SKKN Vận dụng một số trò chơi quân sự trong giảng dạy bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 Trường THPT Lang Chánh

SKKN Vận dụng một số trò chơi quân sự trong giảng dạy bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 Trường THPT Lang Chánh

 Giáo dục Quốc phòng - An ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật và rèn luyện một số kỹ năng quân sự phổ thông. Từ đó giúp các em hoàn thiện về tri thức, kỹ năng và nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng an ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong thời kỳ mới.

Việc đổi mới một cách hiệu quả phương pháp dạy học bộ môn giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh THPT có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn. Vì thế người giáo viên cần phải biết khơi dậy tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác của học sinh. Giúp các em lĩnh hội được một lượng tri thức,các kỹ năng quân sự tốt nhất cho bản thân. Là cơ sở vững chắc để các em thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta biết, việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất, gồm hai khâu có tác dụng bổ sung qua lại cho nhau: giảng dạy - học tập. Dĩ nhiên, cả hai khâu này đều là một quá trình nhận thức, phải tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình đối với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra.

 

doc 17 trang thuychi01 13483
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng một số trò chơi quân sự trong giảng dạy bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 Trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI QUÂN SỰ TRONG GIẢNG
DẠY BÀI: CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG. ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH”
 Người thực hiện: Lê Thị Thảo
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN môn: Giáo dục Quốc phòng – An ninh
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Phần
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
1
2
2
2
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các sáng kiến đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nhóm trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan:
. Trò chơi 1: Tiếng pháo nổ.
. Trò chơi 2: Tiến công im lặng.
. Trò chơi 3: Ném trúng mục tiêu di động.
2.3.2. Nhóm trò chơi rèn luyện thể lực:
. Trò chơi 1: Chiến sỹ quân bưu.
. Trò chơi 2: Vượt sông trinh sát.
. Trò chơi 3: Vượt vòng vây.
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3
3
4
4
4
5
5
6
7
7
8
9
11
11
3
Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
12
12
13
15
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục Quốc phòng - An ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật và rèn luyện một số kỹ năng quân sự phổ thông. Từ đó giúp các em hoàn thiện về tri thức, kỹ năng và nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng an ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong thời kỳ mới.
Việc đổi mới một cách hiệu quả phương pháp dạy học bộ môn giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh THPT có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn. Vì thế người giáo viên cần phải biết khơi dậy tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác của học sinh. Giúp các em lĩnh hội được một lượng tri thức,các kỹ năng quân sự tốt nhất cho bản thân. Là cơ sở vững chắc để các em thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta biết, việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất, gồm hai khâu có tác dụng bổ sung qua lại cho nhau: giảng dạy - học tập. Dĩ nhiên, cả hai khâu này đều là một quá trình nhận thức, phải tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình đối với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra.
Bài “Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường ” là một trong những nội dung thực hành tương đối khó, đòi hỏi kĩ thuật và khả năng thực hiện động tác cao, khả năng quan sát và tính chủ động, sáng tạo trong việc lợi dụng địa hình, địa vật phải phù hợp.Trên thực tế giảng dạy và học tập, có nhiều học sinh thực hiện động tác chưa chính xác về kĩ thuật, chưa biết cách vận dụng các tư thế đó vào tình hình cụ thể mà giáo viên đưa ra.
 Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em bước vào nội dung bài học với tinh thần thoải mái, hưng phấn, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Vận dụng một số trò chơi quân sự trong giảng dạy bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 Trường THPT Lang Chánh”, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh sau khi học nội dung này.Là tiền đề cho những bài học tiếp theo và tập luyện sau này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tạo cho học sinh sự chủ động, sáng tạo khi vận dụng các tư thế động tác vào tình hình cụ thể nơi thực địa.
- Nhằm nâng cao hiệu quả môn học và thi đấu đạt thành tích cao.
- Giúp học sinh thực hiện động tác chính xác và vận dụng linh hoạt các tư thế động tác đó vào thực tiễn.
- Là cơ sở quan trọng để huấn luyện học sinh giỏi cho các kì thi môn GDQP-AN đạt kết quả cao.
- Học sinh thực hiện tốt động tác sẽ giúp ích cho việc nâng cao khả năng và kết quả khi học tập ở các trường quân sự hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 12, tỉ lệ nam nữ giữa các lớp là ngang nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng và nhóm 2 thực nghiệm.
 Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo sự hướng dẫn của sách giáo viên quốc phòng – an ninh 12 và các phương pháp truyền thống bao gồm các lớp.
