Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm tốt phần thi lý thuyết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp tỉnh

Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm tốt phần thi lý thuyết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp tỉnh

 Địa lí là một môn khoa học rất gần gũi với cuộc sống đời thường ,thông qua môn học các em được cung cấp những kiến thức cơ bản về trái đất, môi trường sống của con người, những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người trên trái đất. Vậy học địa lí như thế nào để đạt kết quả cao thì đòi hỏi người thầy, người cô là giáo viên giảng dạy môn địa lí phải lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Trong công tác dạy học địa lí tại trường hiện nay để được đa số các em học tập tích cực và yêu thích, đam mê môn học là một khó khăn rất lớn, các em đều cho rằng đây là môn phụ, học không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường càng trở nên khó khăn hơn vì đối tượng học sinh học giỏi các em chỉ thích học các môn tự nhiên, ngoại ngữ, văn học, còn các đối tượng học sinh học khá thì các em lại không muốn dành nhiều thời gian để học môn Địa lí.

 

doc 25 trang thuychi01 16171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm tốt phần thi lý thuyết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN ĐỊNH 
TRƯỜNG THCS Lª §×nh Kiªn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 9 LÀM TỐT PHẦN THI LÝ THUYẾT TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ cÊp tØnh ”
 Người thực hiện: Hoàng văn Vượng
 Sinh ngày: 06/10/1981
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Kiên
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa Lí
Y£N §ÞNH, N¡M 2017
YÊN ĐỊNH, NĂM 2017
YÊN ĐỊNH, NĂM 2016
MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG Trang 
1. Mở đầu.....:.............. ....1
1.1 Lí do chon đề tài .................... .....1
1.2 Mục đích nghiên cứu:.............2
1.3 Đối tượng nghiên cứu	. .............2
1.4Phương pháp nghiên cứu 	..............2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến... ....3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm.....4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.......5
2.3.1. Dạng câu hỏi giải thích	........5
2.3.2. Dạng câu hỏi so sánh	...........9
2.3.3. Dạng câu hỏi chứng minh......11
2.3.4. Dạng câu hỏi trình bày	.......16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...............17
3. Kết luận, kiến nghị.......................18
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
 Địa lí là một môn khoa học rất gần gũi với cuộc sống đời thường ,thông qua môn học các em được cung cấp những kiến thức cơ bản về trái đất, môi trường sống của con người, những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người trên trái đất. Vậy học địa lí như thế nào để đạt kết quả cao thì đòi hỏi người thầy, người cô là giáo viên giảng dạy môn địa lí phải lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. 
Trong công tác dạy học địa lí tại trường hiện nay để được đa số các em học tập tích cực và yêu thích, đam mê môn học là một khó khăn rất lớn, các em đều cho rằng đây là môn phụ, học không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tại trường càng trở nên khó khăn hơn vì đối tượng học sinh học giỏi các em chỉ thích học các môn tự nhiên, ngoại ngữ, văn học, còn các đối tượng học sinh học khá thì các em lại không muốn dành nhiều thời gian để học môn Địa lí. 
Để bồi dưỡng được học sinh tham gia thi các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải cao môn Địa lí đòi hỏi phải có sự nổ lực nhiệt tình hết mình của thầy, sự phấn đấu chăm chỉ của trò. Qua kinh nghiệm nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 9 tôi nhận thấy với cơ cấu đề thi và biểu điểm học sinh không thể tập trung vào một trong hai phần lý thuyết hoặc thực hành được mà phải ôn tập đồng đều cả hai. Trong đó, việc nắm vững các kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình và bản chất các kiến thức là khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc nắm vững kiến thức cơ bản không phải là tất cả, biết vận dụng những kiến thức đó để trả lời đúng các yêu cầu của từng loại câu hỏi trong đề thi mới là khâu quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi môn địa lý. Vì vậy ngay từ khi ôn tập, giáo viên nên giúp học sinh phân loại các câu hỏi và cách trả lời từng dạng câu hỏi (lý thuyết cũng như thực hành). Cách làm này rất có hiệu quả, giúp học sinh nhanh chóng có định hướng làm bài ngay sau khi đọc đề thi. Với phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xin được đưa ra đề tài: “ Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm tốt phần thi lý thuyết trong công tác bồi dường học sinh giỏi môn Địa lí cấp tỉnh ” để đồng nghiệp nghiên cứu, tham khảo và rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp cũng như các tổ chức chuyên môn để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 9 đi sâu vào khâu giúp học sinh nhận biết và làm tốt phần thi lí thuyết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua đó rèn cho các em có kĩ năng học tập bộ môn một cách hiệu quả độc lập sáng tạo .
