Biện pháp Nâng cao năng lực tự học, tự chủ cho học sinh Lớp 2

Biện pháp Nâng cao năng lực tự học, tự chủ cho học sinh Lớp 2

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những chủ nhân và xã hội có những công dân tốt thì ngay từ bậc TH chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Trong 3 năng lực cần đạt của học sinh thì năng lực “Tự chủ, tự học” là một Năng lực then chốt của giáo dục

Là giáo viên chủ nhiệm luôn hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng.

Trong thời gian này, xã hội đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh trên lớp, về những những thay đổi SGK. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì? Làm như thế nào để “sản phẩm” của mình có chất lượng và việc học sinh “tự học” như thế nào cho có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Chính vì những lý do đó đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể góp phần đưa chất lượng học sinh của lớp 2 đạt hiệu quả cao, giúp học sinh có kế hoạch học tập và rèn luyện một cách tốt nhất.

pptx 26 trang Hiền Tài 04/09/2024 142730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Nâng cao năng lực tự học, tự chủ cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học.. 
THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao năng lực tự học, tự chủ cho học sinh lớp 2. 
Giáo viên trình bày: .. 
Đơn vị : 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 .1 TỰ HỌC 
MỞ ĐẦU 
NỘI DUNG 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. MỞ ĐẦU 
LÝ DO CHỌN CÁC BIỆN PHÁP 
I. MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN CÁC GIẢI PHÁP 
	Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ”. Để ngày mai thế giới có những chủ nhân và xã hội có những công dân tốt thì ngay từ bậc TH chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Trong 3 năng lực cần đạt của học sinh thì năng lực “ Tự chủ, tự học” là một Năng lực then chốt của giáo dục 
Là giáo viên chủ nhiệm luôn hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. 
Trong thời gian này, xã hội đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh trên lớp, về những những thay đổi SGK. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì? Làm như thế nào để “sản phẩm” của mình có chất lượng và việc học sinh “tự học” như thế nào cho có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Chính vì những lý do đó đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể góp phần đưa chất lượng học sinh của lớp 2 đạt hiệu quả cao, giúp học sinh có kế hoạch học tập và rèn luyện một cách tốt nhất. Đó là lý do tôi đã chọn viết Biện pháp “ Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao năng lực tự chủ tự học cho học sinh lớp 2 ”. 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:  
II. NỘI DUNG: 
1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 
THUẬN LỢI 
Năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2A2. Lớp tôi có tổng số 33 em, trong đó có 13 em nữ, 12 em dân tộc thiểu số. Phần lớn các em đi học đúng độ tuổi (7 tuổi), chỉ có 2 em ngoài độ tuổi (1 em 8 tuổi, 1 em 10 tuổi). 
Phần lớn Gia đình các em đều sinh sống trên cùng địa bàn gần trường, nhà ở gần nhau nên tiện việc liên hệ trao đổi. Đa phần các em ngoan, lễ phép, có tinh thần đoàn kết, có ý thức tốt trong học tập và lao động. 
Được sự quan tâm của Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường về mọi mặt, 100% HS có đồ dùng, sách vở đầy đủ... góp phần động viên cán bộ, giáo viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Mối quan hệ giữa nhà trường (đại diện là giáo viên) và gia đình học sinh rất chặt chẽ. Đa số các gia đình quan tâm và tạo mọi điều kiện học tập cho các em. Nhiều gia đình luôn có sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình học tập của con em mình. 
II. NỘI DUNG: 
1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 
KHÓ KHĂN 
ĐỐI VỚI HỌC SINH 
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN 
ĐỐI VỚI 
PHỤ HUYNH 
- Giáo viên đã và đang thực hiện dạy học theo chương trình phổ thông mới 2018 tuy nhiên chưa linh hoạt trong các hoạt động. Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ. 
- Trong một số hoạt động, giáo viên chỉ chú trọng chất lượng đại trà. Việc hướng dẫn học sinh mũi nhọn tự tìm tòi, khám phá để chủ động lĩnh hội kiến thức còn hạn chế. 
- Do các em chưa ý thức đúng đắn về việc học tập nên việc học còn mang tính tự phát, thích thì học không thích là không học. 
Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên các em còn ham chơi hơn học, còn chờ đợi sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ. 
Cùng độ tuổi nhưng mức tiếp thu và học không đồng đều 
- Đa số gia đình các em làm nông nghiệp, kinh tế còn nhiều khó khăn, mải lo làm ăn kiếm sống nên ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Còn phó mặc cho giáo viên và nhà trường. Chưa chăm lo đầy đủ vật chất cũng như tinh thần cho các em. 
- Gia đình các em ở nông thôn, góc học tập chưa đảm bảo, chưa được người lớn hướng dẫn xây dựng kế hoạch tự học, phần nào ảnh hưởng đến thái độ tự học của các em. 
II. NỘI DUNG: 
1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 
SỰ CẦN THIẾT CỦA BIỆN PHÁP 
BẬC TIỂU HỌC 
BẬC HỌC TRÊN 
Tạo ra cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ 
TRI THỨC 
TÍNH CÁCH 
KĨ NĂNG 
HÀNH VI 
 Muốn hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo đã định, thì cần phải giúp cho học sinh có ý thức tự học, học đi đôi với hành, xem đó là hạnh phúc trong học tập hàng ngày của bản thân. 
 Học sinh cần rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học, kỹ năng tự học. Các em không chỉ thực hiện việc tự học ở trường phổ thông mà việc tự học cần phải được rèn luyện suốt đời, rèn luyện đến mức nhuần nhuyễn thì mới có thể cập nhật được tri thức và “nên người” ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. 
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2A2 có ý thức tự học 
II. NỘI DUNG: 
2.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
Biện pháp 2: 
Hướng dẫn học sinh tự học 
Biện pháp 3: 
Giúp đỡ học sinh trên lớp 
Biện pháp 6: 
Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
Biện pháp 1: 
Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo 
Biện pháp 4: 
Xây dựng mối quan hệ bạn bè 
Biện pháp 5: 
Phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh 
II. NỘI DUNG: 
Biện pháp 1: 
Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo 
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
 1. Nhận thức rõ điều đó nên bản thân tôi xác định cần phải có tâm huyết với nghề mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bài giảng, từng nội dung tiết dạy, mới thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu để đem lại hiệu quả cho học sinh. Ngoài công việc giảng dạy tôi thường tâm sự trò chuyện với các em để tạo sự gần gũi thân mật để bản thân vừa hiểu tình cảm của các em vừa tạo cho các em sự tin tưởng. Tôi luôn là một tấm gương về tự học và sáng tạo vì học sinh tiểu học rất dễ bắt chước người lớn , 
 2. Bắt đầu vào năm học, tôi xây dựng cho mình kế hoạch cá nhân: Rõ rang, cụ thể, phù hợp với thực trạng lớp 
 3. Đối với việc nâng cao chất lượng dạy học thì bản thân luôn đặt ra tiêu chí cụ thể cho từng bài học: thực hiện đúng chương trình, ôn kiến thức cũ kết hợp dạy kiến thức mới, áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài của môn học, thực hiện đánh giá học sinh mang tính động viên, khích lệ 
 4. Tôi thường xuyên học tập kinh: thông qua nhiều kênh 
Kết quả 
	 Học sinh cả lớp rất gần gũi, các em thường kể chuyện riêng của mình cho cô giáo nghe. Giáo viên dễ dàng nắm bắt tâm tư của từng em. Có cách giúp các em tự học và rèn luyện tốt. 
II. NỘI DUNG: 
Biện pháp 2: 
Hướng dẫn học sinh tự học 
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
* Tạo động lực học tập cho học sinh: 
Học sinh ham học và muốn cố gắng hơn trong học tập. Học sinh có thể có động cơ cá nhân hoặc được giáo viên, bạn cùng lớp tạo động lực thúc đẩy, cũng có thể có động lực từ các hoạt động và môi trường học tập xung quanh. Học sinh có động lực học tập khác nhau do tác động của những sự việc khác nhau. Phần thưởng có thể tạo động lực thúc đẩy học sinh tích cực học tập, nhưng đừng lạm dụng việc khen thưởng. Thay vào đó, giáo viên có thể đưa vào bài dạy vài hình thức thi đua và đảm bảo mỗi hoạt động đều có một mục tiêu thách thức nhưng có thể đạt được. 