12A3 có 40 h/s
12A4 có 42h/s
Tổng số học sinh của nhóm đối chứng là: 82 h/s. 
 Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng một số trò chơi quân sự vàophần khởi động để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 bao gồm các lớp.
12A1 có 36 h/s
12A2 có 40 h/s
Tổng số học sinh của nhóm thực nghiệm là: 76 h/s.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau.
- Các phương pháp thực tế, thu thập thông tin:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm.
+ Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
+ Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Để giảng dạy bài: "Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường" đạt hiệu quả, đòi hỏi giáo viên không chỉ biết nghiên cứu, thuần thục các kĩ năng, các phương pháp mà SGV giáo dục quốc phòng – an ninh đã trình bày. Mà giáo viên đó phải biết chủ động sáng tạo, biết tìm tòi để tạo ra cái mới , cái hay, đưa ra được phương pháp dạy học tích cực phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. 
 Đặc biệt với nội dung thực hành khó như vậy, nếu chúng ta chỉ sử dụng các phương pháp dạy học quen thuộc, áp đặt cho học sinh thì các em rất dễ mệt mỏi, áp lực và gây sự nhàm chán, dẫn đến kết quả đạt được sẽ không cao. 
Để tạo hứng thú học tập (tiền đề của việc lĩnh hội kiến thức), thì việc lồng ghép các trò chơi quân sự vào bài học là điều rất cần thiết vì: Trò chơi quân sự là hoạt động vui chơi, giải trí. Thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí để rèn luyện những phẩm chất, tính cách cần thiết làm phong phú thêm đời sống tinh thần, ý thức bảo vệ tổ quốc cho học sinh. Góp phần rèn luyện trí óc, các giác quan, thể lực và tính kỷ luật. Giúp học sinh tự rèn luyện được các kỹ năng quân sự trong giáo dục QPAN dưới dạng chơi.
 Vì vậy, tôi mạnh dạn viết đề tài “Vận dụng một số trò chơi quân sự trong giảng dạy bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 Trường THPT Lang Chánh”. Nhằm giúp các em học sinh thực hiện tốt các tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường cũng như việc vận dụng những động tác đó vào tình hình cụ thế nơi tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu khi chiến tranh xảy ra, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	- Kỹ thuật thực hành động tác của bài học tương đối khó khó, dễ gây cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú trong tập luyện.
	- Trình độ thể lực của học sinh không đồng đều. Với khó khăn hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức, nhiều học sinh chưa nắm được yếu lĩnh kĩ thuật động tác, chưa nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc vận dụng các tư thế động tác đó vào thực tế địa hình, địa vật nơi tập luyện. Vì thế các em chỉ vận dụng chúng một cách máy móc theo giáo viên mà chưa có tính chủ động tích cực trong tập luyện.
	- Kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động của mỗi hoc sinh còn nhiều hạn chế, các em chưa tự tin bộc lộ rõ năng lực của bản thân.
	- Việc học tập còn mang tính thụ động, chưa mang tính chủ động, sẵn sàng.
- Nhiều học sinh không có sách giáo khoa môn giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12 nên việc chuẩn bị bài ở nhà cũng như nghiên cứu tài liệu học tập còn nhiều hạn chế. Toàn bộ kiến thức lĩnh hội được đều chỉ đến từ giáo viên giảng dạy.
2. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Trong mỗi giờ dạy nội dung bài: “ Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường”, để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học, tạo được sự hứng thú của học sinh trong tập luyện, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số trò chơi quân sự vào phần khởi động với mục đích làm cho học sinh có trạng thái hưng phấn, đua tranh, quyết tâm, đoàn kết..., để bước vào tập luyện một cách tự giác, tích cực.
Mỗi giờ học tôi vận dụng linh hoạt một trò chơi phù hợp với nội dung và điều kiện cụ thể.
	Tôi vận dụng một số trò chơi trong 2 nhóm trò chơi quân sự: "Nhóm trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan và nhóm trò chơi rèn luyện thể lực".
	2.3.1. Nhóm trò chơi rèn luyện tinh thần và các giác quan.
* Trò chơi 1:Tiếng pháo nổ.(Luyện tính tự chủ)
- Mục đích, tác dụng:
 Nhằm rèn luyện tính tự chủ.
 Giáo dục tính đồng đội, rèn luyện ý chí quyết tâm.
	- Chuẩn bị: 
Cả lớp thành một trung đội, xếp thành một vòng tròn, người chỉ huy đứng giữa vòng tròn. Dụng cụ chơi là quả bóng chuyền.
