Xây dựng một số bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh gắn với thực tiễn địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp”, môn Công nghệ 10
Phần lớn học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 là con em các gia đình có kinh doanh ở quy mô nhỏ (kinh tế hộ gia đình) như: sản xuất nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); đánh bắt, chế biến hải sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ v.v. mang tính tự phát, hầu hết các gia đình không được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về kinh tế mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm lâu năm hoặc mò mẫm hay chạy theo phong trào. Chính vì vậy, việc chuyển tải kiến thức kinh doanh thông qua kênh giáo dục phổ thông là việc làm hữu ích, đồng thời giúp định hướng, phân luồng một bộ phận học sinh đi theo con đường kinh doanh lập nghiệp thay vì theo đuổi mục tiêu theo con đường khoa cử dẫn đến tình trạng “thừa thầy – thiếu thợ”, thất nghiệp tràn lan đáng báo động trong thời gian qua, gây tổn hại về kinh tế đối với nhiều gia đình, mà lẽ ra với số kinh phí đã bỏ ra, các gia đình có thể đầu tư để phát triển kinh doanh tạo nguồn thu nhập cao và giải quyết ngay công việc cho con em mình tốt hơn.
Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng của phần 2: “Tạo lập doanh nghiệp” môn Công nghệ 10, từ kiến thức lý thuyết và những nội dung thực hành kèm theo, học sinh có thể áp dụng ngay vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của gia đình mình hoặc có thể tư vấn cho cộng đồng, giúp ích cho phát triển kinh tế ở địa phương.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĨNH GIA 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH GẮN VỚI THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC PHẦN 2 “TẠO LẬP DOANH NGHIỆP”, MÔN CÔNG NGHỆ 10 Người thực hiện: Nguyễn Duy Thành Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: Công nghệ 10 THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 1- Mở đầu 3 2 1.1- Lý do chọn đề tài 3 3 1.2- Mục đích nghiên cứu 4 4 1.3- Đối tượng nghiên cứu 4 5 1.4- Phương pháp nghiên cứu 4 6 2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 7 2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 8 2.2- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7 9 2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 10 2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16 11 3- Kết luận, kiến nghị 18 12 3.1- Kết luận 18 13 3.2- Kiến nghị 19 14 Tài liệu tham khảo 20 15 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành 21 1 – MỞ ĐẦU 1.1- Lý do chọn đề tài Phần lớn học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 là con em các gia đình có kinh doanh ở quy mô nhỏ (kinh tế hộ gia đình) như: sản xuất nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); đánh bắt, chế biến hải sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ v.v.. mang tính tự phát, hầu hết các gia đình không được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về kinh tế mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm lâu năm hoặc mò mẫm hay chạy theo phong trào. Chính vì vậy, việc chuyển tải kiến thức kinh doanh thông qua kênh giáo dục phổ thông là việc làm hữu ích, đồng thời giúp định hướng, phân luồng một bộ phận học sinh đi theo con đường kinh doanh lập nghiệp thay vì theo đuổi mục tiêu theo con đường khoa cử dẫn đến tình trạng “thừa thầy – thiếu thợ”, thất nghiệp tràn lan đáng báo động trong thời gian qua, gây tổn hại về kinh tế đối với nhiều gia đình, mà lẽ ra với số kinh phí đã bỏ ra, các gia đình có thể đầu tư để phát triển kinh doanh tạo nguồn thu nhập cao và giải quyết ngay công việc cho con em mình tốt hơn. Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng của phần 2: “Tạo lập doanh nghiệp” môn Công nghệ 10, từ kiến thức lý thuyết và những nội dung thực hành kèm theo, học sinh có thể áp dụng ngay vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của gia đình mình hoặc có thể tư vấn cho cộng đồng, giúp ích cho phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, những nội dung về kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh (có trong các bài: bài 50 - mục I.3 – Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình; bài 53 – Xác định kế hoạch kinh doanh và bài 56 – Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh) mà sách giáo khoa cung cấp lại bộc lộ những hạn chế, bất cập đó là: Vừa không sát với thực tế, vừa sơ sài, đại khái. Chính vì những bất cập này, qua tổng kết thực tiễn nhiều năm giảng dạy nội dung này cho thấy, đại đa số học sinh không biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, không biết cách lập kế hoạch kinh doanh, do đó hiệu quả của việc giảng dạy là không cao, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Qua tìm hiểu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (trên internet, qua sách báo, qua tham vấn các trường bạn v.v...) cho thấy không có tài liệu nào nghiên cứu, bàn sâu về vấn đề này để giảng dạy trong trường trung học phổ thông. Các đồng nghiệp cùng đơn vị với tôi cũng chưa có bất kỳ sáng kiến, giải pháp nào để giải quyết, khắc phục những hạn chế trên đây. Với phương châm vừa đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa vận dụng thực tế đời sống xã hội vào giảng dạy, tôi đã nghiên cứu, rút kinh nghiệm hoàn thành đề tài “Xây dựng một số bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh gắn với thực tiễn địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp”, môn Công nghệ 10”. Đề tài được thực hiện trong năm học 2016 - 2017 tại trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 1 1.2- Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm mục đích xây dựng các bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội tại địa phương, qua đó tạo điều kiện để học sinh tăng nội dung thực hành vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tế, có thể đề xuất các phương án kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, nhất là các hộ gia đình ở vùng nông thôn có trình độ dân trí còn hạn chế, không được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về kinh tế. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao kỹ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Tĩnh Gia 1. 1.3- Đối tượng nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu xây dựng một số bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh trong phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp" gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm nền tảng để học sinh hiểu rõ hơn và hoàn thiện nội dung kiến thức lý thuyết. Qua tổng kết nghiên cứu sẽ hoàn thiện nội dung giảng dạy về tạo lập doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của trường THPT Tĩnh Gia 1 và của địa phương để triển khai trong các năm học tiếp theo. 1.4- Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ các nội dung mục tiêu, yêu cầu của chương trình môn học đã đề ra kết hợp với thực tiễn môn học để lập luận cá nhân, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp xây dựng hoàn thiện cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trích xuất dữ liệu trừ hệ thống vnedu.vn của nhà trường kết hợp với điều tra thực tế tại từng lớp để thu thập thông tin liên quan về học sinh. 2 – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1- Một số khái niệm, thuật ngữ về kế hoạch và kế hoạch kinh doanh Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn thì khái niệm kế hoạch là “Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” [3]. Sách giáo khoa Công nghệ 10 đưa ra khái niệm “Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định” [1]. Kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh chỉ rõ: “Kế hoạch kinh doanh là công cụ quản trị đầu não của doanh nghiệp, nó bao hàm toàn bộ thông tin, toàn bộ chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp, nó vạch ra cho doanh nghiệp định hướng rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh, những phân tích chuyên sâu về thị trường, về đối thủ, các chiến lược kế hoạch logic với nhau để tạo thành 1 văn bản hoàn chỉnh có ý nghĩa quyết định mọi hoạt động doanh nghiệp” [4]. Một khái niệm khác về kế hoạch kinh doanh: “Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai” [5]. Từ các khái niệm trên cho thấy: Khái niệm mà sách giáo khoa Công nghệ đưa ra quá đơn giản, thậm chí là sơ sài vì nó chỉ nói đến mục tiêu mà không hề có một trình tự công việc nào được lập ra để