Giáo viên cần tạo động lực và duy trì động lực đó trong suốt buổi học. 
* Hướng dẫn tự học: 
+ Hướng dẫn học tại lớp: 
+ Hướng dẫn học tại nhà: 
Kết quả 
	 Học sinh phát huy được năng tự tự học và tự chịu trách nhiệm trong nhóm. Thực nhiện tốt nhiệm vụ ở nhà. Hầu như 100% học sinh làm bài tập về nhà 
Phát huy tính tích cực của từng cá nhân học sinh trong nhóm 
II. NỘI DUNG: 
Biện pháp 3: 
Giúp đỡ học sinh trên lớp 
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
* Đặt ra mục tiêu và theo dõi tiến độ: 
- Tôi thường để cho học sinh thể hiện những gì các em đã học được : 
- Luôn kiểm soát tình hình lớp học để có thể phát hiện ra học sinh không tập trung trong giờ học 
- Duy trì cảm hứng cho lớp học bằng cách đặt một câu hỏi để có thể gọi được nhiều em cùng trả lời. Nếu một học sinh trả lời được 
- Luôn kiểm tra xem học sinh kịp thời 
- Trong những giờ học trên lớp, giáo viên nên gần gũi tạo tình cảm thân mật và giúp đỡ các em những lúc khó khăn, lúng túng trong học tập 
-Tôi thường xuyên nêu những tấm gương sáng cho học sinh hứng thú. 
Kết quả 
	 Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân tốt. Có ý thức xây dựng bài trong nhóm. 
100% học sinh nắm được nhiệm vụ giáo viên phân công 
Có nhiều hình thức đánh giá nhận xét, linh động giúp đỡ và khen học sinh trong các tiết học trên lớp 
II. NỘI DUNG: 
Biện pháp 4: 
Xây dựng mối quan hệ bạn bè 
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. 
- Trong một số tiết học, tôi chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này nhưng tiết sau các em lại chung nhóm với bạn khác và tôi sẽ chấm điểm thi đua của từng nhóm. 
- Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều các em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của bạn 
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh để biết rõ đầu đuôi, sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi, có những câu nói yêu thương bạn 
Kết quả 
	 100% học sinh đoàn kết yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập. Phát huy được mối quan hệ, kích thích các bạn tự giác học tập để thi đua với bạn. 
II. NỘI DUNG: 
Biện pháp 5: 
Phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh 
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
- Phát huy tối đa vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 
- Tăng cường phối hợp với cha mẹ trong việc quản lý giờ giấc, nề nếp sinh hoạt và học tập của học sinh ở trường và ở nhà, đặc biệt là giáo dục tốt thái độ học tập đúng đắn. Thường xuyên thông tin liên lạc, tổ chức họp mặt cha mẹ học sinh và động viên gia đình vượt khó để con em đi học. Với học sinh chậm cần hướng dẫn cách tổ chức và kiểm tra con em tự học. 
Trong các buổi họp phụ huynh, tôi tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục về việc học cho con em. - Tôi và phụ huynh thực hiện tích cực những nội dung học tập, thông tin, có cam kết khi trao đổi trên nhóm zalo, cách thức giao bài và số lượng bài mỗi ngày cho phù hợp với năng lực của từng học sinh. 
 ở nhà 
Kết quả 
	 Phụ huynh nhận thấy vai trò của mình trong việc giáo dục con cái . 
KẾT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH GIỮA HỌC KÌ 1 Năm học: 2021 - 2022  Họ và tên: K’ Trà  
	TIẾNG VIỆT: Hoàn thành tốt 
TOÁN: Hoàn thành tốt 
- Đọc, nghe viết tốt; chữ viết đôi khi chưa được đều. 
- Viết văn khá trôi chảy, một số đoạn văn có nhiều ý hay (viết về người thân, về con vật yêu thích, ) 
- Tính toán nhanh, nắm chắc các dạng bài. 
- Có khả năng giải được các dạng toán nâng cao. 
- Các hoạt động giáo dục: Hoàn thành tốt 
- Năng lực: Tốt - Phẩm chất: Tốt 
NHẬN XÉT CHUNG: Tiếp thu bài nhanh, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập. Có khả năng điều khiển nhóm làm việc cũng như biết hướng dẫn bạn học tập. 
