SKKN Xây dựng và Dạy học theo Chuyên đề Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình Vật lí 12 - Cơ bản, theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh

SKKN Xây dựng và Dạy học theo Chuyên đề Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình Vật lí 12 - Cơ bản, theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh

Chương trình giáo dục PT hiện nay đã chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực, hình thức dạy học không nhất thiết là những tiết lý thuyết trên lớp mà tùy vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương mà GV có thể tổ chức tiết học dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, gắn với cơ sở sản xuất - kinh doanh tại đại phương.

Qua thực tế giảng dạy trong những năm gần đây, khi đề cập đến kiến thức về “Máy điện và truyền tải điện năng”, tôi thấy vai trò của nó là rất lớn, rất thiết thực, HS thường xuyên được tiếp xúc với một phần của hệ thống điện, tuy nhiên còn ít hiểu biết về quá trình truyền tải, những ảnh hưởng đến Kinh tế-Xã hội, môi trường.

Trong chiến lược đảm bảo năng lượng của từng quốc gia và trên toàn cầu, hệ thống điện là một thành phần rất quan trọng. Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các nghành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng và Dạy học theo chuyên đề Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình VL 12 - Cơ bản, theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh”.

 

docx 20 trang thuychi01 6121
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng và Dạy học theo Chuyên đề Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình Vật lí 12 - Cơ bản, theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục PT hiện nay đã chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực, hình thức dạy học không nhất thiết là những tiết lý thuyết trên lớp mà tùy vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương mà GV có thể tổ chức tiết học dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, gắn với cơ sở sản xuất - kinh doanh tại đại phương.
Qua thực tế giảng dạy trong những năm gần đây, khi đề cập đến kiến thức về “Máy điện và truyền tải điện năng”, tôi thấy vai trò của nó là rất lớn, rất thiết thực, HS thường xuyên được tiếp xúc với một phần của hệ thống điện, tuy nhiên còn ít hiểu biết về quá trình truyền tải, những ảnh hưởng đến Kinh tế-Xã hội, môi trường.
Trong chiến lược đảm bảo năng lượng của từng quốc gia và trên toàn cầu, hệ thống điện là một thành phần rất quan trọng. Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các nghành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệpvà sinh hoạt. 
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng và Dạy học theo chuyên đề Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình VL 12 - Cơ bản, theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và thực hiện dạy học theo chủ đề “Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình VL 12 - Cơ bản” qua những hoạt động trải nghiệm tại cơ sở sản xuất - kinh doanh ở địa phương nhằm phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình dạy học bài “Máy điện và Truyền tải điện năng” ở trường PT.
- Máy biến áp.
- Hệ thống điện quốc gia trong khu vực Huyện Đông Sơn – Thanh Hóa.
- HS khối 12 và GV vật lí, công nghệ dạy khối 12.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Đọc các sách, tài liệu về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phân tích cấu trúc nội dung chương trình các môn học có liên quan đến đề tài.
+ Thăm dò, khảo sát cơ sở sản xuất - kinh doanh máy biến áp công suất nhỏ.
+ Đi thực tế tại Điện lực huyện Đông Sơn và các trạm biến áp ở các xã lân cận trường học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Qua quá trình học tập lien kiến thức và những hoạt động trãi nghiệm tại cơ sở sản xuất – kinh doanh ở địa phương từ đó phát triển năng lực thực tiễn cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
a. Các thành tố trong quá trình dạy học
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, HS sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.
- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.
b. Định hướng chuẩn đầu ra về năng lực (năng lực chung)
* Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
* Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
* Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình hình thành các năng lực ở trên):
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
c. Năng lực chuyên biệt của bộ môn vật lí
*Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức VL:
K1. Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lý VL cơ bản, các phép đo, hằng số VL.
K2. Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức VL.
K3. Sử dụng được kiến thức VL để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
K4. Vận dụng kiến thức VL vào các tình huống thực tiễn (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp)
* Nhóm năng lực thành phần về phương pháp:
P1. Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện VL.
P2. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ VL và chỉ ra được các quy luật VL trong hiện tượng đó.
P3. Thu thập đánh giá và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập VL.
P4. Vận dụng sự tương tự về mô hình để xây dựng kiến thức VL.
P5. Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập VL.
P6. Chỉ ra những điều kiện lý tưởng của hiện tượng VL.
P7. Đề xuất được giả thuyết: suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
P8. Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả và rút ra nhận xét.
P9. Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kết luận được khái quát.
* Nhóm năng lực trao đổi thông tin:
X1. Trao đổi kiến thức và ứng dụng VL bằng ngôn ngữ VL và các cách diễn tả đặc thù của VL.