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
 Đề tài nghiên cứu này tôi đi sâu vào việc sử dụng phối hợp các phương pháp , kĩ năng bằng cách đưa ra các dạng câu hỏi khác nhau để giúp học sinh nhận biết rõ các yêu cầu của bài thi, từ đó giúp các em làm bài thi đạt kết quả cao nhất.
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 Phương pháp thu nhập thông tin .
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
 Phương pháp tiến hành điều tra khảo sát các đối tượng học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.
 Phương pháp thu thập thống kê và phân tích các dạng câu hỏi của đề thi.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
 Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.
 Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
 Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và 
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
 Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhà trường nói chung và môn Địa lí lớp 9 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó : “ Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm tốt phần thi lý thuyết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp tỉnh ” đóng vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ củng cố kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng phân tích, tư duy, sáng tạo và vận dụng vào thực tế bài làm nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó giúp cho học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, chính xác và khách quan.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Đa số học sinh xem môn Địa lí là môn phụ, do đó ít chú ý đến học tập bộ môn này. Kết quả cho thấy điểm tổng kết của các em phần lớn chỉ đạt điểm trung bình, nhiều em học môn Địa lí khá, giỏi nhưng khi giáo viên lấy đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi thì các em không tham gia vì cho rằng đây chỉ là môn học phụ. Đặc biệt , đối với học sinh việc tham gia học đội tuyển thi Tỉnh của Huyện tổ chức lại càng khó khăn hơn vì các em không muốn dành nhiều thời gian để học môn cho là phụ, không có liên quan gì đến nội dung thi vào lớp 10- THPT là mục tiêu mà các em đang hướng tới. Vì vậy, để học sinh bám các giải cao môn Địa lí trong các kì thi học sinh giỏi là cả một quá trình nổ lực lớn của nhà trường, giáo viên và học sinh.
 Qua điều tra khảo sát ở các lớp, hầu hết học sinh đều cho rằng chỉ cần học thuộc lòng những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể viết bài tốt. Nhưng trong thực tế, khi vào mỗi dạng đề với mỗi dạng câu hỏi khác nhau thì đây là một điều không dễ dàng.
 Một khó khăn nữa là nếu chỉ học trong sách giáo khoa không thôi thì không đủ khả năng để viết một bài thi học sinh giỏi trong vòng 150 phút. Vì vậy, trước khi cho học sinh phân loại và giải các câu hỏi lí thuyết thì giáo viên phải cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức nâng cao và đòi hỏi các em phải nắm kĩ mới có khả năng phân tích câu hỏi và làm đề
 Từ đó, tỉ lệ học sinh biết phân tích và làm đúng yêu cầu của đề bài là rất ít. Cụ thể như sau: 
Năm học
Số HS tham gia
(1HS/1lớp)
Biết nhận dạng đề
Chưa biết nhận dạng đề
2012- 2013
2
0
2
 Là một giáo viên dạy ®éi tuyÓn Địa lí nhiều năm, bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi ở đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và rút ra cho mình “ Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 9 làm tốt phần thi lý thuyết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp tỉnh ” 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9 cấp tỉnh , để học sinh có kết quả cao trong các kì thi giáo viên cần giúp học sinh định hướng được cách nhận dạng đề và cách viết bài sao cho có kết quả tốt. Để làm được điều này đối với môn Địa lí đòi hỏi học sinh phải làm tốt cả hai phần lí thuyết và thực hành. Trong đó phần lí thuyết rất quan trọng đòi hỏi học sinh phải biết xác định rõ các dạng câu hỏi thuộc lĩnh vực yêu cầu nào thì mới có thể vận dụng đúng những kiến thức đã học vào bài viết. Với kinh nghiệm thực tế, tôi xin đưa ra một số dạng câu hỏi mà trong các đề thi học sinh giỏi thường hay yêu cầu. 
2.3.1. Dạng câu hỏi giải thích
 Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi cấp huyện, cấp tỉnh. Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội). Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải: 
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK. Cần lưu ý là việc nắm vững kiến thức khác với học thuộc lòng. Học thuộc lòng là ghi nhớ máy móc, thụ động. Còn nắm vững kiến thức là việc ghi nhớ chủ động, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau và vì vậy, nắm được bản chất của kiến thức đó.
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi. Nắm chắc kiến thức cơ bản mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Các hiện tượng địa lí luôn có các mối liên hệ qua lại với nhau, trong đó có mối liên hệ nhân quả.
- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân. Đây là khâu mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài thi.
Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết. Việc phân loại các câu hỏi chỉ mang tính chất tương đối nhằm giúp thí sinh nhanh chóng nhận dạng câu hỏi để từ đó chọn cách giải phù hợp.
Nếu lấy tiêu chí phân loại là “cách giải” thì có thể chia các câu hỏi thành 2 loại: 
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định: Loại câu hỏi này liên quan chủ yếu đến phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Có 2 mẫu là mẫu nguồn lực và mẫu khái niệm. Dưới đây là một số thí dụ minh hoạ: 
+ Các câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực: 
• Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất? (6)
• Tại sao trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản của nước ta lại phát triển mạnh mẽ?(5)
Loại câu hỏi này rất phổ biến và thường gặp trong các đề thi cấp huyện, cấp tỉnh. Để trả lời, cần phải dựa vào những kiến thức đã có về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Nói cách khác là phải căn cứ vào nguồn lực để lí giải về hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội mà câu hỏi đặt ra. Nguồn lực cũng có thể hiểu là điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) để phát triển. 
Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây: 
+ Vị trí địa lí
+ Nguồn lực tự nhiên: Địa hình, Đất, Khí hậu,Thuỷ văn,Sinh vật, Khoáng sản.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: Dân cư, lao động, Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật,Thị trường, Đường lối, chính sách, Các nguồn lực khác (vốn đầu tư, lịch sử khai thác lãnh thổ...).
Ví dụ: • Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất? 
+Vị trí địa lí: Thuận lợi giao lưu dễ dàng
+ Nguồn lực tự nhiên: Địa hình, Đất, Khí hậu,Thuỷ văn,Sinh vật, thuận lợi
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội:
-Nền nông nghiệp trồng lúa ở ĐBSH đã có từ lâu đời ,trình độ thâm canh caocùng với việc phât triển nhiều nghề thủ công truyền thống ngày càng đòi hỏi phải có nhiều lao động
-ĐBSH đã hình thành mạng lưới trung tâm công nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị khá dày .Sự phát triển của công nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa nhanh góp phần cho dân số tập trung ngày càng đông
-Tập trung nhiều trường Đại học,cao đẳng ,viện nghiên cứu .
- Các câu hỏi có cách giải theo mẫu khái niệm:
• Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? ( Đề thi HSG cấp tỉnh năm 2012- 2013).(5)
• Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta? ( Đề thi HSG cấp tỉnh năm 2010- 2011).(5)
-Tại sao Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước( Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2016-2017)(5)
Trong các đề thi học sinh giỏi loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích về ngành công nghiệp trọng điểm. Lí do đưa ra để giải thích phải tìm trong khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm.
Về lí thuyết, ngành công nghiệp trọng điểm phải là ngành: 
• Có thế mạnh lâu dài (về tự nhiên, kinh tế - xã hội);
• Đem lại hiệu quả cao (về kinh tế, xã hội, môi trường);
• Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
-Ví dụ: Để giải quyết câu hỏi: • Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
+ Thế mạnh lâu dài: Dựa trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu, thế mạnh về lao động, thị trường, cơ sở vật chất.....
+ Hiệu quả cao: Tỷ tọng cao trong cơ cấu các ngành CN (24,4%), giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, vốn ít, thu hồi vốn nhanh .....
+Tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác: 
.Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực thực phẩm, cây CN, chăn nuôi, thủy sản...
.Thúc đẩy các ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng phát triển.
- Để trả lời câu hỏi :Tại sao Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước:
.Khái quát vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh
.Là Thành Phố có cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất vào loại hoàn thiện nhất cả nước
.Qui mô và giá trị công nghiệp 
Cụ thể 
 -Vị trí địa lý:
.Là hai trung tâm kinh tế,chính trị ,khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước
.Là hai hạt nhân của hai vùng kinh tế,là hai đỉnh của hai tam giác tăng trưởng kinh tế ở phía bắc và phái nam
. Là hai đầu mối giao thông quan trọng,thu hút nhiều dự án đầu tư
.Đây là hai thành phố lớn nhất nước,có số dân đông nhất ,tập trung phần lớn độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật,thị trường tiêu thụ rộng lớn ,tập trung nhiều lao động có tay nghề cao,cơ sở vật chất kỹ thuật ,dịch vụ tốt nhất cả nước
-Qui mô trung tâm công nghiệp trên 120.000 tỷ đồng
-Đa dạng về cơ cấu ngành và thành phần kinh tế tham gia
- Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu cố định.
