ngoại khóa. Hai câu hỏi tích hợp có nội dung là: 
 Câu 1: Khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội ta phải làm như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân ?
 Câu 2 : Em hãy nêu các yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo và lắp đặt một cột chống sét ?
* Phân tích: Sau khi đưa ra 2 câu hỏi ngắn gọn và liên quan trực tiếp đến thực tế như trên tôi thấy học sinh vô cùng hứng thú, các em vui vẻ, hào hứng thảo luận một cách nghiêm túc để cùng nhau tìm ra câu trả lời. 
 Khi tìm hiểu để trả lời câu hỏi thứ nhất thì cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ tích lũy được một kỹ năng sống vô cùng cần thiết cho bản thân, và rồi các em lại có thể sẽ tuyên truyền, hướng dẫn cho những người xung quanh cùng biết.
 Kiến thức để trả lời câu hỏi thứ hai lại càng thú vị hơn, đặc biệt là đối với các học sinh nam, nó sẽ là hành trang quý giá để các em sử dụng cho gia đình mình và có thể cho công việc mà các em lựa chọn trong tương lai. 
* Nhận xét : Qua những ví dụ trên tôi thấy rằng việc sử dụng hợp lí phương pháp dạy học tích hợp không những sẽ mang đến nguồn cảm hứng học tập rất lớn cho học sinh mà quan trọng nhất là còn tạo cơ hội để các em tích lũy được nhiều kỹ năng sống rất cần thiết cho bản thân. Với những ý nghĩa to lớn, những bài học đầy tính thực tiễn như trên thì chúng ta không cần phải quát n

Tài liệu đính kèm:

  • docxphuong_phap_truyen_cam_hung_hoc_tap_phan_dien_hoc_cho_hoc_si.docx