X2. Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ VL.
X3. Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
X4. Mô tả được cấu tạo nguyên tắc hoạt động của các thiết bị VL.
X5. Ghi lại được các kết quả VL từ hoạt động học tập.
X6. Trình bày các kết quả hoạt động học tập VL của mình.
X7. Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan.
X8. Tham gia hoạt động nhóm trong học tập VL.
* Nhóm năng lực liên quan đến cá thể:
C1. Đánh giá được trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng thái độ của cá nhân trong học tập VL.
C2. Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập của bản thân.
C3. Chỉ ra được vai trò và hạn chế của quan điểm VL trong các trường hợp cụ thể của môn VL và ngoài môn VL.
C4. So sánh và đánh giá được các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
C5. Sử dụng được kiến thức VL để đánh giá và cảnh báo mực độ an toàn của thí nghiệm và của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
C6. Nhận ra được ảnh hưởng của VL lên các mối liên hệ xã hội và lịch sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta biết rằng, dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực HS là một trong những yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, thực tế ở các trường THPT nói chung và Trường THPT Đông Sơn 2 nói riêng, việc thực hiện chủ đề dạy học đang ở mức độ thấp, hiệu quả chưa cao, GV và HS chưa coi trọng việc thực hiện dạy học theo chủ đề và các bài học mang tính thực tế, trải nghiệm. Vì vậy, dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm tại địa phương chưa có, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS.
2.3. Xây dựng nội dung chuyên đề “Máy điện và Truyền tải điện năng – VL 12 cơ bản”
2.3.1. Bài toán truyền tải điện năng đi xa
Công suất phát từ nhà máy: Pphát = UphátI
trong đó I là cường độ dòng điện hiệu dụng trên đường dây.
Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây:
Muốn giảm Php ta phải giảm R (không thực tế) hoặc tăng Uphát (hiệu quả).
Trong quá trình truyền tải điện năng, phải sử dụng những thiết bị biến đổi điện áp.
2.3.2. Máy biến áp
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều).
a. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp 
* Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính: 
- Lõi thép:
+ Công dụng: dùng làm mạch từ, đồng thời làm khung quấn dây. 
+ Hình dáng lõi thép: thường được chia làm 2 loại: kiểu bọc (dây quấn được lồng trên trụ giữa), kiểu lõi (dây quấn được lồng trên 2 trụ).
Lõi thép được ghép bằng những lá thép KTĐ dày khoảng 0,3.. 0,5mm là thép hợp kim có thành phần silíc, bên ngoài có sơn phủ êmay cách điện. 
- Dây quấn máy biến áp: 
Thường làm bằng đồng được tráng men hoặc bọc cách điện bằng vải mềm có độ bền cơ học cao,khó đứt,dẫn điện tốt. 
Dây điện có hai cuộn: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp: dây quấn nối với nguồn là cuộn sơ cấp,dây quấn nối với tải là cuộn thứ cấp.
U1
U2
D2
D1
- Vỏ máy: Thường làm bằng kim loại,dùng để bảo vệ máy đồng thời là nơi để gá lắp đồng hồ đo điện,đèn báo,chuông báo, ổ lấy điện
* Ký hiệu: 	hoặc 
* Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó gây ra sự biến thiên từ thông trong hai cuộn dây. Gọi từ thông này là: F0 = Fmcoswt
Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp:
F1 = N1Fmcoswt
F2 = N2Fmcoswt
Trong cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2: 
e2=-dϕdt=N2ωϕmsinωt
Khi làm việc, trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện xoay chiều cùng tần số với dòng điện ở cuộn sơ cấp.
b. Các công thức máy biến áp
Ở chế độ không tải: U2U1 = N2N1
Nếu > 1: Máy tăng áp.
Nếu < 1: Máy hạ áp.
Công suất máy biến áp nhận từ nguồn: P1 = U1I1.
Công suất máy biến áp cấp cho phụ tải: P2 = U2I2. (đơn vị: VA, KVA, MVA)
Khi máy biến áp làm việc trong điều kiện lý tưởng:
P1 = P2 hay U2U1 = I1I2=N2N1
c. Ứng dụng của máy biến áp
- Truyền tải điện năng.
- Nấu chảy kim loại, hàn điện...
2.3.3. Máy phát điện xoay chiều
a. Máy phát điện xoay chiều một pha
* Cấu tạo:
- Phần cảm (rôto) tạo ra từ thông biến thiên bằng các nam châm quay.
- Phần ứng (stato) gồm các cuộn dây giống nhau, cố định trên một vòng tròn.
* Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Từ thông qua mỗi cuộn dây biến thiên tuần hoàn với tần số trong đó: n (vòng/s); p: số cặp cực. Trong các cuộn dây xuất hiện một suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số f. Khi mạch ngoài nối kín sẽ có dòng điện xoay chiều hình sin cùng tần số f chạy qua.
b. Máy phát điện xoay chiều ba pha
N
S
Là máy tạo ra 3 suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần sồ, cùng biên độ và lệch pha nhau 2π/3.
* Cấu tạo:
- Phần ứng (stato): Ba cuộn dây hình trụ giống nhau gắn cố định trên một đường tròn tại ba vị trí đối xứng có trục đồng quy tại tâm O và lệch nhau 1200.
- Phần cảm (rôto): Một nam châm NS có thể quay quanh trục O với vận tốc góc ω không đổi.
* Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi nam châm quay, từ thông qua mỗi cuộn dây biến thiên điều hòa cùng tần số góc ω, cùng biên độ và lệch pha nhau 2π/3. Kết quả, trong ba cuộn dây xuất hiện ba suất điện động xoay chiều cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau 2π/3.
* Cách mắc mạch ba pha:
1
0
2
3
Dây trung hòa
- Mắc hình sao:
1
3
2
0
- Mắc hình tam giác:
Máy phát điện ba pha được nối với ba mạch tiêu thụ điện năng (tải). Các tải giả thiết đối xứng.
Các điện áp u10, u20, u30 gọi là điện áp pha; Các điện áp u12, u23, u31 gọi là điện áp dây. Udây = 3Upha
* Dòng ba pha:
Là hệ ba dòng điện xoay chiều hình sin có cùng tần số, nhưng lệch pha với nhau 2π/3 từng đôi một. Nếu tải đối xứng thí ba dòng điện này có cùng biên độ.
* Những ưu việt của dòng ba pha:
- Tiết kiệm dây dẫn.
- Cung cấp điện cho các động cơ ba pha, dùng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp.
2.3.4. Hệ thống điện quốc gia
a. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia
Hệ thống điện quốc gia gồm có: Nguồn điện (các nhà máy điện), các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ.
b. Sơ đồ lưới điện quốc gia
Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trạm điện (trạm biến áp, trạm đóng cắt...) có chức năng truyền tải điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nới tiêu thụ điện trong toàn quốc.
- Cấp điện áp của lưới điện
Phụ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800kV,500kV, 220kV, 110kV, 66kV, 35kV, 22kV, 10,5kV, 6kV, 0,4kV.
- Lưới điện truyền tải: 66kV trở lên.
- Lưới điện phân phối: 35kV trở xuống.
- Sơ đồ lưới điện
Sơ đồ lưới điện trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến ápvà cách nối giữa chúng.
Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp và các số liệu kĩ thuật của các phần tử.
- Vai trò của hệ thống điện quốc gia
Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các nghành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệpvà sinh hoạt. 
Nhờ có hệ thống điện quốc gia nên việc điều hành tập trung đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.
2.4. Xây dựng và Dạy học theo chuyên đề Máy điện và truyền tải điện năng, chương trình VL 12 - Cơ bản, theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh.
TÊN CHỦ ĐỀ: MÁY ĐIỆN VÀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG
(Thời lượng dạy học: 4 tiết)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Viết được biểu thức của điện năng hao phí trên đường dây tải điện, từ đó suy ra những giải pháp giảm điện năng hao phí trên đường dây tải điện, trong đó tăng áp là biện pháp triệt để và hiệu quả nhất.
- Phát biểu được định nghĩa, nêu được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp.
- Viết được hệ thức giữa điện áp của cuộn thứ cấp và của cuộn sơ cấp trong máy biến áp.
- Mô tả được sơ đồ cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện 3 pha.
- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha.
- Hiểu được khái niệm về hệ thống điện quốc gia và sơ đồ lưới điện.
- Hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được hệ thức giữa điện áp của cuộn thứ cấp và của cuộn sơ cấp trong máy biến áp
- Giải được các bài tập đơn giản về máy biến áp và bài toán truyền tải điện năng.
- Đọc được sơ đồ hệ thống, lưới điện quốc gia.
- Vẽ được sơ đồ của lưới điện.
- Đọc được các số liệu định mức của máy biến áp.
- Phân tích được hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha và các cách mắc mạch ba pha.
- Biết được cách nối nguồn và tải hình sao,hình tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và pha.
3. Thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
- HS liên hệ thực tế để thấy được vai trò của máy biến áp đối với truyền tải và phân phối điện năng.
- Học tập nghiêm túc, biết yêu quý môn học.