thực hiện đúng như bản chất khái niệm “kế hoạch”; còn khái niệm chuyên ngành thì lại quá phức tạp nếu như đem giảng dạy cho đối tượng học sinh lớp 10 trung học phổ thông sẽ không phù hợp, có phần quá tải. Kết hợp các khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp (phù hợp hơn với trình độ học sinh lớp 10) như sau: “Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định, mà trong đó đã vạch ra một cách có hệ thống về những hoạt động kinh doanh dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” 2.1.2- Vai trò của kế hoạch kinh doanh, yêu cầu và mục tiêu giảng dạy về lập kế hoạch kinh doanh trong nhà trường trung học phổ thông Về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh: “Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy. Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh” [6]. Người ta cũng đã so sánh thực tế: “Tại Mỹ hầu như 99% doanh nghiệp đều có kế hoạch kinh doanh nhưng tại Việt Nam ngay cả 1 số tập đoàn lớn cũng không có kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp. Điều này có nhiều lý do: nhận thức của lãnh đạo, thiếu năng lực triển khai, có kế hoạch nhưng thiếu chuyên nghiệp” [4]. Nội dung, chương trình môn công nghệ 10 đã đặt ra một số yêu cầu, mục tiêu như: “Chú ý tới các vấn đề của địa phương, gắn việc học tập của địa phương với thực tiễn cuộc sống ở cộng đồng dân cư”; “Tăng thời lượng dành cho các hoạt động thực hành, hoạt động tích cực của học sinh”. Trong nội dung phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp” đã đặt ra mục tiêu: “Học sinh phải biết cách lập kế hoạch kinh doanh, xác định được kế hoạch kinh doanh giả định và có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn” [2]. Từ các vấn đề nêu trên đây cho thấy nội dung lập kế hoạch kinh doanh là cần thiết, quan trọng mà giáo viên môn công nghệ phải chú ý để tìm tòi các giải pháp nhằm giảng dạy để học sinh đạt được các yêu cầu, mục tiêu mà nội dung chương trình đề ra. Xét về khía cạnh thực tiễn đời sống, phần đông các gia đình học sinh là kinh doanh hộ gia đình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đem lại nguồn thu lớn và góp phần ổn định an sinh xã hội, tuy nhiên do không có những thông tin, kiến thức cần thiết về kinh doanh, trong đó có kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro gây thiệt hại lớn. Kinh doanh hộ gia đình (hộ cá thể) có quy mô kinh doanh nhỏ, đơn giản, không phức tạp như kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cũng đơn giản hơn, phù hợp với khái niệm được đề xuất trên đây. Vì vậy, việc cung cấp kiến thức kinh doanh, trong đó có kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh ở mức hợp lý qua kênh giáo dục sẽ góp phần ổn định, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh của các mô hình kinh doanh hộ gia đình hiện nay. 2.2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong sách giáo khoa công nghệ 10, các bài học có liên quan đến lập kế hoạch kinh doanh là: bài 50 - mục I.3 – Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình; bài 53 – Xác định kế hoạch kinh doanh và bài 56 – Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong đó trọng tâm là bài 53 và bài 56. Tuy nhiên, những nội dung mà sách giáo khoa cung cấp có những điểm bất cập sau: Bài 50 - mục I.3 – “Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình”: đưa ra 2 kế hoạch kinh doanh hộ gia đình là kế hoạch bán sản phẩm do gia đình làm ra và kế hoạch mua gom sản phẩm để bán, nhưng thực chất hai “kế hoạch” này chỉ đơn thuần là hai phép toán của học sinh lớp 5 và không hề có một trình tự sản xuất kinh doanh kèm theo mốc thời gian nào cả. Vì vậy, với vai trò là nội dung đầu tiên đề cập đến kế hoạch kinh doanh thì bài học này đã làm cho học sinh “cụt hứng”, không cảm thấy được vai trò quan trọng, sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh nếu chỉ học nội dung đúng như sách giáo khoa đưa ra. Bài 53 – “Xác định kế hoạch kinh doanh”: Bài này có những bất cập về khái niệm đã được tôi khắc phục qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Làm sáng tỏ một số khái niệm nhằm nâng cao chất lượng dạy – học các bài 51, 53 trong phần 2: “Tạo lập doanh nghiệp” môn Công nghệ 10” (đã được xếp loại B năm 2015). Phần nội dung mục