Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2B - Trường TH Điền Trung I

Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2B - Trường TH Điền Trung I

Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.Với mục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kĩ năng viết “một đoạn văn ngắn" là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2, là nền tảng để các em học lên các lớp trên.

Nhưng trong thực tiễn ta lại nhận thấy việc dạy tập làm văn dạng bài viết một đoạn văn ngắn ở lớp 2 như sau:

- Về phía giáo viên: Nhiều giáo viên năng lực viết văn còn hạn chế, phương pháp hình thức dạy học môn Tập làm văn nói chung, dạy dạng bài viết đoạn văn ngắn còn đơn điệu, rập khuôn thậm chí tiết dạy khô cứng, nhàm chán chưa tạo được hứng thú cho học sinh.

 - Về phía học sinh: Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ, Do đó một bộ phận không nhỏ học sinh viết đoạn văn ngắn chưa đạt yêu cầu.

Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn dạng bài viết đoạn văn ngắn hiện nay để nâng cao chất lượng học sinh viết đoạn văn ngắn, làm nền tảng cho các lớp sau.

 Nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 2 tại trường TH Điền Trung 1 tôi thấy các giáo viên trong khối nói riêng, giáo viên trong tổ và nhà trường nói chung vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy Tập làm văn, nhằm tháo gỡ những khó khăn của thầy và trò khi dạy và học mảng kiến thức về viết đoạn văn ngắn. Với mong muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy và trao đổi những kinh nghiệm trong việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học đặc biệt là phân môn Tập làm văn, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2B - Trường TH Điền Trung I.”

 

