SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường

Trong những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, hình thành các kĩ năng sống cơ bản, góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho các em mà còn giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, khẳng định được vị trí, vai trò của môn học. Nhất là với môn Giáo dục công dân, từ trước đến nay học sinh, phụ huynh kể cả giáo viên vẫn coi là môn học phụ nên không chú trọng đầu tư giảng dạy, học sinh lơ là, coi thường môn học dẫn đến học tập không hứng thú, chất lượng môn học chưa cao.

 Trong các nhà trường phổ thông, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học riêng rẽ. Để giúp học sinh cùng một lúc có thể nắm bắt được nhiều đơn vị kiến thức, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn – lồng ghép nhiều kiến thức trong một môn học. Dạy học tích hợp liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình dạy học. Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Đặc biệt sẽ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập bởi đó là sự lồng ghép của rất nhiều kiến thức của các môn học khác nhau. Các em sẽ không bị nhàm chán. Cũng chính do đặc điểm đó mà dạy học bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông đang được các nhà trường, giáo viên vận dụng linh hoạt, phổ biến. Trong đó có môn Giáo dục công dân.

 Môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường. Thế nhưng hiện nay, giáo viên, học sinh luôn cho rằng đây là môn học phụ, không thi cấp 3 nên chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học bộ môn này dẫn đến học sinh không hứng thú học tập, chất lượng đại trà chưa cao. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú học tập, chất lượng đại trà môn Giáo dục công dân đạt được kết quả cao? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo viên.

 

doc 26 trang thuychi01 17825
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sánh kiến kinh nghiêm.
2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
1. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
 Trong những năm gần đây, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, hình thành các kĩ năng sống cơ bản, góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho các em mà còn giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, khẳng định được vị trí, vai trò của môn học. Nhất là với môn Giáo dục công dân, từ trước đến nay học sinh, phụ huynh kể cả giáo viên vẫn coi là môn học phụ nên không chú trọng đầu tư giảng dạy, học sinh lơ là, coi thường môn học dẫn đến học tập không hứng thú, chất lượng môn học chưa cao.
 Trong các nhà trường phổ thông, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học riêng rẽ. Để giúp học sinh cùng một lúc có thể nắm bắt được nhiều đơn vị kiến thức, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn – lồng ghép nhiều kiến thức trong một môn học. Dạy học tích hợp liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình dạy học. Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Đặc biệt sẽ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập bởi đó là sự lồng ghép của rất nhiều kiến thức của các môn học khác nhau. Các em sẽ không bị nhàm chán. Cũng chính do đặc điểm đó mà dạy học bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông đang được các nhà trường, giáo viên vận dụng linh hoạt, phổ biến. Trong đó có môn Giáo dục công dân.
 Môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường. Thế nhưng hiện nay, giáo viên, học sinh luôn cho rằng đây là môn học phụ, không thi cấp 3 nên chưa thực sự chú ý đến việc dạy và học bộ môn này dẫn đến học sinh không hứng thú học tập, chất lượng đại trà chưa cao. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú học tập, chất lượng đại trà môn Giáo dục công dân đạt được kết quả cao? Đây là một công việc khó khăn đối với giáo viên. 
 Trong những năm liên tục trở về đây, tôi được giao nhiệm vụ dạy môn Giáo dục công dân khối 7, tôi đã nắm bắt tình hình và nhận thấy để giờ học không nhàm chán, đơn điệu, học sinh hứng thú học tập thì bản thân giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học và một trong những phương pháp đang được thực hiện đạt hiệu quả cao hiện nay là dạy học tích hợp liên môn. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn lồng ghép, tích hợp kiến thức các môn học khác vào nội dung kiến thức cơ bản của bài học để các em nắm kiến thức toàn diện, sâu rộng hơn, hình thành các năng lực, tích cực, chủ động trong học tập. Từ đó yêu thích môn học và chất lượng đại trà được nâng cao. Đó là lí do tôi lựa chọn sáng kiến “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Như chúng ta đã biết, môn Giáo dục công dân là một bộ môn trực tiếp giúp học sinh hình thành phát triển nhân cách đạo đức. Tuy nhiên từ trước đến nay, việc giảng dạy, học tập bộ môn này chưa đạt hiệu quả cao bởi nhiều nguyên nhân: học sinh chưa coi trọng môn học, giáo viên không đầu tư nhiều cho tiết dạy, không đổi mới phương pháp dạy học. Đặc thù môn học là phải liên hệ thực tế nhiều mà liên hệ thực tế nghĩa là có tích hợp, thế nhưng giáo viên cũng chỉ vận dụng liên hệ sơ sài cho qua nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập ở học sinh. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những nguyên nhân để đưa ra những giải pháp, nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học. Làm tốt công tác này, sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường trong năm học 2015-2016 và 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp nghiên cưu lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp đàm thoại, trao đổi phỏng vấn.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
1.5. Những điểm mới của SKKN. ( Đề tài được áp dụng lần đầu).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong những năm qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn GDCD 7, tôi nhận thấy rằng thực tế hiện nay, học sinh ngại học môn GDCD, bởi các em cho rằng đây là môn học phụ, đặc thù bộ môn lại là lý thuyết phải học thuộc lòng nhiều mà để học được thuộc lòng nhớ rất nhiều đơn vị kiến thức cũng không phải chuyện dễ nên các em càng ngại. 