II – “Nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp” cũng đưa ra các kiến thức rất đơn giản, thậm chí là sơ sài, phương pháp lập kế hoạch chỉ đơn thuần là các phép toán chứ không đúng với bản chất là “kế hoạch” (các phép toán chỉ là một phần nhỏ trong nội dung của bản kế hoạch mà thôi) Bài 56 – “Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh”: Bài này chỉ có duy nhất nội dung xác định kế hoạch kinh doanh cho hộ gia đình với tình huống “kinh doanh ăn uống bình dân trong ngày” là tương đối phù hợp với thực tiễn địa phương, tuy nhiên do các số liệu từ năm 2006 đến nay đã lạc hậu, không được cập nhật đúng với thưc tế (Ví dụ: bát phở giá 5.000đ v.v..). Các tình huống còn lại thì đề xuất các kế hoạch rời rạc và còn thiếu (kế hoạch nhân sự) hoặc không có mốc thời gian, lịch trình kinh doanh và tất cả đều không tiếp cận được với những yêu cầu mà một bản kế hoạch kinh doanh cần phải có. Từ những bất cập nêu ra trên đây và thực tiễn giảng dạy nhiều năm đã cho thấy học sinh không nắm bắt tốt nội dung kiến thức, rất lúng túng trong việc lập một kế hoạch kinh doanh đơn giản và càng không thể ứng dụng hiệu quả kiến thức vào thực tế đời sống gia đình. Khi học sinh cảm thấy sự “không cần thiết, không thực tế” của kiến thức được học, sẽ làm giảm sự hứng thú, ham thích với môn học, từ đó sẽ làm hạn chế đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy phần 2 – “Tạo lập doanh nghiệp” nói riêng, bộ môn Công nghệ nói chung. Những điểm hạn chế này đòi hỏi cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết. 2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1- Giải pháp: Xuất phát từ thực trạng dạy – học như đã nêu trên, kết hợp với thực tế giảng dạy ở trường THPT Tĩnh Gia 1, từ đó tôi đề xuất các giải pháp sau: + Xây dựng các bài tập tình huống đơn giản (phù hợp với điều kiện hộ gia đình) về lập kế hoạch kinh doanh gắn liền với thực tiễn đời sống tại địa phương (Sản xuất nông, lâm nghiệp; Đánh bắt, chế biến hải sản; Thương mại, dịch vụ v.v) để học sinh nghiên cứu giải quyết. + Phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng, giao nhiệm vụ giải quyết các bài tập tình huống giống với điều kiện thực tế của gia đình học sinh. Yêu cầu học sinh trên cơ sở lý thuyết đã học để tự nghiên cứu làm bài tập được giao, sau đó thảo luận nhóm để hoàn thiện 2.3.2- Tổ chức thực hiện: 2.3.2.1- Phân loại nhóm học sinh: Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1 ở trung tâm huyện có phân bố học sinh ở các xã vùng thuần nông, vùng ven biển và thị trấn huyện nên đa phần học sinh có gia đình kinh doanh ở quy mô hộ gia đình, một số ít học sinh gia đình đã thành lập doanh nghiệp nhỏ, một số ít học sinh là con em cán bộ, công chức, công nhân gia đình không có hoạt động kinh doanh. Qua phân tích dữ liệu từ hệ thống vnedu.vn của nhà trường và điều tra khảo sát tại các lớp khối 10 cho bảng số liệu sau đây: TT LỚP SĨ SỐ SỐ HỌC SINH GIA ĐÌNH CÓ KINH DOANH Trồng trọt – chăn nuôi Khai thác – chế biến hải sản Thương mại – dịch vụ Không kinh doanh 1 10A1 44 3 2 15 24 2 10A2 45 13 0 10 22 3 10A3 41 17 2 10 12 4 10A4 35 22 3 5 5 5 10A5 36 22 4 6 4 6 10A6 35 8 8 9 10 7 10A7 35 9 16 7 3 8 10A8 47 27 3 11 6 9 10A9 47 32 7 5 3 10 10A10 43 22 10 7 4 11 10A11 43 31 4 4 4 Tổng cộng 451 206 (45,7%) 59 (13,1%) 89 (19,7%) 97 (21,5%) Bảng 1: Thống kê việc kinh doanh của gia đình học sinh khối 10, năm học 2016 - 2017 Từ số liệu bảng 1 cho thấy: Số học sinh có gia đình kinh doanh ở quy mô hộ gia đình chiếm 78,5% tổng số học sinh khối 10, trong đó số học sinh có gia đình sản xuất nông - lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) chiếm tỷ lệ cao nhất gần bằng một nửa số học sinh toàn khối. Qua khảo sát cũng cho thấy nhóm học sinh gia đình thuần nông có điều kiện kinh tế ở mức trung bình trở xuống, hầu như các gia đình chưa biết đến kế hoạch kinh doanh là gì. Trong nhóm học sinh được xếp vào đối tượng gia đình không kinh doanh, phần lớn là con gia đình bộ đội, công an, công chức, viên chức, công nhân, một số gia đình cũng có sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nhưng chủ yếu là tự cung, tự cấp sản lượng có dư đem bán rất ít, không đáng kể, nhóm học sinh này chủ yếu ở các lớp mũi nhọn (10A1, 10A2). Từ số liệu trên cũng cho thấy, những gia đình cán bộ, gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ có điều kiện tốt hơn cho con em học tập nên các em tập trung ở 2 lớp mũi nhọn của khối 10. Sau khi thống nhất với đồng nghiệp dạy cùng bộ môn, chúng tôi quyết định sẽ triển khai áp dụng đề tài ở các lớp tôi dạy (gồm: 10A1, 10A3, 10A5, 10A7 và 10A9) còn các lớp do đồng nghiệp dạy (10A2, 10A4, 10A6, 10A8, 10A10, 10A11) vẫn thực hiện giảng dạy như các năm trước (không áp dụng đề tài này) sẽ là các lớp đối chứng và lấy kết quả bài kiểm tra định kỳ lần 2 – học kỳ 2 để so sánh kiểm nghiệm. 