Chuyên đề Phân loại bài tập nhận biết để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9

Chuyên đề Phân loại bài tập nhận biết để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9

Để góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện trong tình hình hiện nay, đổi mới về giáo dục chính là một trong những quốc sách mà Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm. Đổi mới về giáo dục đòi hỏi đổi mới về cách tư duy, cách dạy và cách học. Vì vậy, trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, mỗi người giáo viên phải luôn đầu tư thời gian, công sức tìm tòi, sáng tạo ra những cách dạy mới, hay phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Đặc biệt, đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi càng góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài cho đất nước trong tương lai nên yêu cầu với mỗi người giáo viên là phải thường xuyên tự đổi mới phương pháp, lựa chọn phương pháp dạy để học sinh định hướng được việc học sao cho hiệu quả nhất.

doc 24 trang Mai Loan 09/07/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Phân loại bài tập nhận biết để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 1. Cơ sở lí luận.
 Để góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện trong 
tình hình hiện nay, đổi mới về giáo dục chính là một trong những quốc sách mà 
Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm. Đổi mới về giáo dục đòi hỏi đổi mới về 
cách tư duy, cách dạy và cách học. Vì vậy, trước những yêu cầu ngày càng cao của 
xã hội, mỗi người giáo viên phải luôn đầu tư thời gian, công sức tìm tòi, sáng tạo ra 
những cách dạy mới, hay phù hợp với sự phát triển của xã hội.
 Đặc biệt, đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi càng góp phần quan trọng 
trong việc đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài cho đất nước trong tương lai nên yêu 
cầu với mỗi người giáo viên là phải thường xuyên tự đổi mới phương pháp, lựa chọn 
phương pháp dạy để học sinh định hướng được việc học sao cho hiệu quả nhất.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Trong thực tế giảng dạy chương trình và trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi môn 
hóa học 9 . Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập nhận biết hóa học tôi thấy các em 
còn gặp nhiều khó khăn , khó xác định được phương hướng giải quyết vấn đề .Các 
em luôn thiếu tự tin khi lựa chọn một thuốc thử để tiến hành nhận biết các chất theo 
đề bài cho, không phân biệt rõ đặc điểm của các dạng bài nhận biết dẫn đến kết quả 
bài làm thường sai hoặc thiếu chính xác.Do vậy số lượng học sinh giỏi đạt giải chưa 
nhiều, chất lượng giải chưa cao. 
 Vì vậy việc phân loại bài tập nhận biết hoá học là một việc làm rất cần thiết, một 
mắt xích quan trọng trong quá trình giảng dạy hóa học, là cơ sở có tính khoa học 
trong quá trình nhận thức của học sinh. 
 Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn giảng dạy, dự giờ thăm lớp và nghiên cứu tài 
liệu. Tôi xin được trao đổi về đề tài: “Phân loại bài tập nhận biết để bồi dưỡng học 
sinh giỏi hóa học lớp 9”
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 - Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng 
học sinh giỏi
 - Bài tập hóa học là phương tiện hiệu nghiệm trong giảng dạy hóa học bởi: Bài 
tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng. 
 - Bài tập hóa học là phương tiện hữu hiện để rèn luyện và phát triển tư duy vì qua 
giải bài tập học sinh phải thực hiện mọi thao tác tư duy. 
 - Bài tập hóa học là công cụ để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh. 
 - Qua việc phân loại và phương pháp giải bài tập nhận biết hoá học còn giáo dục 
cho học sinh đạo đức, tác phong của người lao động mới, đó là làm việc có kế 
hoạch, cần cù, sáng tạo và có hiệu quả cao. 
 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các dạng bài tập nhận biết hóa học 9.
 Chuyên đề môn Hóa học 1 sinh được phát một đề ôn luyện gồm các câu hỏi và bài tập đã soạn theo mức độ khó 
tăng dần.
 5.3.4. Chấm bài và cho điểm.
 - Chấm bài: căn cứ theo đáp án đã soạn
 - Cho điểm: căn cứ theo thang điểm 10 của toàn bài.
 VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
 - Đề tài được tiến hành nghiên cứu đối với học sinh khá, giỏi và đội tuyển 
học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp Tỉnh của trường Trung học cơ sở Đồng Thịnh- Sông 
Lô- Vĩnh Phúc. 
 VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 -Thời gian nghiên cứu và đánh giá đề tài được bắt đầu từ tháng 9 năm 2011 
đến tháng 5 năm 2013 .
 PHẦN II. NỘI DUNG 
 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực giải các bài toán nhận biết hóa học 
của học sinh là rất yếu. Đa số học sinh cho rằng loại này quá khó, không phân biệt 
được các dạng bài tập nhận biết, quá dài khi trình bày. Các em tỏ ra rất mệt mỏi khi 
phải làm bài tập loại này. Vì thế họ rất thụ động trong các buổi học bồi dưỡng và 
không có hứng thú học tập. Rất ít học sinh có sách tham khảo về loại bài tập này. 
