Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh lớp 2, trường Tiều học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân
Trải qua hàng nghìn năm, cùng với sự tiến hoá của loài người, ngôn ngữ cũng dần dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Ngôn ngữ từ mức độ đơn giản là trao đổi thông tin, tiếp đến là biểu lộ tình cảm, trạng thái tâm lí, cao hơn nữa là yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách của con người. Việc sử dụng ngôn ngữ: nói - viết không thể thiếu trong học tập, lao động - giao tiếp hằng ngày. Việc nói, viết đúng chuẩn mực là cơ sở để ta có thể đánh giá trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ của một người. Khi chúng ta dùng sai tức là chúng ta đã làm nghèo đi vốn Tiếng Việt, làm mất vẻ đẹp của tiếng nói và chữ viết. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay: Giáo dục với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản áp dụng cho cuộc sống sau này. Trong tất cả các môn học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng, chiếm nhiều thời lượng, thời gian dạy học. Việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường, ở cấp tiểu học đã chú trọng tới bốn kĩ năng cơ bản đó là: nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kĩ năng này, kĩ năng nào cũng quan trọng, có quan hệ mật thiết với nhau, song với kĩ năng nghe và nói là hai kĩ năng học sinh đã có sẵn một số “vốn” nhất định. Học sinh “nghe” thì dễ nhưng tiếp nhận thông tin và thể hiện, diễn đạt “nói” cho người khác tiếp nhận lại thông tin một cách hiệu quả thì đó là cả một quá trình học hỏi, trau dồi. Hai kĩ năng đọc và viết được hình thành và phát triển khi học sinh đi học, bắt đầu ở cấp tiểu học học sinh mới thực sự thực hiện kĩ năng viết. Thực tế dạy học, tôi nhận thấy rằng: nhiều thế hệ học sinh của mình còn có nhiều em gặp khó khăn trong việc nói và viết câu đúng theo chuẩn ngôn ngữ Tiếng Việt.
MỤC LỤC TT TÊN ĐỀ MỤC TRANG A PHẦN MỞ ĐẦU 2 I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 B NỘI DUNG 4 I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1 Thuận lợi 5 2 Khó khăn 5 III CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6 1 Các giải pháp 6 2 Các biện pháp tổ chức thực hiện 7 IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 18 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 19 I KẾT LUẬN 19 II ĐỀ XUẤT 19 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trải qua hàng nghìn năm, cùng với sự tiến hoá của loài người, ngôn ngữ cũng dần dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Ngôn ngữ từ mức độ đơn giản là trao đổi thông tin, tiếp đến là biểu lộ tình cảm, trạng thái tâm lí, cao hơn nữa là yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách của con người. Việc sử dụng ngôn ngữ: nói - viết không thể thiếu trong học tập, lao động - giao tiếp hằng ngày. Việc nói, viết đúng chuẩn mực là cơ sở để ta có thể đánh giá trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ của một người. Khi chúng ta dùng sai tức là chúng ta đã làm nghèo đi vốn Tiếng Việt, làm mất vẻ đẹp của tiếng nói và chữ viết. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay: Giáo dục với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản áp dụng cho cuộc sống sau này. Trong tất cả các môn học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng, chiếm nhiều thời lượng, thời gian dạy học. Việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường, ở cấp tiểu học đã chú trọng tới bốn kĩ năng cơ bản đó là: nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kĩ năng này, kĩ năng nào cũng quan trọng, có quan hệ mật thiết với nhau, song với kĩ năng nghe và nói là hai kĩ năng học sinh đã có sẵn một số “vốn” nhất định. Học sinh “nghe” thì dễ nhưng tiếp nhận thông