Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh

Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh

Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong đó yếu tố con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ. Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính thức đưa bộ môn tin học vào các nhà trường giảng dạy từ năm 2006 cho đến nay.

Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THCS, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Tin học 6 là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn Tin học ở cấp THCS, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên. Như vậy thông qua môn Tin học 6 học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.

 

doc 21 trang thuychi01 86496
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
MÔN TIN HỌC 6 Ở TRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh
SKKN môn: Tin học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
3
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
4
1. Thuận lợi
4
2. Khó khăn
4
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4
1. Biện pháp sử dụng các thiết bị vật lí máy tính để mô tả trực quan
9
2. Biện pháp thiết kế bài giảng điện tử để mô phỏng các quá trình, kiến thức bài học
11
3. Biện pháp “Bàn tay nặn bột”
13
4. Biện pháp chia đối tượng học sinh
14
5. Biện pháp kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh
15
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
15
1. Kết quả
16
2. Bài học kinh nghiệm
18
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
 1. Kết luận
18
 2. Kiến nghị
19
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức. Trong đó yếu tố con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ. Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính thức đưa bộ môn tin học vào các nhà trường giảng dạy từ năm 2006 cho đến nay.
Môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THCS, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong thời đại hiện nay. Tin học 6 là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn Tin học ở cấp THCS, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên. Như vậy thông qua môn Tin học 6 học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.
Qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở trường THCS, các trường THCS trên địa bàn hầu như coi Tin học chỉ là môn học tự chọn và chưa được quan tâm đến vì nhiều lí do khách quan. Trong dạy học môn tin, tôi nhận thấy nếu có một phương pháp tốt sẽ rất dễ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh luôn muốn học những điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên với chương trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, sự nhạy bén, tư duy có sự quan sát và sáng tạo và kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh để giải quết vấn đề. Vì vậy đòi hỏi phải tìm ra phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa các kiến thức, kỹ năng thực hành, như học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh. Với những lí do như trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xác định cơ sở thực tiễn của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học – lấy người học làm trung tâm.
Tìm ra những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến thức cho học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình Tin học là phần kiến thức mới và trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành trong giải quyết vấn đề cho học sinh trường THCS Trần Mai Ninh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được chất lượng từ các bộ môn, trong đó có môn tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết và từ thực tế thực hành học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo dẫn tới ham học hỏi, yêu thích môn học, mà học sinh trường THCS Trần Mai Ninh đang cần. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có sáng kiến “Một số biện pháp nâng chao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh”.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi: Nghiên cứu thực tế học sinh lớp 6 trường THCS Trần Mai Ninh.
- Đối tượng: Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi, phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp thống kê...
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ thuật số, thời đại Internet. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,...
Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học Tin học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT vào giảng dạy là những chủ chương của ngành Giáo dục, trong đó có thể kể đến như giáo án điện tử, mô phỏng các ví dụ, thí nghiệm trực quan... như đã từng áp dụng, trên cơ sở đó kết hợp với thao tác trên các thiết bị thực tế với kỹ năng thực hành trên thiết bị máy tính như bộ môn Tin học. Từ kết quả thao tác thực tế, thực hành của học sinh qua mỗi tiết học, học sinh có thể tự mình đánh giá kiến thức tiếp thu bài của mình, của bạn kết hợp tự đánh giá của giáo viên đối với mỗi học sinh. Qua đó học sinh có thể tự điều chỉnh quá trình học tập của mình để lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và tốt nhất, giáo viên cũng điều chỉnh được hoạt động dạy của mình, dẫn đến nâng cao chất lượng bộ môn Tin học trong nhà trường. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, Đảng bộ, Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học; tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học. 