PHHS: 
(Ý kiến) 
GVCN: 
(Kí, ghi rõ họ tên) 
Biện pháp 5: 
Phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh 
II. NỘI DUNG: 
Biện pháp 6: 
Phối hợp 	với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIIỆN 
Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Khuyến khích học sinh và phụ huynh phát huy khả năng vốn có, thế mạnh của mình. 
Khi nhận các công văn, kế hoạch của đội tôi phổ biến ngay tới học sinh. Cùng các em lập kế hoạch thực hiện. thông báo tới phụ huynh để phụ huynh tạo điều kiện giúp các em và cô giáo thực hiện tốt. đặt ra mục tiêu cần đạt ( giải) 
Kết quả 
	 Năm chủ nhiệm trước lớp đạt giải nhì lớp học xanh-sạch-đẹp 
	Năm học này đạt giải báo tường nhân nhày 20/11 
II. NỘI DUNG: 
3. HIỆU QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP 
Qua quá trình theo dõi và áp dụng các biện pháp thực hiện trên, bản thân tôi nhận thấy việc tự học tập của các em đã có những tiến bộ: 
 Các em đã rất tự giác học tập ở nhà, có một số em đã không phải nhờ đến sự nhắc nhở của cha, mẹ mà tự mình tự học một cách có hiệu quả. 
Các em đã giảm hơn nhiều việc quên đồ dùng học tập. Có được kết quả trên chính là sự tâm huyết với nghề của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của gia đình và nhà trường, từ đó chất lượng học tập của các em được nâng lên. 
 “ Giúp học sinh lớp 2 tự học ” dễ dàng áp dụng, áp dụng cho tất cả các môn học với thời gian học trên lớp cũng như thời gian tự học ở nhà của học sinh lớp 2 và có thể phổ biến rộng rãi cho giáo viên đang giảng dạy ở các khối lớp khác trong các năm sau. 
TSHS 
Thời điểm 
Tiếng Việt 
Toán 
Điểm 10 - 9 
Điểm 8 - 7 
Điểm 6 - 5 
Điểm < 5 
Điểm 10 - 9 
Điểm 8 - 7 
Điểm 6 - 5 
Điểm < 5 
32 
Đầu năm 
5 
10 
12 
5 
7 
11 
9 
5 
GK1 
6 
13 
9 
4 
9 
10 
9 
4 
CK1 
8 
15 
7 
2 
15 
7 
9 
1 
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2A2 có ý thức tự học 
II. NỘI DUNG: 
3. HIỆU QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP 
1. Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP 
III. KẾT LUẬN: 
1 
2 
3 
4 
6 
5 
Qua nhiều năm làm công tác CN lớp, bản thân tôi đã nhận thấy muốn cho học sinh tự học có hiệu quả cao, người GVCN lớp cần chủ động lập kế hoạch cho phù hợp với từng đối tượng HS. 
GV phải chú trọng, quan tâm tới sự hứng thú, năng lực học tập của HS, giúp các em có thái độ đúng đắn về nhiệm vụ học tập. Trong dạy học người GV cần tạo điều kiện tốt nhất để học sinh lĩnh hội kiến thức. 
Vào những giờ học ở trên lớp để học sinh tham gia vào quá trình học một cách tự nhiên, tích cực, năng động, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần khéo léo sử dụng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi. Hài hước trong việc khen chê học sinh. 
Học sinh phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và có kế hoạch cụ thể về việc tự học của mình. Cần phải kiểm tra thường xuyên việc học tập của học sinh để kịp thời điều chỉnh và uốn nắn các em. 
Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập, tạo sự gần gũi giữa cô và trò để các em có thêm niềm tin và phấn đấu học tập. 
Thường xuyên phối hợp, trao đổi với phụ huynh xây dựng góc học tập riêng, nắm bắt kịp thời những điểm còn hạn chế của học sinh để có biện pháp giúp các em học tập tốt hơn. 
2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 
III. KẾT LUẬN: 
TRÂN TRỌNG 
CẢM ƠN! 
Giáo viên: 	 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_tu_chu_cho_hoc_sinh_lop_2.pptx