Chuẩn bị sân chơi và đội hình chơi (Xem hình 1)
- Cách chơi:
 Người chỉ huy đứng giữa chuyền bóng cho một người chơi bất kỳ, người này khi bắt bóng phải hô ngay một tiếng "đoàng" thật to như pháo nổ, rồi tung trả bóng cho người chỉ huy. Hai người đứng cạnh ngay lập tức phải đưa 2 tay lên bịt tai, người bên trái bịt tai phải, người bên phải bịt tai trái. Người bắt bóng không kêu "đoàng" ngay, hai người bên cạnh không bịt tai hoặc bịt tai chậm, bịt tai nhầm thì đều bị lỗi.
	 - Luật chơi:
 Người bắt bóng phải hô "đoàng" nhanh, to.
 Người bên cạnh cũng phải bịt tai nhanh và đúng bên.
* Trò chơi 2: Tiến công im lặng. (Luyện thính tai)
- Mục đích, tác dụng:
 Nhằm phát triển các giác quan, sự mưu trí, khéo léo.
Giáo dục tính đồng đội, ý trí quyết tâm.
	- Chuẩn bị: 
Cả lớp thành một trung đội, xếp thành một hinh vuông, một người đứng giữa làm người canh đêm.
Chuẩn bị sân chơi và đội hình chơi (Xem hình 2)
- Cách chơi:
Một người bịt mắt đứng giữa làm người canh đêm, những người khác đứng xung quanh, cách xa khoảng 10m. Khi có lệnh chơi, tất cả tiến lại gần người canh đêm. Nếu người canh đêm thấy động ở hướng nào mà chỉ tay về hướng ấy thì người đã làm ra tiếng động phải đứng yên cho đến tan cuộc chơi. Người nào đến sát người canh đêm và đập được vào người canh đêm là thắng cuộc.
- Luật chơi:
 Người chơi đập được vào người canh đêm là thắng cuộc.
Người chơi không được chạy, nhảy hay xô, đẩy vào người canh đêm.
* Trò chơi 3: Ném trúng mục tiêu di động. (Luyện phản xạ)
	- Mục đích, tác dụng:
 Nhằm phát triển các giác quan, phản xạ, khéo léo.
Giáo dục tính đồng đội, ý trí quyết tâm.
	- Chuẩn bị: 
 	Vẽ hai đường tròn bán kính 2m và 5m
	Chia đôi lớp (nam, nữ đều nhau). Một nửa đứng trong vòng tròn nhỏ, một nửa cầm bóng đứng quanh vòng tròn lớn. 
	Chuẩn bị sân chơi và đội hình chơi (Xem hình 3)
	- Cách chơi:
	Khi nghe hiệu lệnh của GV thì em có bóng ở vòng tròn ngoài nhằm vào chân các bạn ở vòng tròn bên trong mà ném. Các em đứng đối diện em vừa ném nhặt bóng tiếp tục ném. Các em bên trong vòng tròn tìm mọi cách tránh né để không bị bóng ném trúng. Ai bị chạm bóng phải ra ngoài vòng tròn lớn.
	Sau 2 phút GV cho dừng chơi và đổi vị trí cho hai bên. Tính số người còn lại không bị chạm chạm bóng. Đội nào có số người không bị chạm bóng nhiều hơn là đội thắng cuộc.
	- Luật chơi:
	Chỉ được ném từ đầu gối trở xuống.
	Tự giác, ai bị trúng bóng phải lập tức ra ngoài.
2.3.2.Nhóm trò chơi rèn luyện thể lực.
* Trò chơi 1: Chiến sỹ quân bưu. (Luyện sức nhanh, khéo léo)
- Mục đích, tác dụng:
 Nhằm phát triển tố chất sức nhanh, phát triển tốc độ chạy.
 Giáo dục tính đồng đội, rèn luyện ý chí quyết tâm.
- Chuẩn bị: 
	 Chia học sinh của lớp thành 4tổ, số học sinh mỗi nhóm bằng nhau về số lượng và tương đồng về thể lực.
	 Chuẩn bị sân chơi và đội hình thi đấu (xem hình 4 )
	- Cách chơi:
 Các chiến sỹ quân bưu chuyển công văn từ đơn vị lên bưu trạm, rồi lại chuyển công văn từ bưu trạm về các đơn vị.
 Khi có lệnh, người đứng đầu mỗi hàng chạy lên phía trước mang túi công văn của đơn vị thứ nhất trao cho trạm quân bưu, xong quay lại mang túi công văn của trạm quân bưu về trao cho các chiến sĩ kế tiếp (túi công văn là những quyển sách). Sau đó người này chạy về hàng mình trao túi công văn vào người thứ hai và ra ngoài cuộc chơi. Người thứ hai chạy lên trạm quân bưu đưa túi công văn và mang túi công văn về cho các đơn vị, rồi lại đập tay vào người thứ ba. Cứ tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng của tiểu đội. Tiểu đội nào người cuối cùng trở về vạch xuất phát sớm nhất là thắng cuộc.
