Biện pháp Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9

Biện pháp Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Ngày nay, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học có nhiều giáo viên đã chuyển từ sử dụng phấn bảng truyền thống sang dùng Powerpoint và các trang web như những phương tiện dạy học. Tuy nhiên, điều này cũng không thay đổi được bản chất của quá trình dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm”. Một lớp học với các phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thường có đặc điểm: trong quá trình dạy học giáo viên nói nhiều hơn học sinh; giảng giải chủ yếu bằng cách thuyết trình; sách giáo khoa là tài liệu chính; bàn ghế được sắp xếp thành các dãy đối diện với bảng và giáo viên; học sinh không được tự do di chuyển chỗ ngồi. 

Trong khi đó, dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của người học, “được tìm hiểu và thể nghiệm”. Đặc điểm của một lớp học với dạy học lấy học sinh làm trung tâm có đặc điểm: phần thảo luận của học sinh tương đương thậm chí nhiều hơn giảng giải của giáo viên; các hoạt động học tập được cá nhân tiến hành hoặc thực hiện trong các nhóm; học sinh có thể sử dụng nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau như tạp chí, internet...các em có thể tự lựa chọn kiến thức phù hợp với nội dung bài học; tự quyết định hướng đi phù hợp với nội dung bài học.

docx 20 trang Phúc Hảo 11/05/2024 3262
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Lí do khách quan
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ngày nay, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học có nhiều giáo viên đã chuyển từ sử dụng phấn bảng truyền thống sang dùng Powerpoint và các trang web như những phương tiện dạy học. Tuy nhiên, điều này cũng không thay đổi được bản chất của quá trình dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm”. Một lớp học với các phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thường có đặc điểm: trong quá trình dạy học giáo viên nói nhiều hơn học sinh; giảng giải chủ yếu bằng cách thuyết trình; sách giáo khoa là tài liệu chính; bàn ghế được sắp xếp thành các dãy đối diện với bảng và giáo viên; học sinh không được tự do di chuyển chỗ ngồi. 
Trong khi đó, dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của người học, “được tìm hiểu và thể nghiệm”. Đặc điểm của một lớp học với dạy học lấy học sinh làm trung tâm có đặc điểm: phần thảo luận của học sinh tương đương thậm chí nhiều hơn giảng giải của giáo viên; các hoạt động học tập được cá nhân tiến hành hoặc thực hiện trong các nhóm; học sinh có thể sử dụng nhiều tài liệu từ các nguồn khác nhau như tạp chí, internet...các em có thể tự lựa chọn kiến thức phù hợp với nội dung bài học; tự quyết định hướng đi phù hợp với nội dung bài học.
2. Lí do chủ quan 
 Một trong những đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. Vì vậy, song song với đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy học để tích cực hóa hoạt động của học sinh thì đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng rất cần thiết. Việc tổ chức học sinh học tập theo dự án không chỉ giúp cho học sinh có được kiến thức bằng quá trình tự học, tự kiểm tra, đánh giá mà còn phát triển cho học sinh các kĩ năng xã hội như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình trước đám đôngđảm bảo yêu cầu của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Xuất phát từ những lý do trên và ưu điểm của dạy học dự án, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường, chương trình Sinh học 9” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho HS.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để tôi ngày càng được hoàn thiện hơn trong nghề nghiệp.
II. Mục đích và đóng góp của đề tài 
 - Sử dụng hình thức dạy học theo dự án để dạy học phần kiến thức “Sinh vật và môi trường” sinh học 9, THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học. 
- Thiết kế các hoạt động để tổ chức dạy học theo dự án phần kiến thức “Sinh vật và môi trường” sinh học 9 THCS.
- Một số bài giảng mẫu phần “Sinh vật và môi trường” sinh học 9 THCS sử dụng hình thức dạy học theo dự án.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học dự án. 
- Xác định quy trình tổ chức của việc dạy học theo dự án.
- Xác định các kiến thức phần “Sinh vật và môi trường” sinh học 9 để thiết kế các hoạt động dạy học theo dự án.