doc 21 trang thuychi01 8653
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2B - Trường TH Điền Trung I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.Với mục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kĩ năng viết “một đoạn văn ngắn" là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2, là nền tảng để các em học lên các lớp trên.
Nhưng trong thực tiễn ta lại nhận thấy việc dạy tập làm văn dạng bài viết một đoạn văn ngắn ở lớp 2 như sau: 
- Về phía giáo viên: Nhiều giáo viên năng lực viết văn còn hạn chế, phương pháp hình thức dạy học môn Tập làm văn nói chung, dạy dạng bài viết đoạn văn ngắn còn đơn điệu, rập khuôn thậm chí tiết dạy khô cứng, nhàm chán chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
 - Về phía học sinh: Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,Do đó một bộ phận không nhỏ học sinh viết đoạn văn ngắn chưa đạt yêu cầu. 
Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn dạng bài viết đoạn văn ngắn hiện nay để nâng cao chất lượng học sinh viết đoạn văn ngắn, làm nền tảng cho các lớp sau. 
	 Nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 2 tại trường TH Điền Trung 1 tôi thấy các giáo viên trong khối nói riêng, giáo viên trong tổ và nhà trường nói chung vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy Tập làm văn, nhằm tháo gỡ những khó khăn của thầy và trò khi dạy và học mảng kiến thức về viết đoạn văn ngắn. Với mong muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy và trao đổi những kinh nghiệm trong việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học đặc biệt là phân môn Tập làm văn, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2B - Trường TH Điền Trung I.”
 Để hoàn thành SKKN này tôi đã áp dụng những kinh nghiệm tích luỹ
được trên chính đối tượng học sinh lớp mình phụ trách – lớp 2B trường Tiểu học Điền Trung I. Tổng số học sinh: 24 em.	
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp
- Giúp học sinh lớp 2B Trường TH Điền Trung I có kỹ năng viết đoạn văn ngắn hay, sinh động và sáng tạo.
- Giúp giáo viên khối 2 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn 
học sinh viết đoạn văn ngắn. 
 - Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài tập trung nghiên cứu: Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn giúp các em học sinh lớp 2 học tốt Tập làm văn.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
- Đọc các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 2; sách Giúp em học tốt Tập làm văn 2; Những bài văn mẫu lớp 2; tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài.
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung viết đoạn văn ngắn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập các thông tin, thống kê số liệu và xử lý số liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
PHẦN 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận: 
 Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa học. Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Đến lớp 2 các em đã phải viết đoạn văn từ 1 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình được chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em. Ở học kỳ I, chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình. Song đến học kỳ II các em được viết đoạn tả con vật (chim ), tả cảnh (biển), tả cây cối, tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 34 và 35 học sinh được kể về những việc làm mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia . 
Nội dung Tập làm văn lớp 2 có các dạng bài được thiết kế tổng cộng 31 
tiết/năm. Cụ thể như sau:
 - Các nghi thức lời nói tối thiểu (chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định); biết sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp nơi công cộng, ở gia đình, trong trường  học. 
 - Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày: khai bản tự thuật ngắn, viết thư ngắn để nhắn tin, chia buồn hoặc chia vui 
 - Nói viết về những vấn đề thuộc chủ điểm: kể một sự việc đơn giản; tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. 
 * Trong nội dung nói, viết về vấn đề thuộc chủ điểm có các đoạn văn cụ thể sau: 
 + Nói về em hoặc trường em 
 + Viết đoạn văn ngắn về gia đình em 
 + Kể về người thân
 + Kể về anh chị em
 + Kể ngắn về con vật
 + Tả ngắn về bốn mùa
 + Tả ngắn về loài chim
   + Tả ngắn về biển 
 + Tả ngắn về cây cối
 + Tả ngắn về Bác Hồ
 + Kể ngắn về người thân