 	Để giúp các em học sinh lớp 7 nhận thức vấn đề học tập bộ môn là quan trọng và cần thiết, từ đó các em hứng thú học tập, giáo viên cần tìm rõ nguyên nhân, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp, đầu tư thời gian vào mỗi bài dạy và áp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là phương pháp mới, nhưng nếugiáo viên biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng vận dụng các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy là việc làm hết sức cần thiết. Giờ học trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập vì không chỉ có giáo viên hoạt động mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính cực cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
 Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng: 
a. Thuận lợi: 
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
- Hầu hết giáo viên Trung học cơ sở được đào tạo hai chuyên môn (Văn – Giáo dục công dân; Văn – Sử; Địa – Sử...) do đó thuận lợi cho tích hợp kiến thức ở hai phân môn này.
- Học sinh nhìn chung ngoan, được gia đình, nhà trường tạo điều kiện học tập tốt.
b. Khó khăn: 
- Đối với giáo viên: 
+ Do nắm bắt tâm lý học sinh là không ham thích bộ môn nên giáo viên cũng có phần không đầu tư nhiều cho môn học mà chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản cho học học sinh là xong tiết dạy. 
+ Giáo viên chủ yếu được đào tạo hai chuyên môn (Văn - GDCD, Văn - Sử) nên việc nắm bắt kiến thức của môn học khác để vận dụng liên môn là một vấn đề khó khăn. Mặt khác giáo viên cũng chưa được bồi dưỡng trang bị về cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự tìm tòi nên khi tổ chức bài học không tránh khỏi thiếu sót dẫn đến không thành thì bỏ qua. 
+ Giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tích hợp.
+ Nội dung kiến thức bài học tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú trọng đến những kiến thức trọng tâm của bài học.
- Đối với học sinh: 
+ Học sinh luôn có tư tưởng coi môn học công dân là phụ nên không chú trọng, hứng thú học tập môn học.
+ Học sinh chưa quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp trong giảng dạy, coi đó là phần liên hệ với thực tế chứ không phải là kiến thức cần thiết.
- Các tài liệu liên quan đến các nội dung cần tích hợp chưa phong phú. Với môn học này mới chỉ có tích hợp giáo dục pháp luật. Vì vậy, trong khi giảng dạy bộ môn phải tích hợp những kiến thức khác trong các nội dung bài giảng. Nên giáo viên gặp những khó khăn. 
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
 Nhìn chung, học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Trường chưa hứng thú học tập môn Giáo dục công dân. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà chưa cao. 
 Để tìm hiểu cụ thể thực trạng trên, tôi đã có cuộc điều tra, khảo sát về mức độ hứng thú học tập của học sinh môn Giáo dục công dân lớp 7 tiết 25- 26 vào thời điểm tháng 3 năm học 2015 - 2016 ở trường Trung học cơ sở Nga Trường khi chưa áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”. Kết quả như sau :
Mức độ hứng thú học tập của học sinh
 Lớp
Số học sinh
Hứng thú học 
Không hứng thú học 
SL
%
SL
%
7
50
20
40
30
	60
Chất lượng học tập học kì II của học sinh.
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
50
6
8.1
20
40
19
38.0
5
10.0
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Để nâng cao chất lượng dạy học, học sinh hứng thú học tập, giáo viên tích hợp kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Ngữ văn, địa lí, mĩ thuật, âm nhạc,... vào trong giờ học. 
- Khích lệ các em kỹ năng tìm hiểu, tự hào về các di sản văn hóa ở nước ta. Nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
- Học sinh biết tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ di sản văn hóa.
2.3.2. Các giải pháp 
- Giải pháp 1: Xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài cần tích hợp 
- Giải pháp 2: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn.
- Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tích hợp có hiệu quả.
