Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Đông Hoàng

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Đông Hoàng

 Tiếng Việt của người Việt là một kho báu. Con người dần tìm hiểu, nghiên cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi. Đối với học sinh Tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu tiếng Việt dành cho các em bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản ở đây không phải là “bình thường” hay “không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tảng để các em thâm nhập vào kho báu tiếng Việt, nắm hiểu và sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao.

 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều phân môn, đã lấy nguyên tắc dạy học giao tiếp làm định hướng cơ bản, giáo viên cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn để nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) giúp các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đặc biệt, phân môn Tập đọc - là phân môn "khởi sự" có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên giàu cảm xúc của các em. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Đọc giúp học sinh giải mã được các tín hiệu ngôn ngữ, thông hiểu văn bản, giúp các em cảm thụ tốt hơn cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Thông qua các bài văn học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.

 Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì đọc giúp các em tự tin sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là cách để “học nữa, học mãi”, đọc để tự học và học suốt đời.

 Tuy nhiên, hiện nay tình trạng học sinh đọc lệch chuẩn ngày càng nhiều

làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh đọc lệch chuẩn Tiếng Việt ? Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hóa Việt. Đọc đúng, nói chuẩn Tiếng Việt là việc cần phải làm ngay.

 Với ý nghĩa trên, tôi chọn phân môn Tập đọc để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đó chính là:“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Đông Hoàng”.

 

