Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Quảng Long
Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học cơ sở ( THCS) nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Học xong chương trình môn GDCD ở THCS, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống; Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó; Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí );Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học; Có thái độ đúng đắn,rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng ,lành mạnh đối với mọi người,đối với gia đình, quê hương đất nước; Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp; Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động.
PHÒNG GD & ĐT QUẢNG XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG Người thực hiện: Lê Thị Loan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Long SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2019 QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2017 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3 2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15 3 Kết luận, kiến nghị 17 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 17 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học cơ sở ( THCS) nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Học xong chương trình môn GDCD ở THCS, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống; Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó; Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí);Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học; Có thái độ đúng đắn,rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng ,lành mạnh đối với mọi người,đối với gia đình, quê hương đất nước; Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp; Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động. Mặc dù vậy, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong đào tạo nhân cách , rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh .Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm nhiệm dạy môn Giáo dục công dân chưa chính ban thường giáo viên Văn dạy Giáo dục công dân, Môn Sử với Giáo dục công dân hoặc chủ nhiệm kiêm dạy thêm môn Giáo dục công dânVì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài ; chưa có nhiều suy nghĩ, đầu tư để tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả,ít sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và đồ dùng dạy học. chủ yếu là cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa dễ nhàm chán cho người học. Nhà trường và địa phương chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa. Nhưng hiện nay, môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở đã được coi là môn học quan trọng, giáo viên giảng dạy bộ môn này được đi tập huấn, được thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt hàng năm Phòng Giáo dục có thanh tra giáo viên bộ môn này. Qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và thanh tra Sư phạm, giáo viên được học hỏi và cọ sát rất nhiều song như vậy vẫn chưa đủ mà giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, hào hứng của học sinh đối với bộ môn này.Mà hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn GDCD lớp7 ở trường THCS Quảng Long”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao chất lượng của việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 7 trường THCS Quảng Long năm học 2017- 2018; 2018 – 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan sinh động. - Phương pháp xử lý tính huống kết hợp với tiểu phẩm. - Phương pháp đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp dạy học tích cực (lồng ghép kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật mảnh ghép...); sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại ( máy chiếu) 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Môn Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức và pháp luật...Các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội. Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các quy tắc, quy định của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn. Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác và có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng trên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Đối với trường THCS Quảng Long chúng tôi có những mặt thuận lợi đó là đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, chu đáo trong việc rèn luyện ý thức đạo đức cho học sinh mặc dù dạy trái ban .Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ động viên; khuyến khích giáo viên cập nhật thông tin mới có ích phục vụ cho bộ mình phụ trách; Cử giáo viên đi học chuyên đề về hướng dẫn cụ thể cho giáo viên không trực tiếp học chuyên đề; Mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo...phục vụ tốt cho việc dạy học. Nhưng bên cạnh đó có không ít những khó khăn mà trường gặp phải đó là chưa có giáo viên có chuyên môn về bộ môn GDCD phải dạy trái ban ( giáo viên Văn dạy GDCD) , dẫn đến giáo viên còn thiếu sự sáng tạo, giải pháp tối ưu, phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh, sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh hình ảnh ,ấn tượng nào, nên những nội dung bài dạy còn chưa sâu, chưa kĩ, còn nhiều hạn chế trong việc sáng tạo hứng thú cho học sinh. Hơn nữa thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tuần / 1 tiết ) học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít quan tâm.Nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa hoặc li hôn phải ở với ông bà đã già yếu thường ham chơi, lười học. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng thú với giờ học, môn học, gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên phải nắm vững các bước sau: * Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh( Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa trước khi dạy). Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh Trung học Cơ sở là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau: a. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học Đặc điểm kiến thức của lớp 6, lớp 7 về đạo đức là rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực những kiến thức này thường phải gắn với thực tế đó là những tình huống, câu chuyện cụ thể để minh họa, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, so sánh, trao đổi, thảo luận, nhận xét, kết luận.Giáo viên có thể giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải. b. Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi Hầu hết học sinh Trung học Cơ sở còn nhỏ tuổi. Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên có phương pháp giáo dục thích hợp, đặc biệt là tổ chức các hoạt động học và ứng dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để kích thích tư duy sáng tạo và hứng thú học tập. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh tự cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lý thuyết chung chung, đọc- chép theo sách giáo khoa, tránh những lời hô hào phải thế này, thế kia. c. Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay - Những yêu cầu về lối sống hiện nay ( sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư;sống tự trọng và tôn trọng người khác; sống có kỉ luật; sống nhân ái, vị tha; sống hội nhập; sống có văn hóa; sống chủ động, sáng tạo; sống có mục đích...) - Những ứng xử hàng ngày của học sinh (trong gia đình, nhà trường, xã hội). - Những vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Những vấn đề về kỷ luật trong học tập, lao động Giáo viên hướng dẫn học sinh học bằng kĩ thuật khăn trải bàn * Các nguyên tắc của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân, đó là việc làm rất khó nhưng bắt buộc. Ở đây, phải xuất phát từ khái niệm đạo đức học của pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các nguyên tắc sau: + Phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vận dụng,có nhận thức, phân biệt rõ ràng phải- trái, đúng- sai, hình thành tư tưởng, tình cảm của học sinh. + Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để giáo dục: có thể là từ những tấm gương tiêu biểu đến những hiện tượng trong đời sống hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông... + Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đình và toàn xã hội. + Giáo dục tư tưởng phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình học. Tất cả các sáng kiến trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền với nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây hứng thú cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận dụng kết hợp các nguyên tắc trên. * Biện pháp khi thực hiện Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh muốn thực hiện được tốt, theo tôi cách tổ chức giờ học của giáo viên là quan trọng nhất. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn,giao nhiệm vụ, gợi mở; học sinh tích cực hoạt động tự tìm hiểu, khám phá. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Trong giờ học, học sinh phải được hoạt động, "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học,có như thế học sinh mới say mê với môn học. Với sách giáo khoa, giáo viên soạn bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà. Khi soạn bài, giáo viên xác định mục tiêu bài học, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học, tham khảo tài liệu, vận dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với mỗi bài học . Từ đó đưa ra các bước cụ thể cho từng phần để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo, hứng thú học và tiếp thu bài hiệu quả như mục tiêu đã đặt ra. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để học sinh hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, việc làm nào nên làm- việc làm nào cần tránh Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm việc, sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Giáo dục công dân cần chú ý các biện pháp sau: a. Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học. Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet, truyền hình giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng bằng cách soạn bài kết hợp với giáo án điện tử cho trình chiếu những nhân vật, những hình ảnh... liên quan đến bài học cho học sinh quan sát, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, rút ra nhận xét, kết luận. Đặc biệt là những vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay cho con người như : ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; quyền của trẻ em; như thế nào là xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; bạo lực gia đình;bảo vệ trẻ em trước hiểm họa ma túy, HIV, các căn bệnh không lây nhiễm: tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì thừa cân... Giờ học môn GDCD lớp 7A – Trường THCS Quảng Long b. Biện pháp nêu gương Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra phải được học sinh biết, những tấm gương ở lớp, ở trường, ở gia đình,ở địa phương mình.Đặc biệt là tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7. c. Biện pháp đóng tiểu phẩm - sắm vai. - Biện pháp này học sinh phải được chuẩn bị dưới sự hướng của giáo viên. - Học sinh được thể hiện mình và thấy hứng thú hơn trong bài dạy. d. Biện pháp cho học sinh kể chuyện liên quan đến bài học. - Nhằm để học sinh tìm hiểu kỹ, sâu hơn về bài học. Đồng thời tự tin trước đám đông và muốn thể hiện mình. e. Biện pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức, pháp luật, người tốt - việc tốt liên quan đến bài học. - Biện pháp này giáo viên có thể kết hợp với đoàn thoại - giáo viên chủ nhiệm lớp để học sinh được tập duyệt trong giờ sinh hoạt. Đồng thời những chủ đề lớn như "An toàn giao thông", "Phòng chống tệ nạn xã hội", “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” cần tổ chức trong các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, rất thiết thực đối với mỗi học sinh. Hình ảnh học sinh đang chăm sóc bồn hoa Soạn một bài cụ thể Tiết 14 Bài 11 TỰ TIN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là tự tin, hiểu được ý nghĩa của tự tin, biết cách rèn luyện tính tự tin để trở thành công dân có tính tự tin. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng: Thuyết trình,kể chuyện. - Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng tự tin vào bản thân. - Có lập trường đúng đắn trong suy nghĩ, hành động. II.Các năng lực hướng tới phát triển học sinh -Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tự tin,kĩ năng đặt mục tiêu. III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực -Giải quyết vấn đề, động não, xử lí tình huống, liên hệ và tự liên hệ, thảo luận nhóm, đóng vai, nêu gương - Kĩ thuật khăn trải bàn, bản đồ tư duy,đặt câu hỏi, chia nhóm IV. Phương tiện dạy học 1.Đối với giáo viên -SGK, SGV GDCD 7 -Chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD 7 -Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức và lối sống dành cho học sinh lớp 7. -Các thiết bị dạy học, tranh ảnh minh họa, bút dạ, giấy A0 -Máy chiếu 2.Đối với học sinh -Vở ghi, vở bài tập GDCD -Tìm hiểu, sưu tầm các tấm gương tự tin ở trường, nơi ở. IV. Các biện pháp tiến hành Đối với bài này, tôi thấy rằng đây không phải là bài dễ, làm thế nào để cho học sinh chiếm lĩnh được tri thức đồng thời biết vận dụng nó vào thực tế cuộc sống là điều luôn làm cho tôi trăn trở và suy ngẫm. Để gây được sự hứng thú, ấn tượng cho học sinh tôi đã vận dụng các biện pháp tích cực trong giờ dạy của mình. Tuy nhiên yếu tố không thể thiếu làm cho tiết dạy thành công đó chính là sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Để "Đặt vấn đề" tôi lấy câu chuyện "Trịnh Hải Hà và chuyến du học Singapo". Tôi gọi một học sinh lên kể câu chuyện này cùng với các hình ảnh liên quan Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin – ga - po. Sau khi học sinh kể chuyện xong, tôi cho học sinh tìm hiểu về câu chuyện, những câu hỏi đó logic và được chiếu lên máy. ? Chuyện nói về việc gì? ? Bạn Hải Hà có điều kiện hoàn cảnh như thế nào? ? Vậy, Bạn đã học tiếng Anh như thế nào? và kết quả mà bạn đạt được là gì? ? Do đâu Hải Hà đạt được thành tích cao như vậy? Qua đó em có nhận xét gì về bạn Hải Hà? Từ đó học sinh thấy được Hải Hà là tấm gương về sự tự tin trong cuộc sống, con người tự tin thì sẽ thành công trong cuộc sống. Kết thúc câu chuyện, tôi cho học sinh rút ra khái niệm về sự tự tin qua tấm gương Trịnh Hải Hà => Đó chính là nội dung bài học. Để học sinh hiểu rõ hơn về tự tin là gì? Tôi cho học sinh đóng tiểu phẩm “Chuyện nhỏ”. Học sinh đóng tiểu phẩm trong giờ học môn GDCD Thông qua câu chuyện học sinh phân biệt được tự tin với tự cao, tự đại và tự tin. Tự cao, tự đại Tự tin Tự ti - Luôn coi mình là nhất, là đúng. - Không cần sự giúp đỡ, hợp tác của ai. - Tin vào khả năng bản thân. - Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn - Chủ động trong mọi việc. - Rụt rè. - Nhút nhát. - Hoang mang dao động Thông qua phần này giúp học sinh tự tin hơn trước đám đông, đồng thời có tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm, phát huy được khả năng của học sinh. Hơn nữa, học sinh còn rèn được khả năng về ngôn ngữ, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình và của cá nhân. Ngoài ra học sinh còn được nhận xét về phần trình bày của các nhóm khác. Từ đó tạo được sự say mê, hứng thú của học sinh trong bài dạy.Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: ? Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin?Biểu hiện của tính tự tin? Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng kĩ thuật khăn trải bàn để trả lời câu hỏi này.Từ đó học sinh rút ra được biểu hiện của đức tính tự tin. Đó chính là hành động cương quyết, dám nghĩ dám làm; chủ động trong mọi việc. Tiếp theo tôi đưa hình ảnh Nguyễn Ái Quốc và con tàu Đôđốc Latutes ở bến cảng Nhà Rồng, Sau đó tôi đặt câu hỏi: Hình ảnh trên gắn liền với câu chuyện cảm động nào về Bác?. Em hãy kể lại câu chuyện đó? Thông qua phần này học sinh nhớ lại câu chuyện và được đứng trước lớp thể hiện mình, đồng thời rèn luyện được đức tính tự tin cho bản thân. Sau đó tôi hỏi: Thông qua câu chuyện em học tập được đức tính gì của Bác? Sau đó tôi chốt lại vấn đề. Tôi lại đưa hình ảnh tiếp theo về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, tôi đặt câu hỏi: "Em biết gì về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí" hãy kể lại câu chuyện. Sau đó giáo viên nhận xét giọng kể và đặt câu hỏi: Thông qua câu chuyện cùng với những hình ảnh xúc động này, em học tập được gì ở thầy giáo? Học sinh bày tỏ suy nghĩ, giáo viên chốt vấn đề. Đây chính là biện pháp noi gương trong thực tế để học sinh biết được ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Ở mục cách rèn luyện tôi đưa những hình ảnh học sinh trường Trung học Cơ sở Quảng Long tham gia vào các hoạt động tập thể. Tôi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của những hoạt động đó? Sau đó hỏi: "Trong hoạt động trên, em đã tham gia vào những hoạt động nào? Khi tham gia vào những hoạt động đó, em thấy mình như thế nào?" Học sinh trình bày ý kiến, giáo viên tích hợp lại kiến thức sau đó tôi đặt câu hỏi: Em thấy lớp mình những bạn nào đã có đức tính tự tin? Các bạn rèn luyện đức tính đó như thế nào? Thông qua phần này giúp những học sinh đã tự tin rồi phát huy hơn nữa,
Tài liệu đính kèm:
- tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_hoc_mon_giao_duc_cong_da.docx