2.3.3. Thực hiện giải pháp.
a. Xác định rõ những đơn vị kiến thức trong bài cần tích hợp: 
 Đây là khâu đâu tiên và quan trọng. Bởi có xác định được đơn vị kiến thức, giáo viên mới có thể tìm kiến thức có liên quan để tích hợp. Cụ thể: tích hợp ở các đơn vị kiến thức: Phần 1: Thế nào là di sản văn hóa.
 Phần 2: Một số di sản văn hóa.
 Phần 3: Ý nghĩa di sản văn hóa.
 Phần 5: Trách nhiệm của công dân.
b. Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn: 
 Để nâng cao chất lượng giờ học và dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu tư liệu. Giáo viên cần sưu tầm tài liệu, tư liệu tranh ảnh có liên quan đến môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật trong sách giáo khoa, tài liệu dạy học tích hợp hoặc thông qua mạng internet...
c. Hướng dẫn tổ chức dạy học tích hợp có hiệu quả.
	- Tích hợp liên môn qua kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
	- Tích hợp liên trong quá trình học bài mới.
 	- Tích hợp liên môn qua phần kiểm tra đánh giá. 
Tổ chức dạy học
 “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tiết 25 – 26: Bài 15 “Bảo vệ di sản văn hóa” môn Giáo dục công dân lớp 7 ở trường THCS Nga Trường”. [1,2]
1. Mục tiêu của dạy học tích hợp.
a. Kiến thức: 
 Việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân là rất quan trọng. Giúp các em tích cực, chủ động hứng thú trong học tập, tiết học không nhàm chán, đơn điệu từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 
b. Kĩ năng: 
- Kỹ năng thu thập thông tin, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm ; khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài để nâng cao, mở rộng kiến thức.
c. Thái độ: 
- Bồi dưỡng các em lòng tự hào, yêu quê hương đất nước, yêu các di tích lich sử, danh lam thắng cảnh 
- Học sinh có ý thức bảo vệ, biết tuyên truyền, vận động bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lich sử, danh lam thắng cảnh 
2. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng : học sinh lớp 7 trường THCS Nga Trường
- Số lượng: 50 em.
3. Ý nghĩa của bài học:
 Giúp các em thấy được vai trò to lớn của các di sản văn hóa. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ các di sản văn hóa. 
4. Thiết bị dạy học, học liệu:
 - Giáo án, thiết bị dạy học, máy chiếu, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu....)
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 
 Tiết: 25 + 26: Bài 15: BẢO VỆ DI SẢNVĂN HÓA.
 Ngày soạn: 19/2/2017 Ngày dạy: 22/2-1/3/2017
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được khái niệm di sản văn hoá. Kể được một số di sản văn hóa ở nước ta? Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2. Kỹ năng: - Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hóa, tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa 
* Các kĩ năng sống cơ bản
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa. 
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn phát huy giá trị của di sản văn hóa; kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
3. Thái độ:	- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá; ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá 
II. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Bài tập tình huống.
- Tranh ảnh về các di sản văn hóa.
- Máy chiếu, giấy khổ lớn, bút dạ.
III. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, trò chơi
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi; giải quyết vấn đề.
- Năng lực: tự quản lý, giao tiếp...
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Thế nào là môi trường? Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường?
 Câu 2: Kể tên một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà em biết?
 GV đọc 2 câu thơ. Từ đó giới thiệu bài mới:
 Lênh đênh qua cửa Thần Phù
 Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
 Hai câu thơ giúp ta liên tưởng đến Động Từ Thức - một danh thắng nổi tiếng của quê hương Nga Sơn. Vị trí ở xã Nga Thiện. Đó là một di sản văn hóa. Vậy thế nào là di sản văn hóa? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là di sản văn hóa.
- Giáo viên sử dụng máy chiếu, cho học sinh quan sát ảnh. ( Minh chứng phụ lục hình 1,2,3)
? Em hãy nhận xét về 3 bức ảnh trên? Nêu đặc điểm phân loại 3 bức ảnh trên? 
? Hiểu biết của em về di tích Bến nhà Rồng?
- GV tích hợp Lịch sử: Bác Hồ Sinh ra và lớn lên khi đất nước bị xâm lăng, các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh có tinh thần yêu nước, tổ chức các cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại vì chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn. Bác Hồ lúc đó có tên gọi là Nguyễn Tất Thành – Người thanh niên yêu nước đã rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville ngày 05 tháng 6 năm 1911 để ra nước ngoài tìm con đường cứu nước. Đưa Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Nhờ có sự kiện lịch sử này dân tộc ta mới được độc lập, tự do như hôm nay.[3]
? Áo dài Việt Nam, ca trù, kéo có phải là di sản văn hoá không ? Vì sao?