 - Luật chơi:
	Các chiến sỹ phải chạy tuân thủ theo chiều quy ước, phải đưa công văn (quyển sách) đúng quy định.
	Không đùa nghịch, va chạm vào nhau, không làm rơi công văn. Nếu vi phạm sẽ bị tính là phạm luật.
	* Trò chơi 2: Vượt sông trinh sát. (Luyện sức nhanh, khéo léo)
	 - Mục đích, tác dụng:
 Nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo và mưu trí.
 Rèn luyện ý chí quyết tâm.
	- Chuẩn bị: 2 tiểu đội xếp thành 2 hàng ngang đối mặt nhau dọc theo 2 bờ sông (tượng trưng bằng 2 vạch vôi cách nhau 3m). Mỗi chiến sỹ trong tiểu đội cách nhau 2m. Một tiểu đội làm bên bảo vệ, một tiểu đội làm bên tấn công.
 Chuẩn bị sân chơi và đội hình thi đấu (xem hình 5)
	- Cách chơi: 
Bên tấn công sau khi được lệnh "Vượt sông", bằng mọi cách (khéo léo, mưu trí, lợi dụng thời cơ, động tác giả...) để vượt sông, tức là qua khoảng cách giữa 2 người bảo vệ mà không bị chạm (đập) vào người. Ai bị chạm (đập) vào người coi như bị bắt phải tự giác ra xếp hàng ngoài nơi quy định.
Sau 2 phút có hiệu còi dừng chơi và tính số người vượt sông thành công. Sau đó đổi vị trí cho nhau. Cuối cùng bên nào có nhiều người vượt sông thành công hơn, là đội thắng cuộc.
	- Luật chơi:
 Bên tấn công không được đổi vị trí cho nhau hoặc chạy lộn xộn.
 Chỉ được đập nhẹ từ vai trở xuống, không được đập vào đầu và mặt.
* Trò chơi 3: Vượt vòng vây. (Luyện sức nhanh, phản xạ)
	- Mục đích, tác dụng:
 Nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phản xạ.
 Rèn luyện ý chí quyết tâm.
	- Chuẩn bị: 
 Chia học sinh thành 2 đội đều nhau về số lượng và tương đồng về thể lực đứng theo hàng ngang dưới vạch xuất phát và được điểm số từ 1 đến hết (đứng đối diện nhau theo từng số) một bên là bảo vệ, bên kia là vượt vòng vây. Ở giữa đặt hai quả bóng con.
 Chuẩn bị sân chơi và đội hình thi đấu (xem hình 6) 
	- Cách chơi: 
 Khi nghe lệnh gọi đến số nào thì số ấy nhanh chóng chạy ra chỗ quả bóng, bên vượt vòng vây tìm cách lấy quả bóng (chỉ được mang bóng bằng tay) chạy về vị trí cũ. Còn bên bảo vệ thì cố gắng bao vây không cho đối phương lấy bóng. Do đó bên vượt vòng vây phải hết sức khéo léo, mưu trí mới có thể lấy được bóng vượt ra khỏi khu vực bị khống chế mà không bị đối phương đập vào người.
 - Luật chơi :
 - Số nào đứng lâu quá mà không lấy được bóng thì có thể cho về chỗ cũ, gọi số khác lên thay
 - Có thể lần lượt gọi tiếp 2 - 3 số liền nhau. Như vậy cùng một lúc có thể từ 4 - 6 người thậm chí có 8 người lấy và giữ bóng
 - Các số được gọi có thể phối hợp, yểm trợ cho nhau để đồng đội lấy bóng.
 - Bên bảo vệ chỉ được kèm giữ đối phương cùng số với mình. Theo giờ quy định hai bên đổi nhiem vụ cho nhau. Bên nào được nhiều điểm hơn là bên đó thắng .
* Lưu ý: 
	Sau khi kết thúc trò chơi có thể biểu dương các đội thắng cuộc bằng các băng reo hoặc cách biểu dương nhẹ nhàng, đơn giản mà có tác dụng động viên tạo không khí vui nhộn, hấp dẫn, phấn khởi, đoàn kết...
	Lấy tinh thần hưng phấn đó để bước vào nội dung chính của tiết học. 