- Thực nghiệm sư phạm.
IV. Phạm vi nghiên cứu
1. Không gian 
 Tổ chức dạy học theo nhóm phần kiến thức phần “Sinh vật và môi trường” thuộc sinh học 9 bậc THCS với mục đích hình thành tri thức mới tại Trường THCS Tản Lĩnh 
2. Thời gian	
 Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã thực hiện trong năm học 2020-2021 và 2021-2022
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
I. Cơ sở lí luận của đề tài 
1. Đặc điểm của dạy học theo dự án 
 Mục tiêu của dạy học theo dự án: Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực; Tạo ra một sản phẩm; Thực hành nghiên cứu, Giải quyết một vấn đề; Rèn luyện, phát triển nhiều kĩ năng: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. 
 Mang tính thực tiễn: Các dự án học tập có nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, có ý nghĩa thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và mang nội dung tích hợp. 
 Tạo hứng thú người học: người học được tham gia chọn đề tài, nội dung phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân, được tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo ra các sản phẩm, do đó thúc đẩy năng lực của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện dự án.
 Tính tích hợp: Nội dung các dự án học tập có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Trong quá trình thực hiện dự án, người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. 
 Tính tự lực cao của người học : Trong dạy học theo dự án, người dạy chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Vì vậy HS chính là chủ thể của dự án, bản thân các em phải tích cực, nỗ lực để hoàn thiện dự án. 
 Phát huy khả năng làm việc theo nhóm: Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Giữa các nhóm khác nhau cũng có sự thi đua lành mạnh, nhằm làm cho mỗi nhóm đều cố gắng hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
* Để một dự án có thể hoàn thành tốt cần:
- Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. 
- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập phù hợp với nội dung bài học và liên hệ tốt với các vấn đề của xã hội, đặc biệt là các vấn đề được nhiều người quan tâm. 
- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình. 
- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên. 
- Dự án có liên hệ với thực tế, có ý nghĩa đối với xã hội.
- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện. 
- Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ và thúc đẩy việc hoàn thành dự án.
* Sản phẩm của dự án:
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo Thông thường, sản phẩm học sinh phải hoàn thành gồm: 
- Bài thuyết trình trên powerpoint.
- Bài thuyết trình trên powerpoint hoặc word.
- Các đoạn video, hình ảnh mà học sinh tự làm dựa trên kết quả điều tra, chụp ảnh 
- Ngoài ra, các em có thể thiết kế các poster về nội dung dự án, các trang web
2. Ý nghĩa của dự án
- Dạy học dự án (DHDA) có tính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết với nhau. Một dự án dù là của môn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để giải quyết. Do vậy, các em cần phải biêt tổng hợp kiến thức của các môn Địa lý, Hóa học, Vật lý.. thì mới có thể hoàn thành được dự án. 
* Đối với HS: 
- Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực hành. Từ đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về mặt lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng: vận dụng kiến thức liên môn (Địa lý, Vật lý, Hóa học) để giải thích mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức; rèn luyên kỹ năng hợp tác theo nhóm.
- Ngoài ra, các em còn được nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho học tập thông qua việc tự tìm tài liệu trên Internet , tự làm bài trên Powerpoint, làm các đoạn film ngắn, có ý nghĩa trên các phần mềm làm film.
- Sau khi cho các em tự tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương, cho các em đi khảo sát thực tế và có một vài buổi ngoại khóa nhỏ thì các em đã trở nên hứng thú, sôi nổi, tích cực học tập hơn rất nhiều.
* Đối với GV: 
- Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, trong DHDA, GV là chỉ là người hướng dẫn và tư vấn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình.
- Vì thế, giáo viên cần phải có sự nhạy bén với các vấn đề nhạy cảm của xã hội, liên kết các vấn đề đó, hình thành nên ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho HS trong dự án, làm cho vai trò của HS gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh) 
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả CNTT trong dạy học 
3. Phạm vi áp dụng đề tài 
 Dạy học theo dự án: Là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tìm tòi, sử dụng những kiến thức mà các em đã được học trong nhiều môn học khác nhau, liên kết những tri thức đó để tạo ra sản phẩm của chính mình.