? Thế nào là di sản văn hoá ?
? Em hãy lấy ví dụ về di sản văn hóa?
- GV cho học sinh lấy ví dụ về di sản văn hóa bằng cách tổ chức học sinh thảo luận nhóm viết ra phiếu học tập.
- GV chia lớp làm 2 nhóm. Để tránh bị trùng lặp GV yêu cầu:
Nhóm 1: Các di sản ở Thanh Hóa, các tỉnh phía bắc.
Nhóm 2: Các di sản ở các tỉnh từ Nghệ An trở vào.
Thời gian 2 phút, sau đó đại diện lên bảng dán kết quả. Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
- Di tích Mĩ Sơn là công trình kiến trúc văn hoá do ông cha ta xây dựng nên thể hiện quan điểm kiến trúc, ảnh hưởng tư tưởng xã hội thời phong kiến
- Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước - một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 
- Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên
- Là di sản văn hóa phi vật thể.
1. Thế nào là di sản văn hóa
 * Di sản văn hoá: bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể; là sản phẩm, tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
? Trong các di sản văn hóa trên, em hãy phân ra di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Để thực hiện câu hỏi này, GV tổ chức học sinh chơi trò chơi tiếp sức.
- Thời gian: 1 phút.
- GV nhắc nhanh lại cách chơi bởi các em cũng đã làm quen với phương pháp này. Mỗi học sinh chỉ được đánh dấu vào một di sản. 
Chú ý: Di sản văn hóa vật thể kí hiệu VT.
 Di sản văn hóa phi vật thể kí hiệu PVT.
- Hết thời gian, Gv nhận xét cho điểm, tuyên dương các em.
Học sinh nhóm 2 đang hoàn thành trò chơi
? Qua trò chơi, em hãy cho biết thế nào là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể?
- GV trình chiếu cho HS xem một số di vật cổ vật, bảo vật quốc gia trong viện bảo tàng Hồ Chí Minh. (Minh chứng phụ lục hình 4)
? Vậy di tích lịch sử văn hoá là gì ?
? Danh lam thắng cảnh là gì ?
? Trong các di sản văn hóa trên, em biết di sản nào gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước của các vua Hùng?
* Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống....
* Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
 - HS trả lời.
 - HS trả lời.
 - HS trả lời: Hội Gióng
? Di sản văn hóa phi vật thể Hội Gióng gắn liền với truyền thuyết gì? Em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp mấy? Hãy kể lại truyền thuyết ấy?
- GV cho học sinh trả lời, kể lại sự tích ngắn gọn.
- GV tích hợp môn Ngữ văn 6 Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân. [4]
 Đời Hùng Vương thứ 6, Thánh Gióng đánh giặc Ân, nhớ ơn anh hùng Gióng, nhân dân đã lập đền thờ trên núi Sóc( Sóc Sơn- Hà Nội) và tổ chức lễ hội vào ngày 8 và 9 tháng 4 âm lịch. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- GV trình chiếu 2 bức tranh sau, cho HS quan sát , gọi tên các bức tranh.
 ? Trong chương trình Ngữ văn 6, ngoài truyền thuyết Thánh Gióng – di tích lịch sử, em còn học văn bản nào về danh lam thắng cảnh?
- Học sinh: Văn bản “ Động Phong Nha”
- GV trình chiếu tranh Động Phong Nha.
 ? Động Phong Nha thuộc tỉnh nào? Khu vực nào trên lãnh thổ nước ta. Và thuộc loại địa hình nào?
- GV tích hợp kiến thức môn địa lý lớp 6 (Các khu vực lãnh thổ Việt Nam)[5] 
 Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình- Khu vực miền trung. Và thuộc loại địa hình cácxtơ- loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Nước mưa có thể thấm vào các kẽ các khe khoét mòn tạo thành hang động rộng dài trong khối núi. Hang động là những cảnh đẹp hấp dẫn du khách bởi có các khối thạch nhũ đủ hình dạng màu sắc.
? Tác giả giới thiệu về Động Phong Nha như thế nào? Em cần làm gì để động mãi là điểm đến của các du khách.[4]
- GV cho HS thảo luận theo bàn để trả lời câu hỏi. Đại diện các bàn trả lời có tích hợp môn Ngữ văn: Tác giả đã giới thiệu về vể đẹp lộng lẫy, kì ảo của động với những con đường vào hang động, địa hình núi đá vôi nhiều thạch nhũ . Từ đó các em thêm tự hào, yêu quý, biết được việc khai thác phát triển kinh tế du 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_tiet_25_26.doc