	2.3.3 Kiểm tra, đánh giá.
* Nội dung kiểm tra: 
Kiểm tra kỹ thuật thực hiện các tư thế vận động trên chiến trường và khả năng vận dụng các tư thế động tác đã học vào từng tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành và thang điểm: 
- Cách tiến hành: Gọi lần lượt từng học sinh vào kiểm tra nội dung theo yêu cầu. Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể để học sinh vận dụng các động tác đã học vào thực tế di chuyển cho phù hợp.
- Thang điểm: 
+ Điểm 9 – 10: Vận dụng đúng động tác vào tình huống. Thực hiện kĩ thuật động tác tốt.
+ Điểm 7 – 8: Vận dụng đúng động tác vào tình huống. Thực hiện kĩ thuật động tác chưa tốt, còn một vài sai sót.
+ Điểm 5 – 6: Vận dụng động tác phù hợp tình huống. Thực hiện kĩ thuật động tác còn nhiều sai xót.
+ Điểm 3 – 4: Vận dụng động tác chưa phù hợp với tình huống.Không thực hiện được kĩ thuật động tác.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Tôi đã sử dụng phương pháp này trong giảng dạy bài: "Các tư thế, động tác vận động trên chiến trường" cho học sinh lớp 12. Sau khi kiểm tra nội dung trên cho 4 lớp ở cả 2 nhóm thu được kết quả như sau:
- Nhóm 1: Không áp dụng một số trò chơi quân sự vào bài "Các tư thế, động tác vận động trên chiến trường", mà chỉ vận dụng các phương pháp giảng dạy theo sự hướng dẫn của sách giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12.
Lớp
Tổng số h/s
Loại giỏi (điểm 9-10)
Loại khá (điểm 7-8)
Loại TB (điểm 5-6)
Loại yếu (điểm 3-4)
12A3
40
3h/s=7,5%
14h/s=35,0%
22h/s=55,0%
1h/s=2,5%
12A4
42
4h/s=9,5%
17h/s=40,5%
20h/s=47,6%
1h/s=2,4%
- Nhóm 2: Áp dụng phương pháp thực nghiệm, vận dụng một số trò chơi quân sự trong bài "Các tư thế, động tác vận động trên chiến trường" để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số h/s
Loại giỏi (điểm 9-10)
Loại khá (điểm 7-8)
Loại TB (điểm 5-6)
Loại yếu (điểm 3-4)
12A1
36
8h/s=22,2%
19h/s=52,8%
9h/s=25,0%
0h/s=0%
12A2
40
10h/s=25,0%
22h/s=55,0%
8h/s=20,0%
0h/s=0%
* Nhận xét, đánh giá:
- Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của hai nhóm đối tượng: Nhóm không thực nghiệm và nhóm thực nghiệm tôi thấy kết quả học tập của các em nhóm thực nghiệm được nâng lên rõ rệt.
- Thứ nhất: Các em được áp dụng một số trò chơi quân sự đã nêu, có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn và có tinh thần tự giác cao trong học tập và rèn luyện. Kết quả kiểm tra đánh giá về khả năng vận dụng động tác của nhóm thực nghiệm được nâng lên rõ rệt.
- Thứ hai: Từ việc vận dụng các trò chơi quân sự này ở trường, ở lớp các em đã tích cực hơn trong việc tập luyện ở nhà, và có thể vận dụng vào một số hoạt động của nhà trường và địa phương ngoài thực tiễn, qua đó giúp các em có tinh thần học tập tốt hơn. Ngoài ra còn củng cố cho các em kĩ năng quân sự cần thiết, tạo tiền đề tốt để các em huấn luyện quân sự sau này.
3. Kết luận, kiến nghi:
3.1. Kết luận.
Để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao tri thức, thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học.
 Sau khi nghiên cứu và vận dụng một số trò chơi quân sự vào giảng dạy bài "Các tư thế, động tác vận động trên chiến trường", tôi thấy kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt, các em nắm bắt kĩ thuật tốt hơn, giờ học của các em sinh động hơn, hứng thú học tập nhiều hơn, học sinh không bị nhàm chán và gò bó, các em có thể tự tổ chức trò chơi nêu trên một cách hiệu quả.
Để đạt được những kết quả như trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện thuần thục kĩ thuật động tác... ngoài ra phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, BGH trường cũng như việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi để các em có dịp được cọ sát và thể hiện mình. 
 Thành công đạt được phải kể đến sự cố gắng, nổ lực vượt qua khó khăn của các em học sinh, ban đầu từ chỗ không biết đến biết kĩ thuật động tác, và thực hiện tốt kĩ thuật động tác.
Nhà trường đã có bề dày thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn giáo dục quốc phòng - an ninh, được như vậy là do có sự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_tro_choi_quan_su_trong_giang_day_bai_ca.doc