SKKN Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lý 9 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chủ quyền biên giới biển - Đảo cho học sinh trường THCS Nga M
Từ lâu tình hình biển đảo đã trở thành vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta luôn bị Trung Quốc xâm phạm. Từ khi nước ta tiến hành xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa cho đến nay Trung Quốc luôn can thiệp vào vấn đề biển đảo của nước ta và nó luôn trở thành vấn đề nóng. Đặc biệt thời gian gần đây như chúng ta đã biết vào ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta điều đó vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. Nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học. Hơn ai hết các thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. Từ đó để các em không chỉ biết về chủ quyền mà cần có ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Để làm tốt việc tăng cường hiểu biết cho thế hệ trẻ về vấn đề biển, đảo thì việc lồng ghép giáo dục trong các bộ môn ở các cấp học là con đường hiệu quả nhất.
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 MỞ ĐẦU 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 4 2.3 Một số biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ biển, đảo có hiệu quả 7 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 14 3 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 16 3.1 Kết luận 16 3.2 Kiến nghị 16 Tư liệu tham khảo 17 Danh mục SKKN đã được HĐKH đánh giá xếp loại cấp PGD, Sở từ loại C trở lên 18 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Từ lâu tình hình biển đảo đã trở thành vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta luôn bị Trung Quốc xâm phạm. Từ khi nước ta tiến hành xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa cho đến nay Trung Quốc luôn can thiệp vào vấn đề biển đảo của nước ta và nó luôn trở thành vấn đề nóng. Đặc biệt thời gian gần đây như chúng ta đã biết vào ngày 2/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta điều đó vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. Nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học. Hơn ai hết các thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. Từ đó để các em không chỉ biết về chủ quyền mà cần có ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Để làm tốt việc tăng cường hiểu biết cho thế hệ trẻ về vấn đề biển, đảo thì việc lồng ghép giáo dục trong các bộ môn ở các cấp học là con đường hiệu quả nhất. Trong các năm gần đây vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ biển đảo đã được quan tâm chú ý hơn, tuy nhiên trên thực tế ở nhiều nơi vấn đề này chưa hẳn được quan tâm, chú trọng vì chưa có nội dung hướng dẫn cụ thể trong các bộ môn. Mà đặc biệt thế hệ trẻ của chúng ta gần đây còn nhiều em chưa thật sự hiểu rõ về chủ quyền biển đảo, nhiều em còn mơ hồ về vấn đề này. Ngược lại qua nhiều nguồn thông tin, chúng ta thấy nước láng giềng luôn tìm cách giáo dục cho thế hệ trẻ của họ về chủ quyền trên vùng biển Việt Nam. Điều đó làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bức xúc trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là nhân dân Việt Nam. Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ của chúng ta nhận định đúng, khẳng định được chủ quyền đất nước nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng một cách đúng đắn nhất thì chúng ta phải có những biện pháp thiết thực và gần gũi nhất với các em thông qua các môn học trong nhà trường trong đó có bộ môn địa lý. Bộ môn địa lý là một bộ môn gần gũi và là môn học cho học sinh nắm rõ nhất về đặc điểm biển đảo nước ta. Vì nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết cho nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích “Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn địa lý 9 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chủ quyền biên giới biển - đảo cho học sinh trường THCS Nga Mỹ”. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới biển - đảo cho học sinh. - Đổi mới phương pháp, nội dung dạy học. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh. - Hình thành cho học sinh niềm tin dựa trên cơ sở khoa học. - Làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn. - Tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các môn học giúp tiết kiệm thời gian, tránh nhàm chán trong học tập của học sinh. - Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong một số bài học Địa lí lớp 9. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin. .- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh là một việc làm quan trọng. Không chỉ thông qua những áng văn, thơ ta mới ca ngợi biển, đảo quê hương đất nước mà qua địa lý chúng ta cũng cần phải làm cho nó sống trong tâm trí người Việt Nam. Lịch sử là quá trình tái hiện lại quá khứ từ khi con người xuất hiện cho đến nay. Vậy vấn đề chủ quyền phải được đề cập đến, không chỉ nói nó là của Việt Nam khi không có cơ sở pháp lí, vậy cơ sở pháp lí đó là gì thì học sinh phải có điều kiện được tiếp cận và biết đến. Dung lượng kiến thức địa lý được phân bố trong chương trình địa lý bậc trung học cơ sở đã có sự gắn kết chặt chẽ theo mạch kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9. Trong đó có sự kiện liên quan trực tiếp đến vần đề biển đảo Việt Nam, đây là cơ sở để người giáo viên dạy địa lý có thể lồng ghép giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh. Hơn nữa tư liệu về đề tài khá phong phú, đa dạng vì vậy việc tìm kiếm thông tin rất thuận tiện. Người giáo viên có thể tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn . Nội dung đề tài là một vấn đề thời sự nóng, vấn đề biên giới biển đảo là vấn đề luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục theo hình thức tập trung học tập, tuyên truyền giáo dục thì mỗi người giáo viên lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn địa lý thông qua quá trình giảng dạy các nội dung có liên quan đến vấn đề biển đảo, các tiết học chương trình địa phương, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục cho học sinh về tình yêu biển đảo để tác động trực tiếp đến tình cảm của các em, giúp các em nhận thức đúng đắn về một vấn đề thời sự liên quan trực tiếp đến tình hình đất nước. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến a. Khái quát về đơn vị trường THCS Nga Mỹ - Thuận lợi: + Về phía học sinh: học sinh lớp 9 trường THCS Nga Mỹ năm học 2016-2017 có 40 em và được xếp thành 1 lớp. Điều đó có thuận lợi trong quá trình học tập, nhất là trong việc giáo viên hướng dẫn học sinh học theo nhóm, hay thực hiện theo phương pháp tự nghiên cứu. + Về phía giáo viên: Giáo viên môn địa lí có đủ về số lượng, trình độ được đào tạo trên chuẩn, giáo viên được tham gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, các chuyên đề về tích hợp giáo dục + Thiết bị, đồ dùng dạy học: Được cấp 100 %. Các thiết bị môn địa lí hầu như đầy đủ. + BGH nhà trường rất quan tâm tới công tác chuyên môn, hàng năm có trang bị thêm những thiết bị, vật tư, tranh ảnh, tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ Dạy – Học. - Khó khăn: + Nga Mỹ là xã sát trung tâm huyện Nga Sơn, vì thế có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu vào (do đa số học sinh có tố chất ở lớp cuối cấp tiểu học đều tham gia đăng tuyển vào trường THCS Chu Văn An – Trường trọng điểm của huyện Nga Sơn). Hàng năm số học sinh đăng tuyển vào THCS Nga Mỹ đa phần có tố chất thấp. Điều đó gây khó khăn trong quá trình học tập của học sinh và dạy học của giáo viên. + Nhiều em chưa thật sự tích cực trong học tập, chưa có kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm, chưa có những hiểu biết sâu sắc về biển đảo, chủ quyền biển đảo. Trong chương trình môn địa lí lớp 9, có nhiều phần học, bài học có kiến thức về biển đảo. Vì vậy việc tích hợp giáo dục tầm quan trong bảo vệ chủ quyền biển đảo trong dạy học địa lí lớp 9 là rất cần thiết nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chủ quyền biên giới biển - đảo và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên cũng phải có tâm huyết, phải đầu tư thời gian để nghiên cứu sách vở, tài liệu để có thể hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức. b. Thực trạng: Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với một số đồng nghiệp trong huyện Nga Sơn về việc giảng dạy liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ biển, đảo thì bản thân tôi nhận thấy: Vấn đề biển đảo ít được đề cập đến khi giảng dạy một tiết có liên quan đến biển đảo trong bộ môn địa lý, giáo viên còn nặng về việc cung cấp những kiến thức cơ bản của tiết học đó mà chưa chú trọng mở rộng liên hệ tới vấn đề biển đảo. Học sinh chưa có điều kiện để biết về vấn đề này do phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông còn hạn chế vì hầu hết các em học sinh ít có điều kiện được tiếp xúc nên không quan tâm và cập nhật các vấn đề có tính thời sự. Nga Mỹ là một xã nằm gần thị trấn, tuy nhiên việc tiếp cận với các phương tiện thông tin, hiểu biết, nhận thức và kĩ năng cập nhật các vấn đề thời sự của học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy sự hiểu biết về biển đảo cũng như cách nhìn nhận của các em về vấn đề này còn nhiều điều đáng lo ngại. Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã làm một cuộc khảo sát học sinh khối lớp 9(40 hs) ở trường THCS Nga Mỹ, cụ thể là: Về Hoàng Sa và Trường Sa: NỘI DUNG Không hiểu Hiểu chưa rõ ràng Hiểu rõ SL % SL % SL % Vị trí địa lý 28 70 7 17.5 5 12.5 Hiện trạng 28 70 8 20 4 10 Sự kiện tiêu biểu 30 75 4 10 6 15 Tình hình cập nhật 30 75 4 10 6 15 2. Các khái niệm về chủ quyền biển đảo NỘI DUNG Không hiểu Hiểu chưa rõ ràng Hiểu rõ SL % SL % SL % Vùng nội thủy 24 60 8 20 8 20 Vùng lãnh hải 24 60 10 25 6 15 Vùng tiếp giáp lãnh hải 22 55 12 30 6 15 Vùng đặc quyền kinh tế 25 62.5 9 22.5 6 15 Thềm lục địa 26 65 6 15 8 20 3. Khảo sát các hoạt động trong nhà trường Hoạt Động Số lần Có đề cập đến bảo vệ Tổ quốc Có đề cập đến biên giới, hải đảo Chào cờ 36 5 2 Ngoại khoá 8 2 1 Văn nghệ 8 2 6 Theo kết quả khảo sát thì trong toàn trường chỉ có rất ít biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Số còn lại không biết hoặc còn rất mơ hồ, trong số các em đã biết thì cũng không hiểu thế nào là chủ quyền về biển đảo và hầu hết trong số đó không biết hai quần đảo này thuộc biển nào và đại dương nào. Bên cạnh đó từ trước tới nay vấn đề này chưa được giáo viên quan tâm nhiều, việc tích hợp giáo dục biển đảo ít được chú ý tới do kiến thức trong sách giáo khoa ít liên quan và không có tài liệu hướng dẫn cụ thể. Hầu hết các em học sinh này được tiếp cận vấn đề này ở bộ môn địa lí song do nhận thức hạn chế cũng như yếu về kĩ năng tư duy cho nên các em còn chưa hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển đảo của đất nước Kết quả của cuộc khảo sát càng thúc đẩy tôi quyết tâm thực hiện đề tài “Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn địa lý 9 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chủ quyền biên giới biển - đảo cho học sinh trường THCS Nga Mỹ”. 2.3 Một số biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ biển, đảo có hiệu quả 2.3.1 Lập bảng địa chỉ tích hợp Để thuận lợi cho việc tích hợp giáo dục biển đảo trong dạy học địa lí lớp 9, trước hết giáo viên cần phải lập được một bảng thống kê “ địa chỉ tích hợp” như dưới đây: STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. - Mục II: Ngành thủy sản Bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo - Mục I: Biển và hải đảo - Mục III: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo 2.3.2 Cách thức tiến hành a. Tích hợp nội dung trong các bài học Khi dạy đến bài nào có nội dung tích hợp giáo dục biển đảo, giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp để truyền tải nội dung làm cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và tốt nhất. Sau đây là một số phương pháp mà tôi đã lựa chọn để giảng dạy tích hợp giáo dục biển đảo trong môn địa lí lớp 9: * Phương pháp đàm thoại Ví dụ: Bài 38: “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo” Mục 1: Vùng biển nước ta. Giáo viên đưa ra các câu hỏi có nội dung tích hợp giáo dục về biển đảo. - Nêu diện tích, chiều dài đường bờ biển nước ta? - Quan sát hình 38.1 nêu giới hạn từng bộ phận nước ta? Giáo viên cho học sinh trả lời, tổng hợp ý kiến và nhận xét, kết luận Từ đó học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam. Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. + Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và gíap với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra + Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lý. Ranh giới phía ngoài của lãnh thổ được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lý. + Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lý. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư + Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng biển chiều rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không ( như Công ước quốc tế về Luật biển quy định) + Thềm lục địa nước ta gồm đaý biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không quá 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lý. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam * Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác Quan trọng của phương pháp này là “tình huống gợi vấn đề”: là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Ví dụ: Bài 38: “ Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo” Mục 2: Các đảo và quần đảo - Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình hướng có vấn đề cho học sinh phát hiện biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó ven bờ có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Nam Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2, trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng trên l.400 đảo chưa có tên. Vậy em có hiểu biết gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta? - Bước 2: Giải quyết vấn đề: Học sinh hoạt động cá nhân, tự tìm tòi nghiên cứu để đưa ra kết luận. Học sinh trình bày theo quan điểm của riêng mình Cùng tranh luận dưới sự điều khiển của giáo viên Sau đó giáo viên chốt vấn đề: Hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo đá, cồn san hô và bãi cạn, có diện tích khoảng 30.000km2 cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 120 hải lí. Từ lâu quần đảo này đã được người Việt phát hiện và xác lập chủ quyền. Quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh (Khánh Hòa) 243 hải lí gồm trên 100 hòn đảo lớn nhỏ và bãi san hô, với tổng diện tích khoảng 410.000 km2... Bên cạnh việc cung cấp cho các em biết những thông tin về biển đảo thì tôi còn chú trọng tuyên truyền cho các em biết được vi trí và giá trị của Biển Đông. Từ xưa Biển Đông được biết đến là nơi có vị trí rất quan trọng và là vùng biển nhộn nhịp thứ hai sau Địa Trung Hải, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch của nhiều quốc gia trênthế giới bởi nó nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Không những thế Biển đông còn có rất nhiều nguồn tài nguyên phong phú như: thủy sản, san hô, khoáng sản...và cả vai trò về phát triển kinh tế du lịch biển chính vì vậy biển có vai trò rất lớn đối với nước ta. Từ đó giáo viên tuyên truyền về chủ quyền vùng biển của nước ta đã được thế giới công nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đây là văn bản pháp lí đa phương với 320 điều và 9 phụ lục với hơn 1000 quy phạm pháp luật đã được hơn 160 quốc gia trên thế giới tham gia và công nhận về các vấn đề liên quan đến biển trong đó có Việt Nam. Theo bản Công ước này Việt Nam có chủ quyền vùng biển trên biển Đông với diện tích như trên đã biết. Để tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ về hành động xâm phạm, tranh chấp chủ quyền vùng biển với nước ta của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lí. Bản đồ địa lý đất nước và hải phận Việt Nam - Bước 3: Giáo viên nêu tình huống để học sinh giải quyết vấn đê: Em có nhận thức gì về sự kiện “ Tháng 5/2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” Từ sự kiện này học sinh sẽ được bày tỏ quan điểm của mình, được nhận xét về việc làm đó và thể hiện được tình yêu biển đảo, trách nhiệm của bản thân khi đứng trước một vấn đề phức tạp mà cả nước đang quan tâm. Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Từ xưa đến nay, trong bản đồ Việt Nam cũng như trong lịch sử nước nhà, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Vậy mà nay, Trung Quốc coi hai quần đảo này và hầu hết diện tích biển trong khu vực này là của mình. Gần đây, Tiến sĩ Mai Hồng đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm bản đồ ''Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ''do chính nhà Thanh (Trung Quốc) in năm 1904, trong đó không có Hoàng Sa, Trường Sa. Đó chính là bằng chứng để chứng minh hai quần đảo đó không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Bản đồ ''Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ' Nhìn trên tấm bản đồ này ta có thể dễ dàng nhận thấy lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc chỉ kéo dài tới đảo Hải Nam, vậy dựa vào đâu để Trung Quốc khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc. Việc làm đó của Trung Quốc là không có căn cứ đi ngược với lịch sử. Chúng ta phải khẳng định rằng trong lịch sử nước nhà từ xưa đến nay và mãi mãi về sau hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam. Không chỉ được quốc tế công nhận mà nó còn là bao công sức, máu thịt của cha anh đã gìn giữ từ bao đời. Đó chính là những hình ảnh các chiến sĩ hải quân luôn chắc tay súng canh giữ biển, đảo một phần lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam. Ở những hòn đảo hay ở Hoàng Sa, Trường Sa đầy nắng, đầy gió, các em có thể hình dung ra cuộc sống người lính đầy khó khăn gian khổ và thiếu thốn mà xưa nay chúng ta chưa từng biết tới. Các anh - người lính đảo hiên ngang, bất khuất canh giữ nơi biên cương xa xôi, cho dù thiếu thốn đủ mọi mặt, vật chất, tình cảm ...n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_bien_dao_qua_mon_dia_ly_9_nham_nang_c.doc