 Ta thấy lượng kiến thức nhiều so với học sinh lớp 2. Mỗi tiết được luyện tập một nội dung khác nhau. Số lượng tiết viết đoạn văn ngắn chiếm nhiều tiết so với tổng số tiết Tập làm văn lớp 2, đây là nền tảng để học sinh học các lớp học trên. Vậy việc rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 là rất quan trọng. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy lớp 2, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi, trò chuyện, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè động nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy một số hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 2 trường Tiểu học Điền Trung I viết đoạn văn ngắn như sau:
 2.2.1.Thực trạng của giáo viên:
 Bên cạnh những đồng chí giáo viên đã tích cực, say sưa nghiên cứu sáng tạo để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi viết đoạn văn sao cho hiệu quả nhất thì còn một số giáo viên còn rất ngại, đôi khi "sợ" dạy tiết Tập làm văn với tâm lí có dạy học sinh cũng không viết được. Cụ thể:
 - Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn 
Tập làm văn.
 - Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế.
 - Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách quan sát. 
Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của Tiếng Việt. Đồng thời còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học mà việc dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Điền Trung I giáo viên chưa đưa học sinh say mê với văn học, chưa hình thành thói quen tích lũy những hiểu biết, vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào làm văn thì việc giảng dạy Tập làm văn nói chung và dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh cho học sinh lớp 2 chưa đạt hiệu quả. 
 2.2.2.Thực trạng của học sinh:
2.2.2.1.Một số lỗi phổ biến:
 Qua tìm hiểu thực tế việc học viết đoạn văn ngắn của học sinh lớp 2 trường tiểu học Điền Trung I, nhiều học sinh ngại học văn, đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn. Các em thường mắc phải một số lỗi sau:
 Lỗi do chưa biết cách quan sát nên thường thì các em thấy cái gì thì nghĩ đến cái đó theo kiểu liệt kê, chứ không biết chắt lọc các chi tiết quan sát được. 
- Lỗi do hạn chế vốn từ nên việc sử dụng từ còn lặp, vụng hoặc chưa đúng.
 - Câu viết không có hình ảnh, chấm câu một cách tùy tiện. 
 - Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc, chưa có sự liên kết câu.
 - Lỗi do chưa biết sử dụng biện pháp tu từ vào viết văn.
 Từ những thực trạng trên cho thấy việc rèn cho học sinh viết được đoạn văn đúng về nội dung, đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần phải cho học sinh viết được đoạn văn có hình ảnh đẹp.
 2.2.2.2.Kết quả khảo sát thực trạng học sinh:
Trong năm học 2017– 2018, để kiểm nghiệm cách làm của mình, tôi tiến
hành thực nghiệm với lớp 2B và đối chứng kết quả với lớp 2A. Tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng viết văn của hai lớp.
 Thời điểm kiểm tra: Tuần 4 tháng 10 năm học 2017-2018 khi chưa áp 
dụng sáng kiến.
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo( thầy giáo) cũ của em.
 Kết quả thu được như sau:
 Bảng 1: Thống kê theo số lỗi của học sinh:
Lớp
Tổng số học sinh
	Các lỗi phổ biến
Chưa biết cách quan sát
Hạn chế vốn từ, dùng từ chưa chính xác
Chấm câu tùy tiện
Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ
Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2A
24
5
20.8
6
25.0
7
29.2
12
50.0
8
33.3
2B
24
5
20.8
6
25.0
6
25.0
11
45.8
7
29.2
 Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lượng viết đoạn văn của hai lớp 2A và 2B
Lớp
Tổng số
HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
ơ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2A
24
0
19
79.2%
5
20.8%
2B
24
0
19
79.2%
5
20.8%
 Từ thực trạng trên ta thấy chất lượng viết văn của học sinh chưa đạt kết quả cao. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng còn rất cao. Đây không phải là một bộ phận nhỏ. Vì vậy với số học sinh này, người dạy chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục, tháo gỡ .
 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
 Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau:
*Học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng phổ thông chưa chuẩn còn nhầm lẫn giữa phương ngữ địa phương với tiếng phổ thông và xác định câu chưa đúng.
* Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
* Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
* Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.
* Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.
* Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.
* Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn
Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên dạy lớp 2) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
 2.3. Các biện pháp thực hiện:
 + Qua việc điều tra thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân như trên, bước vào năm học 2017- 2018, tôi bắt đầu áp dụng một số biện pháp mới bằng các cách làm cụ thể của tôi như sau:
 2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo ra môi trường, điều kiện động viên giúp đỡ các em trong học tập: 
 - Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh và phân loại đối tượng học sinh theo hoàn cảnh gia đình để giúp đỡ các em. Cụ thể:
 + Trong lớp có 3 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tôi đã chia lớp thành 3 tổ ( mỗi em có hoàn cảnh khó khăn trong 1 tổ) và phân công mỗi tổ giúp 1 bạn.
 + Phát động phong trào tặng bạn nghèo như: Trong tổ mỗi bạn tặng bạn một đồ dùng học tập: sách, vở, bút, mực, thước kẻ ( bạn nào có cái gì thì tặng bạn cái đó)
 - Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập, tôi đã phối hợp các tổ chức Đội, Hội,... trong nhà trường để phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” 
 - Ngoài ra tôi thường xuyên quan tâm, chăm lo, mua sách vở cho 3 em học sinh khó khăn, không để các em thiếu bất kì đồ dùng học tâp nào. Ngày tết, tôi lại mua quà tết cho các em.
 Từ những việc làm thiết thực trên thì 3 em có hoàn cảnh khó khăn đã có một môi trường, một điều kiện học tập tốt, giúp các em tự tin bước tới trường cùng các bạn trong lớp.
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Tạo hứng thú cho học sinh khi học và viết văn
 Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân. Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với cá nhân. Vậy vấn đề gì thu hút sự quan tâm, chú ý tìm hiểu của các em? Trả lời được câu hỏi này nghĩa là người giáo viên đã sống cùng với đời sống tinh thần của các em, biến đổi những nhiệm vụ học tập khô khan phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng (tích cực, chính đáng) của học sinh.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các việc làm cụ thể sau: 
 Việc làm thứ nhất: Xuất bản bài viết của các em.
 Một thủ thuật tôi đã áp dụng để gây hứng thú cho học sinh đó là "xuất bản" bài viết của các em. Sẽ là tuyệt vời nếu bài viết được đăng trên các tờ báo tường, hay nêu gương trước cờ, điều đó kích thích các em thể hiện khả năng của mình. Để làm việc này tôi đã chọn giới thiệu những bài viết hay của các bạn nhỏ trên các báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong... khuyến khích học sinh đọc và phân tích cái hay trong những bài viết, bài thơ đó. Giúp học sinh đặt câu hỏi tại sao các bạn viết được? Mình viết có được không? Nếu có bài được đăng, em sẽ cảm thấy thế nào? Muốn viết bài được đăng, chúng ta phải làm gì?... Trong trường hợp khác, khi bài viết của các em chưa đủ tốt để đăng trên báo tường, tôi cho lưu lại trên góc học tập của lớp ... Với mỗi bài được đăng cộng với nhận xét tích cực từ giáo viên, sẽ là nguồn động lực cực lớn tạo ra hứng thú cho các em. Bằng cách làm này, hầu hết các em trong lớp đều háo hức, mong muốn mình cũng có bài được đăng giống như bạn.
 Việc làm thứ hai: Đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học 
Đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học là nhiệm vụ đầu tiên trong các giải pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh. Tâm lí học sinh Tiểu học nói chung các em chỉ thích đọc các câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết và thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các em lớp 2 chỉ thích đọc những câu chuyện tranh, Đô-rê- mon, không thích đọc những bài văn có nội dung miêu tả đơn thuần. Để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã nhẹ nhàng đưa các em đến với tác phẩm văn học bằng cách:
 * - Trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học “Kể ngắn về con vật” 
 tôi cho học sinh thi kể tên các con vật mà em biết. HS sẽ xung phong kể rất hăng say.
- Sau khi học sinh kể tôi khen ngợi và dặn học sinh về sưu tầm những tác 
phẩm văn học có nội dung miêu tả các con vật mà em thấy hay và thích nhất để đọc trước lớp vào tiết học sau. Bạn nào sưu tầm được tác phẩm hay và chỉ rõ được cái hay trong cách viết của tác giả sẽ được tuyên dương trước lớp. 
 * - Hay trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học “Tả ngắn về cây cối”, tôi cho học sinh thi kể tên các loại cây mà em đã biết.( Ngay lập tức học sinh sẽ xung phong kể rất hăng say và quên những mệt nhọc căng thẳng của tiết học trước).
- Sau khi học sinh kể tôi khen ngợi và dặn học sinh về sưu tầm những tác phẩm văn học có nội dung miêu tả các loại cây (cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa) mà em thấy hay và thích nhất để đọc trước lớp vào tiết học sau. Bạn nào sưu tầm được tác phẩm hay và chỉ rõ được cái hay trong cách viết của tác giả
cũng được tuyên dương trước lớp. 