 Với hình thức dạy học này, GV có thể áp dụng vào dạy bài nội dung mới, những bài ôn tập cuối chương, các tiết thực hành, hoặc GV có thể đưa ra một đề tài liên quan với nội dung bài học nhưng có tính liên hệ thực tế.
 Hình thức dạy học theo dự án không phải là hình thức dạy học mới mẻ trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, hình thức này mới chỉ được áp dụng trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với HS bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở. Chính vì thế, việc vận dụng nó như thế nào vẫn còn là vấn đề phân vân của các GV.
 Trong quá trình giảng dạy, chính bản thân tôi cũng không thể phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, vấn đáp..) vì nhờ những phương pháp này mà các em có được kiến thức của các môn học. Vì thế, vận dụng linh hoạt phương pháp cũ và phương pháp mới để phù hợp với nội dung kiến thức bài học là điều cần thiết.
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 
1. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở Tản Lĩnh 
- Không có phương pháp dạy học nào được đánh giá là hoàn toàn tích cực hay không tích cực; nghĩa là không có phương pháp nào là tối ưu trong dạy học. 
- Hình thức dạy học theo dự án trong dạy học phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) ở các trường trung học cơ sở hầu hết vẫn chưa được tiến hành, và nếu có thì vẫn chưa đúng hình thức.
- Có những giờ học được thực hiện bằng phương pháp dạy học theo dự án nhưng ở những hình thức khác nhau như bài tập nhóm, bài sưu tầm, bài thí nghiệm và chưa tuân theo quy trình đầy đủ của dạy học dự án. 
- Đối với HS: Các em vẫn còn rất bỡ ngỡ với hình thức học khá mới mẻ này. Tuy nhiên, khi được giao nhiệm vụ để bắt tay vào làm dự án các em tỏ ra rất phấn khởi và thực hiện một cách tích cực, hiệu quả. Vì thế, nếu vận dụng tốt hình thức dạy học theo dự án vào dạy học phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. 
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 
 Mức độ hứng thú của học sinh lớp 9D, 9G trường THCS Tản Lĩnh trong năm học 2020 - 2021 như sau: 
Tổng số HS
Mức độ hứng thú với môn học
80
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
9
17
36
18
Tỉ lệ %
11,25
21,25
45
22,5
 Qua kết quả trên chúng ta thấy được tỉ lệ học sinh có hứng thú còn thấp, tỉ lệ học sinh bình thường và không thích còn ở mức cao. 
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
I. Quy trình, kĩ thuật đánh giá kết quả học tập theo dự án phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) 
1. Quy trình dạy học dự án 
Trên cơ sở quy trình chung của dạy học theo dự án, tôi xây dựng tiến trình dạy học theo dự án cho phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) như sau: 
GĐ 3: Giới thiệu sản phẩm
GĐ 2: Thực hiện kế hoạch
GĐ 1: Xây dựng tình huống vấn đề, lên kế hoạch thực hiện
GĐ 4: Đánh giá
Giai đoạn 1: GV cùng HS thảo luận tình huống, giao nhiệm vụ cơ bản mà HS cần phải hoàn thành.
 HS thảo luận nhóm để lên kế hoạch thực hiện dự án bao gồm: thời gian làm việc, xác định địa điểm thực hiện, phân công lao động trong nhóm. GV kiểm tra tính khả thi của kế hoạch để sự có định hướng kịp thời. 
Giai đoạn 2: HS làm việc cá nhân và nhóm như kế hoạch đã vạch ra, thiết kế sản phẩm, chuẩn bị cho buổi thuyết trình. GV theo dõi tiến độ thực hiện dự án và cố vấn khi được yêu cầu.
Giai đoạn 3: HS thuyết trình sản phẩm của dự án trước tập thể lớp, GV trong vai khách mời. 