doc 22 trang thuychi01 18023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Đông Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 	1.1: Lí do chọn đề tài
 Tiếng Việt của người Việt là một kho báu. Con người dần tìm hiểu, nghiên cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi. Đối với học sinh Tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu tiếng Việt dành cho các em bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản ở đây không phải là “bình thường” hay “không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tảng để các em thâm nhập vào kho báu tiếng Việt, nắm hiểu và sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao.
 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều phân môn, đã lấy nguyên tắc dạy học giao tiếp làm định hướng cơ bản, giáo viên cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn để nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) giúp các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đặc biệt, phân môn Tập đọc - là phân môn "khởi sự" có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên giàu cảm xúc của các em. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Đọc giúp học sinh giải mã được các tín hiệu ngôn ngữ, thông hiểu văn bản, giúp các em cảm thụ tốt hơn cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Thông qua các bài văn học sinh hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
 	Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì đọc giúp các em tự tin sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là cách để “học nữa, học mãi”, đọc để tự học và học suốt đời.
 	Tuy nhiên, hiện nay tình trạng học sinh đọc lệch chuẩn ngày càng nhiều 
làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh đọc lệch chuẩn Tiếng Việt ? Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hóa Việt. Đọc đúng, nói chuẩn Tiếng Việt là việc cần phải làm ngay.
 	 Với ý nghĩa trên, tôi chọn phân môn Tập đọc để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đó chính là:“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Đông Hoàng”.
 	1.2. Mục đích nghiên cứu
 	- Giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc thành thạo các văn bản.
 	 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 nói riêng và dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 	- Các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2. Đặc biệt là phương pháp dạy Tập đọc.
 	 - Học sinh lớp 2C Trường Tiểu học Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
 - Phương pháp thống kê
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
 	Đọc là gì ? “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó( ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh( ứng với đọc thầm)” (Theo M.R.Lơvôp- Cẩm nang dạy học tiếng Nga ( tiếng Nga)). Định nghĩa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc, đó là quá trình giải mã hai bậc: Chữ âm thanh và âm thanh nghĩa. Vậy, đọc là phát âm thành tiếng và thông hiểu những gì được đọc. 
 	 Để tổ chức dạy kĩ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần hiểu rõ quá trình đọc, nắm bản chất của kỹ năng đọc. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Mặt thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc.
 	 Đọc bao gồm những yếu tố như: Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm, cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác và biểu cảm bấy nhiêu. Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài.
 Mặt khác, phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như: vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học). Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những cơ sở của ngôn ngữ học. Giáo viên không coi trọng đúng mức những cơ sở này thì việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện và không đảm bảo tính hiệu quả. 
	2.2. Cơ sở thực tiễn
 	Ở Tiểu học, dạy học sinh kĩ năng đọc chuẩn là dạy các em nói, viết chuẩn. Nhưng thực trạng chung tại trường Tiểu học Đông Hoàng cho thấy số học sinh Tiểu học được coi là đọc, nói, viết chuẩn chiếm tỉ lệ chưa cao. Bởi các yếu tố như sau: 
 * Về yếu tố địa lí và con người.
 	Trường Tiểu học Đông Hoàng huyện Đông Sơn phía tây nam giáp huyện Triệu Sơn. Con người thân thiện cần cù chất phác đa số làm nghề nông, nhìn chung trình độ dân trí chưa cao và ngôn ngữ nói, đọc sử dụng tiếng địa phương khá nhiều. 
 *Về giáo viên
	Qua khảo sát số giáo viên đang trực tiếp công tác tại Nhà trường chúng tôi thấy:
 - Số giáo viên địa phương trong giao tiếp còn sử dụng tiếng địa phương là 13/18 = 72,2%
 - Một số giáo viên đánh giá năng lực đọc thành tiếng khá cao và theo cảm tính.