Nếu có cũng chỉ là một quyển sách tham khảo về bài tập định lượng ,các loại sách về 
bài tập định tính viết về vấn đề này quá ít ỏi. Lý do chủ yếu là do điều kiện kinh tế 
gia đình còn khó khăn hoặc do tâm lý không coi trọng bài tập lý thuyết.
 II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
 Bước 1: Xác định mục đích .
 Xác định xem việc phân loại và phương pháp đã xây dựng với mục đích gì, đo 
được cái gì, đánh giá được ai, đánh giá như thế nào, những phần nào của môn học 
cần được phân loại, nghĩa là phạm vi kiến thức, đối tượng phân loại cần phải xác 
định rõ. 
 Bước 2: Xác định nội dung kiến thức cần kiểm tra.
 - Để xác định được nội dung kiến thức kiểm tra cần:
 + Phân tích kỹ lưỡng toàn bộ chương trình, tìm ra các mục tiêu cụ thể cần đạt 
được trong giảng dạy và học tập.
 + Xác định tầm quan trọng của từng nội dung và thời gian phân bố cho nội dung 
đó, định ra các trọng số cụ thể theo thứ tự nội dung tổng quát, nội dung chi tiết.
 - Việc phân tích nội dung một phần nào đó của môn học có thể thực hiện 
theo những bước sau:
 + Tìm ra những thông tin mang tính chất sự kiện mà học sinh phải nhớ và nhận 
 Chuyên đề môn Hóa học 3 Việc phân loại bài tập có nhiều quan điểm, song có thể phân loại bài tập thành 
loại bài tập: định tính và định lượng. Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ muốn bàn 
đến loại bài tập định tính. Vì vậy trong bài tập định tính có thể phân thành các loại 
có phạm vi hẹp hơn như: Bài điều chế, tách loại, làm sạch, biến hóa, nhận biết... 
Trong số các loại bài tập định tính tôi mốn đi sâu nghiên cứu loại bài tập nhận biết. 
 2. Sự phân loại bài tập nhận biết:
 Trong hệ thống loại bài tập nhận biết có thể phân thành loại bài tập nhận biết các 
hợp chất riêng biệt và loại bài tập nhận biết một hỗn hợp. 
 - Bài tập nhận biết các chất riêng biệt gồm: 
 + Bài tập nhận biết bằng hóa chất tự chọn. 
 + Bài tập nhận biết bằng một thuốc thử cho trước hoặc hạn chế giới hạn loại hoặc 
lượng thuốc thử. 
 + Nhận biết không dùng thêm thuốc thử khác mà dùng chính hóa chất cần tìm. 
 + Nhận biết theo điều kiện của bài. 
 - Bài tập nhận biết hỗn hợp: 
 + Nhận biết hỗn hợp rắn. 
 + Nhận biết hỗn hợp khí. 
 3. Một số dạng bài tập nhận biết và hướng dẫn giải 
 3.1. Nhận biết các hóa chất để riêng biệt.
 3.1.1. Nhận biết bằng hóa chất tự chọn.
 - Đây là loại bài tập có nhiều lời giải, nhiều phương án. Vì vậy cần rèn luyện cho 
học sinh biết lựa chọn lời giải cho phù hợp. 
 *Ví dụ 1: 
 Nêu phương pháp để nhận biết 4 bình không nhãn đựng các dung dịch sau: 
K2CO3, NaOH, NaCl, HCl, H2SO4.
 Hướng dẫn
 * Cách 1: 
 - Dùng axit mạnh để nhận biết muối cacbonat ví dụ HCl hoặc dùng Ca(OH) 2 hay 
muối tan của kim loại hóa trị (II) để nhận biết muốn cacbonat.
 - Dùng quỳ tím để nhận biết NaOH, HCl.
 - Còn lại là NaCl.
 * Cách 2; 
 - Dùng quỳ tím để nhận biết dung dịch làm đỏ quỳ tím HCl, dung dịch làm xanh 
quỳ tím Na2CO3, không hiện tượng gì là NaCl.
 - Sau đó dùng HCl để nhận biết Na2CO3, còn lại là NaOH.
 * Cách 3: 
 - Dùng muối cacbonat để nhận ra HCl.
 - Dùng HCl để nhận ra Na2CO3.
 Chuyên đề môn Hóa học 5 Hướng dẫn
 Lần lượt đánh số thứ tự vào các hỗn hợp cần nhận biết. Lấy mỗi hỗn hợp một ít 
làm mẫu thử để nhận biết.