Giai đoạn 4: HS tham gia đánh giá dự án: mỗi HS tự đánh giá mức độ làm việc, nhóm đánh giá sự hợp tác của cá nhân. Dựa vào kết quả đó, GV đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án của từng nhóm và mỗi học sinh.
2. Kỹ thuật đánh giá kết quả học tập theo dự án
- Cho HS tự kiểm tra, đánh giá dựa vào tiêu chí đánh giá: mỗi nhóm sẽ tự đánh giá điểm của các thành viên dựa vào mức độ hoạt động của từng thành viên. Các thành viên trong nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Sau đó các nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhau rồi GV mới đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm
- GV đánh giá kết quả thực hiện dự án dựa vào sản phẩm của mỗi nhóm và cách trình bày của mỗi nhóm trong buổi thảo luận.
- Sau đó GV cho điểm của nhóm, và dựa vào sự đánh giá điểm của nhóm thì sẽ cho điểm từng em.
- Kết thúc hoạt động, GV nên dành thời gian kết luận lại vấn đề, đánh giá, rút kinh nghiệm về hiệu quả hoạt động của từng nhóm. GV cần đóng vai trò vừa là người thầy vừa là trọng tài, người hướng dẫn cho các nhóm trong quá trình hoạt động.
II. Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) 
1. Tên dự án 
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình Sinh học 9, phần Sinh vật và môi trường và quy trình chung của dạy học theo dự án, vì thời gian có hạn nên chúng tôi mới chỉ vận dụng hình thức dạy học theo dự án vào các hoạt động ngoại khóa (tiết thực hành).
 Vận dụng dạy học theo dự án trong các hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép triển khai được những dự án học tập có quy mô vượt không gian thời gian rộng lớn. 
 Trong phần Sinh vật và môi trường có 2 bài thực hành. Dựa vào đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương, tôi đã tiến hành áp dụng dự án là: “CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?’’ để tìm hiểu về sự ô nhiễm các loại môi trường Đất, Nước, Không khí ở địa phương.Nhằm mục đích vừa cho học sinh thực hiện tốt bài thực hành, vừa để học sinh tiếp cận với thực tiễn địa phương, vừa nâng cao ý thức bảo tồn gìn giữ các giá trị thiên nhiên. 
2.Thời gian thực hiện dự án	
Stt
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
1
 Tổ chức tình huống vấn đề, lập kế hoạch
Ngoài lớp
2 tuần
2
Thực hiện kế hoạch
3
Giới thiệu sản phẩm
Trên lớp
2 tiết
Đánh giá
3. Các giai đoạn của dự án 
3.1. Giai đoạn 1: Xây dựng tình huống vấn đề, lên kế hoạch thực hiện
 Học sinh đóng vai các nhân viên của sở Tài nguyên – Môi trường tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Tản Lĩnh
* GV phân nhóm: mỗi tổ 13 HS
a. Ô nhiễm môi trường đất ( tổ 1) 
b. Ô nhiễm môi trường nước ( tổ 2)
c. Ô nhiễm môi trường không khí (tổ 3)
* Lựa chọn địa điểm khảo sát: chợ , bãi rác Xuân Sơn, các quán nhậu, ruộng, nhà máy,nhà xưởng (xưởng gỗ, xưởng giết mổ gia súc, gia cầm....)
* Một số câu hỏi gợi ý :
1. Tìm hiểu tính chất vật lý và Hóa học của các môi trường Đất, Nước, Không khí? Em hãy cho biết môi trường đó có vai trò gì đối với cuộc sống của con người? 
 2. Thực trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) ở địa phương,
 3. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
Các tác nhân gây ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Đề xuất biện pháp khắc phục
Rất ô nhiễm
Ô nhiễm
Ít ô nhiễm
4. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường
5. Điều tra tác động của con người tới môi trường và hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm của môi
trường hiện tại
Xu hướng biến đổi của môi trường trong thời gian tới
Đề xuất các biện pháp khắc phục, bảo vệ
 6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
3.2.Giai đoạn 2: Thực hiện dự án 
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau (sách vở, báo chí, internet..) và phỏng vấn người dân về hiện trạng của môi trường, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục. 
