SKKN Xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền tương tác gen” dành cho ôn thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng học sinh giỏi

Khái niệm - ý nghĩa của tương tác gen
Khái niệm
Mỗi tính trạng có thể do một gen quy định (tính trạng đơn gen) hoặc do nhiều gen quy định (tính trạng đa gen hay tương tác gen). Trong thiên nhiên, hầu hết các tính trạng đều do nhiều loại phân tử protein tương tác với nhau quy định nên tương tác gen là phổ biến.
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
- Thực chất, các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau trong quá trình hình thành nên một kiểu hình.
* Ý nghĩa
Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới trong công tác chọngiống.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC ****************** BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN” DÀNH CHO ÔN THI THPTQG VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Tác giả sáng kiến: HOÀNG THỊ THÚY Mã sáng kiến : 04.56.04 Vĩnh Phúc, năm 2021 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu...........................................................................................................3 2. Tên sáng kiến ..........................................................................................................3 3. Tác giả sáng kiến.....................................................................................................3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .....................................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.....................................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử ...........................................................................4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến...................................................................................4 PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................4 2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài................................................................................5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................7 Chương 1. Khái quát thực trạng dạy - học bài tập di truyền tương tác gen .................7 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................7 2. Thực trạng của đề tài .................................................................................................10 Chương 2. Các giải pháp đã được áp dụng ...............................................................11 1. Dạng 1. Nhận biết bài toán thuộc quy luật tương tác gen......................................11 2. Dạng 2. Tìm kiểu gen - tỉ lệ kiểu hình ở đời con .................................................14 3. Dạng 3. Tìm số phép lai phù hợp với kết quả bài toán .........................................17 4. Dạng 4. Bài toán liên quan đến tương tác cộng gộp ............................................19 5. Dạng 5. Toán xác suất...........................................................................................22 6. Dạng 6. Bài toán khi bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau....................................25 7. Dạng 7. Tích hợp quy luật tương tác gen với quy luật phân li độc lập.................27 8. Dạng 8. Tích hợp quy luật tương tác gen với quy luật liên kết gen......................29 9. Dạng 9. Tích hợp quy luật tương tác gen với di truyền liên kết giới tính.............33 Chương 3. Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến ................................36 1. Kết quả chung ........................................................................................................36 2. Kết quả cụ thể ........................................................................................................36 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong chương trình Sinh học 12, Chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” là một chương khó, kiến thức trừu tượng, rất khó có thể giảng cho học sinh nắm chắc nội dung từng quy luật chỉ trong một tiết. Trong các đề thi ĐH - CĐ, các câu hỏi liên quan đến chương này không dừng ở mức độ nhận biết mà ở mức độ vận dụng cao để giải các bài tập. Tuy nhiên, chương trình Sách giáo khoa Sinh học 12 lại yêu cầu đối với nội dung này khá đơn giản, không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập, phân phối chương trình dành cho tiết giải bài tập cả chương hạn chế nên không đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em đối với các bài tập di truyền. Qua thực tế giảng dạy, luyện thi chọn học sinh giỏi và luyện thi THPT Quốc gia tôi nhận thấy học sinh vẫn bị vướng mắc và gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập quy luật di truyền, trong đó có bài tập về tương tác gen. Để giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh có kĩ năng nhận dạng, giải bài tập và làm bài thi, cung cấp một nguồn tài liệu quý để có thể tự học, tự ôn luyện một cách hiệu quả, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài của mình. 2. Tên sáng kiến: Từ những thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: Xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền tương tác gen” dành cho ôn thi THPTQG và bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Hoàng Thị Thúy - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Đồng Đầm – Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0987.526.983 E_mail: hoangthuy.gvdtnttinh@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : - Tác giả: Hoàng Thị Thúy. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh ôn thi THPTQG và bồi dưỡng học sinh giỏi phần quy luật di truyền. - Qua thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và ôn thi thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên đáng kể. 3 Trong tình hình giảng dạy và học tập với thời gian hạn chế do dịch bệnh Covid hiện nay. Để đạt được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT, học sinh không chỉ năm chắc và trả lời chính xác các câu hỏi lí thuyết mà phải mà còn cần có kĩ năng và phương pháp giải nhanh các bài tập di truyền. Đối với các bài tập quy luật di truyền trong đó có quy luật tương tác gen học sinh cần phải nhận dạng nhanh để loại bỏ bớt những phương án sai và có cách giải khoa học, chính xác. Do đó, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền tương tác gen” dành cho ôn thi THPTQG và bồi dưỡng học sinh giỏi. Với mong muốn tháo gỡ một phần khó khăn trong quá trình dạy và học, giúp cho người giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng giúp cho các em học sinh chủ động vận dụng thành công trong giải các bài tập di truyền tương tác gen trong các đề thi để đạt kết quả cao, qua đó phát triển kĩ năng phân tích, tư duy sáng tạo. 2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Phân dạng các bài tập di truyền tương tác gen thường gặp trong các đề thi THPT Quốc gia Đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập thuộc các quy luật di truyền tương tác gen, từ đó giúp học sinh nhận dạng và áp dụng được trong từng bài tập cụ thể và đạt kết quả tốt. Đưa ra một số công thức, nhận xét mà khi học chính khoá do giới hạn của chương trình nên học sinh chưa được tiếp thu nhưng được suy ra khi giải bài tập. Học sinh không còn mơ hồ với bài tập di truyền mà phân biệt rõ được di truyền tương tác gen với các quy luật di truyền khác. Từ đó học sinh có thể giải quyết được các bài tập tương tác gen vận dụng cao trong đề thi với thời gian ngắn hơn. Đánh giá, điều chỉnh phương pháp dạy học môn sinh trong trường phổ thông phù hợp với đối tượng học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Bài tập di truyền tương tác gen được phân loại, phương pháp giải rõ ràng tạo ra sự hứng thú trong học tập và giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi. Rèn luyện phương pháp giải bài tập trắc nghiệm cho học sinh. Giúp học sinh củng cố kiến thức, giảm bớt áp lực bộ môn cho học sinh Đây có thể coi là tài liệu hữu ích đối với giáo viên giảng dạy môn sinh trong việc ôn thi học sinh giỏi, ôn thi THPT Quốc gia ở trường phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Khái quát thực trạng dạy - học bài tập di truyền tương tác gen 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm - ý nghĩa của tương tác gen * Khái niệm - Mỗi tính trạng có thể do một gen quy định (tính trạng đơn gen) hoặc do nhiều gen quy định (tính trạng đa gen hay tương tác gen). Trong thiên nhiên, hầu hết các tính trạng đều do nhiều loại phân tử protein tương tác với nhau quy định nên tương tác gen là phổ biến. - Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. - Thực chất, các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau trong quá trình hình thành nên một kiểu hình. * Ý nghĩa - Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. - Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới trong công tác chọn giống. 1.2. Phân loại 1.2.1. Tương tác bổ sung * Khái niệm - Là hiện tượng các gen không alen bổ sung với nhau tạo nên kiểu hình mới (sản phẩm của gen này bổ sung với sản phẩm của gen khác để cùng quy định tính trạng). - Chú ý: Khi sản phẩm của hai gen cùng tham gia vào một chuỗi chuyển hóa hoặc cùng tham gia cấu trúc một enzim thì chúng có thể tương tác với nhau theo kiểu bổ sung. * Ví dụ - Cho phép lai : Pt/c : hoa trắng x hoa trắng F1 : 100% hoa đỏ F2 : 9/16 hoa đỏ : 7/16 trắng - Giải thích : Xét sự di truyền tính trạng màu hoa: F2 xuất hiện 9 + 7 = 16 tổ hợp giao tử = 4 loại giao tử đực x 4 loại giao tử cái. F1 tạo được 4 loại giao tử => F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen và quy ước kiểu gen là 7
Tài liệu đính kèm:
skkn_xay_dung_chuyen_de_phan_dang_va_phuong_phap_giai_bai_ta.docx
Hoàng Thúy - Xây dựng chuyên đề....pdf