tin và thể hiện, diễn đạt “nói” cho người khác tiếp nhận lại thông tin một cách hiệu quả thì đó là cả một quá trình học hỏi, trau dồi. Hai kĩ năng đọc và viết được hình thành và phát triển khi học sinh đi học, bắt đầu ở cấp tiểu học học sinh mới thực sự thực hiện kĩ năng viết. Thực tế dạy học, tôi nhận thấy rằng: nhiều thế hệ học sinh của mình còn có nhiều em gặp khó khăn trong việc nói và viết câu đúng theo chuẩn ngôn ngữ Tiếng Việt. Vậy, làm thế nào để tất cả đối tượng học sinh, cho dù các em sống ở những nơi điều kiện có nhiều khó khăn và sách tham khảo chưa được phong phú đa dạng vẫn phát huy được sự sáng tạo, thông minh và khả năng suy nghĩ linh hoạt khi đặt câu, viết văn, tự tin khi diễn đạt? Là một giáo viên đã từng công tác lâu năm ở huyện miền núi, và đã nhiều năm dạy học ở lớp 2, cùng những trăn trở nêu trên. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh lớp 2”, trường Tiều học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập với nền kinh tế, quốc tế hoá toàn cầu. Cùng với sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt thì giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của đất nước . Nghị quyết TW II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước.” Đảng ta, chính phủ ta cũng đã chỉ ra rằng: Chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan. Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã nói: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Hãy giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt như giữ gìn chính con ngươi của mắt mình. Vậy phải làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, bản sắc văn hoá dân tộc? Một phần quan trọng đó chính là việc giữ gìn, trau dồi ngôn ngữ Việt. Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng việc giáo dục ngôn ngữ: Tục ngữ có câu: “Học ăn học nói, học gói học mở”. Con người muốn tư duy tốt phải có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Vì thế, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ, mật thiết, tác động qua lại với nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy, và nếu ngôn ngữ được trau dồi tỉ mỉ thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển tư duy. Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển tư duy, để học sinh nói và viết tốt phải kể đến vai trò và trách nhiệm của mỗi giáo viên trong nhà trường. Ngay từ lớp 2, tôi thấy việc rèn kĩ năng nói và viết câu cho học sinh hết sức quan trọng và cần thiết, tạo nền tảng, tiền đề cho những lớp học, cấp học tiếp theo. Trong nhiều năm được phân công trực tiếp giảng học sinh lớp 2, tôi đã tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng ngôn ngữ, nói và viết câu của học sinh, những vấn đề còn hạn chế hoặc khó khăn của học sinh trong cách diễn đạt để từ đó giúp các em thực hiện tốt hơn kĩ năng nói và viết câu. Điều này đã thôi thúc tôi luôn tìm hiểu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, suy nghĩ tìm tòi, áp dụng đúc kết kinh nghiệm dạy học của mình để làm sao nâng cao được chất lượng dạy học của mình trong từng tiết học. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là những kinh nghiệm rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh lớp 2. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp trực quan: tôi tiến hành theo dõi, giúp đỡ trực tiếp. - Phương pháp thực hành – luyện tập - Phương pháp thảo luận nhóm: Đối với những từ khó dễ viết sai, hiểu sai tôi trao đổi với đồng nghiệp để tìm cách giải quyết tốt nhất. Ngoài ra tôi còn tự tìm hiểu qua sách báo, qua mạng để tham khảo những câu văn hay, cách viết văn, kinh nghiệm giáo dục học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Ngôn ngữ là một thứ công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn, nó có thể dùng để diễn đạt tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy, biết được từ những cái nhỏ bé, đơn giản nhất. Ngôn ngữ được thể hiện chủ yếu, cơ bản nhất dưới hai hình thức: nói và viết. Đến tuổi đi học, các em mới có điều kiện học chữ, học ngôn ngữ viết. Đây là một hình thức ngôn ngữ mới, có sức diễn đạt lớn nhưng lại xây dựng theo những quy tắc, chuẩn mực nghiêm ngặt. Như chúng ta đã biết, đơn vị ngôn ngữ thường dùng chính là câu. Khi giao tiếp thực tế hoặc học tập bất kỳ môn học nào cũng cần đòi hỏi, rèn luyện hai kĩ năng: nói và viết, tức là khả năng sử dụng câu. Vậy chúng ta cần phải dạy học sinh nói và viết như thế nào cho đúng, cho hay, để các em hiểu và giao tiếp đạt đến một mức độ chuẩn mực? Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe chỉ hiểu lơ mơ. Nói, viết không sao thể hiện được ý mình cho suôn sẻ, rõ ràng, mạch lạc thì sẽ làm cho người nghe khó hiểu, thậm chí hiểu sai. Như vậy các em cũng không thể nào khai thác, tiếp nhận đầy đủ thông tin từ thầy, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nhà trường, việc bồi dưỡng, rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Nói như vậy, Tiếng Việt cũng không phải là những gì xa lạ. Đó chính là vốn sống, vốn hiểu biết, là sự học hỏi, trau dồi kiến thức của mỗi chúng ta. Thế nên, hãy đem những gì chúng ta biết, chúng ta học tập, chắt lọc để truyền dạy cho các em ngay từ khi các em đang chập chững bước vào ngưỡng của của cuộc đời, để mai sau cùng với kiến thức, vốn sống các em sẽ tự khẳng định được mình. Với những suy nghĩ trên, là một giáo viên, trong những năm qua, tôi đã không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đạt được hiệu quả cao trong dạy học. Đã nhiều năm, được phân công chủ nhiệm lớp 2. Tôi thấy rằng học sinh của mình còn mắc lỗi rất nhiều khi nói và viết câu. Vì thế, tôi luôn trăn trở để tìm ra giải pháp giúp học sinh khắc phục lỗi nói và viết câu đạt hiệu quả. Đó chính là: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói và viết cho học sinh lớp 2.”. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Trong những năm qua, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp hai. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Đó là: 1. Thuận lợi: Đa số các bậc phụ huynh đều thấy được tầm quan trọng của việc học nên đã tạo điều kiện cho học sinh đến trường đến lớp. Các em có đủ đồ dùng cần thiết để học tập. 2. Khó khăn: Nhiều gia đình kinh tế còn gặp khó khăn, đời sống vật chất còn thiếu thốn, chưa kể một số đông học sinh là con em dân tộc thiểu số, phát âm theo chuẩn ngôn ngữ Tiếng Việt ít nhiều có sự ảnh hưởng của yếu tố địa phương. Ví dụ: một số âm chưa rõ: “l” với “đ”: “lời nói” có khi thành “đời nói”; âm “b” trong một số trường hợp lẫn với âm “v”, “bỏ đi’ thành “vỏ đi” Các em ít có điều kiện được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, kĩ năng giao tiếp có phần hạn chế. Một số học sinh nhà xa điểm trường đường đi trơn dốc, có khi phải lội qua suối, trời mưa to không thể đi qua được. Khả năng tiếp thu, trình độ kiến thức của học sinh không đồng đều. Bên cạnh đó còn có một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà trong khi đó các em lại đang còn nhỏ, tính tự học chưa cao. Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát lớp mình chủ nhiệm trong hai năm học như sau: Năm học 2016 – 2017, tôi chủ nhiệm lớp 2A với kết quả là: Sĩ số Các kĩ năng HTT HT CHT SL TL SL TL SL TL 27 Kĩ năng nói 7 25,9 13 48,2 7 25,9 Kĩ năng viết 7 25,9 13 48,2 7 25,9 Năm học 2017 - 2018, tôi chủ nhiệm lớp 2D. Kết quả đạt được như sau: Sĩ số Các kĩ năng HTT HT CHT SL TL SL TL SL TL 25 Kĩ năng nói 4 16 15 60 6 24 Kĩ năng viết 4 16 15 60 6 24 Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: số lượng học sinh chưa hoàn thành các kĩ năng nói và viết còn nhiều nên trong quá trình dạy học, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp và biện pháp như sau: III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHÚC THỰC HIỆN. Trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp, tôi đưa ra các giải pháp như sau: 1. Các giải pháp: Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh. - Nhóm thường mắc lỗi về kĩ năng nói. - Nhóm thường mắc lỗi về kĩ năng viết. - Nhóm thường mắc lỗi cả về kĩ năng nói và viết. Từ việc nắm bắt tình hình học sinh, trên cơ sở đó đề ra hướng giải quyết, giúp đỡ học sinh: - Đối với nhóm học sinh thường mắc lỗi về kĩ năng nói, tôi tạo điều kiện cho học sinh được tham gia hỏi đáp thảo luận, trả lời các câu hỏi, từ đó giúp học sinh sửa chữa. - Đối với nhóm học sinh thường mắc lỗi về kĩ năng viết, tôi đã chú ý hướng dẫn các em sửa cách trình bày câu văn, dùng từ sao cho phù hợp, chú ý sửa câu sai khi học sinh viết đoạn văn. Đưa ra những câu văn khác nhau để học sinh lựa chọn, khuyến khích học sinh viết đoạn văn theo chủ đề - Trong trường hợp học sinh thường mắc lỗi ở cả hai kĩ năng: nói và viết câu, tùy vào mức độ, tôi sẽ cố gắng tạo điều kiện để học sinh trao đổi, giao tiếp nhiều với các bạn khác, học hỏi cách trình bày của bạn, mạnh dạn trình bày ý kiến, bài viết của mình để cô giáo và các bạn giúp đỡ Giải pháp 2: Thống kê lỗi học sinh thường mắc - Câu không đủ thành phần: Học sinh nói, viết có thể thiếu một hoặc cả hai bộ phận chính của câu, khiến cho nghĩa của câu không trọn vẹn, làm cho người đọc hiểu sai hoặc buồn cưởi thậm chí cả hụt hẫng thất vọng. - Câu thừa thành phần: Đây là những câu có thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết. - Câu không phân định rõ thành phần: là những câu rất khó xác định thành phần câu làm cho câu rắc rối, lủng củng, nghĩa của câu không rõ ràng, tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp. Trước hết là do các em không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói, cần viết nên không phân định được từng ý rạch ròi. Một phần nữa là do các em viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào hoặc cụm từ nào là các em viết ngay vào bài không tìm cách sắp xếp các từ, cụm từ để biểu đạt nội dung cần trình bày. - Ngoài những kiểu câu sai về ngữ pháp như trên, học sinh còn nói, viết câu sai về nghĩa, câu không rõ nghĩa, câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, các vế câu. - Một số lỗi khác ngoài câu Ngoài những lỗi như trên, trong quá trình dạy học, tôi còn phát hiện thấy học sinh còn mắc một số các lỗi khác, từ đơn giản đến phức tạp như: Hết câu không biết dùng dấu chấm câu, dùng sai dấu câu, dùng dấu câu một cách tuỳ tiện, dùng ngôn ngữ nói vào trong ngôn ngữ viết, dùng từ địa phương. 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện Từ những giải pháp trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, đề ra các biện pháp chủ yếu giúp học sinh rèn kĩ năng nói và viết câu như sau: Biện pháp 1: Sửa trực tiếp. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi nhận thấy việc sửa trực tiếp hết sức cần thiết vì dưới sự gợi ý, phân tích, giúp đỡ của giáo viên, các em sẽ nhận thấy “lỗi” ngay tại lớp và “sửa” hiệu quả. Ưu điểm của biện pháp này là có thể áp dụng cả khi học sinh nói và viết câu, đoạn văn. Giáo viên có thể cho em nghe lại câu của mình vừa nói, từ đó phân tích điểm chưa được và hướng dẫn học sinh sửa. Giáo viên có thể làm mẫu yêu cầu học sinh nhắc lại và bắt chước. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết tự thuật. Giáo viên hỏi: Tên em là gì? Học sinh trả lời: Ngọc Khánh. Tôi hướng dẫn em bằng cách: Em trả lời như vậy là chưa đủ câu. Em cần phải nói : Tên em là: Hà Thị Ngọc Khánh. (học sinh nhắc lại câu trả lời). Trong trường hợp học sinh viết câu, đoạn văn còn chưa đúng, chưa đủ câu, tôi đã trực tiếp sửa cùng học sinh và yêu cầu học sinh viết lại cho đúng, cho hay hơn. Kết quả cho thấy học sinh của lớp tôi đều thực hiện sửa lỗi viết câu rất hiệu quả. Biện pháp 2: Giải thích để học sinh thấy được lỗi khi nói, viết câu để tự sửa, tự khắc phục. Giúp học sinh tự thấy “lỗi” cần phải sửa chữa là vấn đề không đơn giản, đó phải là cả một quá trình “tự học hỏi”, “tự rèn luyện” của mỗi học sinh thông qua sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Học sinh phải thật sự “hiểu” vấn đề mình đang nói đến để có cách diễn đạt tốt nhất có thể. Ví dụ: Khi học sinh viết đoạn văn nói về em bé. Một học sinh viết: Em bé rất béo. (Học sinh Hỏa Tâm Đan) Tôi giải thích cho em hiểu: Khi viết về em bé mình đã dành tình cảm yêu quý cho em bé đó. Vậy mình nên thay từ béo bằng từ nào? Và như vậy học sinh sẽ nói: Em bé trông rất bụ bẫm; Em bé trông mũm mĩm, đáng yêu Biện pháp 3: Gợi ý để học sinh khác giúp bạn sửa lỗi nói và viết. Các cụ xưa thường nói: “Học thày không tày học bạn”. Đối với bạn bè cùng trang lứa, các em sẽ thoải mái, dễ dàng trò chuyện, học hỏi lẫn nhau, các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn. Chẳng hạn: Khi học sinh nói hoặc viết câu chưa đúng, chưa hay, tôi sẽ hỏi học sinh khác? Em thấy câu văn của bạn thế nào?/ Em có nhận xét gì về câu văn của bạn?../ Em hãy sửa lại giúp bạnTừ đó, học sinh khác sẽ phát hiện chỗ sai và giúp bạn khắc phục để có những cách nói hoặc viết đúng và hay. Biện pháp 4: Đưa ra các câu văn khác nhau cùng diễn đạt một ý để học sinh lựa chọn câu văn hay, phù hợp. Trường hợp này, thường gặp ở những học sinh còn lúng túng khi đặt câu, các em cốt làm sao đặt câu đúng theo yêu cầu. Để giúp học sinh, tôi khuyến khích các học sinh đưa ra nhiều câu văn khác nhau để học sinh lựa chọn. Ví dụ: Khi đặt câu với từ “mở”, học sinh viết: Em mở cặp. Tôi hướng dẫn học sinh: Em đặt câu như vậy đã đúng rồi nhưng em hãy xem câu của em vừa đặt với câu: “Em mở cặp lấy sách vở ra học.”, câu nào đủ ý và hay hơn? Học sinh chắc chắn sẽ chọn câu thứ hai. Ví dụ: Cũng là giới thiệu về một mùa mà em yêu thích, tôi khích lệ các học sinh của mình đưa ra nhiều cách nói và các em đã có nhiều cách giới thiệu: Mùa em thích nhất là mùa hạ; Em thích mùa xuân nhất, mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm; Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông em thích mùa xuân nhất; Một năm có bốn mùa, bát đầu là mùa xuân, tiếp theo là mùa hạ rồi đến mùa đông và cuối cùng là mùa xuân, mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng nhưng em thích mùa thu nhất Biện pháp 5: Ra thêm các bài tập, yêu cầu học sinh đặt câu, viết đoạn văn theo chủ điểm đã học. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, tôi còn dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi các mẫu câu, đoạn văn phù hợp để các em được thực hành nhiều hơn, bởi thực hành, luyện tập là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết câu, vì vậy, tùy vào các tiết học cụ thể, tôi xem học sinh nào còn chưa học tốt ở phần nào, tôi sẽ ra thêm các bài tập ở phần đó và kiểm tra, hướng dẫn các em thực hiện vào đầu buổi học và các tiết ôn luyện. Đối với tất cả học sinh trong lớp, tôi yêu cầu học sinh phải nắm chắc các kiến thức liên quan đến các mẫu câu đã học để khi đặt câu học sinh không mắc phải sai sót. Chẳng hạn: khi đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì)/ là gì? (từ - cụm từ trả lời cho bộ phận câu: là gì? Chính là từ (cụm từ) chỉ sự vật. Với mẫu câu: Ai (cái gì, con gì)/ làm gì? từ (cụm từ) trả lời cho bộ phận câu: làm gì? là từ (cụm từ) chỉ hoạt động. Ai (cái gì, con gì)/ như thế nào? từ - cụm từ trả lời cho bộ phận câu: như thế nào? là từ (cụm từ) chỉ đặc điểm Từ mẫu câu, tôi khuyến khích học sinh thêm cụm từ hoặc hình ảnh so sánh để được câu văn hay hơn. Ví dụ: Con mèo có bộ lông màu đen. (Câu mẫu dạng: Con gì/ thế nào?) học sinh có thể viết thành các câu: Con mèo có bộ lông đen mượt như tơ; Con mèo có bộ lông đen mượt như nhung; Con mèo nhà em khoác chiếc áo lông đen mượt; Cũng từ một câu cho sẵn, tôi cho học sinh thực hiện cách diễn đạt tình cảm của mình để câu văn hay hơn. Ví dụ: Câu mẫu: Lớp ta hôm nay rất sạch. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ phát triển thành các câu sau: Lớp ta hôm nay mới sạch làm sao!, Ôi, lớp ta hôm nay sạch sẽ thế!, Lớp ta hôm nay sạch thật đấy!, Hôm nay ai trực nhật mà lớp ta sạch sẽ thế nhỉ?... Qua đó tôi cũng phát hiện thêm nhiều điều lý thú, sáng tạo của học sinh để tích lũy thêm cho kinh nghiệm dạy học của mình. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng phân cắt câu, cách sử dụng dấu câu phù hợp. Thực tế dạy học, tôi thấy rằng học sinh còn lúng túng khi sử dụng dấu chấm câu. Khi viết đoạn văn, có khi chưa hết câu các em đã dùng dấu chấm, có khi hết câu lại chỉ dùng dấu phẩy. Trường hợp này, tôi giúp học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức: Câu diễn đạt một ý trọn vẹn giúp người nghe hiểu được nội dung cần nói. Khi viết, chữ cái đầu câu cần phải viết hoa, cuối câu phải viết dấu chấm. Nếu là câu hỏi, cuối câu phải viết dấu chấm hỏi. Khi tách câu, chúng ta phải đọc kĩ đoạn văn, và phải đọc lại từng câu sau khi đã tách câu. Ví dụ: Khi viết đoạn văn nói về con vật nuôi em thích, một học sinh viết: Em rất thích con gà trống nhà em nó có bộ lông nhiều màu sắc, đôi cánh chắc khỏe, trên đầu nó có cái mào đỏ chót (học sinh: Lô Thị Phương ) Tôi hướng dẫn học sinh tách câu: Em rất thích con gà trống nhà em. Nó có bộ lông nhiều màu sắc. Đôi cánh chắc khỏe. Trên đầu nó có cái mào đỏ chót Biện pháp 7: Kiểm tra bài làm, chấm bài, chữa lỗi thường xuyên. Việc kiểm tra bài, chấm, chữa bài thường xuyên là việc làm hết sức cần thiết vì đó không chỉ thúc đẩy, động viên học sinh học tập mà còn giúp giáo viên kịp thời phát hiện năng lực học tập, sáng tạo cũng như những thiếu hụt của các em để kịp thời bồi dưỡng, khắc phục. Trong quá trình kiểm tra, chấm bài, tôi đã giúp học sinh nhận ra sai sót trong khi viết câu và giúp các em sửa chữa, viết lại câu văn, đoạn văn từ mức đạt yêu cầu trở lên và rất hiệu quả. Khi học sinh viết đoạn văn, tôi kiểm tra, nhận xét, dựa trên ý diễn đạt của học sinh, tôi đã hướng dẫn học sinh lựa chọn cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn được tốt hơn. Biện pháp 8: Đa dạng các hình thức dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo được hứng thú học tập cho các em. Tuỳ theo từng bài học, tiết học, tôi có thể cho học sinh đóng vai, hỏi đáp, tổ chức trò chơi, hoạt động theo nhómnhằm gây hứng thú, thu hút sự chú ý của các em để tăng kĩ năng nói và viết của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học. Ở những tình huống đóng vai, học sinh của lớp tôi đã mạnh dạn hơn nhiều, kĩ năng nói và viết cũng được nâng lên, các em rất hào hứng không chỉ thể hiện mà còn cả ở việc nhận xét đóng vai của bạn. Tôi đã cho học sinh đóng vai nhiều ở các tiết kể chuyện, các tình huống trong tiết Tập làm văn hay trong môn Đạo đứchọc sinh đều thực hiện khiến tôi hài lòng. Ở các hoạt động trò chơi, học mà chơi, chơi mà học đều mang đến nhiều mong đợi và thích thú cho học sinh. Vì vậy tôi đã lồng ghép trò chơi vào tiết học để học sinh bớt căng thẳng nhưng vẫn tiếp thu được kiến thức bài học một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Ví dụ: Tổ chức cho các nhóm thi viết những câu văn có từ: nghĩ/
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_noi_va_viet_cho_hoc_sinh_lop_2.doc