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.
2. Khó khăn:
- Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa còn chưa đủ, học sinh chưa kịp làm quen với thao tác thực hành máy tính thì thời lượng dành cho tiết thực hành đã hết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, dẫn đến học sinh cảm thấy không hứng thú học dẫn đến chán học, lười học, không hiểu bài, kết quả học tập thấp.
- Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thể nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.... Dưới đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học 6 ở trường THCS Trần Mai Ninh.
1. Biện pháp sử dụng các thiết bị vật lí máy tính để mô tả trực quan:
Tin học là một môn không chỉ học kiến thức khoa học về Tin học mà còn gắn liền với kỹ năng sử dụng thiết bị là máy tính. Máy tính là công cụ không thể thiếu được của tin học. Do vậy để đạt được kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị là máy tính, chúng ta phải làm chủ được thiết bị này.
Khi dạy bài 4 “Máy tính và phần mềm máy tính”, nếu chỉ giới thiệu về cấu trúc máy tính theo sách giáo khoa thì học sinh rất mơ hồ và trừu tượng về máy tính không biết hình thù máy tính, các thiết bị như thế nào, nhất là khi giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới, phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”. Đối với bài học này, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ cấu trúc máy tính dưới đây:
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ trong
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Bộ điều khiển
Bộ số học/logic
Bộ xử lí trung tâm
Sơ đồ cấu trúc máy tính
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Bộ nhớ trong
Bộ nhớ ngoài
CPU
Từ sơ đồ cấu trúc máy tính trên ta minh họa các thiết bị cụ thể như sau: 
Bên cạnh đó, giáo viên giới thiệu các thành phần bên trong vỏ case máy tính gồm bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, CPU, có hình ảnh như thế nào. Cụ thể, tôi giới thiệu sơ qua những thành phần đó để học sinh được tận mắt thấy được:
Bộ nhớ ngoài Bộ nhớ trong Nguồn máy tính
Mainboard DVD-ROOM CPU
 MỘT SỐ THIẾT BỊ BÊN TRONG MÁY TÍNH
 (Các thiết bị được lắp trong vỏ máy)
Khi dạy bài học này giáo viên có thể hỏi học sinh một số câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: CPU là gì? Tầm quan trọng của CPU như thế nào? Em biết các hãng sản xuất CPU hiện nay không?
Tất nhiên là học sinh sẽ trả lời như khái niệm trong sách giáo khoa: CPU là bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. Các hãng sản xuất CPU như Intel, AMD, IBM. 
Theo kiểu trả lời này thì học sinh chưa thực sự hiểu biết về CPU, càng mang tính học vẹt. Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững hơn khái niệm CPU, nhưng chỉ diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách giáo khoa thì học sinh càng khó nắm bắt được kiến thức về CPU. Vậy ta có thể lấy một chiếc CPU nào đó (CPU hỏng) để cho học sinh quan sát trực quan không? Thực tế tôi đã lấy vài chiếc CPU cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này.
CPU (Bộ xử lý trung tâm)
Có nhiều người gọi mỗi case (hộp thân máy) máy tính này là một CPU điều đó đúng hay sai?
Nếu như học sinh không được tận mắt nhìn thấy một chiếc CPU thì ta sẽ nhận được câu trả lời của đa số học sinh là “đúng”.
Nhưng nếu học sinh đó được nhìn thấy chiếc CPU thực tế và hình ảnh một số case máy tính như hình dưới đây thì học sinh sẽ trả lời là “không đúng”.
Một số case máy tính
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết các loại bộ nhớ, chức năng chính của các loại bộ nhớ trên? 
Đa phần học sinh trả lời bộ nhớ gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong là bộ nhớ nằm bên trong, Bộ nhớ ngoài là bộ nhớ nằm bên ngoài. Câu trả lời lấp lửng là do học sinh chưa được thấy một chiếc máy tính như thế nào? Nếu nói nằm bên trong vỏ máy thì cả hai Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài đều nằm bên trong vỏ máy. 
Như vậy, học sinh đã trả lời đúng về các loại bộ nhớ. Tuy nhiên các em chưa hiểu đúng bản chất về chức năng của chúng. 
Giáo viên giới thiệu cụ thể bằng các thiết bị như sau:
ROM
RAM
Bộ nhớ trong
	USB	 CD-ROM	 HDD
Bộ nhớ ngoài
Trả lời câu hỏi trên phải là “Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc còn Bộ nhớ ngoài thì lưu trữ lâu dài dữ liệu và chương trình”. 
Như vậy, đối với bài học này, nếu chỉ quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ rất khó hình dung ra các bộ phận đó như thế nào. Chính vì thế tôi đã sử dụng các thiết bị vật lí máy tính để mô tả trực quan giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. 
2. Biện pháp thiết kế bài giảng điện tử để mô phỏng các quá trình, kiến thức bài học:
Để đạt được mục đích, yêu cầu của bài dạy theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học là việc mà tất cả các nhà giáo đặc biệt là những người đang trực tiếp đứng trên bục giảng trăn trở với từng trang giáo án, làm sao để học sinh hiểu được nội dung của bài học, hiểu được những kiến thức mà thầy cô muốn truyền tải đến học trò của mình. Việc đơn giản hóa kiến thức như: ít trừu tượng, ít phải tư duy... để học sinh dễ hiểu và vận dụng ngay được kiến thức bài học.
Với bộ môn Tin học không chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức môn học, mà còn có kỹ năng trong thực hành, vì vậy thiết kế bài giảng điện tử đã giải quyết được phần nào yêu cầu truyền đạt kiến thức cho học sinh. 