 - Một số giáo viên trong giờ tập đọc sa vào giảng văn, phân bố thời gian chưa hợp lý cho một tiết dạy dẫn đến học sinh không còn thời gian luyện đọc, không sửa được lỗi phát âm sai chủ yếu của học sinh. 
 - Trong khi giảng dạy, nhất là những giờ có đồng nghiệp dự, nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng học sinh chậm tiến độ coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức ở lớp mình. Bởi vì các em đọc chậm, đọc sai, đọc ê - a, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc độ thi công của tiết dạy.
 - Đặc biệt, một số giáo viên mặc dù có rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã thành thói quen nên khả năng nắm bắt đổi mới phương pháp dạy học hiện nay còn chậm. 
 - Phần lớn giáo viên là người địa phương nên chịu ảnh hưởng tiếng địa phương, phát âm Tiếng Việt chưa rõ ràng, rành mạch và chưa chuẩn khi nói, đọc đồng thời chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc rèn kĩ năng đọc cho HS (nhất là đối tượng học sinh đọc chưa chuẩn tiếng phổ thông).
 	*Về học sinh: 
 	 - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh lớp 2 ở bậc Tiểu học còn ham chơi, sự tự giác trong học tập chưa cao, chưa thật hứng thú tích cực trong học tập và các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đọc ê - a, liến thoắng, vội vã, hấp tấp)
 	 - Do các em phát âm không chuẩn xác một số âm vị Tiếng Việt, không hiểu nghĩa của từ vì vốn từ ít ỏi . 
 	 - Do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương: Phương ngữ địa phương được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp hàng ngày ở gia đình, ở bạn bè và thậm chí cả ở trường học.
 	- Các em thường coi nhẹ phân môn Tập đọc, vì các em cho rằng Tập đọc là môn dễ chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được không cần phải suy nghĩ nhiều như các môn học khác.
 	 - Do một phần học sinh chưa chú ý đến các dấu hiệu của câu mà đang phải chú ý vào chữ để học. 
 	 - Cũng có thể do một phần học sinh chưa nắm được các quy tắc ngữ pháp của câu. Vì vậy dẫn đến việc học sinh đọc thoải mái, tuỳ tiện không theo quy luật nào. Như vậy những em đọc được, đọc đúng chỉ đạt kết quả rất thấp. Điều này chứng tỏ thực trạng của học sinh đọc kém, đọc nhỏ, đọc sai lỗi chính tả, đọc ê - a,...
 	 - Ngoài ra còn có một số nguyên nhân về sinh lý có ảnh hưởng đến chất lượng đọc đúng, đọc chuẩn của học sinh như: nói ngọng, mắt kém, tai nghe không rõ khi được hướng dẫn sửa lỗi đọc đúng
 	Thực trạng trên đây quả là một vấn đề đáng báo động đến giáo viên đồng thời học sinh cần phải được giải quyết kịp thời trong dạy học phân môn Tập đọc. 
Là giáo viên dạy học sinh Tiểu học, qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy số đông các em thường đọc lệch chuẩn nên dẫn đến viết cũng sai chính tả. Đặc biệt là vấn đề phương ngữ của các em chưa phát âm chuẩn tiếng phổ thông vẫn còn mang nặng tiếng địa phương, hay lẫn lộn các cặp phụ âm dễ lẫn như: tr/ch, x/s ...Phát âm sai các bộ phận vần. Phát âm sai về các thanh điệu hỏi và ngã. Vì vậy, trong khi giảng dạy, tôi luôn chú ý đến việc rèn các em đọc, nói chuẩn. Giúp các em đọc và nói chuẩn chính là rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống hàng ngày của các em.
 	Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2C. Lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 26 học sinh, trong đó có 12 em nữ và 14 em nam. Phần lớn các em là con gia đình nông nghiệp, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn hộ nghèo và cận nghèo, một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà già yếu, một số em gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con cái, đồ dùng sách vở còn thiếu thốn... 
 	 Theo dõi việc học tập của học sinh lớp 2C, tôi nhận thấy các em đọc lệch chuẩn quá nhiều. Vì vậy, công việc đầu tiên của tôi ngay từ những tuần lễ đầu của năm học là phân loại đối tượng, thống kê các lỗi đọc sai phổ biến của học sinh trong lớp thông qua khảo sát các bài Tập đọc, qua theo dõi các bài đọc từ các phân môn khác và từ cách giao tiếp hàng ngày của các em để từ đó có biện pháp khắc phục cho các em. 
 	Thông qua khảo sát đầu năm học 2017- 2018, tôi thu được kết quả cụ thể môn tập đọc như sau:
Lớp
Môn
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
2C
Tập đọc
26 em
6 em = 30,8%
8 em = 46,1 %
12 em =23,1 %
 Từ thực trạng trên, để công việc nghiên cứu đạt hiệu quả, tôi đã chủ động cải tiến nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của đối tượng học sinh trong lớp, lập ra một số giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện trong lớp 2c trường Tiểu học Đông Hoàng.
 	2.3. Các biện pháp thực hiện 
 Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi vận dụng những kinh nghiệm đúc rút được qua thực tiễn dạy học những năm học trước để cố gắng làm sao giảm được tỉ lệ số học sinh đọc lệch chuẩn, tăng dần số học sinh đọc đúng chuẩn và rèn luyện cho các em tính cẩn thận, chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các môn học. Theo tôi, để giúp học sinh đọc đúng chuẩn phải là cả một quá trình giảng dạy và rèn luyện cho các em xuyên suốt lâu dài chứ không phải là ngày một ngày hai, vì vậy giáo viên cần phải kiên nhẫn, tận tâm, tận tụy tìm biện pháp khắc phục với học sinh. Bản thân tôi đã đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiện cụ thể như sau: 
Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
 Việc phân loại đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Đây có thể coi là một biện pháp có tính khả dụng, hữu hiệu và hợp lý vì giúp cho giáo viên có thể theo dõi, bồi dưỡng, kèm cặp, uốn nắn đến từng đối tượng học sinh trong lớp. Tôi không chỉ phân loại đối tượng học sinh trong môn Toán hoặc các phân môn khác mà đối với môn tập đọc tôi phân loại học sinh như sau:
 	- Phân loại học sinh trong lớp thành các nhóm cùng đối tượng để rèn kĩ năng đọc.
 + Nhóm 1: Đối tượng học sinh đọc lệch chuẩn (đọc sai lỗi, đọc chậm)
 + Nhóm 2: Đối tượng học sinh đọc bình thường
 + Nhóm 3: Đối tượng học sinh đọc tốt
 * Đối với đối tượng học sinh đọc lệch chuẩn (sai lỗi, đọc chậm)
 Tâm lý các em là rất ngại đọc, nhất là các bài dài vì thế tôi không ép học sinh đọc nhiều. 
 Trong phương pháp dạy phân môn Tập đọc lớp 2 có phần đọc nối tiếp câu, đây là thời điểm tốt nhất để rèn đọc, uốn nắn việc phát âm sai cho các em. 
 Tôi kiên trì giúp đỡ các em rèn kĩ năng đọc, không "bỏ qua" nhưng cũng không "nôn nóng" đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp (nếu chưa đọc đúng trên lớp tôi ghi chép lỗi các em mắc vào nhật kí, yêu cầu học sinh luyện đọc thêm ở nhà, đọc trong các môn học khác..), động viên các em đọc tốt từng câu sau đó nâng lên đọc đoạn rồi đọc cả bài, hạn chế chê trách làm học sinh bi quan, xấu hổ và chán nản. Mặt khác, tôi sắp xếp em đọc tốt ngồi cạnh em đọc chưa tốt để các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập khi học nhóm, các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú học tập hơn. Giờ ra chơi hoặc những buổi có lịch sinh hoạt 15 phút đầu giờ lớp trưởng điều hành cho các bạn đặc biệt là các bạn đọc chưa tốt được đọc nhiều truyện tranh, chuyện thiếu nhi, “Hàng vạn câu hỏi vì sao” trong tủ sách Lam Sơn của lớp. Ngoài ra, giáo viên cần kết hợp với phụ huynh trong việc kèm cặp các em đọc bài ở nhà, động viên phụ huynh mua thêm truyện tranh thiếu nhi bổ ích cho các em luyện đọc thêm.
 	* Đối với đối tượng học sinh đọc bình thường
 Tâm lý các em này cũng thường rất ngại thể hiện, các em nghĩ biết đọc là được nên giáo viên cần sử dụng biện pháp động viên khuyến khích khen kịp thời...khi học sinh đọc để giúp các em bạo dạn hơn. Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho các em tham gia trò chơi học tập, hoạt động nhóm...để lôi cuốn học sinh thích được đọc bài.
 Ví dụ: Trong dạy Tập đọc có hoạt động kiểm tra bài cũ, tôi cho các em (trong nhóm đọc bình thường) được đọc lại bài tập đọc đã học, giáo viên nhận xét và tuyên dương các em.
 	 * Đối với đối tượng học sinh đọc tốt
 Tâm lý các em rất tự tin, thích được bộc lộ nên khi tham gia đọc tôi yêu cầu các em ở mức độ cao hơn như đọc diễn cảm, đọc phân vai. Lấy các em làm nhân tố điển hình để phát triển thêm các em khác đọc tốt.
 Trong các bài Tập đọc - Kể chuyện, khi đến hoạt động luyện đọc lại, tôi yêu cầu cá nhân học sinh (ở nhóm đối tượng đọc tốt) đọc lại toàn bài hoặc đọc phân vai (người dẫn chuyện, các nhân vật có trong chuyện), sau đó giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất, tuyên dương các em.
 Tôi đã sử dụng và khai thác triệt để giải pháp này trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh trong lớp mình giảng dạy và phân loại được ba đối tượng học sinh cụ thể như sau:
 	+ Nhóm 1: Đối tượng học sinh còn đọc lệch chuẩn (đọc sai, đọc chậm ) gồm các em: Lê Duy Việt Anh, Lê Xuân Hải Anh, Nguyễn Đình Bảo Duy, Lê Thị Lanh, Lê Thị Ngọc Linh, Trần Phương Linh, Nguyễn Như Lộc, Lê Văn Minh, Lê Na, Lê Huy Nhật Nam, Lê Thị Băng Nhi, Lê Bá Thắng
 + Nhóm 2: Đối tượng học sinh đọc hoàn thành bài tập đọc gồm các em: Trương Quốc Bảo, Hồ Hương Giang, Lê Huy Lộc,Lê Phương Bảo Ngọc, Lê Hữu Hoàng Nam, Trương Thị Như, Nguyễn Minh Phúc,Trương Đăng Quang. 
 + Nhóm 3: Đối tượng học sinh đọc hoàn thành tốt gồm các em: Nguyễn Ngọc Minh Châu, Lê Thanh Hùng, Lê Như Khánh Huyền, Lê Xuân Nam, Lê Thị Yến Nhi, Lê Thị hoài Thu.