2.3.2.2- Xây dựng các bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh gắn với thực tiễn Huyện Tĩnh Gia là địa phương có nhiều điều kiện tự nhiên đa dạng, có cả vùng trung du miền núi, đồng bằng và giáp với biển Đông, huyện cũng đã được Nhà nước quy hoạch địa bàn phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất trồng trọt (lúa, hoa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng), chăn nuôi (gia súc, gia cầm) ở các xã nông thôn; đánh bắt, chế biến hải sản ở các xã ven biển; thương mại và dịch vụ ở thị trấn, trung tâm các xã và vùng ven biển. Xuất phát từ thực tiễn đời sống địa phương, tôi đã lựa chọn xây dựng bốn bài tập tình huống về lập kế hoạch kinh doanh đơn giản (Xin xem ở phần phụ lục) 2.3.2.3- Giao nhiệm vụ giải quyết bài tập cho học sinh Trên cơ sở số liệu bảng 1, tôi chia các nhóm học sinh trong từng lớp có điều kiện kinh doanh ở gia đình tương đối giống nhau để làm cơ sở giao nhiệm vụ với các bài tập tình huống lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. Với các em là con các gia đình công chức, viên chức, công nhân không có kinh doanh gì thì cho các em tự chọn nhóm cho gần với hoàn cảnh của mình. Đặt vấn đề: - Trong buổi dạy bài 50 – “Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, sau khi cho học sinh nghiên cứu nội dung mục I.3- “Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình”, tôi đặt vấn đề để học sinh nghiên cứu với các câu hỏi sau: + Theo em, kế hoạch kinh doanh hộ gia đình có đơn giản như nội dung sách giáo khoa đã nêu hay không?. + Thực tế việc kinh doanh của gia đình em gồm những nội dung nào? Các công việc đó có được sắp xếp theo trình tự hay không?. Em hãy nêu một vài công việc cụ thể mà em đã tham gia? + Theo em, các công việc kinh doanh của gia đình có nên được lập theo một dạng bảng biểu nào đó để gia đình dựa vào đó mà chuẩn bị các nguồn lực và tổ chức thực hiện hay không? - Sau khi học sinh thảo luận, trả lời, tôi nhận xét và thống nhất với học sinh các kết luận về những bất cập của bài học như đã nêu ở phần thực trạng của vấn đề, đồng thời rút ra nhận xét về việc lập kế hoạch kinh doanh của đại đa số các hộ gia đình hiện nay là còn yếu, chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó. - Từ những kết luận trên, tôi chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Để giúp các em hiểu rõ hơn về việc lập kế hoạch kinh doanh của hộ gia đình, thầy yêu cầu các em sẽ nhận bài tập tình huống giả định và nghiên cứu thực hiện. Để làm được bài tập này, các em phải liên hệ với kiến thức các bài 53 và 56 sẽ học tới đây, đặc biệt là vận dụng thực tiễn của gia đình và địa phương (hỏi người thân, hàng xóm v.v..) các em để giải quyết các nội dung, yêu cầu mà bài tập đặt ra. - Nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh sản xuất trồng trọt) giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh sản xuất lúa + Nhóm 2 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh sản xuất chăn nuôi) giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh chăn nuôi gà + Nhóm 3 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh khai thác, chế biến hải sản giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh chế biến hải sản + Nhóm 4 (gồm các học sinh có gia đình kinh doanh buôn bán, dịch vụ) giải quyết bài tập lập kế hoạch kinh doanh thương mại Lưu ý: Những học sinh gia đình không có hoạt động kinh doanh được lựa chọn vào các nhóm theo điều kiện hoàn cảnh địa phương nơi cư trú cho phù hợp - Các mốc thời gian thực hiện bài tập tình huống:
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_mot_so_bai_tap_tinh_huong_ve_lap_ke_hoach_kinh_doan.doc