Trong môn Tin học 6 có nhiều bài sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy đem lại sự hứng thú học cho học sinh và đã đạt kết quả cao trong sự tiếp thu bài của học sinh.
Ví dụ 1: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết để học sinh hiểu và làm được thì các thao tác phải được hướng dẫn tập trung ngay trên máy, học sinh phải thực hành tại chỗ, thông qua một số học sinh đại diện của từng nhóm. Các thao tác mở, lưu đều sử dụng các từ tiếng Anh và một số hộp thoại giáo viên không thể vẽ được trên bảng, nếu chỉ giáo viên đọc ghi thì rất khó hiểu đến khi thực hành học sinh lúng túng, nhưng nếu ta trình chiếu nút lệnh lên bảng vài ba lần học sinh sẽ ghi nhớ ngay đến khi thực hành sẽ không bỡ ngỡ.
* Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của học sinh hiệu quả hơn. Ta có thể cho một số học sinh thực hành ngay trong tiết lí thuyết để các học sinh khác theo dõi rút kinh nghiệm, có thể những em này hướng dẫn lại các em khác trong tiết thực hành. 
* Trong giờ thực hành giáo viên nên trình chiếu hướng dẫn trên bảng để học sinh nắm bắt thao tác và yêu cầu thực hành.
Ví dụ 2: Trong bài thực hành số 3 Tin học 6: Các thao tác với thư mục việc trình chiếu hướng dẫn thực hiện thao tác trên bảng có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Nếu không trình chiếu ta phải hướng dẫn bằng cách ghi bảng rất dài dòng khó hiểu, còn để học sinh tự nghiên cứu thực hành thì học sinh vừa nghiên cứu sách giáo khoa vừa thực hành rất khó. 
Tạo thư mục mới
* Tận dụng những phần mềm chụp hình quay phim lại các thao tác thực hành để trong qua trình giảng giáo viên đưa các hình ảnh, đoạn phim vào minh họa cho quá trình dạy và học làm học sinh hứng thú, tập trung hơn.
Ví dụ: Bài 21 Tin học 6 - Trình bày cô đọng bằng bảng:
Soạn giáo án điện tử mô phỏng các quá trình kiến thức của bài dạy theo từng đối tượng học sinh và tiến hành giảng dạy ngay tại phòng máy tính của nhà trường.
Qua mỗi bước, mỗi thao tác giới thiệu cho học sinh, tiến hành cho học sinh thực hành ngay tại chỗ để học sinh cảm nhận được thực tế của kiến thức bằng cách: gọi một học sinh lên làm trực tiếp và chiếu lên máy chiếu, các học sinh khác thực hiện trực tiếp trên máy tại vị trí ngồi của mình. Sau khi thực hiện thao tác xong tất cả các học sinh lại chú ý lên bảng để đến với nội dung tiếp theo của bài. Như vậy học sinh vừa được nghe, vừa được thấy, vừa được làm, khi đó học sinh sẽ khắc nghi được kiến thức đồng thời cũng rèn luyện thêm kỹ năng thực hành cho học sinh.
* Trong các tiết bài tập: là các tiết không có nội dung bắt buộc tùy theo từng bài, những tiết bài tập ôn tập nên sử dụng Violet hoặc kết hợp Violet với PowerPoint để thiết kế tiết ôn tập đa dạng kiểu bài tập tạo không khí sinh động, không nhàm chán, học sinh học tập tích cực trong tiết bài tập. Có thể kết hợp các trò chơi để gây hứng thú và học tập sôi nổi hơn.
3. Biện pháp “Bàn tay nặt bột”:
"Bàn tay nặn bột" là một biện pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, trong đó có môn tin học. Đặc điểm của lứa tuổi trung học cơ sở là đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Chính vì vậy, việc tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Ví dụ khi dạy bài 8 tin học 6 – Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, tôi đã áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” như sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
- Các em có biết Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào? Trái đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Phần mềm nào hỗ trợ việc tìm hiểu các vấn đề trên?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về Hệ Mặt Trời, Trái đất quay xung quanh Mặt Trời, các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bằng cách vẽ . 
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi 
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về Hệ Mặt Trời, Trái đất quay xung quanh Mặt Trời, các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 
(Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Trái đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Hệ Mặt Trời của chúng ta có bao nhiêu hành tinh và gồm những hành tinh nào? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào ở gần Mặt trời hơn? )
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học).
Bước 4: Đề xuất  các phương án nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
- Giáo viên giới thiệu phần mềm Solar System 3D Simulator, hướng dẫn cách khởi động phần mềm và các lệnh điều khiển quan sát.
- Các nhóm lần lượt làm thực hành, khám phá để trả lời các câu hỏi trên.
- Các nhóm đánh giá kết quả của nhau. Giáo viên nhận xét chung.
Bước 5: Kết luận, rút ra kiến thức:
- Học sinh hoàn thành các kết luận về các nút lệnh của phần mềm vào phiếu học tập .
- Học sinh so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không.
- Học sinh kết luận về Hệ Mặt Trời và các hiện tượng như nhật thực, nguyệt thực, sao nào ở gần Mặt Trời hơn, Trái đất nặng bao nhiêu, nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ, ...
Bài học này xuất hiện một số khái niệm mới đối với học sinh, vì vậy giáo viên cần giải thích qua hoặc đặt câu hỏi để học sinh thảo luận về quỹ đạo, hành tinh, hệ Mặt Trời, ... Việc sử dụng phần mềm này tôi đã để học sinh tự khám phá, quan sát. 
Như vậy, qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Tin học t

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tin_hoc_6_o_truong.doc