 	Từ việc phân loại đối tượng trong lớp 2C mà tôi hiểu rõ từng em yếu gì, thiếu gì, cần gì để có biện pháp phù hợp cho từng em giúp các em tiến bộ.
 Tóm lại, việc phân loại đối tượng học sinh lớp môn tập đọc ngay từ đầu năm học đã mang lại hiệu quả tốt cho việc nâng cao chất lýợng ðọc cho HS. Giúp giáo viên tìm được giải pháp hợp lí để rèn kĩ năng đọc cho từng đối tượng. Tìm ra HS có năng khiếu, HS còn chưa hoàn thành môn học để có biện pháp giúp đỡ.
 Biện pháp 2: Gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập đọc
 	 Muốn rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh thì việc gây hứng thú trong tiết học tập đọc là rất quan trọng. Nhất là đối với học sinh đọc sai lỗi nhiều GV phải kích thích cho các em ham thích đọc, phải làm cho các em thấy tiết học như một sân chơi không gò bó hoặc nặng nề, các em được tâm sự, được bộc lộ mình, được nghe, được học hỏi. Tôi đã vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt tạo hứng thú trong giờ học như sau: 
a.Phương pháp trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp phương pháp luyện tập theo mẫu
 Phương pháp này đạt hiệu cao trong việc luyện phát âm chuẩn tiếng, từ và trong việc hiểu nghĩa của từ để đọc đúng câu, đoạn, cả bài.
 Ví dụ: Khi dạy bài: Quả tim khỉ (Tiếng Việt 2- Tập 2 trang 50-51)
	Tôi giới thiệu bài và giải nghĩa từ khó hiểu bằng tranh ảnh qua hệ thống giáo án điện tử trình chiếu hình ảnh. HS chú ý và tò mò muốn đọc bài để hiểu.
 	Khi học sinh đọc sai từ: sần sùi, trấn tĩnh Hoặc đọc sai câu: "Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe một tiếng quẫy mạnh dưới nước."... Tôi đọc mẫu cho các em nghe để các em đối chiếu tìm ra những chỗ mình đọc sai, ngắt, nghỉ hơi chưa đúng tự sửa lỗi và luyện đọc cho đúng (cho luyện đọc cá nhân, nhóm , cả lớp).
 	 b.Phương pháp luyện tập củng cố. Phương pháp này được sử dụng để rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh.
 c.Phương pháp hỏi đáp. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong luyện đọc thầm để kiểm tra học sinh và tìm hiểu bài.
d.Tổ chức học theo tổ - nhóm, theo cặp 
 	 Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã tiến hành phân học sinh trong lớp theo tổ - nhóm hoặc phân “đôi bạn cùng tiến” để các em có thể hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 	Phương pháp này giúp các em phát huy tinh thần tự giác, tích cực học tập, phát hiện ra những lỗi sai của nhau rồi tự trao đổi để tìm ra cách đọc đúng nhất, khi đó các em sẽ khắc sâu những kiến thức mới lĩnh hội được, đúng như tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”.
 e.Trò chơi học tập 
 	 Trong khi rèn kĩ năng đọc, tôi vận dụng lồng ghép trò chơi học tập phù hợp với từng bài dạy nhằm gây cho các em sự hứng thú, sự tập trung của tư duy trí tuệ, tính nhanh nhẹn và qua hoạt động trò chơi kiến thức, kỹ năng đọc của các em sẽ được củng cố. Trò chơi học tập được tôi tổ chức cho các em dưới nhiều hình thức khác nhau (tùy vào từng nội dung bài đọc) như:
 + Thi đọc nhanh, thuộc giỏi	
+ Thi đọc tiếp sức
+ Thi thả thơ	
 + Đọc truyền điện
 + Đọc phân vai
 + Đóng kịch
 + Thi kể lại những điều đã đọc...
 Ví dụ: Sau khi học xong bài: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (Tiếng Việt 2 - tập 2 trang 60 - 61). Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: "Thi đọc tiếp sức" (chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi) hoặc trò chơi: "Đọc truyền điện".
 	Đến hoạt động luyện đọc lại, tôi đã tổ chức cho các em chơi trò chơi: "Đóng kịch" (chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi, mỗi đội gồm 2 thành viên đóng các vai như: người dẫn chuyện, Hùng Vương và biểu diễn trước lớp). 
 Từ việc vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học như vậy nên thu hút được sự say mê, tích cực, tự giác học tập của học sinh trong lớp. Đó là một thành công bước đầu trong công tác giảng dạy của tôi. 
 	Dựa trên nền tảng này, tôi tiếp tục phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh để nắm bắt được sự phản hồi từ phía học sinh xem các em tiếp thu bài đến đâu, lỗ hổng kiến thức ở chỗ nào. Khi đó, tôi sẽ nhanh chóng có biện pháp giải quyết một cách triệt để nhất cho từng đối tượng học sinh trong lớp. 
 	Tục ngữ xưa có câu: “Cô giáo như mẹ hiền”, trường học cũng chính là ngôi nhà thứ hai của các em. Vì vậy thầy và cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai dìu dắt các em nên người. Từ những tình thương yêu, sự động viên, an ủi, vỗ về sẽ làm cho các em thấy tin tưởng, thấy yên tâm, 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2_o_truong.doc