- Nghiêm túc trong quá trình học tập để đạt được kiến thức và kĩ năng trên.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt có thể phát triển trong quá trình thực hiện chủ đề:
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề
Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức VL
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí VL cơ bản, các phép đo, các hằng số VL.
- Phát biểu được định nghĩa, nêu được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp, công dụng của máy biến áp.
- Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha. 
- Trình bày được khái niệm về hệ thống điện quốc gia và sơ đồ lưới điện.
K3: Sử dụng được kiến thức VL để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Sử dụng được kiến thức VL để thảo luận và đưa ra giải pháp giảm điện năng hao phí trên đường dây tải điện, trong đó tăng áp là biện pháp triệt để và hiệu quả nhất.
- Sử dụng được các công thức của máy biến áp để giải được các bài tập đơn giản về máy biến áp và bài toán truyền tải điện năng.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức VL vào các tình huống thực tiễn.
- Giải thích được tại sao phải dùng máy biến áp trong truyền tải điện năng.
- Phân tích được hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha và các cách mắc mạch ba pha.
- Vẽ được sơ đồ lưới điện quốc gia trong khu vực huyện Đông Sơn - Thanh Hóa.
Nhóm năng lực thành phần về phương pháp
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện VL.
Đặt ra những câu hỏi liên quan đến hệ thống điện quốc gia: Hệ thống điện quốc gia gồm có những thành phần nào? Hệ thống điện quốc gia có quan trọng đối với chúng ta hay không? Máy biến áp có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như thế nào? Vai trò của máy biến áp trong hệ thống điện quốc gia? Tại sao lưới điện quốc gia có nhiều cấp điện áp? Trong khu vực địa phương huyện Đông Sơn có các cấp điện áp nào?
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập VL.
- Quan sát cấu tạo của máy biến áp công suất nhỏ tại cơ sở sản xuất – kinh doanh tại địa phương.
- Học cách quấn máy biến áp công suất nhỏ tại cơ sở sản xuất – kinh doanh.
- Quan sát hệ thống dây dẫn điện và máy biến áp được lắp đặt tại địa phương trong khu vực.
- Tham khảo sách giáo khoa.
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức VL.
- Biết được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp ba pha cũng giống như máy biến áp một pha, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha cũng tương tự như máy phát điện xoay chiều một pha.
- Biết được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp công suất lớn cũng tương tự như máy biến áp công suất nhỏ.
P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng VL.
Nếu bỏ qua sự hao tổn điện năng trên máy biến áp (máy biến áp lý tưởng) thì công suất máy cung cấp cho phụ tải bằng công suất máy nhận được từ nguồn
Nhóm năng lực trao đổi thông tin
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng VL bằng ngôn ngữ VL và các cách diễn tả đặc thù của VL. 
Trao đổi, diễn tả, giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, máy biến áp, máy hàn, hệ thống điện quốc gia bằng ngôn ngữ VL.
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ VL 
Biết được khi nói về “đường mười” và “đường bốn” nghĩa là nói về đường dây tải điện áp 10kV và 0,4kV
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
So sánh những nhận xét từ kết quả quan sát được ở cơ sở sản xuất – kinh doanh, kết quả tham gia thực tế tại trạm biến áp ở địa phương của nhóm mình với nhóm khác và kết luận nêu ở sách giáo khoa.
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, CN.
Mô tả được cấu tạo của và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp, máy phát điện xoay chiều.
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập VL của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm).
Ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động trải nghiệm thực tế, hoạt động học tập trên lớp.
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập VL của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) một cách phù hợp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm mình trước cả lớp. Cả lớp thảo luận để đi đến kết quả.
- Trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập và hoạt động trải nghiệm của cá nhân và nhóm.
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn VL. 
Thảo luận nhóm về kết quả thu được từ thực tế và kết quả hoạt động học tập, rút ra nhận xét.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập VL.
Tham gia hoạt động nhóm trong học tập và trải nghiệm.
Nhóm năng lực liên quan đến cá thể
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập VL.
Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức liên quan đến hệ thống điện quốc gia thông qua các bài kiểm tra ngắn ở lớp, và thực tế tại địa phương mình sinh sống.
C2: Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà đối với toàn chủ đề sao cho phù hợp với điều kiện học tập.
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh VL- các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 
Nêu được ưu điểm về mặt kinh tế, môi trường và kỹ thuật của các thiết bị máy biến áp, máy phát điện xoay chiều, hệ thống dây dẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_day_hoc_theo_chuyen_de_may_dien_va_truyen_t.docx
  • docBìa SKKN.doc
  • docCÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.doc
  • docDanh much các SKKN đã đạt giải.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docxPhụ lục.docx
  • docxTÀI LIỆU THAM KHẢO.docx