- Xử lí thông tin và viết bài dưới dạng tham luận, để trình bày nội dung trong buổi học (một bài powerpoint hoặc word ).
- Các nhóm thực hiện dự án trong khoảng 9 ngày. Sau đó giáo viên kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm . 
+ Nhóm 1 gặp vướng mắc khi điều tra và lấy tư liệu hình ảnh tại khu xử lí bãi rác Xuân Sơn. GV và nhà trường đã phải liên hệ với ban quản lí để HS hoàn thành dự án. 
3.3. Giai đoạn 3 : Giới thiệu sản phẩm 
- Tiết 1: Đại diện 3 tổ lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. 
- Tiết 2: + Các tổ đưa ra ý kiến bổ sung cho các tổ khác
 + GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm 
3.4. Giai đoạn 4: Đánh giá dự án
- Tổ chức cho HS tự đánh giá mức độ làm việc của các thành viên trong nhóm, theo các tiêu chí và các nhóm đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm .
Họ và tên 
Mức độ hoạt động
Không tham gia
Rất tích cực (9-10 điểm)
Tích cực (7-8 điểm)
Ít tích cực (5-6 điểm)
1. Trần Văn A
...
- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm, dựa vào bảng trên sẽ cho điểm từng cá nhân.
 4. Kế hoạch bài dạy sử dụng hình thức dạy học theo dự án - tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Dự án 
Tiêu đề bài dạy:
Tiết 59, 60: Bài 56 – 57 : Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
Tiêu đề dự án:
CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
Mô tả dự án:
Học sinh đóng vai các nhân viên của sở Tài nguyên – Môi trường tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Tản Lĩnh
1. GV phân nhóm: ( giai đoạn 1 của dự án )
 - Lựa chọn địa điểm khảo sát: chợ , bãi rác Xuân Sơn, các quán nhậu, ruộng, nhà máy , nhà xưởng (xưởng gỗ, xưởng giết mổ gia súc, gia cầm....)
2. Thực hiện dự án: (giai đoạn 2 của dự án )
3. Giới thiệu sản phẩm: ( giai đoạn 3 của dự án)
4. Đánh giá dự án: ( giai đoạn 3 của dự án)
SẢN PHẨM CẦN ĐẠT:
1. Nội dung:
+ Bài tham luận về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (nguyên nhân gây ô nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm, cách khắc phục, liên hệ với bản thân có thể làm được gì để làm giảm và hạn chế sự ô nhiễm đó ?)
+ Thu thập các hình ảnh ô nhiễm các loại môi trường ở địa phương.
+ Phỏng vấn người dân tại các khu vực bị ô nhiễm (khu vực quanh bãi rác Xuân Sơn, nhà máy Sản xuất sữa Quốc tế , ao hồ bị nhiễm bẩn, chợ, các xưởng sản xuất, nhà máy, các trang trại chăn nuôi...)
+ Bài thuyết trình trên Powerpoint và word
2. Hình thức:
 - Powerpoint hoặc phim trên phần mềm Movie maker/ Proshow gold....
 - Mỗi tổ có 1 bài tham luận
 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
Sau khi thực hiện xong dự án, HS biết:
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
- Vận dụng các kiến thức về Địa lý, Hóa học , Vật lí để tìm hiểu được đặc điểm của từng loại môi trường (đất, nước, không khí...) từ đó có các biện pháp bảo vệ hợp lý. 
- Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Qua bài học này HS thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường sống.
2. Năng lực 
a. Năng lực chung:
- Tự học: Tìm kiếm thu nhận thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường từ các nguồn khác nhau. Đánh giá và lựa chọn thông tin cần thiết diễn đạt và sử dụng thông tin. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường
- Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
b. Năng lực riêng:
- Năng lực ngôn ngữ: Di

Tài liệu đính kèm:

  • docxbien_phap_to_chuc_day_hoc_theo_du_an_phan_sinh_vat_va_moi_tr.docx