Chuyên đề Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lí Lớp 9

* Tình hình học sinh:
- Đặc thù của học sinh miền núi điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, động cơ học tập không được tốt, thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Do vậy, đa số em yếu thì yếu tất cả các mặt từ kiến thức đến các kĩ năng cần thiết: vẽ các dạng biểu đồ, phân tích các bảng số liệu thông thường, kĩ năng tính toán số liệu chậm.... ngoài ra đa số các em đều có chữ viết xấu, trong lớp học lại thiếu chú ý và không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, nên các em thường rụt rè, e ngại trả lời.
* Mục tiêu phụ đạo
Qua thời gian phụ đạo, giáo viên hướng dẫn, bồi dưỡng để:
- Số học sinh yếu có điều kiện học lại các kiến thức cơ bản thông qua nội dung học bám sát.
- Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích các dạng biểu đồ cơ bản, đặc biệt các bài thực hành.
- Qua phụ đạo, còn giúp các em rèn luyện chữ viết.
*. Giải pháp phụ đạo giúp đỡ
Bước vào đầu năm học, giáo viên tiến hành phân loại học sinh yếu - kém bằng cách căn cứ vào hai điều kiện: kết quả học năm trước, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh yếu - kém môn Địa lí 9.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LẬP THẠCH TRƯỜNG THCS QUANG SƠN CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 ************ Người thực hiện: Vũ Thị Linh THÁNG: 11/2019 Tác giả: Vũ Thị Linh Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị: Trường THCS Quang Sơn- Lập Thạch -Vĩnh Phúc Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 I. Phần mở đầu : 1. Lí do chọn đề tài: - Trong quá trình giáo dục và đào tạo tri thức cho hs qua từng cấp học thì việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng hs giỏi, phụ đạo hs yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục. - Việc nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương của ngành GD&ĐT, là yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt ngành giáo dục đang thực hiện “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và về “Chống học sinh ngồi nhầm lớp”. Đặc biệt năm học 2019-2020 là tiếp tục “Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực”. Vì vậy mà nâng cao chất lượng dạy học không chỉ là nâng cao chất lượng tỉ lệ học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các em học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, có điều kiện tiếp tục học lên ở các lớp trên đối với trường THCS nói chung và môn Địa lí nói riêng là rất quan trọng. Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy, phụ đạo, hỗ trợ đối với học sinh yếu kém ở trường THCS Quang Sơn, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở trường xin đưa ra một số kinh nghiệm của tôi về phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém để có thể nâng cao chất lượng dạy học và có khả năng sánh vai với các trường bạn trong huyện. Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lí” ở trường THCS Quang Sơn. 2. Chất lượng môn Địa lí của trường THCS Quang Sơn năm học 2018-2019 như sau: *. Chất lượng bộ môn Địa lí 9, năm học 2018 – 2019. Tổng số : 92, trong đó kết quả cuối năm học số hs đạt từ trung bình trở lên là 89 hs, đạt 96,7 %. 1 1. Địa lí dân cư Việt Nam 2 Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Nông + lâm + ngư + 2. 2 luyện tập Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Công nghiệp + dịch 3. 3 vụ + Giao thông vận tải + Bưu chính viễn thông. Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Thương mại và du 4. lịch + hướng dẫn các kĩ năng vẽ, phân tích...biểu đồ, bản 1 đồ, át lát... cơ bản. Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng trung du và 5. 2 miền núi Bắc Bộ + thực hành Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: Đồng bằng sông 6. 2 Hồng+ thực hành. Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Bắc Trung Bộ + 7. 2 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ + thực hành. Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Tây Nguyên + 8. 2 thực hành. Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Đông Nam Bộ + 9. 2 thực hành. Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: Vùng đồng bằng sông 10. 2 Cửu Long + thực hành. Địa lí kinh tế biển - đảo 11. 2 Địa lí địa phương: Địa lí Vĩnh Phúc 12. 2 Hướng dẫn các dạng bài tập (chuẩn bị kiểm tra học kì II). 13. 2 II. Nội dung. 1. Cơ sở lí luận. Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học và khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững chắc cho cấp học THPT và cao đẳng, đại học. Nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa các môn học tự nhiên trong nhà trường, Địa lý là một trong những môn học mà hiện nay Ngành đặc biệt quan tâm. Do đó, cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn của môn Địa lý giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắc làm nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này. Từ những cơ sở khoa học đó, dạy học môn Địa lý ở trường THCS là hết sức quan trọng nhưng để học sinh có được vốn kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS. Giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém và hiểu các kiến 3 kiến thức trên mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học ... Vậy làm thế nào để sử dụng phương tiện phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh yếu kém, lĩnh hội kiến thức, thu hút khả năng tìm tòi, nghiên cứu của học sinh một cách có hiệu quả vẫn là mối quan tâm hàng đầu, là điều kiện khó nhất của giáo viên tìm phương pháp dạy học. Trong nhiều năm qua có nhiều giáo viên quan tâm, nghiên cứu, tìm những giải pháp thích hợp để giảng dạy và sử dụng các dụng cụ thiết thực kết hợp với các phương pháp cũng như tổ chức phân phân bố các em học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém. Để đảm bảo việc giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm. Về học sinh, giáo viên phải tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh và phải xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả học tập đạt chất lượng. 3. Thực trạng: 3.1. Về học sinh: Trường THCS Quang Sơn là trường thuộc cụm phía Bắc của Huyện Lập Thạch, Đa số học sinh ngoan, nhưng khó khăn là một số học sinh còn lười học. Ngoài giờ học phải phụ giúp gia đình nhiều công việc do đó thời gian tự học còn hạn chế. Chính vì những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Chất lượng khảo sát đầu năm: 2019- 2020 TB môn Tổng Tổng Giữa học Cuối học Đầu năm học kì I: Tiến bộ Lớp số số hs kì I kì I TB trở lên HS yếu SL % SL % SL % SL % SL % 9A 40 7 7 17.5 6 15 9B 41 12 12 29,3 9 23,8 K9 81 19 19 23,4 15 19,8 Kết quả khảo sát đầu năm như vậy là do: - Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì lại cắp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết hôm đó học môn gì, vào lớp thì không chép bài vì lí do là không mang theo vở học của môn đó. Còn một bộ phận không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học, học để có điều 5 * Thuận lợi: Trường THCS đã cố gắng tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ sở vật chất. chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có môn Địa lý. Các loại SGK, sách tham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Phòng thư viện luôn có người trực mỗi ngày nhằm tạo điều kiện học và tìm hiểu kiến thức tốt vun vén cho kiến thức cũ được vững chắc. Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho học sinh nghèo mượn SGK và các sách khác để học tập. * Khó khăn: Về giáo viên: Việc bố trí giáo viên giảng dạy bậc THCS chưa chuyên môn, một môn dạy nhất định, một giáo viên phải đảm nhiệm đến hai, ba môn nên việc đầu tư giảng dạy còn gặp rất nhiều hạn chế. Do tình hình thực tế của trường nên một số giáo viên chỉ tập huấn chương trình thay SGK môn này và phải dạy môn khác không được tập huấn mới dẫn đến việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Do một số giáo viên chưa chịu khó đầu tư, nghiên cứu, mày mò, tìm hiểu đối tượng học sinh yếu kém dẫn đến giáo viên rất ngại tổ chức cho học sinh học nhóm, trong giờ học còn hạn chế. Giáo viên sợ không khống chế được thời gian nên một số giáo viên còn mang tính hình thức, áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan tâm đến học sinh yếu kém. Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và không phát huy được khả năng chịu khó trong học tập. - Giáo viên bộ môn rất khó khăn được phối hợp gặp phụ huynh để trao đổi cụ thể về việc học tập của con em mình tại lơp để từ đó có biện pháp phù hợp cho con em mình học tốt từ nhà đến trường, nên việc học tập của học sinh yếu kém chưa được nâng cao. 3.3. Gia đình - Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp. Nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ở trường học cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà. Dẫn đến chất lượng học tập không cao. Đây là những nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường. Với sự đổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có 7
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_phuong_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon_dia_li_lo.doc