Với cách làm trên, từ chỗ học sinh không thích đọc các bài văn miêu tả đơn
thuần, tôi đã tạo cho 24/24 em sự hứng thú và tích cực tìm tòi để đọc và đem đến lớp các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả con vật hay tả cây cối
 Việc làm thứ ba: Tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn học.
Sau khi đã tạo được hứng thú cho học sinh bằng cách đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học. Việc làm tiếp theo của tôi là phải tạo được hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, qua đó hình thành và rèn luyện các kỹ năng viết văn cho học sinh.
Để học sinh có lòng yêu thích văn học và có hứng thú khi viết văn, khi dạy Tập đọc tôi đã làm như sau:
 + Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Tôm Càng và Cá Con” Tiếng Việt 2 - tập 2 
Sau khi tìm hiểu bài tôi yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu văn hay đoạn văn tả con vật em cảm thấy hay trong bài. Các em đã đưa ra được các từ ngữ hay câu văn mà các em cảm nhận được đó là hay và chỉ ra được cái hay trong câu văn đó như: “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh”. 
 + Hay khi dạy bài Tập đọc “ Cây đa quê hương ” Tiếng Việt 2- Tập 2:
Sau khi tìm hiểu bài tôi yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ, câu văn tả cây đa mà em cảm thấy hay trong bài. Ngay lập tức các em đã đưa ra được các từ ngữ hay câu văn, đoạn văn mà các em cảm nhận được đó là hay và chỉ ra được cái hay trong câu đó như: “ Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi trên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận giữ ”
Đồng thời tôi khuyến khích các em học thuộc lòng những đoạn văn, những
đoạn thơ hay mà các em yêu thích, kiểm tra những đoạn mà học sinh thích trong giờ học sau. Những tiết sinh hoạt ngoại khóa, tôi tổ chức cho các em thi đọc những bài văn, bài thơ mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa, giới thiệu 
về cảnh đẹp ở địa phương để trau dồi cảm xúc cho các em.
Với cách làm như vậy, từ chỗ học sinh không thích tiếp xúc với các tác 
phẩm văn học có nội dung miêu tả đơn giản, tôi đã giúp được 24/24 em sự hứng thú và tích cực tìm tòi, khám phá cái hay trong mỗi tác phẩm văn học có nội dung miêu tả đơn giản.
 2.3.3. Biện pháp thứ ba: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học. 
 Như chúng ta biết, đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học, tư duy của các em
lại đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn đang trong giai đoạn " tư duy cụ thể". Để hình thành thói quen cho học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các việc làm cụ thể sau: 
 Việc làm thứ nhất: Tạo cho học sinh có thói quen quan sát:
 Kĩ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn. Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị ở nhà. Giáo viên cần khai thác kĩ tranh ảnh, tập trung quan sát các đặc điểm nổi bật của đối tượng. Mục đích là giúp học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó tôi đã hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có xúc cảm về sự vật đó.
 Học sinh có thói quen quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tế đôi khi tôi cho các em một bài tập tả về cảnh biển, có em bảo là con chưa bao giờ nhìn thấy biển. Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên các em không nhìn thấy biển là đúng. Bởi thế giáo viên cũng cần sưu tầm những ảnh về cảnh biển để có thể cho các em xem, cho các em quan sát về cảnh biển,  hoặc vào dịp nghỉ hè các em hay được bố mẹ cho đi tham quan tắm biển, nhân đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát kỹ để có ý tưởng cho tập làm văn tả cảnh biển. 
 Ví dụ: * Quan sát tranh về cảnh biển, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
 - Quan sát chung cảnh biển: Bức tranh vẽ cảnh biển vào thời gian nào?( lúc sáng sớm, lúc bình minh)
 - Quan sát cảnh từ gần: Sóng biển như thế nào? ( nhấp nhô)
 - Rồi tới cảnh xa: 
 Trên mặt biển có những gì?( thuyền đánh cá, chim hải âu)
 Trên bầu trời có những gì?(có đàn hải âu đang bay lượn, có đám mây)
 - Có biển, thiên nhiên chúng ta như thế nào? ( tươi đẹp )
 *. Khi hướng dẫn học sinh quan sát ảnh Bác Hồ, tôi hướng dẫn học sinh như sau: 
 - Đầu tiên, em cần xác định vị trí treo ảnh Bác Hồ. 
 - Tiếp theo em quan sát gương mặt Bác Hồ trong ảnh, em biết được những gì?( học sinh lần lượt nêu ý kiến của mình: 
 Chòm râu dài 
 Mái tóc bạc trắng
 Vầng trán cao và rộng
 Đôi mắt sáng ngời)
 - Ngắm nhìn ảnh Bác Hồ, em muốn hứa với Bác điều gì? ( chăm học, chăm
 làm, cố gắng học giỏi, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành
 con ngoan, trò

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_ren_ky_nang_viet_doan_van_ngan_cho_hoc_sinh_lop_2b.doc