 Đây là loại câu hỏi chủ yếu liên quan đến cả phần Địa lí tự nhiên và phần Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Đối với loại câu hỏi này, cần phải vận dụng kiến thức đã học, tìm mối liên hệ để phát hiện ra nguyên nhân. Cần lưu ý rằng cách giải không theo một mẫu nào cả nên đòi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt trong tư duy của học sinh trên nền kiến thức đã có.
Có thể đưa ra một vài thí dụ minh hoạ: 
+ Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? ( Đề thi HSG cấp tỉnh năm 2014- 2015).
+ Tại sao nước ta có nguồn lao động dồi dào? ( Đề thi chọn vòng II đội tuyển Tỉnh năm học 2014-2015 của huyện Yên Định )(5)
 Loại câu hỏi này đôi khi vẫn gặp trong các đề thi học sinh giỏi môn Địa lí. Cái khó nhất của câu hỏi là ở chỗ cách giải không theo một mẫu nào cả. Tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi phải tìm ra cách lí giải sao cho thích hợp.
Do cách giải không có mẫu cố định nên không thể hướng dẫn cụ thể như các loại câu hỏi có mẫu, mà chỉ yêu cầu học sinh làm rõ được 3 bước sau đây: 
+ Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích cái gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng trả lời.
+ Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời: 
+ Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.
Ví dụ: Để giải quyết câu hỏi: Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
-Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến
-Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ
-Vị trí nước ta giáp biển ,ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền lớn 
-Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa
-Để giải quyết câu hỏi : Tại sao nước ta có nguồn lao động dồi dào?
+Dân số nước ta đông: Dẫn chứng 
+Dân số nước ta tăng nhanh: (Dẫn chứng)
+Cơ cấu dân số trẻ : ( dẫn chứng)
+Lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh: ( Dânc chứng) 
2. 3.2. Dạng câu hỏi so sánh
Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu như nắm vững cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây: 
- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không nắm kĩ kiến thức thì khó mà thực hiện tốt được dạng câu hỏi này.
- Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng cho việc so sánh. Nhìn chung, các câu hỏi có thể yêu cầu so sánh hai (hay nhiều) vùng thuộc khu vực đồi núi (ví dụ: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) cũng như hai (hay nhiều) vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế - xã hội (như vùng chuyên canh, vùng kinh tế). Các câu hỏi có thể chỉ yêu cầu so sánh một khía cạnh nào đó của các vùng, thí dụ như địa hình đối với các miền tự nhiên hoặc thế mạnh nguồn lực đối với các vùng chuyên canh... Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến thức theo từng nhóm để tiện cho việc xác định sự giống nhau và khác nhau.
- Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ sót ý.
Xin nêu một vài ví dụ sau đây: 
 + So sánh đặc điểm phân bố dân cư, dân tộc của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Nêu sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên? (6)
+ So sánh thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.(6)
+ So sánh nguồn lực để phát triển cây công nghiệp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.(6)
+ So sánh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ(6)
-Để giải quyết câu hỏi: So sánh đặc điểm phân bố dân cư, dân tộc của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Giống: + Sự phân bố dân cư không đều ,có sự khác biệt giữa phái Tây và phái Đông
+Phía Tây: Chủ yếu là ccá dân tộc ít người,mật độ dân số thấp.Phía Đông là người Kinh,mật độ dân số cao
Khác: +Phía Tây của Bắc Trung Bộ là các dân tộc: Thái,Mường,Bru-Vân Kiều
+Phía Tây của Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ba Na,Cơ-Tu,Gia-Rai
+Phía Đông của Duyên Hải Nam Trung Bộ còn có thêm một bộ phận của người Chăm sinh sống
-Để giải quyết câu: So sánh thế mạnh để phát triển lương thực - thực phẩm giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 
Giống nhau: 
• Đều là đồng bằng châu thổ, có diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng của nước ta.
• Đều là hai vùng lương thực - thực phẩm hàng đầu của cả nước.
• Có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu ăn trong nước và cho xuất khẩu.
Khác nhau: 
• Đồng bằng sông Hồng có một phần nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và lương thực - thực phẩm nói riêng.
• Đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn hẳn về một số mặt như diện tích tự nhiên, diện tích trồng cây lương thực, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người (dẫn chứng, so sánh với Đồng bằng sông Hồng và với mức trung bình của cả nước).
2.3.3. Dạng câu hỏi chứng minh
Dạng câu 

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_9_lam_tot_phan_thi_ly_thuyet_t.doc