 - Cho dung dịch HCl lần lượt vào ba mẫu thử. Mẫu nào thấy không có khí bay 
ra là hỗn hợp (FeO + Fe2O3). Hai mẫu còn lại đều có khí thoát ra:
 Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
 FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O
 Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
 - Hai mẫu thử còn lại cho từ từ vào dung dịch CuSO4 dư và khuấy đều. Lọc kết 
tủa hòa tan trong dung dịch HCl dư:
 Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
 - Dung dịch thu được cho phản ứng với NaOH. Mẫu nào tạo kết tủa trắng 
xanh, hóa nâu đỏ trong không khí thì mẫu đó là (Fe + FeO). Mẫu còn lại tạo kết tủa 
nâu đỏ là (Fe + Fe2O3).
 FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl
 FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl
 * Ví dụ 5: 
 Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : NaNO 3; 
Na2CO3; NaCl; hỗn hợp NaCl và Na 2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để 
phân biệt bốn chất rắn trên.
 Hướng dẫn
 Chất rắn hòa tan hoàn toàn, có bọt khí bay ra là Na2CO3 hoặc hỗn hợp 
NaCl+Na2CO3.
 Na2CO3 
+ 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2.
 Lấy dung dịch thu được trong mỗi trường hợp đem thử với dung 
dịch AgNO3 :
 - Nếu tạo 
kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl+Na2CO3.
 - Nếu 
không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là Na2CO3.
 NaCl + 
AgNO3 → AgCl + NaNO3. (0,5đ)
 + Hai chất rắn chỉ tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng, không thoát 
khí là NaCl, NaNO3.
 Thử dung dịch thu được với dung dịch AgNO3 :
 - Nếu tạo 
kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaCl.
 - Nếu không tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là NaNO3.
 Chuyên đề môn Hóa học 7 - Nhóm 1: Làm đục dung dịch nước vôi trong và tạo kết tủa gồm: CO2 và SO2 
 - Nhóm 2: Không làm đục dung dịch nước vôi trong gồm: H2 ; CH4 và C2H4
 - Nhận ra SO2 ở nhóm 1 bằng cách dẫn 2 khí đó lần lượt đi qua các ống nghiệm 
chứa dung dịch brom, ống nghiệm nào bị mất màu là nhận ra khí SO2. 
 - Nhận ra C2H4 ở nhóm 2 bằng cách dẫn 3 khí đó lần lượt đi qua các ống nghiệm 
chứa dung dịch nước brom, ống nghiệm nào bị mất màu là nhận ra khí C2H4.
 - Nhận ra H2 ở nhóm 2 bằng cách dẫn 2 khí còn lại lần lượt đi qua các ống 
nghiệm chứa bột CuO nung nóng, ống nghiệm nào mà làm chất rắn từ màu đen 
chuyển dần sang màu đỏ và đồng thời có hơi nước xuất hiện, là nhận ra khí H2. 
 - Khí còn lại là CH4.
 Các PTHH:
 SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O 
 CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 
 SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr 
 C2H4 + Br2  C2H4Br2 
 t 0
 H2 + CuO  Cu + H2O
 * Ví dụ 8.
 Hãy nhận biết các chất khí riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học: 
 Xiclopropan, propan, propen. 
 Hướng dẫn
 - Lấy mẫu thử
 Dùng dung dịch KMnO4 cho vào từng mẫu thử, mẫu nào khí làm mất màu tím 
của dung dịch KMnO4 là propen.
 - Còn lại 2 mẫu nhỏ nước brom vào, mẫu nào làm mất màu nước brom là 
xiclopropan. Còn lại không làm mất màu nước brom là propan. 
 3 CH (OH)- CH(OH)-CH +2 MnO +2KOH
 3CH2=CH-CH3 + 2KMnO4 + 4H2O 2 3 2
 * Ví dụ 9.
 Có bốn chất rắn màu trắng đựng trong bốn lọ riêng biệt mất nhãn là : KNO3; 
K2CO3; KCl; hỗn hợp KCl và K 2CO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân 
biệt bốn chất rắn trên.
 Hướng dẫn
 Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng, dư cho tác dụng với từng mẫu thử:
 - Chất rắn hòa tan hoàn toàn, có bọt khí bay ra là K2CO3 hoặc hỗn hợp KCl và 
K2CO3.
 K2CO3 + 
2HNO3 → 2KNO3 + H2O + CO2.
 Lấy dung dịch thu được trong mỗi trường hợp đem thử với dung dịch AgNO3 :
 + Nếu tạo kết tủa trắng thì chất rắn ban đầu là hỗn hợp KCl và K2CO3.
 Chuyên đề môn Hóa học 9

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_phan_loai_bai_tap_nhan_biet_de_boi_duong_hoc_sinh.doc